5 dàn ý biểu cảm về phong tục gói bánh chưng – Bài Giảng Miễn Phí 2022

5 dàn ý biểu cảm về phong tục gói bánh chưng

Dàn ý số 1 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết 2. Thân bài – Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam: + Tết Nguyên …

Photo of authorPhoto of author

Published on:

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết

2. Thân bài

– Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam:

+ Tết Nguyên Đán là gì?

+ Phong tục cổ truyền là gì?

– Một số phong tục cổ truyền trong ngày Tết:

+ Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa.

+ Cúng ông Công ông Táo, làm tất niên, cúng giao thừa.

+ Xông đất, chúc tết, lì xì.

– Ý nghĩa việc duy trì phong tục cổ truyền ngày Tết

+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.

3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về phong tục cổ truyền ngày Tết.

Dàn ý số 2

I. Mở bài:

 

Tết là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam. Tết là khoảng thời gian tụ họp sum vầy sau một thời gian làm việc mệt mỏi. chính vì thế mà tết là một phong tục truyền thống và lâu đời của dân tộc ta. Mỗi dịp tết đến nhà nhà luôn chuẩn bị sẵn sang các thứ cần thiết cho ngày tết như: bánh mứt, hạt dưa, thịt,… và các thứ khác. Một phong tục truyền thống mỗi khi tết đến đó là gói bánh chưng- bánh Tét. Để hiểu rõ hơn về bánh Tét chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về bánh Tét.

 

II. Thân bài

 

1. Nguồn gốc của bánh Tét

 

Theo tác giả Lê Tân trong bài “Bánh Tét Trà Vinh” cho rằng bánh Tét được làm và ăn quanh năm nhưng thường được nhắc đến nhiều nhất vào dịp lễ hội, đặc biệt là tết cổ truyền. Vì vậy nên theo dân gian lưu truyền ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này và gọi bằng tên “bánh tết”, lâu dần đọc trại ra thành “bánh Tét”. Tuy nhiên, tên gọi của bánh Tét cũng có thể xuất hiện từ hành động “ Tét bánh”. “Tét” là một hành động cắt bánh, tay phải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), “Tét” từng khoanh một đơm lên đĩa.

 

2. Phân loại

 

– Bánh Tét ngọt hay còn gọi là bánh Tét chay: được gọi là bánh Tét ngọt hay bánh Tét chay vì nguyên liệu làm nên bánh Tét không có thịt và thường nhân làm bằng trái chuối.

 

– Bánh Tét mặn: bánh Tét mặn thường có nhân thịt.

 

3. Nguyên liệu làm bánh Tét

 

Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có nguyên liệu làm bánh Tét khác nhau. Nhưng mỗi đòn bánh Tét mặn đều có những nguyên liệu chung như sau: Gạo nếp, Đậu xanh tách vỏ, Thịt heo, Một số gia vị,…

 

4. Quy trình làm bánh Tét

 

a. Chuẩn bị

 

– Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm, trước vài tiếng, đãi sạch.

 

– Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ.

 

– thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh.

 

– lá chuối phơi cho héo một chút.

 

b. Gói bánh

 

– trước tiên trải lá chuối và đổ nếp lên trên.

 

– cho nhân thịt vào giữa bánh.

 

– gói lại thành một đòn bánh rồi buộc dây.

 

c. Nấu bánh

 

– Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước.

 

– thời gian nấu tùy và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ.

 

– Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100 độ C.

 

5. Sự khác biệt giữa các vùng về bánh Tét

 

– Vùng Bình Dương, Tây Ninh đất cát là xứ rẫy có nhiều đậu nên bánh Tét ở đây làm bằng nếp trộn đậu phộng.

 

– Đồng Nai có bánh Tét nhân hạt điều

 

– Cần Thơ nổi tiếng bánh Tét lá cẩm.

 

– Sóc Trăng có bánh Tét bắp non…

 

6. Ý nghĩa của bánh Tét

 

– Bánh Tét thể hiện sự bao bọc của người mẹ dành cho con thể hiện qua lớp chuối bao bên ngoài. Bên cạnh đó, bánh Tét còn thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc.

 

– Nhân bánh Tét vàng thể hiện lòng biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho ta những thực phẩm quý giá.

 

III. Kết bài:

 

– Nêu cảm nghĩ về bánh Tét

 

– Sự cảm nhận của em khi ăn bánh Tét.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

 

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

 

2. Thân bài

 

– Nguồn gốc bánh chưng

 

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

 

– Ý nghĩa của loại bánh này

 

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

 

– Cách làm thế nào

 

Chuẩn bị nguyên liệu:

 

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

 

+ Gạo nếp ngon

 

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

 

Thực hiện:

 

+ Công đoạn gói bánh

 

+ Công đoạn luộc bánh

 

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

 

Bánh chưng dùng làm gì?

 

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

 

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

 

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

 

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

 

3. Kết bài

 

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

Dàn ý số 4

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng

 

b) Thân bài:

 

– Nguồn gốc của bánh chưng: Liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.

 

– Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn. Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.

 

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:

 

Lá dong, lá chuối

Gạo nếp thơm ngon

Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

– Quá trình chế biến:

 

Gói bánh

Luộc bánh

Ép và bảo quản sau khi bánh chín

– Sử dụng bánh

 

Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên

Làm quà biếu cho người thân

Dùng để đãi khách

Dùng để dùng trong gia đình

– Vị trí của bánh trong ngày tết

 

c) Kết bài

 

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

Dàn ý số 5

Mở bài

Nêu khái quát một và nét đặc trưng về bánh chưng

 

Thân bài

Cần đảm bảo các luận điểm

 

Nguồn gốc ra đời

Cách làm: Nguyên liệu, gói bánh, nấu bánh, ép bánh

Ý nghĩa

Kết bài

Khẳng định giá trị của bánh chưng và nêu suy nghĩ của mình.

Photo of authorPhoto of author

More from this author

Recent Posts

  • Giáo án bài vần uê uy môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
  • Giáo án bài vần oai oay oac môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
  • Giáo án bài vần oat oan oang môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
  • Giáo án bài Thực hành âm vần môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
  • Giáo án bài Ôn tập chủ đề ngàn hoa khoe sắc môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Previous

Lập Dàn Ý Tả Cây Bưởi Lớp 3

Xổ số miền Bắc