7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, ở miền Nam luôn có những món bánh tạo nên ngày Tết trọn vị. Đơn cử là 7 món bánh sau đây với hương vị đặc trưng sẽ mang lại cho bạn một cái Tết trọn vị.

1. Bánh tét


Bánh tét là một loại bánh không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết. Trong miền Nam, bánh tét tượng trưng cho sự hiền lành, đơn giản, dễ chịu, không cầu kỳ. Ngoài ra, bánh tét còn tượng trưng cho một năm mới đủ đầy, hạnh phúc. Bạn có thể thưởng thức bánh tét với nhiều hương vị khác nhau như mặn, thập cẩm, chay ngọt…
 

7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị

Bánh tét là một loại bánh không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết

 

2. Bánh tráng cuốn


Bánh tráng cuốn là món ăn vặt vô cùng phổ biến của người dân Sài Gòn, đến nỗi bạn có thể tìm mua nó ở bất cứ chợ hay khu ăn vặt vỉa hè nào. Có lẽ vì thế mà món ăn này được chọn để trở thành những đặc sản không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.
 

7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị

Bánh tráng cuốn – món ăn được ưa thích mỗi dịp Tết đến Xuân về

Bánh tráng cuốn – món ăn được ưa thích mỗi dịp Tết đến Xuân về


Bánh tráng cuốn có thể được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạp xưởng, tai heo và các loại rau mỗi loại mỗi vị ngon riêng và rất dễ kết hợp với nhau. Để làm nên món bánh tráng cuốn thơm ngon không thể thiếu nước mắm chấm. Mắm nêm phải pha với dứa bằm nhuyễn và đường sao cho vừa vị chua ngọt, lại không quá mặn, để chấm cuốn gỏi nhai tới đâu thì mặn mòi bắt miệng tới đó. Tương thì phải khuấy cho sánh đặc vừa đủ, đậu phộng phải đủ nhiều để đảm bảo độ béo. Tương pha xong có màu nâu cánh gián, vị ngọt nhiều hơn mặn, góp phần đưa đẩy món gỏi thêm phần hấp dẫn.
 

7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị

Muốn bánh tráng cuốn ngon không thể thiếu nước chấm

Muốn bánh tráng cuốn ngon không thể thiếu nước chấm

3. Bánh Pía Sóc Trăng


Theo quan niệm người Việt Nam, ngày tết cần tặng quà cho nhau để giữ mãi tình thân, tình bạn vì vậy luôn tìm những món quà mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nhất tặng cho người thân, bạn bè mình. Chính vì thế bánh Pía Sóc Trăng là sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn với ý nghĩa tượng trưng: cái đẹp, sự may mắn, tôn giáo, sự hài hòa về âm dương “thuận vợ thuận chồng làm ăn phát tài”, luôn sống trong sự vui vẻ, tâm hồn trẻ trung cùng cuộc sống.
 

7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị

Bánh Pía Sóc Trăng tượng trưng cho nhiều điều tốt lành trong năm mới

Bánh Pía Sóc Trăng tượng trưng cho nhiều điều tốt lành trong năm mới

 4. Bánh bò Sài Gòn

Vậy thì bạn dễ dàng hiểu tại sao món bánh dân dã, ăn cho vui miệng lại được chọn để ăn tráng miệng sau mỗi mâm cỗ vào dịp Tết cũng như món quà của gia chủ mang ra mời khách khi có ai đến chúc Tết vào đầu năm mới. Thơm thơm ngòn ngọt là những điểm nổi bật của món bánh bò Sài Gòn. Đây là một món ăn chơi của người dân nơi đây. Nguyên liệu làm bánh chỉ gồm bột gạo, nước, đường, men và nước cốt dừa hoặc dừa sợi mà đã tạo ra biết bao phiên bản gây nhớ nhung cho nhiều thế hệ người Sài thành: bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò sữa, bánh bò dừa.
 

7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị

Bánh bò như món quà của gia chủ mang ra mời khách khi có ai đến chúc Tết vào đầu năm mới

5. Bánh hồng đào


Bánh hồng đào (hay còn gọi là bánh lá liễu hoặc bánh ba góc) là món bánh truyền thống của người Tiều. Bánh được cách điệu từ quả đào tiên tượng trưng cho sự may mắn và trường thọ. Bánh có màu hồng, trên bánh có chữ thọ trông rất đẹp mắt. Bánh mang hương vị truyền thống lại rất ý nghĩa nên được dùng để lễ cúng vào ngày cuối năm.
 

7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị

Bánh hồng đào tượng trưng cho sự may mắn và trường thọ

Bánh hồng đào tượng trưng cho sự may mắn và trường thọ


Phần da bánh hồng đào làm từ bột há cảo trộn bột nếp nhồi nước sôi rồi pha vài giọt phẩm đỏ để có màu hồng đẹp mắt. Phần nhân bánh gồm thịt nạc, tôm khô, nấm đông cô và đậu phộng băm nhỏ, tẩm gia vị rồi xào sơ. Khi chín bánh vừa dẻo vừa thơm thoang thoảng mùi nhân hòa quyện với gia vị ướp ngay từ ban đầu, nên khi nếm thử bạn sẽ thấy vị ngon như muốn níu chân người thưởng thức.

6. Bánh ít


Không như ở các vùng miền khác, bà con ở đồng bằng sông Cửu Long gói bánh ít theo dạng hình tháp. Trong ngày giỗ cúng ông bà, đặc biệt là ngày tết Nguyên Đán cùng với những đòn bánh tét thường không thể thiếu thứ bánh này. Bánh ít ngon là bánh dẻo nhưng không dính răng, cắn một miếng đầu lưỡi sẽ thấy ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dừa hay vị bùi của đậu xanh đánh nhuyễn và mùi thơm của lá chuối, tất cả hòa quyện tạo một cảm giác khoái khẩu và rất đặc sắc.
 

7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị
Bánh ít là loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về

Bánh ít là loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về

7. Bánh thuẫn


Màu vàng ươm, nở bung ra như những cánh hoa mai là loại bánh đặc trưng của người miền Nam không thể thiếu trong năm mới. Nguyên liệu chính của món bánh thuẫn rất đơn giản chỉ với: bột, trứng, đường, vani và một chiếc khuôn bánh làm bằng gang hoặc đồng. Khi ra thành phẩm, một bánh thuẫn đạt tiêu chuẩn phải nở bung như cánh hoa mai và có màu vàng ươm trên bề mặt, phần dưới bánh có màu vàng đậm. Sau khi đổ xong hết các mẻ bánh, bánh thuẫn được xếp lên nong và đem hong khô trên bếp nhỏ lửa để bánh săn lại, ngon và để được lâu hơn, không bị mốc.
 

7 món bánh miền Nam tạo ngày Tết trọn vị

Bánh thuẫn với màu vàng ươm, nở bung ra như những cánh hoa mai


Trong những ngày giáp Tết, đi bất cứ con đường làng quê nào ở miền Nam, bạn đều sẽ được ngửi thấy hương thơm phức của bánh thuẫn. Trong ngày Tết, bánh thuẫn còn rất được ưa thích vì có mùi thơm dịu, lại không quá ngọt như các loại bánh mứt khác.

Những món trên không phải chờ đến dịp Tết mới được thưởng thức nhưng muốn nếm trọn vị của nó phải ăn chúng khi trong thời tiết se se lạnh những ngày đầu năm, trong tiếng cười rôm rả ngày đoàn viên mới cảm thấy thật đậm đà, ấm áp và khó quên làm sao!

Có thể bạn quan tâm?

Xổ số miền Bắc