Ảnh Hưởng Văn Hóa Ấn Độ Ảnh Hưởng Đến Đông Nam Á Như Thế Nào ?

*
Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Vì lẽ đó, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài cũng mạnh mẽ hơn. Ở bài chia sẻ này, cùng chúng tôi khám phá sức ảnh hưởng của nền văn hóa nước Ấn đến khu vực Đông Nam Á nhé!

1. Những ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài như thế nào?

Chữ viết, văn học

current()}}” data-layout=”box_count” data-action=”like” data-size=”small” data-show-faces=”true” data-share=”true”>Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Vì lẽ đó, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài cũng mạnh mẽ hơn. Ở bài chia sẻ này, cùng chúng tôi khám phá sức ảnh hưởng của nền văn hóa nước Ấn đến khu vực Đông Nam Á nhé!

Tiếng Sankrit đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải. Từ chữ Sankrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình. Không những thế, dòng chảy văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra…

*

Tôn giáo

(Ảnh: Sưu tầm)

Ấn Độ được biết đến là cái nôi của một số tôn giáo lớn như: Ấn Độ giáo, Phật giáo,… Đây là ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài khu vực mạnh mẽ nhất.

Bạn đang xem: Văn hóa ấn độ ảnh hưởng đến đông nam á như thế nào

Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.

*

Nghệ thuật kiến trúc

(Ảnh: Sưu tầm)

Nhiều người thắc mắc không biết ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài như thế nào? Nhưng bạn thấy đấy, ngoài tôn giáo, chữ viết, văn học thì nó còn len lỏi vào trong nghệ thuật kiến trúc. Thể hiện rõ qua các công trình có tính chất tôn giáo. Có thể nói hầu hết các công trình ở Đông Nam Á không làm theo kiến trúc thì cũng là để thờ một vị thần nào đó của Ấn Độ. Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.

Các công trình kiến trúc nơi đây rất phong phú, đa dạng và theo những hình mẫu nhất định. Ví dụ như:

– Kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp.

– Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal).

– Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.

– Ngoài ra còn có một số công trình kiến trúc nổi bật như: Borobudur, Angkor Wat, Pagan, tháp Chàm..

*

Lễ hội, ẩm thực

(Ảnh: Sưu tầm)

Với các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, chúng ta sẽ gặp một bức tranh lễ tết năm mới rất gần nhau. Bao gồm cả thời gian tiến hành lễ hội, mục đích và tính chất lễ hội.

Ẩm thực Ấn Độ truyền thống với mòn cà ri nổi tiếng đã được phổ biến ở khắp quốc gia trên thế giới. Và dĩ nhiên khu vực Đông Nam Á cũng không là ngoại lệ.

*

2. Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam

Tôn giáo

(Ảnh: Sưu tầm)

Từ xa xưa, các nhà Ấn Độ đã đến Việt Nam bằng con đường biển vào đầu Công nguyên và thành lập trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

Vì mới du nhập vào Việt Nam nên Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Về sau, vào khoảng thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa du nhập.

Do thâm nhập một cách hòa bình, cho nên, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh. Ở Việt Nam có những di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

*

Văn học

(Ảnh: Sưu tầm)

Từ đầu công nguyên, chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập, Tây Âu….Ở Việt Nam, các tác phẩm sử thi Ấn Độ đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn truyền từ đời này sang đời khác. Nổi tiếng nhất là bộ sử thi Ramayana.

Nghệ thuật kiến trúc

Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia), đặc biệt ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.

Ngoài ra, kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình đổ nát được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau chủ yếu là gạch và đá (các công trình của người Champa).

*

Lễ hội, ẩm thực

(Ảnh: Sưu tầm)

Ở Việt Nam, người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa Ấn. Vì vậy, những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm.

*

(Ảnh: Sưu tầm)

Còn với ẩm thực, đặc biệt là món cà ri Ấn Độ, sau khi du nhập vào Việt Nam thì người Việt đã biến tấu. Bằng cách nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.

3. Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tại Campuchia

Nghệ thuật kiến trúc

Của báu đặc sắc nhất trong kiến trúc Ấn Độ nằm trên đất Campuchia đó là Angkor Wat. Đền Angkor Wat ngự trị tại Campuchia được ví như cung điện – nơi linh hồn quốc vương thường ngao du.

*

Lễ hội

(Ảnh: Sưu tầm)

Ở Campuchia, Tết vào năm mới (Chon chnam thmay) không khác gì nhiều so với tết của người Thái và người Lào, diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch. Đây là khoảng thời gian chuyển từ mùa khô sang màu mưa và cũng nhằm mục đích cầu mưa qua những tục tế nước vào Phật.

*

4. Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tại Myanmar

Tôn giáo

(Ảnh: Sưu tầm)

Văn hóa Myanmar chịu ảnh hưởng rõ nét nhất bởi Phật giáo Ấn Độ khi có đến 55 triệu người với 89% theo đạo Phật.

*

Kiến trúc

(Ảnh: Sưu tầm)

Trong những quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, mỹ thuật Miến Điện thấm nhuần sâu sắc nhất. Đến thời kỳ “Pagan”, vào khoảng thế kỷ XI – XIII thì được xem là thời hoàn kim của mỹ thuật Phật giáo khi tạo được bản sắc độc đáo. Được biết, trước khi đến Miến Điện, tại Myanmar đã từng tồn tại một số vương quốc cổ đại của người Piu và người Môn.

Trong số những công trình kiến trúc quan trọng còn lại của Srishetra, đáng kể nhất là ba ngôi tháp Phật giá cao và có niên đại cổ nhất ở Myanmar (thế kỷ V – VI ) là tháp Bawbawgyi, tháp Payagyi và tháp Payama.

*

Lễ hội

(Ảnh: Sưu tầm)

Hàng năm, tại Myanmar diễn ra 3 lễ hội vô cùng lớn:

– Lễ hội té nước vào năm mới: Lễ hội này mang tên một vị thần tối cao Thagyarmin.

– Lễ hội bắt đầu vào ngày 13 đến 17 tháng 4, ngày 17 tháng 4 là đầu năm mới.

– Lễ hội ánh sáng: vốn tượng trưng cho nền văn hóa Ấn Độ. Lễ hội này có tên Diwali là một lễ hội quan trọng của Ấn Độ giáo. Bắt đầu từ ngày 14 đến 16 tháng Thadingyut.

*

(Ảnh: Sưu tầm)

Hy vọng, với những chia sẻ này, bạn đã biết tầm ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài mạnh mẽ như thế nào. Nếu có cơ hội vi vu đến Ấn Độ, hãy tìm hiểu thật kỹ về văn hóa của quốc gia này nhé! Chắc chắn, nó sẽ không làm bạn cảm thấy uổng phí chuyến đi đâu.

Dưới đây là những tour du lịch Ấn Độ hiện có tại PYS Travel:

Tour du lịch Ấn Độ

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các Tour Ấn Độ đang có nhiều ưu đãi lớn của PYS Travel:

Tác giả: TS. Phạm Thanh Tịnh (Chủ biên) ; TS. Lê Phương Hòa ; TS. Hà Thị Đan ; TS. Hoàng Thị Mỹ Nhị ; Th
S. Trịnh Hải Tuyến ; Ths. Nguyễn Hồng Hạnh ;

Năm xuất bản: 2022

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Số trang: 268

Chủ biên: TS. Phạm Thanh Tịnh

Từ khóa: Văn hóa, Văn hóa Ấn Độ, Tiếp biến văn hóa, Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia

Nội dung:

* 

Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, hầu hết các nước Đông Nam Á đều có nền văn hóa riêng biệt xuất phát từ cội nguồn văn hóa – văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Từ cội nguồn văn hóa này, khi gặp gỡ với các nền văn minh lớn, các nền văn hóa bản địa đã tiếp thu, chọn lọc những giá trị văn hóa phù hợp, làm cho văn hóa khu vực Đông Nam Á trở nên phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc song không kém phần độc đáo. Đây chính là sự giao lưu – tiếp biến văn hóa giữa Đông Nam Á với thế giới bên ngoài. Trên nền tảng của cơ tầng văn hóa bản địa, các yếu tố ngoại sinh từng bước được bản địa hóa, dân tộc hóa và trở thành tài sản riêng, tạo nên bản sắc văn hóa khu vực.

Là quốc gia có truyền thống lịch sử – văn hóa lâu đời, nền văn minh Ấn Độ như một dòng chảy liên tục và tồn tại cho đến tận ngày nay có sức làn tỏa ra toàn bộ khu vực châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng. Trong quá trình giao lưu ấy, tiếp biến văn hóa với Ấn Độ là một trong những con đường sáng tạo làm giàu thêm nền văn hóa bản địa độc đáo của các quốc gia Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á hải đảo nói riêng – trong đó có Indonesia và Malaysia. Việc tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tại Đông Nam Á vì thế góp phần hiểu thêm về chính bản thân các nước Đông Nam Á, đồng thời, việc nghiên cứu, tìm hiểu quan hệ văn hóa Ấn Độ – Đông Nam Á có ý nghĩa tăng cường tình hữu nghị, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á hiện tại. Trước thực tế trên, năm 2022, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách chuyên khảo với tựa đề Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tới các quốc gia Đông Nam Á hải đảo (trường hợp Indonesi và Malaysia) do TS. Phạm Thanh Tịnh làm chủ biên. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu từ đề tài cấp Bộ Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tới các quốc gia Đông Nam Á hải đảo (trường hợp Indonesi và Malaysia) do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á chủ trì, TS. Phạm Thanh Tịnh làm chủ nhiệm.

Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1. Văn hóa bản địa Đông Nam Á hải đảo và sự du nhập văn hóa Ấn Độ ở khu vực

Chương này, nhóm tác giả khái quát bối cảnh văn hóa bản địa Đông Nam Á hải đảo, trong đó tập trung vào quốc gia Indonesia và Malaysia trước khi có sự du nhập văn hóa Ấn Độ, đồng thời làm rõ quá trình du nhập văn hóa Ấn Độ ở khu vực làm nền tảng cho việc triển khai các công việc nghiên cứu tiếp theo của cuốn sách. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á hải đảo đã có một nền văn hóa bản địa khá đặc sắc với nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, và cùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước nên văn hóa, tín ngưỡng các nước Đông Nam Á hải đảo dù rất đa dạng nhưng vẫn có nét chung, đó là: tín ngưỡng sùng bái, tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất…

Chương 2. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới Indonesia và Malaysia trên những lĩnh vực cụ thể

Chương này, các tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới các quốc gia Đông Nam Á hải đảo ở những lĩnh vực mà sự hiện diện của nó, sự lan tỏa của nó không chỉ có trong quá khứ mà còn tiếp tục duy trì tới tận ngày nay, cụ thể: (i) Ảnh hưởng về xây dựng nhà nước và hệ tư tưởng quốc gia; (ii) Ảnh hưởng về ngôn ngữ, chữ viết; (iii) Ảnh hưởng về văn học; (iv) Ảnh hưởng về tôn giáo; (v) Ảnh hưởng trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa; (vi) Ảnh hưởng trong lễ hội, ẩm thực. Những dấu tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ngày nay vẫn còn hằn nổi trên các công trình kiến trúc, điêu khắc và các loại nghệ thuật khác nhau của khu vực Đông Nam Á. Cùng với sự du nhập của Ấn Độ giáo và Phật giáo vào khu vực Đông Nam Á thì ngôn ngữ và văn tự cũng đi theo những tôn giáo này. Một nền văn học phong phú mang ảnh hưởng rõ nét của Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng xuất hiện. Cả hai tôn giáo đều xâm nhập một cách hòa bình vào Đông Nam Á, đã được cư dân Đông Nam Á đón nhận và chính cư dân Đông Nam Á đã góp phần đưa hai tôn giáo này phát triển đến đỉnh cao.

Chương 3. Một số nhận xét và đánh giá ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo

Qua các nghiên cứu, phân tích ở chương 1 và 2, nhóm tác giả rút ra một số nhận xét và đánh giá về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới các quốc gia Đông Nam Á hải đảo trên hai khía cạnh: chủ thể trao nhận và chủ thể tiếp nhận. Nghiên cứu khẳng định, văn hóa Ấn Độ khi du nhập vào các quốc gia Đông Nam Á hải đảo đã để lại nhiều dấu ấn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là sự đóng góp vào việc hình thành và phát triển các nhà nước cổ đại Đông Nam Á hải đảo; là sự du nhập, vay mượn, giao thoa ngôn ngữ, chữ viết Ấn Độ cổ đại, tạo tiền đề cho sự hình thành ngôn ngữ và chữ viết các quốc gia Đông Nam Á hải đảo cũng như sự ra đời của nền văn học. Tuy nhiên có một số tồn tại và hạn chế khi nghiên cứu những ảnh hưởng của văn hóa hóa Ấn Độ khi du nhập vào các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, đó là hạn chế trong trong mô hình thiết chế nhà nước kiểu Ấn Độ Mandala, sự lỏng lẻo của mô hình là tiền đề lớn cho sự tan rã nhanh chóng của các nhà nước sơ khai ở các quốc gia Đông Nam Á cổ đại.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể tác giả, góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á, đặc biệt có những đóng góp vào việc xác lập lý luận văn hóa về mối quan hệ quốc gia – khu vực – quốc tế, một vấn đề rất được quan tâm trong những năm gần đây khi chúng ta đang chú ý tới vấn đề hội nhập văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa, đa dạng văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Xem thêm: Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử đồng nai 2016, bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa

Với những nội dung trên, chắc chắn đây là cuốn sách hữu ích dành cho độc giả quan tâm.

Xổ số miền Bắc