Áp xe hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec

Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai trong độ tuổi nào, ngay cả với trẻ sơ sinh.

Loại áp-xe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn. Áp xe quanh hậu môn là tình trạng xuất hiện mủ ở các khoang hoặc lỗ nhỏ trong trực tràng khi bị nhiễm trùng (Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn).  Biểu hiện của áp xe quanh hậu môn là sưng đau mưng mủ gần hậu môn. Chỗ đau có thể có màu đỏ và khi chạm vào thấy nóng.

Áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ là bệnh do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm gây ra. Các biến chứng của bệnh có thể là: viêm mủ da cạnh hậu môn, áp – xe nang lông, tuyến bã cạnh hậu môn.

Các hình thức khác của áp-xe hậu môn nằm ở mô sâu hơn, do đó ít có thể nhìn thấy và rất khó phát hiện kịp thời.

Áp xe hậu môn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, nhiều người đã tiến hành điều trị tuy nhiên bệnh vẫn tái phát trở lại, khiến người bệnh không tránh khỏi hoang mang và lo lắng. Áp xe hậu môn tái phát là do:

  • Dùng thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh: thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh sẽ không tiêu diệt được vi trùng gây bệnh, nên các mầm bệnh này vẫn tiếp tục phát triển và tạo nên ổ áp xe mới;

  • Điều trị bệnh bằng bài thuốc dân gian nhưng không kiên trì: Điều trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian thường lành tính nhưng thời gian hiệu quả lâu, nên nhiều người bệnh chưa khỏi hoàn toàn đã ngưng sử dụng, làm cho các vi khuẩn có cơ hội phát triển trở lại và gây ra viêm nhiễm, tạo nên các ổ áp xe, gọi là áp xe tái phát;

  • Chưa đúng quy trình hoặc phương pháp phẫu thuật áp xe: Chưa nạo vét hết ổ áp xe, dịch mủ còn sót đọng lại tại nơi có vết mổ, làm cho tổn thương không thể lành;

  • Hệ miễn dịch của người bệnh kém, mất khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Xổ số miền Bắc