B2C là gì? So sánh sự khác biệt giữa B2C và B2B

Từ nhiều năm nay, mô hình kinh doanh B2C đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong chiến lược kinh doanh của mình. Bởi mô hình này có cách thức vận hành tương đối đơn giản và không yêu cầu cao về kỹ thuật hay tính pháp lý. Để hiểu rõ hơn về khái niệm B2C là gì cũng như sự khác nhau giữa mô hình này với B2B, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

B2C là gì? 

B2C viết tắt của cụm từ Business to Consumer, là một thuật ngữ dùng để chỉ những giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp giữa doanh nghiệp (Business)người tiêu dùng (Consumer).

Ví dụ: Bạn lên Facebook và đặt mua một bộ quần áo từ một shop thời trang online trên nền tảng này. Giao dịch giữa bạn và shop thời trang đó chính là giao dịch B2C. 

Ngày nay, với sự phát triền của Digital Marketing, để kinh doanh theo mô hình này, các doanh nghiệp, công ty hoặc cửa hàng chỉ cần thiết kế nên một kênh bán hàng trực tuyến của riêng mình. Nó có thể website, fanpage, group hoặc thậm chí là thông qua các mạng xã hội phổ biến như Instagram, Zalo, Twitter,…

So sánh sự khác biệt giữa B2C và B2B

Bên cạnh B2C, Vendor,… thì B2B cũng là một trong những mô hình kinh doanh rất phổ biến. B2B là viết tắt của cụm Business to Business dùng để chỉ những giao dịch thương mại diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiểu một cách đơn giản thì khách hàng của B2B không phải là một cá nhân, một người tiêu dùng cụ thể nào đó mà là một doanh nghiệp, công ty hay cửa hàng. 

Sự khác biệt giữa B2C và B2B là gì?Sự khác biệt giữa B2C và B2B là gì?Sự khác biệt giữa B2C và B2B là gì?

Ngoài ra, sự khác biệt giữa hai mô hình kinh doanh B2B và B2C còn được thể hiện thông qua các tiêu chí sau đây:

Cơ sở so sánhB2BB2CĐịnh nghĩaDoanh nghiệp bán hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệpDoanh nghiệp bán hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùngĐối tượng khách hàng mục tiêuDoanh nghiệpNgười tiêu dùng cuối cùngKhối lượng hàng hóa giao dịchLớn NhỏNgười ra quyết địnhCả một bộ phận trong doanh nghiệp  Một đến hai người, khách hàng cá nhânThời gian giao dịchDàiNgắnĐối tượng tập trungMối quan hệSản phẩmQuy trình giao dịchPhức tạp, phải qua nhiều bước trung gian. Quá trình đàm phán và thương lượng giá thường kéo dàiĐơn giản, nhanh chóng. Khách hàng chỉ việc thanh toán và nhận hàngKhả năng tiếp cận khách hàngData dữ liệu có chọn lọc, yêu cầu cao và khắt khe, tỷ lệ chuyển đổi không quá caoData dữ liệu lớn, tỷ lệ chuyển đổi cao Giá trị thu về sau mỗi giao dịchLớnNhỏLý do quyết định mua hàngDựa trên kế hoạch, nhu cầu của doanh nghiệpDựa theo cảm tính, sở thích cá nhânĐiều kiện tạo nên giá trị thương hiệuXây dựng mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ lẫn nhauQuảng cáo và khuyến mãiMức độ trung thànhCao, lâu dài và ổn địnhKhông cao, dễ thay đổiCách triển khai MarketingTiếp thị đa kênh (online và offline), blog, SEO, quảng cáo Google, EmailWebsite, mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, quảng cáo TVC

Đặc điểm mô hình B2C

Trước đây khi internet vẫn còn chưa phát triển, các doanh nghiệp B2C chủ yếu sẽ tìm kiếm khách hàng và phân phối sản phẩm theo hướng kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn như mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương mại, sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn hay mua vé xem phim tại các rạp chiếu phim,…

Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ số 4.0, các doanh nghiệp dần chuyển sang một phương thức kinh doanh hoàn toàn mới đó là bán hàng thông qua nền tảng internet. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, tương tác và nhận những phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng thông qua các kênh bán hàng như website, mạng xã hội,… 

Mô hình B2C hiện nay triển khai trên internet rất tốtMô hình B2C hiện nay triển khai trên internet rất tốtMô hình B2C hiện nay triển khai trên internet rất tốt

So với các phương thức kinh doanh truyền thống thì mô hình B2C mang những đặc điểm riêng biệt sau đây:

  • Đối tượng khách hàng chính là những người dùng cá nhân: Họ là người có nhu cầu lên mạng tìm kiếm và mua sản phẩm để đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày hoặc sở thích cá nhân.
  • Đa dạng nhà cung cấp: Hiện nay bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tạo ra một kênh bán hàng cho mình. Bằng cách đưa những thông tin về sản phẩm dịch vụ lên mạng để khách hàng tìm kiếm. Sự đa dạng của các nhà cung cấp đã vô tình tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thương mại điện tử B2C
  • Nhà cung cấp và người tiêu dùng có thể không biết về nhau từ trước: Trong B2C, các bên tham gia tiến hành giao dịch mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau và cũng không đòi hỏi các bên phải biết trước về nhau. 
  • Nhà cung cấp dễ bị thay thế: Cũng vì số lượng nhà cung cấp trên thị trường B2C là rất lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũng như không ngừng đưa ra các chiến dịch Marketing mới lạ nếu không muốn bị thay thế bởi những đối thủ cạnh tranh khác.

Các mô hình bán hàng B2C

Có tổng cộng 5 mô hình B2C phổ biến và thường được áp dụng hiện nay, bao gồm:

1. Người bán hàng trực tiếp

Đây là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất của B2C. Theo đó người tiêu dùng sẽ mua hàng trực tiếp tại các nhà bán lẻ trực tuyến như nhà sản xuất, các siêu thị, cửa hàng bách hóa hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay với sự phát triển của internet, việc mua sắm cũng trở nên đơn giản hơn, người tiêu dùng có thể ngồi tại nhà và truy cập vào website hay Fanpage của doanh nghiệp để mua hàng. 

2. Trung gian trực tiếp

Khác với bán hàng trực tiếp, trong mô hình kinh doanh này nhà phân phối sản phẩm sẽ đóng vai trò là người trung gian giúp kết nối giữa người bán và người mua. Một số ví dụ điển hình về mô hình này có thể kể đến như các sàn giao dịch điện tử Shopee, Tiki, Lazada,…

Shop bán hàng của một doanh nghiệp trên ShopeeShop bán hàng của một doanh nghiệp trên ShopeeShop bán hàng của một doanh nghiệp trên Shopee

Trong đó, những nhà phân phối này không thực sự sở hữu sản phẩm hay dịch vụ. Thay vào đó họ tìm kiếm lợi nhuận bằng cách trích lại một tỷ lệ nhỏ giá bán sản phẩm trong mỗi lần giao dịch từ các nhà cung cấp.

Lợi thế lớn nhất của mô hình này đó là nó giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp, đồng thời đưa ra so sánh và lựa chọn được sản phẩm với mức giá phù hợp nhất. Ngược lại, những nền tảng cũng giúp cho doanh nghiệp gia tăng cơ hội tiếp cận với lượng lớn khách hàng, nhờ đó tăng tỷ lệ bán hàng và mang về lợi nhuận cao.

3. Thực hiện dựa trên quảng cáo

Những cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh B2C theo mô hình này thường sở hữu một website với nội dung hấp dẫn và được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Nhờ đó website này có thể thu hút được số lượng lớn người dùng truy cập mỗi ngày.

Doanh nghiệp sẽ dựa vào lượng truy cập này để đặt các quảng cáo về sản phẩm trên website. Ngoài việc quảng cáo sản phẩm của mình, doanh nghiệp còn có thể thu lợi từ việc cho các doanh nghiệp khác thuê không gian để quảng cáo.

4. Thực hiện dựa trên cộng đồng

Đối với loại hình kinh doanh B2C này, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc xây dựng các cộng đồng trực tuyến trên những nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Zalo, Instagram. Ví dụ như cộng đồng những người thích du lịch, nhóm những mẹ bỉm sữa,…

Việc tạo ra một cộng đồng mạng trực tuyến sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quảng bá các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của mình đến với các thành viên trong cộng đồng này. Đặc biệt mô hình này cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được đúng với đối tượng mục tiêu nhờ vào những dữ liệu về nhân khẩu học, vị trí địa lý, sở thích,…

5. Thực hiện dựa trên phí sử dụng dịch vụ

Đây là mô hình kinh doanh B2C được triển khai trên các website, ứng dụng hoặc phần mềm có trả phí. Điển hình như Netflix, các khóa học trực tuyến, tính năng Youtube Premium,… 

Về cơ bản những trang web này vẫn cung cấp một số nội dung miễn phí cho người dùng. Tuy nhiên để xem được tất cả những nội dung trên các trang web này, người dùng sẽ phải trả một khoản phí bắt buộc.

Ví dụ về mô hình B2C của Coca Cola

Thông thường đối với mô hình kinh doanh B2C, nhiều doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để thu hút khách hàng. Tuy nhiên đó chỉ là một phần của quá trình bán hàng. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp nên tập trung nhiều hơn vào cảm xúc của người mua và trải nghiệm của họ về sản phẩm. 

Content B2C của Coca ColaContent B2C của Coca ColaContent B2C của Coca Cola

Điều này cũng sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng ghi nhớ được thương hiệu của bạn và ưu tiên lựa chọn nó thay vì những nhà cung cấp khác. Thế nhưng trên thực tế, để nâng cao độ nhận diện thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn một khoản ngân sách quảng cáo rất lớn.

Được xem là một trong những ông lớn trong ngành Marketing, Coca Cola đã chi tới 3,3 tỷ USD cho ngân sách quảng cáo trên toàn cầu chỉ tính riêng năm 2013. Muhtar Kent – CEO của công ty này còn khẳng định sẵn sàng chi tiếp 1 tỷ USD để dự trù ngân sách quảng cáo và xây dựng thương hiệu vào năm tiếp theo.

Nhờ vào những định hướng và cách tiếp cận đúng đắn, các chiến dịch truyền thông của Coca Cola liên tục tạo được dấu ấn trên thị trường. Đặc biệt thương hiệu này còn giúp cho khách hàng xóa bỏ đi suy nghĩ thức uống có ga là không tốt cho sức khỏe.

Chưa kể hầu hết các chiến dịch quảng cáo của Coca Cola đều mang hơi hướng bình dị nhưng tinh tế giúp chạm đến cảm xúc của người tiêu dùng. Nhờ đó mà Coca Cola đã nhanh chóng vươn lên top 3 thương hiệu toàn cầu với độ nhận diện cao nhất, đứng sau Apple và Google.

Bí quyết bán hàng B2C chuyên nghiệp

Trong mô hình B2C thì kỹ năng bán hàng được đánh giá là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng để giúp cho doanh nghiệp ghi điểm và để lại dấu ấn trong mắt người tiêu dùng.

Làm sao để triển khai B2C tốtLàm sao để triển khai B2C tốtLàm sao để triển khai B2C tốt

Là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần phải trau dồi cho mình những kỹ năng cơ bản sau đây:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt, linh hoạt trong giải quyết vấn đề: Người bán cần tạo nên tâm lý thoải mái và tích cực cho người tiêu dùng, đồng thời linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng đưa ra quyết định thanh toán hơn.
  • Hiểu về sản phẩm, dịch vụ mà mình bán: Kỹ năng này vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng của bạn mà còn giúp xây dựng niềm tin nơi người mua. Đồng thời thúc đẩy họ gia tăng tỷ lệ chốt đơn.
  • Nắm bắt tâm lý khách hàng: Việc nắm được insight của người mua sẽ giúp cho quá trình tư vấn diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Từ đó mang lại những trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng của bạn.

Về phía doanh nghiệp, bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra quy trình B2C của công ty, quản lý và đào tạo đội ngũ Sale cũng như đẩy mạnh các chiến dịch Marketing và chăm sóc khách hàng. Những điều này sẽ là “bước đệm” để giúp cho doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ mua hàng và xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng.

Lời kết

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ từ bài viết trên đã giúp bạn hiểu được B2C là gì cũng như cách để áp dụng mô hình B2C trong kinh doanh thương mại điện tử. Từ đó đưa ra được những kế hoạch và chiến lược Marketing đúng đắn. Cám ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều độc giả khác nữa nhé.

Xổ số miền Bắc