Bài thi trắc nghiệm ĐH, CĐ được chấm như thế nào?

 

(GD&TĐ)-Phiếu trả lời trắc nghiệm được giữ nguyên không rọc phách, do đó quá trình chấm thi trắc nghiệm phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục từ khi mở niêm phong túi đựng phiếu trả lời trắc nghiệm đến khi kết thúc chấm thi.

(GD&TĐ)-Phiếu trả lời trắc nghiệm được giữ nguyên không rọc phách, do đó quá trình chấm thi trắc nghiệm phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục từ khi mở niêm phong túi đựng phiếu trả lời trắc nghiệm đến khi kết thúc chấm thi.

Bộ GD&ĐT quy định, các thành viên tham gia tổ xử lý bài thi trắc nghiệm tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào khu vực xử lý bài thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh với bất kỳ lí do gì.

Việc chấm bài thi trắc nghiệm được tiến hành theo nhiều bước, trước tiên là quét bài thi. Quy trình quét bài thi bao gồm: Kiểm tra xem các túi bài có còn nguyên niêm phong không; sắp xếp các túi bài theo thứ tự; cắt niêm phong các túi bài, kiểm tra bên trong (Danh sách thí sinh có ký tên, mã đề thi, thí sinh vắng; kiểm tra số lượng phiếu trả lời có khớp với số phiếu ghi trong danh sách không; ghi các thông tin vào Biên bản quét bài thi); sắp xếp các phiếu trả lời theo đúng thứ tự từ số báo danh (SBD) nhỏ đến SBD lớn; cán bộ kiểm tra ký tên vào biên bản quét bài thi và chuyển bài đã kiểm tra kèm theo biên bản quét bài thi sang cho bộ phận quét; tổ chức quét bài thi.

Kiểm dò và lưu giữ bài thi trắc nghiệm: chiếu hết lỗi logic và sửa các lỗi kĩ thuật (nếu có) ở quá trình quét. Sử dụng chức năng lọc của phần mềm lọc ra trong tệp dữ liệu các bài có nhiều câu bỏ trắng (không tô) và những câu tô đúp để kiểm dò; ngưỡng kiểm dò không được thấp hơn 2 câu không tô và 1 câu tô đúp. Đối với những môn đề thi có hai phần (phần chung và phần riêng), phải sử dụng chức năng của phần mềm chấm thi lọc ra tất cả các bài thi sinh làm cả hai phần riêng và kiểm dò thật kỹ để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Bài thi sau khi kiểm dò được xếp sắp theo số báo danh từ nhỏ đến lớn, buộc lại theo lô quét, trên cùng có tờ giấy ghi số lô, từ số báo danh đến số báo danh bao nhiêu, sau đó bỏ vào thùng tôn hoặc hộp giấy, niêm phong (có chữ kí của Thanh tra và công an). Bên ngoài thùng/hộp cần ghi thông tin của các lô quét bên trong (Hội đồng thi; từ số báo danh … đến số báo danh…) để tiện cho việc tìm kiếm sau này. Những thùng/hộp bài thi đã niêm phong được lưu giữ tại Hội đồng chấm thi của đơn vị có bài trong thời hạn là 1 năm.

Chỉ sau khi đã gửi đĩa CD (lần 1) dữ liệu quét về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, tổ xử lý bài thi trắc nghiệm mới được mở niêm phong đĩa CD chứa các file chấm để tiến hành chấm điểm.

Các Tổ chấm tiến hành quy đổi bằng máy tính từ thang điểm 100 sang thang điểm 10 (điểm lẻ đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm. Phần mềm chấm phải xác định được các lỗi làm phần riêng của thí sinh để chấm đúng theo Quy chế ‘‘thí sinh chỉ được phép làm một trong hai phần riêng, nếu làm cả hai phần riêng sẽ không được chấm phần riêng (chỉ chấm phần chung)’’. Thống nhất sử dụng mã môn thi trong các tệp dữ liệu như quy định trong Hướng dẫn chấm thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 (sẽ được gửi tới các đơn vị sau khi tổ chức thi); đơn vị nào đặt mã môn thi khác với qui định phải chuyển đổi về cho đúng thì mới tiến hành chấm điểm được.

Ngay sau khi kết thúc quá trình chấm, phải lưu vào đĩa CD để gửi về Bộ GD-ĐT (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) các tệp dữ liệu xử lí và chấm thi trắc nghiệm chính thức, bao gồm: (1) Kết quả bài thi (dạng text) trước khi xử lí; (2) Biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu trả lời trắc nghiệm (được xuất ra từ phần mềm chấm); (3) Kết quả bài thi chính thức đã chấm. Cấu trúc các tệp dữ liệu được quy định trong phụ lục 3. Trên nhãn đĩa CD ghi ‘‘Đĩa kết quả chấm’’, mã đơn vị, tên đơn vị có bài chấm, ngày gửi, họ tên, chữ kí của Tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.

Nguồn GD&TĐ online (N.N)

Xổ số miền Bắc