Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên mới nhất (8 Mẫu)
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên năm 2022 – 2023 tổng hợp 8 mẫu kèm theo gợi ý cách viết chi tiết nhất. Thông qua bản tự nhận xét cá nhân này giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện bản nhận xét cho riêng mình.
Bản tự đánh giá cá nhân giáo viên là biểu mẫu được giáo viên lập ra để đánh giá những ưu, khuyết điểm của cá nhân trong trình làm việc và tìm ra các giải pháp khắc phục những điểm chưa tốt, từ đó hoàn thành tốt các công việc được giao. Vậy dưới đây là TOP 8 bản tự nhận xét đánh giá xếp loại của giáo viên kèm theo hướng dẫn cách viết, mời các bạn cùng tải tại đây.
Từ năm học 2020 – 2021, việc đánh giá giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể có những thay đổi như sau:
Đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm
Ngày 13 tháng 8 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2020.
Theo đó, ở tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn sau:
“Điều 12. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
(Tại Điều 3 các khoản 1,2,3,4 quy định về 1. Tư tưởng chính trị; 2. Đạo đức lối sống; 3. Tác phong, lề lối làm việc; 4. Ý thức tổ chức kỷ luật)
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.”
Điểm mới là việc xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Bỏ các tiêu chí “Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất”, “có ít nhất 01 đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng, mang lại hiệu quả trong công việc”…
Giáo viên bị kỷ luật sẽ xếp không hoàn thành nhiệm vụ
Điểm mới tiếp theo của Nghị định 90 là việc quy định cụ thể việc đánh giá giáo viên bị xử lý kỷ luật thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Tại Điều 15. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ quy định:
“1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.”
Nghị định mới đã bổ sung tiêu chí “có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, “có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá”… thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, quy định mới đã quy định cụ thể, rõ ràng giáo viên bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá phải xếp mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên
Đối với giáo viên không giữ chức vụ quản lý thì được đánh giá theo các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng thông qua báo cáo được ban hành kèm Nghị định 90 này.
Bước 2: Tại nơi công tác sẽ tổ chức cuộc họp để nhận xét, đánh giá giáo viên. Thành phần tham gia sẽ gồm toàn thể giáo viên (hoặc toàn thể giáo viên của đơn vị cấu thành nơi người này công tác trong trường hợp có đơn vị cấu thành – với giáo viên không giữ chức vụ quản lý).
Bước 3: Trong cuộc họp, giáo viên trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của mình và các thành viên tham dự đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên.
Bước 5: Thông báo bằng văn bản cho giáo viên biết về kết quả đánh giá, xếp loại đồng thời quyết định hình thức công khai trong cơ quan, đơn vị người này công tác.
Phòng GDĐT……………….
Trường……………….
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
NĂM HỌC 20….- 20…
Họ và tên: ……………………………………………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………
Nhiệm vụ được phân công: ……………………………………………….. …
I. NỘI DUNG KIỂM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ:
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: Thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể:
– Tuy bản thân còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống gia đình nhưng vẫn hoàn thành tốt chương trình giảng dạy được phân công. Trong giảng dạy không cắt xén chương trình. Đồng thời giáo dục cho HS nhiều kĩ năng sống thực tế.
– Trong thực hiện chương trình đã đạt được mục tiêu của môn học, HS nắm được yêu cầu của chương trình và nắm được các vấn đề mở rộng.
– Xây dựng kế hoạch giảng dạy cả năm học, thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình và phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy.
– Dự giờ đồng nghiệp theo đúng quy định nhằm rút kinh nghiệm, tham gia dự thao giảng và học tập các chuyên đề. Sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và đóng góp xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh.
– Lập được kế hoạch tháng, có kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục học sinh.
– Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò.
– Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh, xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện.
– Sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học, biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy.
– Tham gia tốt các hoạt động xã hội như: dự các buổi mít tinh tuyên truyền về các TNXH, phòng chống dịch bệnh….
2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:
– Luôn nêu cao tinh thần học và tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cũng như kiến thức các ngành có liên quan đến chuyên môn của mình.
– Gương mẫu trong công việc cũng như trong ứng xử, giao tiếp.
– Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và trong công tác, bản thân xác định rõ nhiệm vụ của mình và có ý thức trong công việc.
– Luôn tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trong cuộc sống cũng như trong công tác. Có ý thức bảo vệ lẽ phải, mạnh dạn đấu tranh chống các tư tưởng quan liêu, cửa quyền…
3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên
– Trong quá trình công tác luôn cố gắng tạo ra sự đoàn kết với đồng nghiệp, với học sinh. Cùng các đồng nghiệp góp phần xây dựng một tập thể nhà trường đoàn kết trong quá trình hoạt động.
– Trung thực trong công tác giảng dạy cũng như trong các báo cáo mà BGH yêu cầu.
– Luôn thể hiện mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong công việc, trong sinh hoạt những lúc khó khăn, cơ nhỡ.
– Có thái độ hoà nhã với phụ huynh học sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ, cũng như trong đời sống thường ngày, nên tạo được mối quan hệ mật thiết.
– Có sắp xếp thời gian để dạy thay cho đồng nghiệp khi cần thiết.
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của giáo viên:
– Có lối sống trong sạch lành mạnh, giản dị, thực hành tiết kiệm. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống.
– Luôn giữ gìn đạo đức nhân cách nhà giáo, không làm những việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo.
– Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân dân và học sinh.
– Luôn tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trong cuộc sống cũng như trong công tác. Có ý thức bảo vệ lẽ phải, mạnh dạn đấu tranh chống các tư tưởng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền…
– Luôn trung thực trong giảng dạy cũng như trong cách đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Có sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân trên địa bàn công tác.
– Hoàn toàn tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
– Luôn vận động gia đình, người thân và nhân dân thực hiện đúng các quan điểm, đường lối của Đảng pháp luật Nhà nước. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể, nhân dân.
– Có sự uốn nắn kịp thời khi HS hiểu sai về đướng lối, chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.
* Đánh giá chung:
Ưu điểm:
– Thực hiện tốt chức trách của người giáo viên. Không vi phạm về nhân cách, danh dự, nhân phẩm nhà giáo làm ảnh hưởng xấu đến ngành, đơn vị nơi công tác.
– Luôn nêu cao tinh thần tự học, sáng tạo, gương mẫu trong công việc.
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ của cấp trên giao, đảm bảo về nội dung công việc hoạt động theo đúng yêu cầu về chuyên môn.
Hạn chế:
– Đôi khi còn chưa linh hoạt, chưa thật cẩn thận trong giải quyết công việc, đôi khi còn chủ quan.
– Tuy có ý thức trong công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt nhưng vẫn còn ngại va chạm.
– Chưa mạnh dạn đề xuất tham mưu các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao.
II. PHÂN LOẠI THEO MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ:
1. Cá nhân phân loại mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
2. Chiều hướng và triển vọng phát triển:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
………ngày .. tháng … năm……….
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ