Bitcoin Cash☑ là gì? (2022) – Forex Suggest

Bitcoin Cash là gì?

 

Trước khi đi sâu vào Bitcoin Cash và tất cả những gì liên quan, có thể có nhiều cá nhân không quen thuộc với tiền điện tử hoặc các khái niệm xung quanh chúng. Điều quan trọng cần nắm ở đây là mối quan hệ giữa tiền điện tử và blockchain.

 

 

Blockchain bao gồm một chuỗi các khối, theo đúng cái tên của nó. ‘Khối’ (block) ở đây đề cập đến thông tin kỹ thuật số ngoài cơ sở dữ liệu công cộng hoặc ‘chuỗi’ (chain) nơi thông tin được lưu trữ.

Mỗi khối này có một hàm băm (hash) để phân biệt nó với các khối khác. Hàm băm là một mã mật mã duy nhất được tạo ra nhờ một thuật toán đặc biệt.

 

Khi một khối lưu trữ dữ liệu mới, nó sẽ được thêm vào blockchain, tuy nhiên cần phải đáp ứng một số điều kiện để điều này xảy ra, đó là:

  1. Cần có một giao dịch
  2. Giao dịch phải được xác minh trước khi có thể được lưu trữ trong một khối
  3. Sau khi giao dịch được xác minh, tất cả các hạt trong đó được thêm vào một khối, và
  4. Khối được cung cấp một mã băm trước khi nó được thêm vào blockchain.

 

Giao dịch

Mặc dù giao dịch được thực hiện bằng tiền điện tử, chẳng hạn như giao dịch mua bằng Bitcoin, Bitcoin Cash hoặc bất kỳ đồng tiền nào khác, chúng đều được lưu trong một khối và chứa giao dịch mua, giá trị và bất kỳ chi tiết nào khác như giao dịch của người mua hoặc người bán.

 

Xác minh

Khi đã mua thành công, giao dịch được gửi đến mạng và một mạng máy tính sẽ xem giao dịch đó có đáp ứng các thông số hay không, từ đó giao dịch sẽ được xác minh. Các chi tiết được xác minh bao gồm thời gian, giá trị và thông tin chi tiết của những người tham gia như chữ ký điện tử của họ.

 

Giao dịch và chi tiết được lưu trữ trong một khối mới

Khi giao dịch đã được xác minh thành công, giao dịch sau đó sẽ được chấp thuận và các chi tiết được lưu trữ.

 

Khối mới, băm mới

Sau khi được xác minh và chấp thuận, khối sẽ nhận được một hàm băm duy nhất và nó được thêm vào blockchain. Sau khi được thêm, bất kỳ ai cũng có thể xem khối này một cách công khai.

 

Tổng quan về Bitcoin Cash

Tiền điện tử này xuất hiện vào năm 2009 với sự ra mắt của Bitcoin và kể từ đó đã vượt qua được vô số trở ngại và khó khăn để có thể đi đúng hướng trong nhiều năm. Bitcoin hiện đang là đồng tiền mạnh hơn bao giờ hết và có một tương lai tăng trưởng vô cùng tươi sáng.

Bất chấp việc phải tiến lên một bước chỉ để lùi lại một vài bước trong những năm qua, Bitcoin đã tự khẳng định mình là loại tiền điện tử thống trị trên thế giới với giá trị cao nhất trong số đó.

Thông qua sự phát triển và tiến bộ mà tiền điện tử đã đạt được trong những năm qua, đã có vô số thứ xuất hiện từ Bitcoin, và một trong số đó là Bitcoin Cash.

Nhiều người không thực sự hiểu khái niệm xung quanh Bitcoin Cash vì họ không có những hiểu biết cơ bản về bản thân Bitcoin. Điều quan trọng cần nhận ra ngay từ đầu là Bitcoin Cash có một câu chuyện khác so với khái niệm Bitcoin ban đầu.

Mục tiêu chính của Bitcoin Cash nhằm tăng số lượng giao dịch có thể được xử lý bởi mạng liên quan. Còn mục đích thực sự là đủ sức cạnh tranh với các phương thức thanh toán như Visa và PayPal.

Do Bitcoin Cash vẫn chưa thể đo lường hiệu suất của bản thân ra sao khi so sánh với hai đơn vị thanh toán nói trên, vì thế chúng ta vẫn chưa thể thấy được các thành tựu của Bitcoin Cash.

 

Lịch sử của Bitcoin Cash

Luôn luôn có nhu cầu lớn cần đáp ứng số lượng giao dịch ngày càng tăng mỗi giây. Điều này đã góp phần thúc đẩy các cá nhân khác nhau trong cộng đồng tạo ra một đợt hard fork để tăng giới hạn về kích thước khối.

Hard fork có thể được mô tả là một sự thay đổi quy tắc được áp dụng để phần mềm xác thực các giao dịch theo các quy tắc cũ sẽ được phép xem các khối được tạo ra theo các quy tắc mới là không hợp lệ.

Các nút hoạt động theo các quy tắc mới sau đó phải nâng cấp đồng thời phần mềm của chúng. Nếu một nhóm các nút tiếp tục sử dụng phần mềm cũ trong khi những người khác sử dụng phần mềm mới hơn, nó có thể dẫn đến sự chia tách vĩnh viễn.

Ví dụ, Ethereum đã bị hard fork sau khi sự kiện hack DAO xảy ra nhờ khai thác một lỗ hổng trong mã. Điều này dẫn đến sự phân tách và tạo ra Ethereum và Ethereum Classic.

Khi Bitcoin Cash dần nhận được sự quan tâm, chính nguyên nhân này đã dẫn tới một đợt hard fork diễn ra vào năm 2017 khi các thành viên của cộng đồng Bitcoin, bao gồm cả Roger Ver cảm thấy cần phải áp dụng BIP 91 mà không tăng giới hạn kích thước khối.

Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho những người muốn coi Bitcoin như một khoản đầu tư kỹ thuật số tiềm năng hơn là coi nó như một loại tiền tệ để giao dịch.

Những người ủng hộ Bitcoin Cash thay vì Bitcoin, cho thấy sự gắn kết nhiều hơn đối với một chức năng liên quan đến phương tiện trao đổi. Những người muốn tăng kích thước khối đã gặp phải sự phản đối đáng kể.

Kể từ năm 2017, đã có một bộ quy tắc chung được duy trì cho tiền điện tử và sau một thời gian, một nhóm cá nhân bao gồm các nhà hoạt động Bitcoin, doanh nhân, nhà phát triển và thợ đào có trụ sở tại Trung Quốc tỏ ra không hài lòng với các kế hoạch cải tiến SegWit cho Bitcoin.

Điều này dẫn đến việc nhóm thúc đẩy các kế hoạch thay thế và kéo theo các kế hoạch phân tách để tạo ra Bitcoin Cash. Sau đó trong cuộc tranh cãi, SegWit đã kích hoạt những gì được gọi là giải pháp lớp thứ hai trên Bitcoin, chẳng hạn như Lightning Network. Đây chắc chắn là yếu tố dẫn đến việc chia tách để tạo ra Bitcoin Cash.

Thứ đáng nhẽ sẽ là bản Hard fork được nhà sản xuất phần cứng Bitmain mô tả là một ‘kế hoạch dự phòng’ vào tháng 6 năm 2017, nếu cộng đồng Bitcoin quyết định fork, như vậy họ sẽ triển khai SegWit.

Lúc đầu, việc triển khai phần mềm được đề xuất mang tên ‘Bitcoin ABC’ tại một hội nghị trong khi tên Bitcoin Cash đã được đề xuất bởi một nhóm khai thác có tên ViaBTC .

Cuối cùng, đợt fork đã có hiệu lực vào tháng 8 năm 2017, dẫn đến sự phân tách của Bitcoin blockchain và bản thân tiền điện tử để tạo thành Bitcoin Cash.

Thời điểm nâng cấp phần mềm, những người sở hữu Bitcoin sẽ sở hữu tổng số đơn vị Bitcoin Cash bằng nhau. Khác biệt kỹ thuật tồn tại giữa hai loại tiền điện tử là Bitcoin Cash cho phép các khối lớn hơn các blockchain được Bitcoin cho phép.

Về lý thuyết, điều này cho phép Bitcoin Cash xử lý nhiều giao dịch hơn mỗi giây so với Bitcoin. Bitcoin Cash là một trong những fork đầu tiên xuất hiện khi các nhóm phát triển phần mềm sửa đổi mã máy tính ban đầu được liên kết với Bitcoin và phát hành các đồng tiền có chứa ‘Bitcoin’ trong tên của chúng.

Mục tiêu của hành động này là ‘tạo ra tiền từ hư vô’. Trong cùng tháng Bitcoin Cash được tung ra, đồng tiền bắt đầu giao dịch chỉ ở mức 240 USD trong khi Bitcoin được giao dịch ở mức khoảng 2.700 USD.

Khác biệt về quan điểm giữa Bitcoin và Bitcoin Cash liên quan đến việc chạy các nút và đây là một sự khác biệt quan trọng cần được lưu ý.

Trong khi những người ủng hộ Bitcoin muốn giữ các khối đủ nhỏ để các nút có thể được vận hành trong khi sử dụng ít tài nguyên hơn, thì những người ủng hộ Bitcoin Cash lại thấy rằng chỉ nên để các nút được vận hành bởi các trường đại học, công ty tư nhân và nhiều tổ chức không lợi nhuận sở hữu các nguồn lực cần thiết để khai thác đồng tiền một cách hiệu quả

Một trong những đặc điểm chính của công nghệ blockchain là nó gần như không thể bị phá hủy. Tuy nhiên vào năm 2018, một nhà phát triển từ Bitcoin Core đã tìm thấy một lỗi trong phần mềm Bitcoin ABC có thể và sẽ cho phép một kẻ tấn công, nếu tìm thấy lỗ hổng này, tạo ra một khối có thể gây ra sự phân chia trong chuỗi.

Tuy nhiên sau đó lỗi này đã được khắc phục và sửa đổi ngay lập tức.

 

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Bitcoin Cash

Có ba điểm khác biệt quan trọng và đáng chú ý giữa Bitcoin và Bitcoin cash như sau:

  1. Các giao dịch diễn ra trên Bitcoin Cash blockchain rẻ hơn, đồng nghĩa là khi sử dụng Bitcoin Cash, mọi người sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
  2. Bitcoin Cash mất ít thời gian hơn để xác minh các giao dịch.
  3. Bitcoin Cash có thể thoải mái xử lý nhiều giao dịch hơn mỗi giây, cho phép nhiều người giao dịch trên blockchain này tại một thời điểm nhất định

 

Những khác biệt này giữa Bitcoin và Bitcoin cash dựa trên thực tế các khối trên Bitcoin Cash blockchain có kích thước gấp 32 lần so với các khối trên Bitcoin blockchain. Đây là điều làm cho Bitcoin Cash rẻ hơn, nhanh hơn và có thể mở rộng.

Do những lợi thế này, ngày càng có nhiều công ty chọn áp dụng Bitcoin Cash. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà phê bình không ủng hộ việc áp dụng rộng rãi Bitcoin Cash.

Những nhà phê bình này lập luận cách tiếp cận của Bitcoin Cash có khả năng dẫn đến tình trạng xử lý tập trung. Bởi khi cần xử lý các khối lớn hơn, người ta sẽ cần dùng nhiều điện và trang thiết bị hơn, từ đó gây tốn kém hơn. Và điều này đồng nghĩa chỉ các công ty lớn mới có thể quản lý hoạt động khai thác.

Đổi lại, điều này cũng có thể đe dọa các cơ chế đồng thuận vì lúc đó chỉ một số công ty có quyền kiểm soát, điều này có thể tác động đến cộng đồng và bắt buộc tạo nên rất nhiều thay đổi.

Cuộc tranh cãi về tính ứng dụng của hai đồng tiền là một chủ đề khác tốn rất nhiều giấy mực. Do Bitcoin vừa là một phương thức thanh toán vừa là một khoản đầu tư. Tuy nhiên, các nhà phát triển Bitcoin Cash duy trì tầm nhìn của Satoshi đối với Bitcoin về khả năng truy cập, bên cạnh thực hiện các giao dịch rẻ hơn và nhanh hơn.

Sau đợt fork thành công từ Bitcoin, nhóm nghiên cứu đằng sau Bitcoin Cash dường như muốn phiên bản này tồn tại đủ lâu để thuyết phục các công ty và cá nhân áp dụng Bitcoin Cash, từ đó có thể phát triển đến tầm cao mới.

Một số nhà phê bình đã chia sẻ những quan ngại sau động thái này và thậm chí có những nhà phát triển đã nhanh chóng tạo ra các đồng tiền mới nhằm gây áp lực đáng kể lên Bitcoin Cash, giống như cách Bitcoin Cash gây áp lực với Bitcoin.

Vấn đề về khả năng mở rộng đặc biệt được chú trọng trong tất cả các cuộc tranh luận này và các nhà phát triển đã cố gắng tập trung vào việc tạo ra các giải pháp để tăng kích thước khối trong khi giảm thời gian giao dịch. Bất chấp mọi tranh cãi và tranh luận, Bitcoin Cash vẫn được niêm yết trên một số sàn giao dịch với tỷ giá thấp hơn nhiều so với Bitcoin.

 

Ưu điểm và nhược điểm của việc tăng kích thước khối

 

Các khối nhỏ hơn – Bitcoin

Những người ủng hộ và tán thành khối có kích thước 1MB có những lập luận chính đáng. Nếu kích thước của các khối tăng lên, về lâu dài Bitcoin có thể không an toàn nữa. Nếu tất cả hoặc phần lớn 21 triệu Bitcoin được khai thác, các thợ đào phải được trả công cho những nỗ lực của họ. Nếu kích thước khối tăng lên, nguồn cung về kích thước khối chắc chắn sẽ vượt quá nhu cầu.

Điều này sẽ dẫn đến thợ đào sẽ nhận phí giao dịch thấp hơn. Hơn nữa, có thể dẫn đến việc các thợ đào rời khỏi mạng và tính bảo mật của mạng sẽ bị xâm phạm.

Một lập luận cũng vững vàng không kém khác liên quan đến kích thước khối nhỏ là nếu không sử dụng các khối kích thước nhỏ, mạng Bitcoin không còn khả năng hoạt động phi tập trung như mục đích ban đầu nữa. Do đó, lời kêu gọi duy trì các nút hoạt động thấp hơn là vô cùng bức thiết nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và tăng trưởng liên tục của Bitcoin.

 

Các khối lớn hơn – Bitcoin Cash

Có rất nhiều người ủng hộ Bitcoin Cash lập luận rằng giới hạn kích thước khối 1MB không đủ để thực hiện một cuộc cải cách tiền tệ như được đề cập trong Sách trắng về Bitcoin của Satoshi Nakamoto.

Nakamoto đã mô tả Bitcoin là tiền đối với tất cả mọi người nhưng hiện tại, Bitcoin đóng vai trò như một khoản đầu tư hay vàng kỹ thuật số thay vì là một phương tiện thanh toán.

Mỗi khối trong Bitcoin Cash blockchain có kích thước 8MB, cung cấp cho Bitcoin Cash những lợi thế về tốc độ đáng kể so với Bitcoin. Điều đó cũng đồng nghĩa đồng tiền cũng rẻ hơn nhiều do khối lớn hơn dẫn đến phí giao dịch thấp hơn.

Ngoài ra, những người khởi xướng lên Bitcoin Cash tin rằng các nút đầy đủ chỉ nên được vận hành bởi các công ty bao gồm các sàn giao dịch chứng khoán, các công ty chuyên môn tham gia khai thác và các bên liên quan khác có lợi ích tài chính trực tiếp trong mạng lưới.

Ngoài ra, những người khởi xướng tin rằng những ai được phân loại là người dùng hàng ngày nên sử dụng Lightweight Clients để quản lý tài sản của họ.

 

Tranh cãi về Bitcoin Cash

Năm 2017 đã chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng giữa ​​hai phe phái riêng biệt ủng hộ Bitcoin. Với một bên là những người ủng hộ khái niệm khối lớn và những người nghiêng nhiều hơn về các khối nhỏ là đại diện tiêu biểu cho Bitcoin.

Những người ủng hộ Bitcoin Cash ủng hộ việc sử dụng khía cạnh tiền tệ thay vì là một phương tiện trao đổi trong khi những người ủng hộ Bitcoin sử dụng Bitcoin như một phương tiện lưu trữ giá trị.

Những người chỉ trích Bitcoin Cash thường gọi Bitcoin Cash là ‘Bcash’, ‘Btrash’, hoặc thậm chí là lừa đảo trong khi những người ủng hộ cho rằng nó là một dạng thuần khiết hơn của Bitcoin. Samson Mow của Blockstream đã chỉ ra rằng việc sử dụng cái tên Bitcoin chính là nguồn gốc của sự thù địch tồn tại giữa hai phe Bitcoin và Bitcoin Cash.

Tuy nhiên Emin Gün Sirer – một giáo sư tại Cornell chỉ ra rằng Bitcoin Cash tập trung vào việc sử dụng đồng tiền trong khi Bitcoin chủ yếu tập trung vào việc trở thành một kho lưu trữ giá trị.

 

Giao dịch và sử dụng Bitcoin Cash

Bitcoin Cash có thể được giao dịch và trao đổi trên nhiều nền tảng trao đổi bao gồm:

  • Bitstamp
  • Coinbase
  • Gemini
  • Kraken
  • Bitfinex và
  • Shapeshift

 

Việc trao đổi có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tên Bitcoin Cash và mã ký hiệu BCH. Sàn giao dịch tiền tệ OKEx đã loại bỏ hầu hết các cặp giao dịch chứa Bitcoin Cash vào năm 2018 ngoại trừ BCH/TCH, BCH/ETH và BCH/USDT do thiếu thanh khoản.

Từ năm 2018, số lượng giao dịch hàng ngày của Bitcoin Cash thấp hơn đáng kể so với Bitcoin, chỉ chiếm khoảng một phần mười. Bitcoin Cash đã được niêm yết trên Coinbase vào tháng 12 năm 2017, tại đây đã xảy ra rất nhiều bất thường về giá dẫn đến sàn giao dịch phải thực hiện một cuộc điều tra giao dịch nội bộ.

Vào tháng 11 năm 2017, giá trị của Bitcoin Cash đã giảm từ 900 USD xuống chỉ còn 300 USD do những cá nhân ban đầu nắm giữ Bitcoin vào thời điểm fork và những người đã nhận Bitcoin Cash đồng loạt bán ra đồng tiền điện tử này.

Trong tháng 12 năm 2017, Bitcoin Cash đã đạt mức giá giao dịch cao nhất trong ngày là 4.355,62 USD, sau đó giảm đáng kể xuống chỉ còn 519,12 USD vào tháng 8 năm 2018.

Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như BitPay, Coinify và GoCoin đã bắt đầu hỗ trợ thanh toán bằng Bitcoin Cash từ tháng 8 năm 2018.

 

Cơ chế đồng thuận

Bitcoin Cash và Bitcoin đều sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work hay còn gọi là PoW. Đây là một phần quan trọng của blockchain bởi dù có thuộc phân loại nào đi chăng nữa chúng cũng có chung mục đích là xác định mức độ nhanh chóng, hiệu quả và an toàn của một giao dịch.

 

Một số cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

  • Proof-of-Work hoặc PoW đòi hỏi những người khai thác chịu trách nhiệm cụ thể về việc xác thực các giao dịch. Mục đích là để nhanh chóng băm một khối mới được tìm thấy, từ đó có thể thêm nó vào mạng và người khai thác đầu tiên tìm thấy nó sẽ được thưởng hậu hĩnh. Nhược điểm của PoW là yêu cầu sức mạnh tính toán đáng kể.
  • Proof-of-stake, hoặc PoS chủ yếu được sử dụng bởi các mạng blockchain thế hệ thứ hai như Ethereum. PoS sử dụng cách tiếp cận rất khác so với PoW ngoài việc không yêu cầu nhiều sức mạnh tính toán khi các đồng tiền được cố định tại các nút.
  • Đại diện Proof-of-stake hay DPO lựa chọn nút theo cách khác nhau, trong đó liên quan đến việc người nắm giữ đồng tiền chấp nhận hoặc từ chối các nút, từ đó hình thành nên một phần của cơ chế đồng thuận.
  • Hệ thống chịu lỗi Byzantine thực tế hay còn gọi là PBFT được sử dụng khi cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến chọn vị tướng Byzantine. Các nút có thể quyết định xem chúng chấp nhận hay từ chối thông tin đã được gửi để có thể duy trì trạng thái nội bộ và chạy tính toán dựa trên các thông báo mới.

 

Thuật toán điều chỉnh độ khó của Bitcoin Cash

Như đã đề cập trước đây, cả Bitcoin và Bitcoin Cash đều sử dụng thuật toán proof-of-work hay còn gọi là PoW để đánh dấu thời điểm tạo ra khối mới. Trong cả hai đồng tiền, thuật toán bằng chứng công việc được sử dụng là giống nhau.

Nó có thể được mô tả như quá trình đảo ngược một phần của hàm băm và ngoài ra, cả Bitcoin và Bitcoin Cash đều nhắm mục tiêu tạo ra một khối mới trung bình sau mười phút.

Độ khó khai thác là yếu tố xác định thời gian cần thiết để tính toán một khối mới và nếu tổng công suất khai thác tăng lên, điều đó đồng nghĩa độ khó khai thác phải tăng lên để thời gian tạo khối mới không đổi.

Nếu công suất khai thác giảm thì điều ngược lại xảy ra, độ khó khai thác được giảm xuống để thời gian tạo khối có thể giữ nguyên.

Để đảm bảo thời gian trung bình tạo các khối mới giữ nguyên ở mười phút, cả Bitcoin và Bitcoin cash đều sử dụng thuật toán điều chỉnh đồng đều và nhất quán các thông số về độ khó khai thác.

Giống như mô tả về các chức năng của thuật toán nói trên, thuật toán được gọi là thuật toán điều chỉnh độ khó hoặc DAA. Bitcoin đã sử dụng thuật toán này kể từ khi ra đời để điều chỉnh thông số độ khó khai thác với mỗi 2016 khối được khai thác.

Kể từ khi ra đời vào năm 2017, Bitcoin Cash cũng sử dụng một phần bổ sung của DAA được gọi là thuật toán Điều chỉnh độ khó khẩn cấp hay còn gọi là EDA. Được sử dụng cùng với DAA, EDA được thiết kế để tăng độ khó khai thác của Bitcoin Cash lên 20% nếu chênh lệch thời gian giữa sáu khối liên tiếp lớn hơn 12 giờ.

Tuy nhiên, những điều chỉnh do EDA thực hiện đã gây ra sự bất ổn đáng kể về độ khó khai thác Bitcoin Cash và dẫn đến việc Bitcoin Cash đi trước Bitcoin hàng nghìn khối.

Để giải quyết vấn đề không ổn định này, người ta đã thực hiện một thay đổi trong DAA của Bitcoin Cash và hủy bỏ EDA. Thay đổi này có hiệu lực vào tháng 11 năm 2017 và sau khi thay đổi, DAA Bitcoin Cash hiện điều chỉnh độ khó sau mỗi khối khai thác.

DAA của Bitcoin Cash sử dụng cửa sổ di chuyển của 144 khối cuối cùng để tính toán độ khó cho mỗi khối mới. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2019, có một nhóm các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng DAA của Bitcoin đã thất bại trong việc tạo các khối mới với tốc độ không đổi trong khi nguồn cung băm co giãn.

Ngược lại với phát hiện này, nhóm đã chứng minh rằng DAA của Bitcoin Cash rất ổn định bất kể giá tiền điện tử biến động ra sao và nguồn cung năng lượng băm vẫn có tính đàn hồi cao.

 

Sự ra đời của Bitcoin SV

Vào tháng 11 năm 2018, xảy ra một đợt chia tách chuỗi hard fork trong Bitcoin Cash khi hai phe đối địch là Bitcoin Cash và Bitcoin SV xung đột trong một cuộc ‘nội chiến’. Phe đầu tiên được dẫn dắt bởi Roger Ver và Jihan Wu của Bitmain.

Phe thứ hai được dẫn đầu bởi Craig Steven Wright và Calvin Ayre, những người đã sản xuất phiên bản phần mềm cạnh tranh ‘Bitcoin Satoshi Vision’, hay thường được gọi là Bitcoin SV, với nỗ lực tăng thêm giới hạn kích thước khối lên 128MB.

Vào tháng 11 năm 2018, Bitcoin Cash được giao dịch ở mức khoảng 289 USD trong khi Bitcoin SV được giao dịch ở mức 96,50 USD giảm từ 425,01 USD của Bitcoin Cash khi chưa phân tách.

 

Các bản fork đáng chú ý khác trong mạng Bitcoin

 

Bitcoin XT

Đây là một bản fork được khởi xướng bởi Mike Hearn. Việc triển khai tham chiếu liên quan đến Bitcoin hiện đang chứa một nút nghẽn cổ chai tính toán. Lần fork ban đầu và thực tế trước Mike Hearn là lần xuất bản một đề xuất về những cải tiến đối với Bitcoin vào năm 2014.

Trong đó kêu gọi bổ sung một tiện ích mở rộng ngang hàng nhỏ hay còn gọi là P2P trên giao thức thực hiện tra cứu UTXO cung cấp một tập hợp các điểm ra. Phiên bản 0.10 của forked client XT được phát hành bởi Hearn vào tháng 12 năm 2014 và có chứa các thay đổi BIP 64.

Phiên bản này đã nhận được sự chú ý không nhỏ từ cộng đồng Bitcoin vào giữa năm 2015 trong một cuộc tranh luận gây tranh cãi giữa các nhà phát triển cốt lõi về giới hạn kích thước khối của Bitcoin.

Gavin Andresen đã xuất bản BIP 101 vào tháng 6 năm 2015 và kêu gọi tăng kích thước khối tối đa. Do đó những thay đổi này sẽ kích hoạt một đợt fork cho phép kích thước khối lên tới 8MB ngay khi đạt được 75% trong số 1.000 khối đã khai thác vào đầu năm 2016.

Sau đó, tốc độ giao dịch XT sẽ là 24 giao dịch/giây. Đề xuất Andresen đưa ra đã được hợp nhất vào cơ sở mã XT vào tháng 8 năm 2015 và kích thước khối 2MB của Bitcoin Classic đã được áp dụng.

Việc phát hành XT đã nhận được sự chú ý lớn từ phương tiện truyền thông và The Guardian bình luận rằng bitcoin đang phải đối mặt với một cuộc nội chiến.

Trang Wired  sau đó cho biết ‘Bitcoin XT thể hiện nền tảng xã hội cực kỳ – cực kỳ dân chủ với ý tưởng về nguồn mở. Cách tiếp cận làm cho nguồn mở trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với công nghệ do bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào kiểm soát.’

Tuy nhiên, nhà phát triển Adam Back chỉ trích ngưỡng kích hoạt 75% quá thấp và một số thay đổi cũng không an toàn.

Bitcoin XT đã phát hành G, một ứng dụng khách Bitcoin Cash mặc định vào năm 2017, tiếp theo là bản phát hành H hỗ trợ nâng cấp trên giao thức Bitcoin Cash 2017. Bản phát hành I vào năm 2018 đã hỗ trợ nâng cấp năm giao thức Bitcoin Cash 2018.

 

Bitcoin Classic

Trong vòng 8 tháng đầu tiên, Bitcoin Classic đã thúc đẩy tăng kích thước khối tối đa từ 1MB lên 2MB và trong tháng 11 năm 2016 chính sự thay đổi này đã hướng tới một giải pháp chuyển giới hạn từ các quy tắc phần mềm sang tay của cả thợ đào và các nút.

 

Ưu điểm và nhược điểm của Bitcoin Cash

Với kích thước các khối của Bitcoin Cash lớn hơn, giao dịch của Bitcoin Cash diễn ra nhanh hơn và rẻ hơn nhiều so với Bitcoin. Trong đó blockchain cũng có khả năng mở rộng cao hơn và cho phép nhiều người thực hiện các giao dịch trên blockchain cùng một lúc.

Đội ngũ đằng sau Bitcoin Cash luôn phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trong việc phát triển và triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo blockchain có khả năng mở rộng hơn. Điều này có thể dẫn đến một tương lai tươi sáng cho Bitcoin Cash miễn là nó được chấp nhận và áp dụng rộng rãi.

Bản thân Bitcoin Cash và tính năng chuyển đổi qua lại các sàn giao dịch khác nhau mà không chịu nhiều phí đã thu hút cho đồng tiền rất nhiều sự quan tâm. Khi giá Bitcoin Cash tăng, các nhà giao dịch biết sẽ kiếm được lợi nhuận lớn.

Mặc dù có những lợi thế như vậy, song Bitcoin Cash vẫn không lấy được niềm tin từ các nhà đầu tư như những gì các nhà phát triển đã kỳ vọng.

Không có nhiều cặp tiền giao dịch bao gồm Bitcoin Cash và sự quan tâm của mọi người đến Bitcoin Cash cũng không được mạnh như với Bitcoin. Điều này được phản ánh rất rõ nét trên các sàn giao dịch tiền điện tử.

Hơn thế nữa, Bitcoin vẫn là đồng tiền lớn nhất trên thị trường trong khi tất cả các đồng tiền khác đều đi sau về mức độ lựa chọn và chấp nhận. Một vấn đề khác ảnh hưởng đến mạng Bitcoin Cash là Bitcoin chain đã trải qua một đợt hard fork chia đôi mạng lưới.

Sau khối số 562.679, Bitcoin Cash đã cố gắng nâng cấp mạng và người ta đã tìm thấy một lỗi trong quy tắc chấp nhận mempool ngay sau khi hard fork diễn ra. Đồng thời hoạt động xác thực tuân theo các quy tắc cũ chứ không phải các quy tắc mới.

Sau khi nhận diện được vấn đề, lỗi đã được giải quyết và tình hình đã bình thường trở lại. Tuy nhiên vì vấn đề này mà sàn giao dịch tiền điện tử Poloniex đã vô hiệu hóa tính năng nạp và rút tiền bằng BCHABC. Bitcoin ABC là nhóm nhà phát triển Bitcoin Cash chịu trách nhiệm về những cải tiến được thực hiện trên mạng.

Một điểm yếu khác Bitcoin Cash phải đối mặt là tỷ lệ băm của nó thấp hơn nhiều so với Bitcoin, từ đó có thể tạo ra các vấn đề bảo mật trên blockchain.

Ngoài ra, do Bitcoin Cash dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ chia đôi nhanh hơn so với Bitcoin nên rõ ràng hoạt động khai thác Bitcoin sẽ có lợi hơn so với khai thác Bitcoin Cash. Khi đợt chia đổi tiếp theo xảy ra, các thợ đào có thể không muốn khai thác Bitcoin Cash và thay vào đó họ sẽ dồn nguồn lực để khai thác Bitcoin.

 

Cách khai thác Bitcoin Cash

Những người quan tâm đến hoạt động khai thác Bitcoin Cash chắc chắn sẽ cần đầu tư tiền để mua thiết bị đào chuyên dụng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thì vấn đề quan trọng hơn cả là phải có một ý tưởng rõ ràng về lợi nhuận.

Người ta có thể sử dụng các trình tính lợi nhuận và để làm như vậy, thợ đào tiềm năng sẽ cần phải tìm ra tốc độ băm của mình (tốc độ xử lý trên máy tính của họ và bất kỳ thiết bị nào họ muốn mua) để có thể tính toán đầu ra tương ứng.

Tỷ lệ băm càng lớn, thợ đào càng khai thác khối thành công.

 

So sánh hoạt động khai thác Bitcoin Cash với Bitcoin – khả năng sinh lời

Quy trình liên quan đến khai thác Bitcoin Cash cũng giống như khai thác Bitcoin, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm khác biệt chính như sau.

Bitcoin Cash có giới hạn kích thước khối là 8MB trong khi Bitcoin có giới hạn kích thước khối là 1MB. Các khối lớn hơn sẽ yêu cầu nhiều sức mạnh tính toán hơn và cũng phải đầu tư nhiều hơn để khai thác.

Các khối lớn hơn cũng đồng nghĩa người khai thác sẽ thu nhiều phí giao dịch hơn. Do cả hai loại tiền điện tử cùng chia sẻ một blockchain, phần thưởng được cung cấp khi khai thác một khối vẫn giống nhau. Tuy nhiên, giá Bitcoin về cơ bản cao hơn đáng kể so với Bitcoin Cash.

Tại thời điểm viết bài, Bitcoin có giá 11.486,71 USD trong khi giá của Bitcoin Cash là 247,50 USD. Khác biệt quá lớn và điều đó đồng nghĩa là để thu hút nhiều thợ đào hơn, mạng Bitcoin Cash phải giữ cho độ khó khai thác thấp hơn đáng kể so với Bitcoin.

Tuy nhiên, đây là nơi mà các EDA hỗ trợ. Sau khi EDA được kích hoạt, độ khó đã được tự động được hiệu chỉnh lại khiến cho Bitcoin Cash tăng độ khó khai thác hơn 300%. Lúc này nhiều thợ đào theo đuổi Bitcoin đã quay lại khai thác Bitcoin Cash.

Tuy nhiên, những thợ đào này đang khai thác lỗ và nguyên do khiến họ giữ Bitcoin Cash đơn giản là họ tin giá trị của Bitcoin Cash sẽ tăng lên.

 

Cách khai thác Bitcoin Cash

Bước đầu tiên là lập một ví Bitcoin Cash để phần thưởng khai thác trong tương lai có thể được chuyển vào đó. Vì nhiều lý do liên quan đến an toàn và bảo mật, bắt buộc phải chọn một ví lưu trữ khóa cá nhân trên thiết bị cài đặt ví.

Ví tiền điện tử là phần mềm kỹ thuật số tương tự như tài khoản ngân hàng. Tiền có thể được gửi vào và đi ra từ ví. Giống như bất kỳ sản phẩm trực tuyến khác, ví cũng có thể bị tấn công hoặc bị đe dọa bởi các nguy cơ mạng.

Do đó, người dùng bắt buộc phải đảm bảo ví và khóa cá nhân của họ được an toàn trước các cuộc tấn công trực tuyến bằng cách chọn một nhà cung cấp đã được xác minh và hợp pháp. Bên cạnh đó cần sử dụng cả ví trực tuyến và ngoại tuyến, đồng thời đảm bảo khóa cá nhân vẫn an toàn.

Có sẵn rất nhiều ví trên thị trường bên cạnh lựa chọn giữa các nền tảng để lưu giữ ví như trên máy tính để bàn hoặc thiết bị di động. Ngoài ra có tùy chọn ví phần cứng và tiền mã hóa kỹ thuật số.

Hầu hết người dùng được khuyên nên sử dụng ví lạnh để lưu trữ phần lớn tiền của họ và dùng ví nóng để mua hàng ngày, từ đó đảm bảo các khoản tiền vốn của họ vẫn an toàn do ví nóng thường là đối tượng đầu tiên phải đối mặt với các hiểm họa về bảo mật.

Ngoài ra người dùng cũng nên giữ một tệp sao lưu ví trên một thiết bị riêng, tách biệt với thiết bị họ thường sử dụng, hoặc in ra và giữ một bản sao đồng thời cất ở một vị trí an toàn.

Nếu không có địa chỉ ví và khóa cá nhân, người dùng sẽ không thể truy cập vào tiền của mình và không thể lấy chúng ra khi gọi cho bộ phận hỗ trợ khách hàng.

Bước tiếp theo trong hoạt động khai thác Bitcoin Cash sau khi có được ví là cân nhắc xem nên đào một mình hay tham gia các mỏ đào. Một mỏ đào bao gồm một nhóm thợ đào Bitcoin Cash kết hợp lại với nhau để có thể gia tăng khả năng tính toán, từ đó tăng cơ hội giải các thuật toán liên quan đến các khối khai thác.

Trong mỏ đào, máy đào của bản thân thợ đào sẽ tiếp nhận các thuật toán nhỏ hơn, dễ giải quyết hơn cùng với các thành viên khác trong mỏ. Nếu hợp tác cùng nhau, cả mỏ sẽ có cơ hội giải thuật toán cao hơn và nhận phần thưởng.

Phần thưởng nhận được sẽ được chia cho các thành viên trong mỏ dựa trên sức mạnh tính toán họ đã đóng góp. Do đó không phải lúc nào cũng được chia đều, song luôn được đảm bảo phần thưởng được phân chia công bằng dựa trên nỗ lực và nguồn lực bỏ ra.

Khi khai thác một mình, thợ đào có các máy đào, thiết lập riêng và khi giải thuật toán và khai thác thành công khối Bitcoin Cash, thợ đào sẽ nhận được phần thưởng.

Tuy nhiên, khi xét đến việc cần có nhiều sức mạnh tính toán hơn để khai thác Bitcoin Cash, bên cạnh cần những thiết bị chuyên dụng và đắt tiền mà còn phải lường trước các thiết bị sẽ tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể.

Sau đó, khi cố gắng khai thác Bitcoin Cash, thợ đào có thể không thành công và cuối cùng phải mất nhiều hơn những gì nhận lại được từ phần thưởng Bitcoin Cash.

Do đó bạn nên bắt đầu khai thác trong một mỏ đào thay vì bắt đầu một mình và khi chọn mỏ, bạn cũng cần xem xét một số yếu tố dưới đây. Cần phải xét đến độ lớn của mỏ, tần suất khai thác một khối, cấu trúc thanh toán là gì, khoản phí nào được tính đến bên cạnh các loại thống kê và hiệu suất mà mỏ cung cấp.

Ngày nay hoạt động khai thác tiền điện tử chỉ có thể sinh lời bằng cách sử dụng máy đào ASIC. Đây là những máy tính đặc biệt được thiết kế và chế tạo chỉ cho mục đích đào tiền kỹ thuật số. Bên cạnh giá cả, các thợ đào cũng phải xem xét tỷ lệ băm và mức tiêu thụ điện năng.

Có rất nhiều máy đào trên thị trường, mỗi máy đào có giá riêng tùy theo mức tiêu thụ điện năng, tỷ lệ băm và hiệu quả. Các máy đào khoan tiêu thụ ít điện năng hơn sẽ kém hiệu quả hơn, và dù chúng rẻ hơn nhưng sẽ không mang đến nhiều lợi nhuận.

Sau khi thợ đào đã mua và lắp đặt máy đào của mình, họ có thể kết nối nó với ổ cắm điện, máy tính và cài đặt theo hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, để có thể điều khiển và giám sát máy đào, thợ đào sẽ cần phần mềm tương ứng.

Phần mềm phù hợp được xác định bởi cả máy đào lẫn hệ điều hành trên máy tính của thợ đào, đồng thời cũng yêu cầu bắt buộc phải sử dụng đúng phần mềm. Nếu thợ đào quyết định tham gia vào một mỏ đào, nhiều khả năng mỏ đó sẽ sử dụng phần mềm của riêng mình và giúp các thợ đào đỡ bỡ ngỡ hơn.

 

Hỏi Đáp Thường Gặp

 

Bitcoin Cash là gì?

Bitcoin Cash là một loại tiền kỹ thuật số hay còn gọi là tiền điện tử, ra đời sau đợt fork Bitcoin vào tháng 8 năm 2017.

 

Bitcoin Cash khác Bitcoin như thế nào?

Bitcoin Cash có kích thước khối lớn hơn 8MB, đảm bảo các giao dịch trên Bitcoin Cash blockchain được xác minh nhanh hơn và rẻ hơn. Ngoài ra còn có thể thực hiện rất nhiều giao dịch trên Bitcoin Cash blockchain.

 

Khai thác Bitcoin Cash có sinh lời không?

Có, tuy nhiên, công việc này đòi hỏi nhiều sức mạnh tính toán hơn do kích thước của các khối trên blockchain của Bitcoin Cash lớn hơn.

 

Có phải bất cứ ai cũng có thể khai thác Bitcoin Cash?

Đúng vậy, tuy nhiên do chi phí liên quan đến hoạt động khai thác Bitcoin Cash cao hơn đáng kể so với Bitcoin vì cần một khả năng tính toán và điện năng lớn để khai thác Bitcoin Cash.

 

Bitcoin Cash có thể được mua, bán, giao dịch hoặc trao đổi ở đâu?

Có rất nhiều nhà môi giới khác nhau cung cấp dịch vụ giao dịch Bitcoin Cash dưới dạng hợp đồng chênh lệch hoặc CFD, bên cạnh đó một số sàn giao dịch tiền điện tử cung cấp dịch vụ trao đổi trực tiếp Bitcoin Cash.

Xổ số miền Bắc