[CHUẨN NHẤT] Tác dụng của tia tử ngoại?

Tia tử ngoại hay còn được nhiều người gọi với cái tên khác nhau là tia cực tím, tia UV. Vậy tác dụng của tia tử ngoại là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

[CHUẨN NHẤT] Tác dụng của tia tử ngoại?

– Tia tử ngoại hay còn được nhiều người gọi với cái tên khác nhau là tia cực tím, tia UV. Đây là bức xạ điện từ có bước sóng 10nm – 380 nm. Theo bảng phân chia bức xạ điện từ, tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn vùng ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn tia X.

– Phổ thường được chia thành bảy vùng theo thứ tự bước sóng giảm dần, năng lượng và tần số tăng dần. Các ký hiệu phổ biến là sóng vô tuyến, vi sóng, tia hồng ngoại (IR), ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím (UV), tia X và tia gamma.

– Trong đó tia tử ngoại nằm trong dải phổ EM giữa ánh sáng nhìn thấy và tia X. Phân loại tia này gồm 3 loại chính:

– Tia tử ngoại A (kí hiệu UVA):chiếm 95% tia nắng mặt trời và không bị lớp ozone hấp thụ mà chiếu thẳng xuống mặt đất. Tia UVA sẽ xâm nhập vào tầng hạ bì của da, phá hủy Collagen khiến da nhanh chóng lão hóa.

– Tia tử ngoại B (kí hiệu UVB): là nguyên nhân chính gây nên bỏng nắng, kích ứng da và ung thư da. Cũng có tác dụng tốt là giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể con người

– Tia tử ngoại C (kí hiệu UVC): Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia UVC này có năng lượng cao nhất, gây hại nhất như các bệnh về da, ung thư da,..

– Tia tử ngoại có rất nhiều tính chất khác nhau, nhưng về cơ bản có 6 tính chất quan trọng nhất gồm:

+ Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh. Do đó, để nguyên cứu tia tử ngoại, người ta thường dùng phim ảnh.

+ Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất như kẽm sunfua, cadimi sunfua và tính chất này được áp dụng trong đèn huỳnh quang.

+ Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học ví dụ như phản ứng tổng hợp giữa clo và hidro, phản ứng biến đổi oxi thành ozon, phản ứng tổng hợp vitamin D.

+ Tia tử ngoại làm ion hóa không khí và nhiều chất khác. Cho một chùm tia tử ngoại đi qua lớp không khí giữa hai bản cực một tụ điện, thì tụ điện mất điện tích rất nhanh. Chiếu vào kim loại thì tia tử ngoại còn gây tác dụng quang điện.

+ Tia tử ngoại có tác dụng sinh học như hủy diệt tế bào da, tế bào võng mạc, diệt khuẩn, nấm mốc…

+ Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Vùng bức xạ cực tím có tác dụng diệt khuẩn nhiều nhất là vùng có bước sóng 280 – 200 nm. Những đèn phát tia cực tím thường được đặt ngầm ở trong nước. Lớp nước chảy qua đèn có độ dày khoảng 10 – 15 cm và phải được chiếu trong 10 – 30s. Tia cực tím chỉ xuyên được qua nước trong không màu. Khi màu và độ đục tăng thì tác dụng diệt khuẩn giảm. Ưu điểm của phương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím là không ảnh hưởng tới mùi vị của nước. Nhưng phương pháp này còn có nhược điểm là tác dụng diệt khuẩn không bền, sau này nước có thể bị nhiễm khuẩn lại và chỉ áp dụng được khi nước trong. Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào điện thế nguồn điện, khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm 15 – 20%.

* Lợi ích:

– Tia tử ngoại giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể bằng cách khi chiếu tia cực tím vào da thì 7 dehydro cholesterol sẽ chuyển thành vitamin D. Ngoài ra, ở liều lượng vừa phải tia cực tím còn kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể.

* Tác hại:

– Tia từ ngoại là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư da

– Tia tử ngoại có thể gây tai biến về mắt nếu như chúng ta không sử dụng đồ bảo hộ. Nếu đôi mắt chúng ta tiếp xúc với bức xạ UV quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.

– Tia cực tím có thể gây ra ung thư da, u hắc tố (Melanome)….Trong đó, các tác động chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là da sạm nắng, thoái hóa da,…

Xổ số miền Bắc