Các bước thiết kế xây dựng quy định như thế nào? Gồm mấy bước?

Thiết kế xây dựng (Construction design) là sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng dựa trên một mục đích cụ thể. Việc thiết kế xây dựng giúp cho các ý tưởng, ước muốn trở thành hiện thực, góp phần tạo nên một tổng thể kiến trúc đẹp cho cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ.

Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:

1. Thiết kế xây dựng gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.

2. Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau:

a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng;

b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;

c) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;

d) Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.

3. Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước.

Các bước thiết kế xây dựng quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Minh Khuê xin gửi tới khách hàng chi tiết nội dung này.

4. Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công.

 

1. Khái niệm thiết kế xây dựng

Thiết kế xây dựng là sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng dựa trên một mục đích cụ thể. Việc thiết kế xây dựng giúp các ý tưởng , ước muốn trở thành sự thật, góp phần tạo nên một tổng thể kiến trúc đẹp cho cuộc sống trọn vẹn đầy đủ.

 

2. Nội dung của thiết kế xây dựng

Theo điều 53 nghị định chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thiết kế xây dựng công trình gồm các nội dung chính sau

– Phương án công nghệ:

  • Phương án công nghệ được hiểu là giải pháp sử dụng  những công nghệ tiên tiến như xây cầu giờ có nhiều giải pháp công nghệ khác nhau: phương pháp đúc hẫng, dây văng, xây bằng chữ T, chữl…
  • Đối với công trình xây dựng bằng nhà ở có những phương án làm móng cọc, khoan nhồi hay tường vay, phương án sử dụng bên tông tươi tuỳ thoe công trình muốn xây dựng àm mình chọn công nghệ phù hợp, mỗi kiểu đều sử dụng công nghệ khác nhau.
  • Việc của người tư vấn thiết kế xây dựng là đưa ra những phương án phù hợp cho khách hàng và người tiêu dùng chọn lựa cũng như mức độ của công trình.

– Công năng sử dụng

  • Tuỳ thuộc vào nhu cầu xây dựng của từng đối tượng cũng như sự phát triển của xã hội: nhà cửa, chùa chiền, trung tâm mua sắm, các công trình giao thông để có thể tư vấn thiết kế xây dựng cho họ những phương án tốt nhất
  • Đây được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rất nhiều bên trong, đội ngũ kiến trúc sư cần bám sát về công năng, nhu cầu sử dụng để đưa ra những phương án hợp lý

– Phương án kiến trúc: 

  • Khi xây dựng một công trình nào đó, sẽ có nhiều phương án kiến trúc khác nhau. Người tư vấn thiết kế xây dựng sẽ giúo khách hàng chọn cho mình những phương án tối ưu nhất đảm bảo chất lượng cũng như kinh phí
  • Ví du khi xây một ngôi nhà cùng một diện tích nhưng lại có nhiều bản xẽ thiết kế khác nhau. Có phương án nhìn ngôi nhà sẽ rộng rãi, nhưng cũng có thể thiết kế nhỏ gon và ấm cúng, tuỳ vào nhu cầu của chủ đầu tư khác nhau.

– Tuổi thọ công trình xây dựng

  • Tuổi thọ công trình là khái niêm chỉ thời gian tồn tại của công trình ví du như cây cầu thiết kế trong 10 năm phải tu sửa lại hoặc xây mới.
  • Tuổi thọ công trình xây dựng thường được tính từ thời điểm công trình đươc đưa vào khai thác sau khi hoàn tất việc xây dựng hay sau một sửa đổi lớn cho tới khi chuyển sang trạng thái giới hạn. Tuổi thọ một công trình thường phụ thuôc vào các yếu tố như vật liệu xây dựng, kỹ thuât thi công….
  • Trước nay ít ai qua tâm đến tuổi thọ, sự bền vững của công trình, khi xây nhà họ chỉ để ý đến vẻ đẹp của nó. Ngoài một bản vẽ thiết kế đẹp thì chất lượng công trình luôn được quan tâm hàng đầu.

– Phương án kết cấu

  • Kết cấu xây dựng bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dưng
  • Kết cấu xây dựng là cơ sở cho viêc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và trạn thái giới hạn sử dụng
  • Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng cũng như kết cấu là hệ chịu lưc nằm trong trạng thái cân bằng ổn định

– Phương án phòng chống cháy nổ

  • Phương án cháy nổ được chú trọng trong thiết kế xây dưng trong những năm gần đây khi các vụ cháy thường xuyên xảy ra với những nguyên nhân như chập điện, rò rỉ điện
  • Cần tư vấn cho người sử dụng phương án tốt nhất

– Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao

  • Sửu dung năng nượng thiên nhiên như: Mặt  trời, sức gió, nước,.. đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng kưongj
  • Tư vấn rõ lợi ích của các thiết bị sử dụng năng lượng

– Giải pháp bảo vệ môi trường

  • Sử dụng các vật liệu thân thiên với môi trường, xây dựng xanh hướng đến môi trường bền vungữ
  • Các công trình đươc thiết kế xây dưng vân hành theo những tiêu chuẩn nhất định
  • Các giải pháp bảo vệ môi trường trong thiết kế nahf ở như thôgn gió tự nhiên

– Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng

  • Dự toán là được lập cho từng công trình thiết kế xây dựng trong dự án 
  • Dự toán công trình là căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đều tư xây dựng côg trình
  • Ước lập là ước lượng và lậ bảng dự toán

 

3. Các bước thiết kế xây dựng

Bước 1: Găp gỡ khách hàng và trao đổi phương án thiết kế

  • Khách hàng cung cấp giấy tờ liên quan đến diện tích đất sở hữu
  • Sau khi lắng nghe thì kiến trúc sư tiến hành trao đổi công việc

Bước 2: Thiết kế mặt bằng và phối cảnh ngoại thất

  • Phương án bố trí mặt bằng và thiết kế phối cảnh phù hợp với nhu cầu khách hàng
  • Thời gian thưc hiện 1 tuần

Bước 3: Chủ đầu tư chỉnh sửa bản vẽ 

  • Sau khi bàn giao hồ sơ đợt 1 cho CĐT thì CĐT sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ thiết kế và phản hồi lại cho bên tk
  • Thời gian thực hiên thì theo kế hoạch làm việc của CĐT

Bước 4: Triển khai chi tiết hồ sơ thiết kế+ thiết kế phối cảnh 3D nội thát

  • Sau khi thống nhất bản vẽ sẽ triển khai toàn bộ chi tiết hồ sơ trong vòng 20 ngày
  • Thời gian thực hiện: 2 tuần

Bước 5: Thiết kế 3D không gian nội thất bên trong

  • Chỉnh sửa các chi tiết theo yêu cầu sau khi nhận hồ sơ
  • Thời gian thực hiện 4 tuần

Bước 6: Thảo luận, chỉnh sửa bản vẽ nôi thất

  • Thời gian chỉnh sửa sẽ khảng 15 ngày
  • Thời gian thực hiên theo kế hoạc làm việc của CĐT

Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ các hạng mục

  • Sau khi bàn giao sẽ thực hiện các hang mục phụ theo hợp đồng như dự toán, bản vẽ xin phép,…
  • Thời gian thực hiên: 5 ngày

Bài viết trên Luật Minh Khuê đã gửi tới khách hàng các bước thiết kế đươc quy định và các vấn đề liên quan đến thiết kế. Trong bài viết có phần nào chưa hiểu quý khách có thể liên hệ trực tiếp qua số tổng đài: 19006162 để đươc tư vấn cụ thể. Xin trân thành cảm ơn!