Các đội tuyển đang đứng ở đâu sau CKTG 2018?

Để đánh giá sức mạnh thực sự của một đội tuyển chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Nó không chỉ là một khái niệm, việc xác định được đội tuyển nào mạnh hơn đội tuyển nào phải được đặt trong những bối cảnh cụ thể, dựa vào những yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan như lối chơi, mức độ hiệu quả, phong độ tuyển thủ,…

Trong khuôn khổ CKTG 2018, dựa vào những tiêu chí dưới đây, tôi sẽ đánh giá một cách khách quan nhất về các đội tuyển, xác định sức mạnh thật sự của họ ở đâu thay vì chỉ dựa vào kết quả trên bảng xếp hạng:

Có thể bạn sẽ có những ý kiến khác bởi nhiều đội tuyển top đầu lại không được xếp hạng cao nhưng như đã nói trước, thứ hạng tại CKTG không hoàn toàn nói lên sức mạnh của họ. Giờ thì cùng xem nhé !!

16. MAD Team

15. 100 Thieves

14. G-Rex

13. Team Liquid

12. Gen.G Esports

11. Afreeca Freecs

10. Phong Vu Buffalo

9. Edward Gaming

8. Cloud 9

7. Flash Wolves

6. Team Vitality

5. G2 Esports 

4. Fnatic

3. Royal Never Give Up

2. KT Rolster

1. Invictus Gaming

Sự bùng nổ – đó là những gì chính xác nhất để nói về IG. Họ có sự đồng đều ở cả ba đường và khả năng kết hợp gần như hoàn hảo với người đi rừng. Chiến thuật của họ nhắm tới việc tận dụng sự hoàn hảo tới từ kỹ năng của cả năm thành viên và nếu bỏ qua những hạt sạn nho nhỏ tới từ TheShy ở một vài tình huống quá…phiêu thì mọi thứ với IG đều rất gọn gàng. Chiến thắng 3-0 trước Fnatic vừa qua cùng chức vô địch thế giới là quá đủ để nói về sức mạnh của đại diện đến từ LPL trong giải đấu này.

Cho tới giờ phút này, đây vẫn là trường hợp khiến giới chuyên môn tiếc nuối và cũng khiến nhiều người phải tranh cãi nhất. KT sở hữu những tên tuổi xuất sắc và vô cùng nổi tiếng, kể cả là tài năng trẻ như Ucal. Tuy nhiên, để gọi họ là một tập thể đích thực vẫn có gì đó đôi chút ngượng ngùng. Ai cũng muốn nổi bật, muốn đè đường, muốn được chăm sóc… nhưng rõ ràng điều đó là không thể dù hoàn toàn có thể thông cảm bởi đâu phải lúc nào bạn cũng được góp mặt tại CKTG.

Nếu tất cả mọi vị trí đều ổn thì họ là một đội không thể ngăn cản, nhưng chỉ một mắt xích đánh mất lợi thế, tất cả những vị trí khác đều sẽ bị ảnh hưởng. Tâm lý cũng là vấn đề nan giải với những ngôi sao của KT bởi không gì là chắc chắn với họ cho tới khi nhà chính của một trong hai bên bị phá hủy. Đối với fan hâm mộ, họ vẫn luôn là một tập thể thất thường.

Thành bại tại Uzi – giờ nó giống một lời châm biếm hơn là khen ngợi dành cho xạ thủ xuất sắc nhất lịch sử của LMHT. Năm 2018 thực sự đã quá hoàn hảo với RNG khi họ thâu góm gần như mọi danh hiệu cao quý nhất… ngoại trừ CKTG. Điểm khác biệt lớn nhất chính là ở đội ngũ ban huấn luyện khi họ có được một Kezman từng mang về cả thành công cho một đội tuyển vô danh như I May. Người thứ hai là Heart, một HLV từng có những năm tháng rất thành công với vai trò huấn luyện chiến thuật trước khi thay thế FireFox để làm HLV trưởng.

Họ có một đội hình với đầy đủ những tài năng sáng giá nhất và hội tụ gần như mọi yếu tố để trở thành nhà vô địch. Chỉ có một vấn đề nằm ở cách họ tiếp cận trận đấu và để Uzi phải làm quá nhiều việc. Vòng bảng với RNG diễn ra hoàn toàn bình thường khi họ để các thành viên được thi đấu một cách phóng khoáng nhưng khi bước vào play-off, sự tự tin đó biến mất và một lần nữa, RNG trở nên quá dễ đoán. Đó chính là lý do khiến họ phải nói lời chia tay CKTG năm nay từ quá sớm.

Có thể nói hạt giống số 1 của Châu Âu mang đến CKTG lần này một lối chơi và đội hình vô cùng thú vị. Trong khi phần lớn các đội khác mang thêm rừng dự bị, họ lại chuẩn bị một người đi đường trên và thậm chí, người chơi chính ở vị trí này hoàn toàn có thể đi đường dưới nếu cần thiết. Bwipo giống như một ngọn giáo trong khi sOAZ như chiếc khiên để phòng thủ vậy. Họ có thể vận hành đa dạng những lối chơi, cấm – chọn đầy biến ảo và khiến đối phương bối rối khi phải dự đoán chiến thuật của mình.

Thêm vào đó, sự xuất sắc của Broxah cũng phần nào giúp khỏa lấp đi những thua thiệt về mặt kỹ năng giai đoạn đầu khi họ phải gặp những đối thủ lớn. Chính vì IG nắm được điểm này, họ đã dễ dàng ngăn chặn những can thiệp của Broxah và để các đường của IG tự tay bóp nghẹt đối phương trong trận chung kết.

Khi họ quyết định xây dựng một lối chơi dựa vào sự chủ động của Perkz ngay từ đầu mùa giải, ban huấn luyện của G2 có lẽ đã hài lòng với những gì mà họ dự định: Wunder sẽ là người nhận trách nhiệm đẩy lẻ, Jankos hỗ trợ những đường đơn bằng lối chơi xâm lăng liên tục, Wadid/Hjarnan chơi an toàn để giữ trụ. Dù meta có biến động thế nào, họ vẫn biết cách xoay sở và bám theo chiến thuật của mình một cách cực kỳ kiên định. Kết quả là họ vượt qua vòng khởi động rồi vào tới bán kết một cách hết sức bất ngờ.

Chỉ đơn giản là chiến thuật 1-4 hoặc 1-3-1, họ làm mọi thứ có thể để chiến thuật đó được thành công và kết quả thực sự không đến nỗi nào.

Thành tích ấn tượng nhất có lẽ là hạ gục Gen.G bằng một kịch bản vô cùng táo bạo: di chuyển sớm cùng nhau và đưa đường giữa Jiizuke vươn lên dẫn trước. Họ khiến tất cả ấn tượng với lối chơi đúng chuẩn meta: nhanh gọn và dứt khoát. Chỉ có điều, họ lại lựa chọn một lối chơi chậm khi đối đầu với RNG hay đúng hơn là buộc phải làm thế bởi lựa chọn Kindred. Dù không được như ý nhưng Vitality chắc chắn vẫn khiến những khán giả theo dõi CKTG năm nay được thỏa mãn bởi lối chơi đẹp mắt của mình: Di chuyển rộng, giao tranh sớm và làm mọi thứ để có được Baron càng sớm càng tốt.

FW năm nay chắc chắn là một trong những đội tuyển khiến chúng ta bất ngờ nhiều nhất. Họ đã có những khoảnh khắc ấn tượng với mục đích chơi rõ ràng là tận dụng sức mạnh ở đường dưới, để cho đường trên chơi chống chịu và Maple sẽ chơi được bất kỳ vị tướng nào mà huấn luyện viên cho rằng phù hợp với chiến thuật. Họ vận hành nó một cách trơn tru và mục tiêu vượt qua vòng bảng tưởng chừng không khó để thực hiện. Họ đã thống trị LMS bằng lối chơi đó mà, nhớ chứ?

Nhưng sau tất cả, họ tỏ ra quá chậm chạp trong khả năng ứng biến. Lối chơi mà họ mất cả năm trời để hoàn thiện hóa ra lại không hoàn toàn thích hợp với meta của CKTG lần này và kết quả bị đào thải là không thể tránh khỏi.

Cùng với G2, hạt giống số 3 của Bắc Mỹ chính là đội tuyển tiến bộ nhiều nhất tại CKTG lần này. Chỉ sau một vòng khởi động đầy sóng gió, họ nhanh chóng học hỏi và được truyền cảm hứng rất nhiều từ “người bạn hàng xóm” Team Vitality.

Không quá khi nói C9 đã được khích lệ rất nhiều từ kết quả bất ngờ mà Vitality có được để từ bỏ việc chạy theo các đội tuyển Châu Á. Đội hình non trẻ của họ rõ ràng không thể trưởng thành chỉ trong một sớm một chiều và họ đã quyết định làm điều mà những tuyển thủ non kinh nghiệm giỏi nhất: giao tranh liên tục.

Khả năng cấm chọn của HLV Reapered thực sự cũng rất đáng nể và nó mang tới không dưới 50% thành công cho kỳ tích lọt vào bán kết của C9 trong năm nay.

EDG vẫn nổi tiếng là luôn thi đấu dưới sức mỗi khi phải tham gia một đấu trường lớn như CKTG. Dù không phủ nhận, mỗi năm họ đều có đôi chút tiến bộ hơn nhưng chừng đó chưa bao giờ là đủ với tiềm năng mà họ đang có.

Tại LPL Mùa Hè vừa qua, họ luôn là đội hủy diệt ở giai đoạn đi đường trước đối phương nhờ vào kỹ năng cá nhân xuất sắc của mỗi thành viên. Nhưng khác với IG, họ thường bối rối trong việc triển khai thế trận từ giai đoạn giữa ván đấu, trong khi có thể kết thúc đối phương kể từ phút 25. Dù rất nỗ lực trong trận tứ kết nhưng những yếu điểm trong lối chơi của họ đã tồn tại từ lâu mà mãi vẫn chưa thể khắc phục và vì thế, việc thất bại sớm tại CKTG là điều không quá bất ngờ.

Ở giải quốc nội, PVB thống trị hoàn toàn bằng sự điên loạn và lối chơi rực lửa của mình. Nếu bạn là fan hâm mộ của LCK, hãy tưởng tượng VCS giống như một cặp sinh đôi trái tính của nó (không nói về đẳng cấp) – các trận đấu như thể ở xếp hạng đơn vậy. Nhưng PVB sẽ đứng đâu đó ở giữa. VCS là một phiên bản nâng cấp tuyệt vời cho hàng chờ xếp hạng đơn với những đội tuyển được đầu tư bài bản hơn. Bạn sẽ hiếm khi thấy những pha đóng băng lính hay một đợt lính đẩy chậm, hay thậm chí một đội hình mang thiên hướng kiểm soát. Điểm hạ gục là mục tiêu duy nhất và PVB rõ ràng là một con quái vật nếu xét ở khoản này. Chỉ có điều họ lại chưa đủ tự tin để làm điều đó tại CKTG.

Nhìn C9 bay cao như vậy nhờ lối chơi có phần bản năng, hẳn chúng ta đều có đôi chút tiếc nuối vì tiềm năng của đội nhà. PVB đã quá phụ thuộc vào Zeros và để Afreeca Freecs dễ dàng đọc được điều này. Đáng ra Naul hay BigKoro có thể bước lên để đảm nhiệm vai trò đó như cái cách chúng ta hạ gục Flash Wolves vậy nhưng chỉ tiếc mọi bài học đều đến quá muộn màng.

Danh tiếng của họ đã ngăn cản nhiều người nhìn vào sự thật rằng: Afreeca không có thế mạnh gì vượt trội so với những đội tuyển khác, ngoại trừ việc họ luyện tập và có thời gian chuẩn bị nhiều hơn. Tuy nhiên, đại diện của Hàn Quốc không thể hiện được gì quá nhiều ngoài một lối chơi thất thường, cả 5 thành viên đều thi đấu dưới sức và quá bảo thủ với một chiến thuật lạc hậu.

Thời điểm Kiin bị Cloud9 khắc chế hoàn toàn bởi con bài Viktor, mọi thứ đã chấm dứt với Afreeca. Họ chỉ mang đến một lối chơi bạc nhược cùng một tinh thần thi đấu mong manh ngay trên chính sân nhà của mình.

Một đội tuyển với những thành viên gắn bó cùng nhau tới 3 năm, chưa một lần vô địch LCK nhưng vẫn đủ sức trở thành nhà vô địch thế giới. Vâng, đó chính là Gen.G, đội tuyển với những thành viên trung thành nhất cả với đội tuyển lẫn lối chơi của họ. Họ có thể không phải đội thi đấu hổ báo nhất nhưng phong cách “bác học” của Gen.G từng giúp họ có chức vô địch và họ không có vẻ gì là định từ bỏ nó cả.

Ngay ở thời điểm cả thế giới phát sốt vì meta đường dưới, họ vẫn kiên trì với những Ezreal hay Varus… thậm chí còn đánh bại được cả Griffin bằng lối chơi đó. Nhưng ở CKTG lần này, có vẻ như họ đã bắt đầu phát ngấy với món ăn mà mình đã ăn suốt cả năm qua, đặc biệt là Crown, người đã thể hiện một phong độ nghèo nàn chưa từng có cũng như đánh rơi toàn bộ sự tự tin vào chính lối chơi từng giúp họ thành công. Họ từ một đội chơi chậm chuyển hẳn sang thành chơi bị động và cuối cùng, trở thành đội đầu tiên của Hàn Quốc bị loại tại CKTG năm nay.

Là hạt giống số một của Bắc Mỹ, người ta mong chờ nhiều hơn ở Doublelift cùng đồng đội tại CKTG năm nay. Nhưng những gì họ mang đến chỉ là một lối chơi rời rạc và bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào cặp đôi đường dưới trong tuyệt vọng. Họ thường bước vào giao tranh với tâm thế không sẵn sàng và luôn bị đối phương dễ dàng bẻ gãy. Hai chiến thắng an ủi ở một thời điểm muộn màng trước MAD và EDG ít ra cũng giúp họ ngẩng cao đầu rời giải và không xếp cuối cùng ở bảng xếp hạng này.

G-Rex đã mang đến một bộ mặt khá tươi sáng ở vòng khởi động nhưng rồi họ lại bất ngờ thay thế nhân tố chủ chốt Empt2y của mình bằng baybay trong giai đoạn vòng bảng. Tuy nhiên, mọi thứ không mấy hiệu quả, họ lại đưa Empt2y trở lại nhưng với vai trò hỗ trợ cho những tình huống tấn công của người đi rừng. Mọi thứ nhanh chóng sụp đổ bởi đó không phải sở trường của Empt2y. Khi họ muốn tập trung sức mạnh vào đường dưới, một lối chơi không khác gì tự sát khi đối đầu với những đội tuyển phương tây, có lẽ họ đã quá tuyệt vọng bởi không tìm ra được một phương án nào khả dĩ.

Đến Hàn Quốc một cách khá ồn ào, 100T không phải nhân tố được mong đợi với các fan của Bắc Mỹ sau khi giai đoạn Mùa Hè kết thúc. Một AnDa mới chân ướt chân ráo từ FlyQuest sang bỗng chốc được đại diện để thi đấu tại CKTG, cộng thêm một chiến thuật nghèo nàn của pr0lly khiến cả đội trông như một mớ hỗn độn tại CKTG lần này.

Có đôi chút ánh sáng trong ngày thi đấu cuối cùng của họ, khi mà toàn đội quyết định chơi hổ báo hơn đôi chút nhưng mọi thứ đã quá muộn. Họ chưa có sự chuẩn bị để đối đầu với những đội tuyển mạnh hơn và kết cục là bị loại ngay từ vòng bảng.

Được biết đến là đội tuyển anh em của ahq, cái tên từng khuynh đảo LMHT thế giới ở mùa hai. GreenTea với nỗ lực của mình đã tạo nên một đội tuyển với chất liệu tương tự cùng một vài cái tên tương đối ấn tượng. Tuy nhiên, họ luôn đánh mất tất cả chỉ sau một vài lần bị hạ gục và trở nên vô dụng trong 2/3 quãng thời gian còn lại của trận đấu. Nói một cách thẳng thắn, MAD vẫn chưa đủ đẳng cấp để có thể đối đầu với bất kỳ một đội tuyển nào có mặt tại CKTG lần này, dù cho có là một Team Liquid đầy lỗ hổng trong lối chơi.

Còn ý kiến của các bạn ra sao? Đừng ngại ngần chia sẻ cho chúng tôi biết.

Xổ số miền Bắc