Các hình thức Marketing quốc tế phổ biến nhất hiện nay

Để nâng cao vị thế của mình và phát triển đa dạng tại các thị trường khác nhau, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình một chiến lược Marketing quốc tế hiệu quả. Vậy Marketing quốc tế là gì? Có những hình thức Marketing quốc tế nào phổ biến nhất hiện nay? Hãy đọc bài viết sau cùng Haravan để tìm ra câu trả lời!

1. Marketing quốc tế là gì?

marketing-quoc-te

Marketing quốc tế là một quá trình đa quốc gia lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động trong Marketing

Marketing quốc tế là gì? Theo Hiệp hội Marketing Mỹ, Marketing quốc tế (International Marketing) là một quá trình đa quốc gia lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động trong Marketing. Điển hình như lên ý tưởng, kế hoạch, định giá, xúc tiến và phân phối ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ. Mục đích là để tạo ra trao đổi các nhu cầu và mong muốn của những người cư trú ngoài biên giới quốc gia mình.

Marketing thương mại quốc tế là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp trong khi thị trường trong nước vốn đã bị thu hẹp và không còn tiềm năng nữa. Mặc dù có những tương đồng nhất định với tiếp thị nội địa nhưng phạm vi hoạt động của Marketing quốc tế rộng hơn rất nhiều và trên phạm vi toàn thế giới.

2. Những lợi ích của chiến lược Marketing quốc tế

2.1 Mở rộng thị trường

marketing-quoc-te

Mở rộng thị trường

Một lợi thế chính của chiến lược Marketing quốc tế là mở rộng thị trường. Đây là cơ hội giúp cho các thương hiệu mở rộng lượng khách hàng của mình.

Nếu như ở hai thập kỷ trước, ý tưởng Marketing một sản phẩm, dịch vụ là quá tốn chi phí đối với các doanh nghiệp nhỏ, thì ngày nay, nhờ các kênh truyền thông mới như Google và Facebook, các doanh nghiệp có thể dễ dàng làm được điều đó. Họ có thể tiếp cận cơ sở khách hàng rộng rãi hơn ở nước ngoài mà không bị phá vỡ ngân sách. Không chỉ gia tăng lợi nhuận, mà các hình thức Marketing quốc tế còn nâng cao nhận thức về thương hiệu.

2.2 Bảo vệ, chống lại suy thoái kinh tế

Nếu chẳng may gặp phải các sự kiện kinh tế bất ngờ hoặc thảm họa, tài sản của doanh nghiệp bạn có thể sẽ bị tàn phá. Tuy nhiên, doanh thu từ việc bán cho khán giả nước ngoài có thể bù đắp cho sự suy thoái kinh tế có thể xảy ra. Từ đó, doanh nghiệp bạn sẽ có thể vượt qua thời kỳ khó khăn và bù đắp cho những tổn thất ở trong nước.

Chẳng hạn: Chỉ với 45,5 triệu đô la tại phòng vé Mỹ, The Great Wall đã không thu được dù chỉ một phần ba trong số kinh phí 150 triệu đô la. Tuy nhiên, bộ phim hành động này đã thành công vang dội ở Trung Quốc, thu về 170 triệu USD. Ngoài ra, tại phòng vé quốc tế, phim đã thu được tổng cộng 289,4 triệu đô la.

2.3 Sử dụng hiệu quả sản xuất thặng dư

Chiến lược Marketing quốc tế còn giúp các nhà sản xuất tận dụng sản xuất lượng dư thừa một cách hiệu quả. Bởi nó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa được sản xuất dư thừa ở nước này sang nước khác. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể sẽ đáp ứng được từng nhu cầu cụ thể thông qua việc trao đổi ngoại tệ sản phẩm giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.

Nói một cách đơn giản, nguyên liệu thô, hàng hóa hoặc dịch vụ dư thừa trong quá trình sản xuất trong nước có thể được chuyển ra thị trường nước ngoài.

2.4 Cung cấp lợi thế cạnh tranh

marketing-quoc-te

Cung cấp lợi thế cạnh tranh

Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả sản xuất thặng dư, Marketing thương mại quốc tế còn mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mới và khả năng hiển thị mà đối thủ cạnh tranh có thể không có. Điều này đặc biệt đúng khi thị trường nhà đã bão hòa.

2.5 Cơ hội việc làm

Ngoài những lợi ích đã kể đến ở trên, các hình thức Marketing quốc tế còn làm tăng cơ hội việc làm ở nước ngoài. Bởi việc tiếp cận những nhân tài đặc biệt có thể không có ở quốc gia sở tại của doanh nghiệp. Những người này bao gồm người quản lý marketing, điều phối viên marketing và người phiên dịch,…

Ví dụ: Hơn 71% nhà quảng cáo tin rằng một số chiến dịch quảng cáo tốt nhất đang được phát triển ở nước ngoài. Vì vậy, việc áp dụng một chiến lược tương tự trong nước có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

3. Các hình thức Marketing quốc tế phổ biến nhất hiện nay

3.1 Xuất khẩu

marketing-quoc-te

Xuất khẩu

Marketing xuất khẩu là hình thức tiếp thị thực hiện bởi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Mục đích chính của Marketing xuất khẩu là để tìm hiểu thị trường, khách hàng, cơ hội và tiềm năng xuất khẩu ở các nước mà doanh nghiệp nhắm đến.

Để thực hiện Marketing xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội,… của các thị trường quốc tế. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần đưa ra các quảng bá cho sản phẩm phù hợp với từng thị trường mục tiêu.

So với các hình thức Marketing quốc tế khác trong danh sách này, xuất khẩu có rủi ro thấp nhất. Nó cũng ảnh hưởng ít nhất đến hoạt động quản lý nhân sự của doanh nghiệp.

3.2 Cấp phép

Cấp phép là một thỏa thuận theo đó một công ty, được gọi là bên cấp phép, cấp cho một công ty nước ngoài quyền sử dụng tài sản trí tuệ của mình. Nó thường trong một khoảng thời gian cụ thể và người cấp phép sẽ nhận lại tiền bản quyền.

Các công ty chuyên cấp phép hàng đầu toàn cầu có thể kể đến Warner Bros, Disney, Iconix Brand Group,…

3.3 Nhượng quyền thương mại

marketing-quoc-te

Nhượng quyền thương mại

Giống như cấp phép, nhượng quyền thương mại là việc một công ty mẹ cấp cho một công ty nước ngoài quyền kinh doanh dưới danh nghĩa của mình. Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại thường phải tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt hơn trong việc vận hành doanh nghiệp hơn là cấp phép.

Loại hình quản trị Marketing quốc tế này cũng phổ biến hơn trong các công ty dịch vụ, chẳng hạn như khách sạn, dịch vụ cho thuê và nhà hàng. Tuy nhiên, việc cấp phép lại thường bị hạn chế trong lĩnh vực sản xuất.

3.4 Liên doanh

Một liên doanh mô tả nỗ lực kết hợp của hai doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau để cùng có lợi. Đó là sự tham gia của hai hoặc nhiều công ty cùng vào một doanh nghiệp trong đó mỗi công ty:

  • Đóng góp tài sản
  • Sở hữu tài sản ở một mức độ nào đó
  • Chia sẻ rủi ro

Liên doanh quốc tế phổ biến nhất cho đến nay chính là Sony-Ericsson. Đây là sự hợp tác giữa một công ty điện tử Nhật Bản, Sony và công ty viễn thông Thụy Điển Ericsson.

3.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

marketing-quoc-te

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, một công ty sẽ đặt tài sản cố định ở nước ngoài để sản xuất một sản phẩm ở đó. Không giống như các công ty liên doanh, công ty nước ngoài sở hữu hoàn toàn các công ty con. Vì vậy, nó sẽ có sự kiểm soát hiệu quả hoặc ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: mua lại, sáp nhập, bán lẻ, dịch vụ, hậu cần,…

Ví dụ: Một số công ty ở Hoa Kỳ sử dụng các hình thức Marketing quốc tế này để bán sản phẩm và dịch vụ của họ trên toàn cầu.

4. Triển vọng và thách thức khi thực hiện Marketing thương mại quốc tế

Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa đã mang đến rất nhiều cơ hội mới trong việc quản trị Marketing quốc tế. Có thể nói rằng, Marketing quốc tế mang trên mình rất nhiều thách thức. Thế nhưng nó cũng mở ra đầy triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sự mở cửa hợp tác giữa các nước trên thế giới và các Hiệp định tự do thương mại khu vực đã trở thành cơ hội lớn để các doanh nghiệp nắm bắt.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt các chiến lược Marketing quốc tế, thì yêu cầu và đòi hỏi về kỹ năng chuyên ngành marketing thành thạo, chuyên nghiệp và vốn kiến thức về thế giới, về thị trường nước ngoài sâu rộng là những thứ mà các bạn sẽ phải chuẩn bị để tiến đến. Là một Marketer, bạn phải am hiểu về mọi lĩnh vực từ nhỏ nhất tới lớn nhất như bán lẻ, xã hội, luật, chính trị, kinh tế, công nghệ,…cho đến những nét văn hoá, phong tục, bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia để hạn chế xảy ra những cuộc khủng hoảng truyền thông khó lòng mà giải quyết được.

5. Ví dụ về Marketing quốc tế

marketing-quoc-te

Ví dụ về Marketing quốc tế của McDonald’s

Ví dụ về Marketing quốc tế của McDonald’s sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động Marketing này:

Khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, họ tiến hành thực hiện một cuộc nghiên cứu chuyên sâu trước khi đưa ra một thực đơn hoàn chỉnh cho các thực khách Ấn. Toàn bộ menu được xây dựng lại để phù hợp và đáp ứng được khẩu vị và nhu cầu ăn uống của người Ấn Độ. Thực phẩm chay chiếm 40% các món ăn trong menu. McDonald’s cũng loại bỏ các loại thực phẩm như thịt bò hay thịt heo ra khỏi món ăn để tôn trọng văn hoá của người Ấn.

Có thể nói đây chính là một ví dụ về Marketing quốc tế và chính điều này đã mang đến thành công cho các sản phẩm của McDonald’s trên thị trường Ấn và giúp thương hiệu này trở nên dần quen thuộc với người dân nơi đây.

marketing-quoc-te

Ví dụ về Marketing quốc tế của Nike

Ví dụ về Marketing quốc tế của Nike:

Nike là một trong những cái tên thành công vang dội trong hoạt động marketing quốc tế

Nike đã nỗ lực để tăng cường sự hiện diện toàn cầu của mình trong những năm qua thông qua các hoạt động tài trợ quốc tế. Một ví dụ về điều đó là thỏa thuận lâu dài trước đây của họ với câu lạc bộ bóng đá Anh, Manchester United .

Bên cạnh các khoản tài trợ quốc tế, Nike còn có một số chiến lược khác để làm cho các sản phẩm của mình trở nên hấp dẫn trên thị trường toàn cầu .

Ví dụ: nền tảng đồng sáng tạo NikeID đặt sức mạnh của thiết kế vào tay người tiêu dùng. Đó là một cách nhanh chóng để thương hiệu cung cấp các sản phẩm giải quyết được sự khác biệt về văn hóa và phong cách.

Ví dụ về Marketing quốc tế của Coca-Cola:

Coca-Cola là một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới và họ xứng đáng được như vậy. Coca-Cola là một ví dụ tuyệt vời về một thương hiệu có chiến lược Marketing Quốc tế thành công tuyệt vời.

Công ty đã cho phép các hoạt động kinh doanh tại địa phương chậm lại để điều chỉnh hương vị của soda để phù hợp với sở thích văn hóa của thị trường. Bên cạnh đó 4Ps trong Marketing như quảng cáo, khuyến mại, phân phối và giá cả cũng được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể.

Coca-Cola tập trung vào các giá trị phổ quát, chẳng hạn như chia sẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên, thương hiệu cũng bản địa hóa các chiến dịch sử dụng các tài liệu tham khảo về văn hóa và các giao dịch chứng thực với những người nổi tiếng địa phương.

marketing-quoc-te

Ví dụ về Marketing quốc tế của Coca-Cola

Để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi xảy ra rủi ro thì bạn có thể sử dụng phần mềm báo cao kinh doanh của Haravan.

marketing-quoc-te

Phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan

Phần mềm báo cáo kinh doanh của Haravan có những tính năng vượt trội mà các phần mềm khác khó có được như:

  • Hiển thị tổng quan lịch sử kinh doanh theo mỗi kênh bán hàng như: số lượt mua hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số ở một nền tảng duy nhất.
  • Báo cáo về chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu suất hoạt động của nhân viên.
  • Báo cáo tình trạng đơn hàng: đang giao, đã giao, hủy và tồn kho ở mỗi kênh bán.
  • Tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn để so sánh doanh thu có tăng trưởng hay sụt giảm, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Qua đó, doanh nghiệp bạn sẽ đạt được một số lợi ích khi sử dụng phần mềm này như:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ công việc kinh doanh linh hoạt, đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược và kế hoạch bán hàng.
  • Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của mỗi kênh bán hàng giúp so sánh và tối ưu hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu tốt nhất.
  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh và tối ưu hóa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm trên mỗi kênh.

Tuy nhiều chức năng là vậy nhưng phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan lại rất dễ dàng sử dụng. Người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác cơ bản trong vài lần là có thể dễ dàng làm quen cũng như sử dụng phần mềm.

Chính vì những ưu điểm nổi trội của phần mềm báo cáo kinh doanh Haravan mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như Biti’s, Juno, Vinamilk,… đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm báo cáo kinh doanh mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

6. Tổng kết

Bài viết trên Haravan đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Marketing quốc tế là gì?”, đồng thời cũng đã chỉ ra các hình thức Marketing quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về Marketing quốc tế và áp dụng chúng hiệu quả vào công việc kinh doanh. Chúc bạn thành công!

—————–

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Thuật toán Facebook

>>> Xem thêm:

Xổ số miền Bắc