Các ngôn ngữ lập trình ứng dụng di động

Nếu bạn muốn
phát triển một ứng dụng di động, bạn cần biết ngôn ngữ lập trình để xây dựng
nó. Nhưng việc lựa chọn một ngôn ngữ lập trình phù hợp cũng không phải là điều
dễ dàng. Có rất nhiều ngôn ngữ cho bạn lựa chọn, bài viết này sẽ giúp bạn sàng lọc và lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp nhất.

Tất cả đều phụ
thuộc vào ứng dụng bạn đang muốn xây dụng. Đối với một số loại ứng dụng, thì
người phát triển ứng dựng nhiều khi không cần sử dụng hết các tính năng mà một
ngôn ngữ nào đó hỗ trợ. Nhưng lại có những trường hợp mà một ứng dụng lại cần được xây dựng trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ đi qua một số các ngôn ngữ lập trình ứng dụng di động và nhấn mạnh vào những điểm mà giúp bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Hãy bắt đầu với
những ngôn ngữ quen thuộc trước nhé.

Các ngôn ngữ
lập trình cho Android

Java

Dựa vào chỉ số TIOBE, Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất tính đến tháng sáu năm 2017. Nếu bạn đang có ý định xây dựng một ứng dụng Android, tỉ lệ lớn là bạn sẽ làm việc với Java. Với một cộng đồng developer lớn mạnh được thành lập từ khá lâu, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ về chuyên môn.

Vậy nên khi bạn
phát triển ứng dụng di động bằng Java, bạn có thể thỏa sức sáng tạo để xây dựng
bất kì loại ứng dụng nào mà bạn muốn. Hạn chế duy nhất chỉ có thể chính là sức
sáng tạo của bạn hay sự hạn chế trong kiến thức của bạn về Java.

Kotlin

Kotlin là ngôn
ngữ lập trình được phát triển bởi JetBrains, một công tyCộng Hòa Czech phát triển
ItelliJ IDEA, một IDE khá nổi tiếng. Đội ngũ lập trình Android của Google gần
đây đã thông báo về việc họ đang chính thức thêm hỗ trợ cho Kotlin.

Kotlin được
phát triển để giải quyết một vài vấn đề tồn tại trong Java. Theo đa số người
ủng hộ việc dùng Kotlin, thì syntax của nó đơn giản và gọn hơn, do đó ít dẫn
tới xảy ra việc dòng code rườm rà, dài dòng. Điều này có tác dụng giúp người viết tâp trung trong việc giải quyết vấn đề hơn là cố xoay sở với những câu lệnh dài dòng phức tạp. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp Kotlin và Java cùng nhau trong dùng một dự án, khai thác hết thế mạnh của cả 2 ngôn ngữ.

Các ngôn ngữ
lập trình iOS

Swift

Nếu bạn muốn
phát triển cho iOS, thì Swift là ngôn ngữ dành cho bạn. Được giới thiệu năm
2014 và tuyên bố là mã nguồn mở năm 2015, Swift nhanh chóng tiếp cận với các
nhà phát triển mobile. Nó rất thịnh hành, đặc biệt trong giới khởi nghiệp phát
triển các ứng dụng iOS.

Apple đã bổ
sung vào nhiều tính năng tuyệt vời cho ngôn ngữ, như syntax đơn giản, khả năng
tìm kiếm lỗi lập trình dễ dàng, vân vân. Nỗ lực to lớn này của Apple để quảng
bá Swift rõ ràng nhằm mục đích muốn phát triển ngôn ngữ này trở thành ngôn ngữ
phổ biến chủ lực cho cả hệ thống phát triển ứng dụng của hãng.

Objective-C

Objective-C là
ngôn ngữ phát triển ban đầu dành cho iOS. Mặc dù Swift gần đây được nhiều người
biết đến như là tương lai phát triển của các ứng dụng iOS, nhưng nhiều dự án đã
và đang sử dụng Objective-C. Do đó, việc dịch chuyển từ Objective-C sang hẳn Swift sẽ phải cần thời gian, và đôi khi bạn cần đến cả hai cho những dự án hiện tại.

Các ngôn ngữ đa
nền tảng (cross-platform)

JavaScript

Javascript có
lịch sử từ những ngày ra đời World Wide Web. Là một ngôn ngữ phổ biến cho cả
front-end và phía server, nó giúp cho các web developer có toàn quyền phát
triển cả về mặt tương tác người dùng với trang web và xây dựng hoàn chỉnh toàn
bộ ứng dụng web.

Ngày nay, một
vài Javascript framework được xây dựng nhằm nhắm tới việc phát triển riêng cho
nền tảng di động, cụ thể như Ionic 2 và React Native. Sử dụng các framework và thư viện này giúp cho việc phát triển các ứng dụng di động đa nền tảng trở nên khá dễ dàng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần viết một lần, nó sẽ chạy được trên cả iOS và Android.

TypeScript

TypeScript là
một superset của JavaScript, có tính an toàn hơn thông qua việc hỗ trợ kiểu
tĩnh (static type). Nó cũng cung cấp nhiều hỗ trợ cho việc phát triển các ứng
dụng quy mô lớn (large-scale). Được phát triển và duy trì bởi Microsoft, TypeScript cho phép các nhà phát triển ứng dụng viết các ứng dụng di động đa nền tảng bằng việc sử dùng các framework như NativeScript.

Các ngôn ngữ khác

C#

C# là một ngôn
ngữ lập trình cho Windows Mobile. Nó cũng khá tương tự C++ và Java. Microsoft
đã duy trì nhiều đặc tính của Java để đơn giản hóa mô hình, trong khi vẫn duy
trì thiết kế theo giống C++. C# cũng có một cộng đồng lập trình viên đang hoạt động, rất thân thiện và rất hữu ích.

C

C là ngôn ngữ
lập trình phổ biến thứ hai theo chỉ số TIOBE, và cũng như Java, cộng đồng ngôn
ngữ này gồm đa số người rất nhiều kinh nghiệm có thể trao cho bạn những lời
khuyên hữu ích để sản phẩm của bạn ít gặp bug hơn.

Được phát triển
bởi Dennis Ritchie trong khi ông đang làm việc ở Bell Labs, C là một ngôn ngữ
được chấp nhận rộng rãi và cho phép bạn làm việc trực tiếp với cả những câu
lệnh máy tính low-level. Nếu bạn muốn dùng Android NDK (Native Development
Kit), bạn sẽ cần phải làm quen với ngôn ngữ C.

C ++

Nếu bạn đã quen
thuộc với C, thì bạn sẽ thật sự sẽ thích đọc và viết code bằng C++. C++ được mở
rộng từ C, với nhiều tính năng high-level hơn và hỗ trợ lập trình hướng đối
tượng. C++ cũng là một ngôn ngữ ưa thích của các nhà phát triển ứng dụng Android. Bạn cũng có thể sử dụng C++ để phát triển ứng dụng mobile cho Windows. C++ đi song song với Java trong lĩnh vực phát triển phần mềm, và nó thực sự đáng để nhiên cứu và nâng cao.

Python

Python là một
ngôn ngữ lập trình khác rất dễ học và dễ đọc. Người tạo ra ngôn ngữ đã cố gắng
hết sức để giữ cho cú pháp đơn giản và rõ ràng nhất có thể. Điều này thực sự giúp các developer chưa có kinh nghiệm làm quen và duy trì mức năng suất cao, từ ngày đầu tiên. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi viết code với Python, thì bạn có thể sử dụng các framework như Kivy để phát triển ứng dụng di động đa nền tảng.

Ruby

Ruby là một
ngôn ngữ lập trình kịch bản (scripting language) hướng đối tượng, chịu ảnh
hưởng của Ada, C ++, Perl, Python và Lisp. RubyMotion là một framework tuyệt
vời để phát triển ứng dụng di động đơn thuần và đa nền tảng bằng Ruby. Khá dễ dàng để tìm hiểu Ruby, nhờ cú pháp gọn gàng tập trung vào tính đơn giản và hiệu suất.

Làm thế nào để
phân loại các ngôn ngữ?

Các ứng dụng di
động có thể được phân thành ba loại, bao gồm nền tảng gốc (native), nền tảng
lai (hybrid) và đa nền tảng. Native app có thể khai thác được hết sức mạnh và
tính năng của hệ điều hành, và chúng luôn là nhanh nhất về mặt hoạt động. Tuy nhiên, bạn cần duy trì các codebase khác nhau cho các nền tảng, bởi vì mỗi nền tảng sử dụng các ngôn ngữ riêng.

Ví dụ như, nền
tảng Android sử dụng Java và C/C++ để xây dựng native app. iOS sử dụng
Objective-C và Swift để xây dựng native app. C# được sử dụng để xây dựng native app cho nền tảng Windows Mobile. Tất cả các ngôn ngữ lập trình cho native app đều được biên dịch (compiled), thay vì được thông dịch (interpreted).

Các ứng dụng di
động lai (hybrid) thật ra là các trang web được thiết kế để làm việc với thiết
bị di động. Người dùng có thể truy cập chúng thông qua trình duyệt web trên
thiết bị di động như thể họ đang truy cập trang web trên máy tính để bàn. Sự kết hợp của HTML5, CSS và JavaScript là sự lựa chọn hiển nhiên, nếu bạn muốn phát triển các ứng dụng web.

Gần đây, một
làn sóng mới của các framework phát triển ứng dụng di động đã xuất hiện. Các
framework này kết hợp các tính năng tốt nhất của cả native app và hybrid app –
chúng nhanh và nhẹ và có thể khai thác toàn bộ sức mạnh của thiết bị gốc, nhưng
do được viết bằng JavaScript và các ngôn ngữ web khác, rất nhiều code có thể
được sử dụng lại giữa các platform.

React Native và
NativeScript là những framework đa nền tảng phổ biến. Nếu bạn muốn tìm hiểu
thêm, hãy kiểm tra khóa học dành cho người mới bắt đầu hoặc các bài hướng dẫn
khác của chúng tôi.

So sánh giữa
các tính năng

Trước khi đi sâu vào chi tiết các tính năng của ngôn ngữ, bạn phải chọn một nền tảng cho mình. Bạn có thể tham khảo bài viết Mobile Development Platforms để có được cái nhìn khái quát về các nền tảng khác nhau và làm thế nào để chọn cái phù hợp nhất với bạn. Giả sử rằng bạn đã chọn được một nền tảng phát triển điện thoại di động, hãy xem các ngôn ngữ này sẽ được so sánh như thế nào thông qua các tính năng của chúng nhé.

Native Android

Nếu bạn muốn
phát triển cho Android gốc, Java và Kotlin rõ ràng là sự lựa chọn của bạn. Vì
vậy, chúng ta hãy cùng nhau xem xét chúng.

Null
safety

Kotlin có khả năng kiểm soát con trỏ Null tốt hơn, giúp chúng ta thoát khỏi lỗi NullPointerException. Điều này giúp làm giản thời gian viết code và năng cao năng suất lập trình.

Concurrency

Mặc
dù Java hỗ trợ các hoạt động chạy concurrency, đoạn code có thể bị vấn đề về
khả năng dễ đọc và duy trì. Kotlin giải quyết những vấn đề này bằng cách sử
dụng Coroutines. Nên đoạn code trở nên dễ đọc và dễ hiểu.

Type
System

Hệ
thống type (type system) trong Java không nhất quán, và điều này đôi khi có thể
dẫn đến sự nhầm lẫn. Cụ thể, các kiểu nguyên thủy (primitive type) như số
nguyên (integer), boolean, v.v … cần phải được xử lý như các trường hợp đặc
biệt. Ngược lại, Kotlin có một hệ thống kiểu tương đối đơn giản và linh hoạt hơn để giảm thiểu sai sót và lỗi của lập trình viên.

Các kiểu lập trình được hỗ trợ

Mặc
dù Java về mặt lý thuyết có thể hỗ trợ các kiểu lập trình khác nhau, nhưng một
số nhà developer tin rằng Java chỉ quảng bá OOP (Lập trình hướng đối tượng).
Kotlin dường như không bó buộc bất kỳ phong cách lập trình cụ thể nào, vì vậy
các nhà phát triển có quyền tự do lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất. Tuy nhiên, các nhà phát triển Kotlin cần phải có một kiến thức toàn diện về kiến trúc phần mềm cũng như các nguyên tắc phát triển của ngôn ngữ này.

Vậy
nên lựa chọn ngôn ngữ nào?

Tóm
lại, dường như Kotlin tốt hơn Java, nhưng có thể mất một thời gian để có thể
chuyển đổi được toàn bộ. Một thách thức là các lập trình viên đã quen với việc sử dụng để các mô hình tư duy thực thi bởi Java. Ngoài ra, Kotlin vẫn còn là một ngôn ngữ mới, cộng với một số tính năng vẫn còn mang tính thử nghiệm.


sao, Google đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ hết sức hỗ trợ cho Kotlin. Thực tế
là, Android Studio, một Android IDE chính thức, hiện đã có hỗ trợ đầy đủ cho
Kotlin. Các tính năng và chức năng mới được liên tục bổ sung vào Kotlin. Trong vài năm tới, chúng ta sẽ được trải nghiệm giai đoạn chuyển đổi từ Java sang Kotlin, ít nhất là trong môi trường phát triển native Android.

Native
iOS

Objective-C
và Swift là hai lựa chọn mà bạn có để phát triển iOS. Vì vậy, chúng ta hãy cùng
xem xét các tính năng của từng ngôn ngữ.

Cú pháp code

Swift
có cú pháp đơn giản và rõ ràng hơn để giúp các lập trình viên đạt được mục tiêu
của họ với số lượng tối thiểu LOC (Lines Of Code). Điều này cũng giúp giảm bớt
các lỗi lập trình và giảm bớt việc sửa lỗi.

Quản lý bộ nhớ

Swift
rõ ràng đánh bại Objective-C về việc quản lý bộ nhớ (memory management). Swift
đẩy mạnh cơ chế kiểm soát mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn, cho phép các lập trình
viên tránh nguy cơ rò rỉ bộ nhớ không mong muốn.

Hiệu suất

Việc
chạy mã Swift nhanh hơn nhiều so với Objective-C. Điều này rõ ràng dẫn đến nâng
cao hiệu suất của ứng dụng và trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các kiểu lập trình hỗ trợ

Không
giống như Objective-C, Swift đã tích hợp hỗ trợ cho lập trình hàm (functional programming).
Vì vậy, các nhà phát triển không phải giới hạn mình vào bất kỳ phong cách lập
trình được xác định trước. Điều đó giúp các nhà phát triển hiểu rõ vấn đề một cách rõ ràng và đưa ra giải pháp tốt hơn.

Vậy
nên lựa chọn ngôn ngữ nào?

Cũng
giống như Kotlin đang dần dần thay thế Java trong việc phát triển native
Android, Swift dường như chắc chắn phát triển mạnh trong việc phát triển native
iOS, thế chỗ cho Objective-C. Apple đã bắt đầu hỗ trợ rộng rãi cho Swift, và điều đó sẽ càng mở rộng hơn nữa trong tương lai. Giống như các nhà phát triển Android, các nhà phát triển iOS cũng đang dần trải qua giai đoạn chuyển đổi vào lúc này.

Mặc
dù có một số công cụ chuyển đổi code, nhưng bạn cũng không thể hoàn toàn chuyển
đổi các dự án Objective-C sang Swift mà không gặp phải vấn đề gì. Đôi khi để
giải quyết được vấn để đòi hỏi khá nhiều kiến thức chuyên sâu về Objective-C. Vì vậy, chiến lược tốt nhất là ưu tiên cho Swift và học một chút về Objective-C chỉ khi thật sự cần dùng nó. Ngoài ra, bạn cũng cần phải để mắt đến sự phát triển và xu hướng mới nhất của Swift.

Các
ứng dụng đa nền tảng

JavaScript
(kết hợp với các công nghệ HTML5 khác) là ngôn ngữ phát triển điện thoại di
động đa nền tảng được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra cũng có các ngôn ngữ khác
như Python hay Ruby, nhưng JavaScript có phạm vi hỗ trợ rộng nhất.

Trừ
khi bạn đã là một fan hâm mộ lớn của Ruby hoặc Python và bạn muốn thử ra tính
tiên tiến của phát triển điện thoại di động với những ngôn ngữ đó, nếu không
bạn nên gắn bó với JavaScript hoặc người anh em nâng cao của nó, TypeScript.

Kết luận

Chọn một ngôn
ngữ để phát triển ứng dụng di động có thể sẽ rất phức tạp nếu bạn không hiểu về
các tính năng của từng ngôn ngữ, theo đó là các xu hướng của ngành công nghiệp
hiện tại. Với kiến thức này chắc bạn cũng sẽ thấy rằng lựa chọn ngôn ngữ cũng
phụ thuộc rất nhiều vào từng nền tảng phát triển di động một cách cụ thể.

Chắc là bây giờ
bạn đã có một hình ảnh rõ ràng hơn về các ngôn ngữ phát triển ứng dụng dành cho
thiết bị di động, và bạn cũng có thể so sánh sự liên quan của các tính năng của
nó với xu hướng phát triển mới nhất. Vậy nên hãy tự tin bắt đầu tạo ra một ứng
dụng của riêng bạn nào!

Nếu bạn cần được
giúp đỡ để bắt đầu với một ngôn ngữ mới, hãy xem một số hướng dẫn và các khóa học
video được liên kết trong suốt bài viết này hoặc một số bài viết khác của chúng
tôi về phát triển ứng dụng di động nhé!

Xổ số miền Bắc