Các tác dụng của dòng điện | Ứng dụng trong cuộc sống

Điện là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của khoa học, công nghệ. Các tác dụng của dòng điện được ứng dụng rất nhiều trong dời sống con người. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu đó là tác dụng gì và chúng được ứng dụng như thế nào nhé!

1. Dòng điện là gì? Dòng điện có tác dụng gì?

Dòng điện là gìDòng điện là gì

Dòng điện được nêu là sự chuyển động có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện được hình thành nhờ sự chuyển động có hướng của các hạt electron. Bên cạnh đó, các hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc các chất điện li.

Ví dụ về dòng điện: trong pin sự hình thành của dòng điện là nhờ sự có mặt của các ion. Trong các chất bán dẫn các hạt mang điện lại nhờ dòng chảy của các hố điện tử.

2. Phân loại dòng điện

Có hai loại dòng điện được biết đến phổ biến là: dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.

Dòng điện một chiều:

Dòng điện một chiềuDòng điện một chiều

Tên Tiếng Anh của dòng điện một chiều là Direct Current (DC). Đây là dòng điện có hướng và chiều không đổi theo thời gian. Tức là dù tăng hay giảm cường độ thì dòng điện cũng chỉ di chuyển theo một chiều từ cực âm sang cực dương. Các thiết bị có sử dụng dòng điện một chiều như: pin, máy acquy, sạc điện thoại,…

Dòng điện xoay chiều:

Dòng điện xoay chiềuDòng điện xoay chiều

Dòng xoay chiều có tên Tiếng Anh là Alternating Current (AC). Dòng điện này có chiều và hướng thay đổi theo thời gian. Tức là tương ứng với các thời gian khác nhau sẽ đo được các kết quả cường độ dòng điện khác nhau. Đồ thị thể hiện dòng điện xoay chiều có dạng hình sin.

Dòng điện xoay chiều có thể được tạo ra bởi máy phát điện xoay chiều. Đây là một loại máy đặc biết được chế tạo để tạo ra đòng điện xoay chiều.

Dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong cuộc sống phổ biến hơn so với dòng một chiều. Từ các thiết bị trong gia đình, trong sản xuất đến các đường dây trung thế đều sử dụng dòng xoay chiều.

3. Công thức tính và đơn vị đo dòng điện

Công thức tính cường độ dòng điện

Công thức tính cường độ dòng điệnCông thức tính cường độ dòng điện

Dòng điện có thể tính được bằng định luật Ôm. Định luật này nêu rằng cương độ dòng điệ chạy qua một điện trở hoặc các thiết bị Ôm tuân theo công thức: I = U/R. Trong đó có:

  • I là cường độ dòng điện chạy qua điện trở.
  • U là hiệu điện thế chạy qua điện trở.
  • R là giá trị điện trở được đo.

Mặt khác cường độ dòng điện cũng có thể tính dựa vào định luật Watt. Các công thức ủa định luật này được thể hiện như sau: P = IU = I2R = U2/R.

Đơn vị đo dòng điện

Đơn vị đo dòng điệnĐơn vị đo dòng điện

  • Cường độ dòng điện có đơn vị đo là Ampe (A). Để có thể đo được cường độ dòng điện ta sử dụng Ampe kế hoặc đồng hồ vạn năng,…
  • Hiệu điện thế có đơn vị đo là Vôn (V). Để đo được điện áp ta sử dụng dụng cụ như là Vôn kế, đồng hồ vạn năng,…
  • Công suất được ký hiệu là P. Đơn vị đo của chỉ số này là Wat (W). Để tính được công suất điện ta có thể sử dụng một số công thức khác nhau.

4. Dòng điện có tác dụng gì?

Dòng điện có tác dụng gì? Các tác dụng của dòng điện có thể kể đến là: tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng sinh lí và tác dụng hóa học.

Tác dụng nhiệt

Tác dụng nhiệtTác dụng nhiệt

Dòng điện có tác dụng nhiệt tức khi qua mọi vật dẫn thông thường nó đều làm cho vật dẫn nóng lên. Khi nóng đến một nhiệt độ cao nhất định nó có thể làm cho vật dẫn sáng lên.

Ví dụ như dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho nó nóng lên. Ta có thể cảm nhận được điều đó khi để tay gần bóng đèn.

Tác dụng quang

Tác dụng quangTác dụng quang

Tác dụng quang hay còng gọi là tác dụng phát sáng của dòng điện. Tác dụng này được thể hiện qua việc nó có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện và đèn đi ốt phát quang.

Tác dụng sinh lí

Tác dụng sinh lýTác dụng sinh lý

Dòng điện khi đi qua cơ thể người hoặc động vật gây ra tác dụng sinh lí. Khi đi qua cơ thể của người, động vật nó làm cho các cơ bị co giật, ngạt thở, tê liệt thần kinh và nặng nhất là gây tử vong. Tuy nhiên, với mức cường độ phù hợp dòng điện có thể ứng dụng trong y học, sinh học.

Tác dụng từ

Tác dụng từTác dụng từ

Điều này được thể hiện qua việc dòng điện có thể làm quay kim nam châm. Ta sử dụng dây dẫn mảnh có lớp vỏ bọc cách điện và quấn nhiều vòng xung quanh một lõi sắt non tạo thành cuộn dây. Sau đó, cấp cho cuộn dây một điện áp, đưa nó lại gần nam châm và thấy nam châm bị lệch đi.

Tác dụng hóa học

Tác dụng hóa họcTác dụng hóa học

Dòng điện có tác dụng hóa học, được sử dụng nhiều trong sự điện phân. Nếu ta cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó sẽ tách đồng ra khỏi dung dịch và bám lên một cực của dung dịch.

5. Ứng dụng của dòng điện vào cuộc sống

Dòng điện có tác dụng gì? Các ứng dụng của dòng điện trong cuộc sống

Ứng dụng các tác dụng của dòng điệnỨng dụng các tác dụng của dòng điện

Với các tác dụng ở trên, dòng điện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Một số tác dụng của nó có thể kể đến như:

Đối với tác dụng quang: Nó được ứng dụng trong việc sản xuất bóng đèn. Đèn ống với ưu điểm là ít gây tốn điện năng thường được sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó còn có đèn dây tóc, có ưu điểm là chi phí rẻ nên được dùng nhiều hơn ở các vùng nông thôn.

Đối với tác dụng từ: Được ứng dụng để chế tạo các vật dụng như: bàn là, bếp điện từ, lò vi sóng,… Bên cạnh đó nó còn được dùng để chế tạo nam châm điện dùng trong công nghiệp.

Đối với tác dụng nhiệt: Ứng dụng vào các thiết bị sử dụng trong gia đình như: quạt sưởi, đèn sợi đốt,… Ở các vùng nông thôn, người ta thường sử dụng nhiệt từ các bóng đèn sợi đốt để áp trứng gà,…

Đối với tác dụng hóa học: Tác dụng này được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật mạ. Chửng hạn như mạ vàng hay mạ đồng cho trang sức. Bên cạnh đó nó còn được dùng để tinh luyện kim loại hoặc nạp điện cho các bình acquy.

Đối với tác dụng sinh lí: Nó có thể làm giảm các đáp ứng có thần kinh nên được ứng dụng trong việc giảm đau. Mặt khác, còn có thể giúp tăng cường khả năng dinh dưỡng ở các vùng có dòng điện đi qua. Và còn được ứng dụng trang các thiết bị như: máy shock, thiết bị châm cứu,…

Xổ số miền Bắc