Cách chặn phần mềm theo dõi điện thoại – Tin nhanh Plus

Hiện nay, đã xuất hiện khá nhiều những phần mềm, ứng dụng theo dõi điện thoại của người dùng. Những phần mềm này đa số là những phần mềm không rõ nguồn gốc, trôi nổi ở bên ngoài, vô tình bạn cài đặt vào điện thoại của mình dẫn đến bị theo dõi, vậy làm sao để ngăn chặn những phần mềm đó. Dưới đây là cách chặn phần mềm theo dõi điện thoại.

12 Cách chặn phần mềm theo dõi điện thoại

1. Sử dụng phần mềm diệt vi rút

Sử dụng phần mềm diệt vi rút là cách chặn phần mềm theo dõi điện thoại tốt nhất. Phần mềm diệt vi rút có chức năng ngăn chặn phần mềm lạ thu thập đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng.

phần mềm diệt vi rút malwarebytesPhần mềm diệt vi rút Malwarebytes

Do đó, để ngăn chặn phần mềm theo dõi điện thoại, bạn nên cài đặt phần mềm diệt vi rút trên điện thoại của mình. Bạn có thể cài đặt phần mềm diệt vi rút Malwarebytes, đây là một phần mềm diệt vi rút rất nổi tiếng, nó có khả năng ngăn chặn, tiêu diệt vi rút, đưa ra cảnh báo khi ứng dụng có chứa mã độc, chặn phần mềm thu thập dữ liệu của người dùng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cài phần mềm diệt vi rút BKAV dành cho điện thoại. Phần mềm diệt vi rút BKAV có khả năng chặn tin nhắn rác, chặn những phần mềm có chứa mã độc, phần mềm gián điệp, diệt vi rút…

2. Không cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc từ bên ngoài

Phần mềm bên ngoài là những phần mềm cài đặt bằng File APK, không phải là phần mềm chính thức tại của hàng Google Store. Phần mềm bên ngoài đa số là những phần mềm Crack bản quyền, phần mềm có chức năng tự động thực hiện các tác vụ trên điện thoại.

Những phần mềm bên ngoài “không rõ nguồn gốc” hầu hết là những phần mềm độc hại, những phần mềm có chứa mã độc. Do đó, bạn không nên cài những phần mềm bên ngoài, không rõ nguồn gốc vào điện thoại của mình, nó có thể thu thập dữ liệu cá nhân, theo dõi ví trí, đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng của bạn.

Vì thế, bạn không nên bật chức năng cho phép cài đặt phần mềm từ bên ngoài (không rõ nguồn gốc) trên chiếc điện thoại của mình. Để xem điện thoại của bạn đã tắt chức năng cho phép cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc hay chưa, bạn có thể làm theo cách sau.

Đầu tiên bạn nhấn vào Cài đặt -> An toàn và bảo mật -> Không rõ nguồn gốc. Bạn nên tắt chức năng cấp quyền cài đặt ứng không rõ nguồn gốc từ bên ngoài đi.

3. Không truy cập vào website có chứa mã độc

không truy cập vào trang web có chứa mã độcTrang web được Google cảnh báo có chứa mã độc

Những website có chứa mã độc thường là những trang web phim s.e.x, trang web lừa đảo. Do đó, để thiết bị điện thoại của bạn được an toàn, không bị theo dõi thì bạn không nên truy cập vào những trang web phim tươi mới, trang web giả mạo, lừa đảo, và không nên truy cập vào những trang web có chuyển hướng.

4. Cập nhật phần mềm điện thoại thường xuyên

Bạn nên kiểm tra những bản cập nhật phần mềm điện thoại thường xuyên, những bản cập nhật phần mềm điện thoại thường là những bản vá lỗi, khắc phục những vấn đề bảo mật. Do đó, bạn nên cập nhật lên phiên bản phần mềm mới nhất cho chiếc điện thoại của mình.

5. Không root hoặc Jailbreakers điện thoại

Root hay Jailbreakers là cách để can thiệp sâu vào chức năng của chiếc điện thoại, Root là một quá trình để “can thiệp trực tiếp vào hệ thống” của thiết bị Android để dành quyền truy cập gốc, những điện thoại Android khi Root có nguy cơ nhiễm mã độc, bị theo dõi rất cao. Do đó, bạn không nên Root điện thoại Android để tránh nguy cơ bị theo dõi, mất dữ liệu.

Jailbreakers là cách để người dùng có thể can thiệp sâu vào điện thoại iPhone. Jailbreakers cho phép bạn có thể cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc, phần mềm không có trên cửa hàng App Store. Do đó, khi bạn Jailbreakers điện thoại iPhone sẽ có nguy cơ nhiễm các mã độc là rất cao, từ đó điện thoại của bạn có thể bị theo dõi, mất dữ liệu.

Do đó, để thiết bị điện thoại của bạn không bị theo dõi, nhiễm mã độc thì bạn tuyệt đối không nên Root hay Jailbreakers trên chiếc điện thoại của mình.

6. Kiểm tra lại quyền truy cập của ứng dụng

Thực tế, có nhiều ứng dụng đang âm thầm theo dõi, thu thập thông tin của bạn hàng ngày mà bạn không hề hay biết. Để biết chính xác được ứng dụng đó có đang âm thầm thu nhập dữ liệu của bạn hay không, thì bạn hãy làm theo cách sau.

kiểm tra lại quyền của ứng dụngKiểm tra lại quyền của ứng dụng

Đầu tiên, tại màn hình chính của điện thoại bạn nhấn vào phần Cài đặt -> Ứng dụng -> Chọn 1 ứng dụng bất kỳ -> Quyền cho phép. Tiến hành tắt những quyền không cần thiết đi.

7. Cập nhật bảo mật cửa hàng Ch Play

Bạn nên kiểm tra và cập nhật bảo mật cho cửa hàng Google Play thường xuyên, cập nhật bảo mật cho cửa hàng Google Play sẽ giúp cho điện thoại của bạn được bảo mật hơn, an toàn hơn, tránh được những rủi ro về vấn đề bảo mật thông tin thanh toán.

Để có thể cập nhật bảo mật cho hệ thống Google play thì bạn có thể làm theo các bước sau. Đầu tiên, bạn nhấn vào mục Cài đặt -> Bảo mật -> Kiểm tra bảo mật -> Cập nhật lên phiên bản mới nhất.

8. Đặt khóa màn hình điện thoại

Nếu ai đó có thể sử dụng điện thoại của bạn,. Sau đó, họ nén cài đặt những phần mềm có chứa mã độc, phần mềm nghe nén vào điện thoại của bạn, từ đó bạn bị theo dõi, đánh cắp dữ liệu cá nhân. Do đó, để chiếc điện thoại của bạn được an toàn, bảo mật, thì bạn nên cài đặt mật khẩu cho chiếc điện thoại của mình.

Đây là cách bảo vệ an toàn khi người khác vô ý, hay cố ý sử dụng chiếc điện thoại của bạn.

9. Khóa những ứng dụng quan trọng

Hiện nay, các nhà sản xuất điện thoại đã “tích hợp khả năng khóa bảo mật cho từng ứng dụng riêng” trên điện thoại. Do đó, bạn nên khóa bảo mật mã pin, vân tay cho những ứng dụng ngân hàng, ứng dụng tin nhắn, ứng dụng riêng tư, làm như vậy sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị lộ thông tin, dữ liệu cá nhân khi cho người khác sử dụng điện thoại của bạn.

Để khóa các ứng dụng thì bạn có thể làm theo các bước sau. Đầu tiên, bạn nhấn vào Cài đặt -> Khóa bảo mật ứng dụng. Tại đây bạn tiến hành khóa những ứng dụng quan trọng, riêng tư.

10. Cảnh giác những phần mềm, trang web giả mạo

Hiên nay, đã có rất nhiều các tin nhắn lừa đảo yêu cầu người dùng tải phần mềm, truy cập vào trang web lừa đảo. Để không là nạn nhân của những phần mềm, trang web lừa đảo đó, thì bạn tuyệt đối không tải phần mềm, hay truy cập vào những trang web giả mạo lừa đảo đó.

không truy cập vào trang web lừa đảoKhông truy cập vào những website lừa đảo

Đây là một phương thức lừa đảo rất mới, chúng thường gửi tin nhắn văn bản đến số điện thoại của người dùng, kèm theo một đường link để tải phần mềm, hoặc yêu cầu bạn truy cập vào trang web để nhận thưởng. Khi bạn tải phần mềm, hay truy cập vào trang web giả mạo đó, ngay lập tức chiếc điện thoại của bạn đã bị theo dõi, hoặc mất quyền kiểm soát.

Do đó, bạn không nên làm theo những hướng dẫn lừa đảo đó, để tránh nguy cơ điện thoại của mình bị theo dõi, mất quyền kiểm soát.

11. Tắt kết nối mạng khi không dùng đến

Thực tế, đã có khá nhiều người dùng đã kiện những công ty cung cấp phần mềm, ứng dụng, vì đã ăn cắp dữ liệu cá nhân của họ. Những phần mềm, ứng dụng này chỉ có thể đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn khi điện thoại của bạn có kết nối Internet. Do đó, để an toàn thông tin cá nhân, tránh bị theo dõi thì bạn nên tắt kết nối mạng khi không sử dụng.

12. Tắt định vị GPS nếu không sử dụng

Có khá nhiều ứng dụng đang được cấp quyền có thể truy cập vào vị trí của bạn mà bạn không hề hay biết. Do đó, để không bị lộ vị trí, lộ lịch trình di chuyển thì bạn nên tắt định vị GPS khi không sử dụng. Làm như vậy những ứng dụng dù được cấp quyền truy cập vào vị trí của bạn, thì nó vẫn không thể xác định được vị trí chính xác của bạn. Vì thế, hãy tắt định vị GPS khi không cần thiết bạn nhé.

Xem thêm:

Xổ số miền Bắc