Cách xử lý hóa đơn công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành

Nhiều doanh nghiệp thắc mắc về việc làm sao để nhận biết hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động và hướng xử lý các trường hợp này khi doanh nghiệp không may gặp phải? Bài viết dưới đây của iHOADON sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách nhận biết và xử lý hóa đơn công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý

+ Quyết định 438/QĐ-TCT ngày 05/04/2017 của Bộ Tài chính ban hành quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục MST với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với Cơ quan thuế.

+ Điều 22, Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

+ Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn về việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn (Xử phạt vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp tại điều 11 và 12).

2. Kiểm tra doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động trước khi xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn

Kiểm tra doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động trước khi xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn

Để phát hiện xem nhà cung cấp của bạn có thuộc trường hợp đã bỏ trốn, ngừng hoạt động hay không, doanh nghiệp có thể thực hiện như sau:

– Cập nhật thông báo về danh sách các doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động của cơ quan thuế. Bạn có thể tự tra cứu danh sách hoặc nhập mã số thuế để tìm kiếm thông tin.

– Doanh nghiệp tự xác minh thông tin công ty có nghi ngờ bỏ trốn, giải thể,… bằng cách trực tiếp đến địa điểm kinh doanh hoặc yêu cầu xác minh.

Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp có tính chất tương đối. Bởi lẽ, cơ quan thuế sẽ chỉ thông báo danh sách khi doanh nghiệp đã thực sự bỏ trốn, giải thể, phá sản sau một thời gian. Nếu bạn tự kiểm chứng sẽ mất rất nhiều thời gian do khoảng cách địa lý.

Vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên mua hàng của những công ty uy tín. Hoặc tìm hiểu  kỹ thông tin về nhà cung cấp để tránh rủi ro gặp phải hóa đơn mua hàng của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động, gây ảnh hưởng đến các quy trình thuế tại doanh nghiệp.

3. Hướng dẫn xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động

Hướng dẫn xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động

– Xác định thời điểm mua hóa đơn

Để xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp ma, kế toán doanh nghiệp cần xác định thời điểm mua hóa đơn.

Nếu  phát sinh hóa đơn đầu vào sau ngày doanh nghiệp bỏ trốn: Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đây là khoản phí không hợp lý khi tính thuế TNDN

Nếu phát sinh hóa đơn mua vào trước ngày doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động: Cơ quan thuế kiểm tra một số nội dung bao gồm: Hai bên có hoạt động trao đổi mua bán thực tế không? Các thủ tục và chứng từ kế toán có được thực hiện đầy đủ không? Doanh nghiệp mua bán hóa đơn khống không?… Trên cơ sở đó, sẽ xử lý vi phạm (nếu có). Sau khi cơ quan thuế có kết luận cuối cùng, doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

– Xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ma, doanh nghiệp bỏ trốn

+ Trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ thuế GTGT:

Cơ quan thuế công bố văn bản gửi tới các doanh nghiệp không kê khai khấu trừ GTGT đối với hóa đơn có dấu hiệu vi phạm. Doanh nghiệp chỉ kê khai đối với hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT:

Doanh nghiệp căn cứ theo thông báo của cơ quan thuế để điều chỉnh. Nếu doanh nghiệp khẳng định kê khai đúng theo quy định thì phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.

+ Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng

Trong quá trình kiểm tra, rà soát, đối chiếu, xác minh quan hệ doanh nghiệp khi ký kết, mua bán với doanh nghiệp bỏ trốn, kế toán cần lưu ý một số vấn đề:

  • Kiểm tra, xác minh hàng hóa: Hợp đồng mua bán (nếu có); Hình thức giao nhận; Địa điểm giao nhận; Phương tiện vận chuyển; Chi phí vận chuyển; Chủ sở hữu và nguồn gốc hàng hóa (trước khi giao nhận).

  • Kiểm tra xác minh thanh toán: Ngân hàng giao dịch; Đối tượng nộp tiền vào tài khoản giao dịch; Số lần thực hiện giao dịch; Hình thức thanh toán; Chứng từ thanh toán.

  • Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; Chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

Sau khi kiểm tra, xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và tuân thủ các quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ được giải quyết khấu trừ và hoàn thuế. Đồng thời doanh nghiệp phải cam kết nếu sau này có phát hiện sai phạm trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về những sai phạm đó.  Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, phạm tội theo quy định của pháp luật về thuế thì lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế làm tăng số thuế GTGT phải nộp, cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt chậm nộp, chờ kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là quy định về cách xử lý hóa đơn công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây là một nội dung quan trọng doanh nghiệp cần nắm vững trong quá trình hoạt động. 

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

– Miền Bắc: Hotline: 19006142 – Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Dương 0914 975 209

– Miền Nam: Hotline: 19006139  Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

SenNTH

Xổ số miền Bắc