Cổ phiếu họ nhà FLC và hành trình ‘bơm, thổi’

Trịnh Văn Quyết và CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) là tâm điểm chú ý của giới đầu tư và chuyên gia từ lâu từ khi ông liên tiếp được nâng hạng tỷ phú USD trên sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, sự chú ý của giới đầu tư đến cổ phiếu này càng thêm lớn khi ROS tăng giá một cách thần tốc và cũng xuống dốc không phanh. Phải chăng như một công thức dựng sẵn từ FLC đến ROS với dòng vốn lòng vòng trong nội bộ rồi dùng thủ thuật “bơm thổi”?

Năm 2017, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã có thống kê xếp hạng Top 10 Cổ phiếu có Giá trị lớn nhất trong năm ở sàn HOSE. Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, dễ thấy hầu hết đều là các công ty lớn nhất sàn về giá trị vốn hóa với giá cổ phiếu rất cao, trừ FLC.

Quay trở lại thời gian năm 2016, khi Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được thăng hạng chóng mặt trên bảng xếp hạng nhờ mã ROS. Nhiều nhà đầu tư đã nhận định, ROS là trường hợp đặc biệt trên thị trường chứng khoán khi có tốc độ  tăng vốn phi mã, chất lượng tài sản rất thấp, là dấu hiệu góp vốn không trung thực. Điều này còn thể hiện rõ ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi toàn dùng dòng tiền hoạt động tài chính tài trợ cho dòng tiền hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, nhìn vào cơ cấu cổ đông thấy được chính những người nội bộ còn nắm giữ ít mã này, trừ chủ tịch Quyết?

Nếu nhìn ở 1 góc độ khác, theo thống kê, số lượng cổ phiếu đang lưu hành của ROS  là 567,598,121, trong khi  số cổ phiếu không tự do chuyển nhượng là  439,715,436. Như vậy, số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng của ROS sẽ là 127,882,685 cổ phiếu, hay tỷ lệ Free-Float sẽ là  22,53%.

Tính đến cuối ngày 23/08/2018, vốn hóa thị trường của ROS là 24,236 tỷ đồng. Nếu tính Vốn hóa Thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu Tự do chuyển nhượng thì con số này sẽ là 5.460 tỷ đồng.

Dựa  vào bảng trên ta có thể thấy được, tỷ suất Vòng quay Chứng khoán của ROS dao động khoảng 0.99%, vẫn không vượt quy định hiện tại của HOSE khi chọn cổ phiếu vào các Chỉ số chọn lọc như VN30, VN100… (Giá trị này không được thấp hơn 0,05%, tức là các mã giao dịch ít hơn 15 – 20 lần so với bình thường sẽ bị loại vì thanh khoản quá ít thì giá có khả năng sẽ biểu hiện không chính xác Giá trị của Doanh nghiệp do dễ dàng bị thao túng “làm giá”). Tuy nhiên, thực tế cổ phiếu này biến động khôn lường.

Từ khi ROS lên sàn dòng tiền của doanh nghiệp này chỉ quanh quẩn trong nội bộ của FLC, tài sản thật gần như không có nhưng thị giá của cổ phiếu này vượt qua rất nhiều mã khác tốt hơn rất nhiều. 

Báo cáo tài chính quý 2 của công ty mẹ và hợp nhất 2018 của ROS cho thấy, chất lượng tài sản của doanh nghiệp rất kém khi các khoản ủy thác đầu tư từ giai đoạn trước được chuyển đổi thành các khoản đầu tư cho các công ty tư nhân không rõ nguồn gốc, không rõ năng lực tài chính để đánh giá giá trị thật của các khoản đầu tư này.  

Trong khi các khoản phải thu và trả trước cho người bán tăng đột biến từ các bên liên quan đến ROS và nhóm công ty FLC, ví dụ như Công ty An Du. Các khoản tài sản khác như bất động sản đầu tư, đầu tư dài hạn… là chi phí dở dang rất khó đánh giá giá trị. Có thời điểm, P/E của ROS lên tới hơn 100 – vượt quá cao và gấp nhiều lần so với các công ty cùng ngành có uy tín và hoạt động hiệu quả có thể quan sát thấy như CTD, HBC, Delta… 

Thông thường các doanh nghiệp góp vốn ảo bằng cách góp tiền vào tài khoản và sau đó rút ra dưới các hình thức khác nhau, như tạm ứng cho cá nhân (với ROS là những số tiền cực lớn); đầu tư vào công ty tư nhân khác không có tên tuổi (như ROS lên đến hơn 2.400 tỷ đồng theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2016, trước đó hơn 3.000 tỷ đồng); trả trước cho người bán; cho vay cổ đông… 

Và, việc làm của ROS lúc này là cần tạo dựng niềm tin nhiều hơn đối với nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, FLC cũng là một mã “tai tiếng” của ông Trịnh Văn Quyết khi cuối năm 2017, nhà đầu tư được một phen ngỡ ngàng khi ông này bán “chui” bán 57 triệu cổ phiếu FLC, ước tính  thu về 418 tỷ đồng. 57 triệu cổ phiếu là con số không hề nhỏ khi chiếm đến 8,93% vốn điều lệ FLC và làm thay đổi tỷ lệ của một cổ đông lớn. Với những diễn biến đó, đặc biệt là cổ phiếu FLC và tuyên bố mua nhưng giao dịch là bán của ông Trịnh Văn Quyết bị Cơ quan chức năng phát hiện, nhà đầu tư cảm thấy hoang mang trước hỏa mù thông tin của vị Chủ tịch này, và không hề rõ, ông Quyết đang thực sự sở hữu bao nhiêu cổ phiếu FLC!

Trong khi đó, nhà đầu tư bên ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người mù mờ thông tin, dễ bị mất tiền khi chạy theo những giao dịch mà ban lãnh đạo “ngấm ngầm thoát hàng”. Có thể nói, riêng diễn biến bất thường tăng sốc, giảm sâu của “họ cổ phiếu FLC” thời gian qua cũng đủ khiến nhiều nhà đầu tư ngậm trái đắng.

Theo quy định ở Việt Nam, căn cứ Điều 27 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính thì chỉ phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng với hành vi không báo cáo khi thực hiện mua/bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn… Về xử phạt giao dịch nội bộ, số tiền cũng chỉ từ 800 triệu – 1 tỷ đồng; còn hành vi giao dịch thao túng thị trường cũng chỉ từ 1 – 1,2 tỷ đồng.

Ở thị trường chứng khoán Mỹ, riêng việc giao dịch nội gián có thể xử lý hình sự, phạt tù đến 20 năm, phạt tiền người nội bộ lên đến 25.000 USD. Còn với hình phạt dân sự thì một cá nhân giao dịch nội gián có thể nộp phạt gấp 3 lần số lợi nhuận thu được.

Còn nữa…
 

Ông Trịnh Văn Quyết được biết đến là Chủ tịch Tập đoàn FLC và là một trong những đại gia trên sàn chứng khoán. FLC đang lưu hành trên 709,997,807 cp và ông Quyết sở hữu 150,436,260 cp, chiếm tỷ lệ 21.19 %. Từ lúc niêm yết trên sàn chứng khoán cho đến tận bây giờ, FLC không thể giúp đại gia này thăng hạng lên tỷ phú USD mà là do có sự góp mặt mạnh mẽ của cổ phiếu ROS.Tuy nhiên, sự chú ý của giới đầu tư đến cổ phiếu này càng thêm lớn khi ROS tăng giá một cách thần tốc và cũng xuống dốc không phanh. Phải chăng như một công thức dựng sẵn từ FLC đến ROS với dòng vốn lòng vòng trong nội bộ rồi dùng thủ thuật “bơm thổi”?Năm 2017, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã có thống kê xếp hạng Top 10 Cổ phiếu có Giá trị lớn nhất trong năm ở sàn HOSE. Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, dễ thấy hầu hết đều là các công ty lớn nhất sàn về giá trị vốn hóa với giá cổ phiếu rất cao, trừ FLC.Quay trở lại thời gian năm 2016, khi Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được thăng hạng chóng mặt trên bảng xếp hạng nhờ mã ROS. Nhiều nhà đầu tư đã nhận định, ROS là trường hợp đặc biệt trên thị trường chứng khoán khi có tốc độ tăng vốn phi mã, chất lượng tài sản rất thấp, là dấu hiệu góp vốn không trung thực. Điều này còn thể hiện rõ ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi toàn dùng dòng tiền hoạt động tài chính tài trợ cho dòng tiền hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, nhìn vào cơ cấu cổ đông thấy được chính những người nội bộ còn nắm giữ ít mã này, trừ chủ tịch Quyết?Nếu nhìn ở 1 góc độ khác, theo thống kê, số lượng cổ phiếu đang lưu hành của ROS là 567,598,121, trong khi số cổ phiếu không tự do chuyển nhượng là 439,715,436. Như vậy, số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng của ROS sẽ là 127,882,685 cổ phiếu, hay tỷ lệ Free-Float sẽ là 22,53%.Tính đến cuối ngày 23/08/2018, vốn hóa thị trường của ROS là 24,236 tỷ đồng. Nếu tính Vốn hóa Thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu Tự do chuyển nhượng thì con số này sẽ là 5.460 tỷ đồng.Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được, tỷ suất Vòng quay Chứng khoán của ROS dao động khoảng 0.99%, vẫn không vượt quy định hiện tại của HOSE khi chọn cổ phiếu vào các Chỉ số chọn lọc như VN30, VN100… (Giá trị này không được thấp hơn 0,05%, tức là các mã giao dịch ít hơn 15 – 20 lần so với bình thường sẽ bị loại vì thanh khoản quá ít thì giá có khả năng sẽ biểu hiện không chính xác Giá trị của Doanh nghiệp do dễ dàng bị thao túng “làm giá”). Tuy nhiên, thực tế cổ phiếu này biến động khôn lường.Từ khi ROS lên sàn dòng tiền của doanh nghiệp này chỉ quanh quẩn trong nội bộ của FLC, tài sản thật gần như không có nhưng thị giá của cổ phiếu này vượt qua rất nhiều mã khác tốt hơn rất nhiều.Báo cáo tài chính quý 2 của công ty mẹ và hợp nhất 2018 của ROS cho thấy, chất lượng tài sản của doanh nghiệp rất kém khi các khoản ủy thác đầu tư từ giai đoạn trước được chuyển đổi thành các khoản đầu tư cho các công ty tư nhân không rõ nguồn gốc, không rõ năng lực tài chính để đánh giá giá trị thật của các khoản đầu tư này.Trong khi các khoản phải thu và trả trước cho người bán tăng đột biến từ các bên liên quan đến ROS và nhóm công ty FLC, ví dụ như Công ty An Du. Các khoản tài sản khác như bất động sản đầu tư, đầu tư dài hạn… là chi phí dở dang rất khó đánh giá giá trị. Có thời điểm, P/E của ROS lên tới hơn 100 – vượt quá cao và gấp nhiều lần so với các công ty cùng ngành có uy tín và hoạt động hiệu quả có thể quan sát thấy như CTD, HBC, Delta…Thông thường các doanh nghiệp góp vốn ảo bằng cách góp tiền vào tài khoản và sau đó rút ra dưới các hình thức khác nhau, như tạm ứng cho cá nhân (với ROS là những số tiền cực lớn); đầu tư vào công ty tư nhân khác không có tên tuổi (như ROS lên đến hơn 2.400 tỷ đồng theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2016, trước đó hơn 3.000 tỷ đồng); trả trước cho người bán; cho vay cổ đông…Và, việc làm của ROS lúc này là cần tạo dựng niềm tin nhiều hơn đối với nhà đầu tư.Bên cạnh đó, FLC cũng là một mã “tai tiếng” của ông Trịnh Văn Quyết khi cuối năm 2017, nhà đầu tư được một phen ngỡ ngàng khi ông này bán “chui” bán 57 triệu cổ phiếu FLC, ước tính thu về 418 tỷ đồng. 57 triệu cổ phiếu là con số không hề nhỏ khi chiếm đến 8,93% vốn điều lệ FLC và làm thay đổi tỷ lệ của một cổ đông lớn. Với những diễn biến đó, đặc biệt là cổ phiếu FLC và tuyên bố mua nhưng giao dịch là bán của ông Trịnh Văn Quyết bị Cơ quan chức năng phát hiện, nhà đầu tư cảm thấy hoang mang trước hỏa mù thông tin của vị Chủ tịch này, và không hề rõ, ông Quyết đang thực sự sở hữu bao nhiêu cổ phiếu FLC!Trong khi đó, nhà đầu tư bên ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người mù mờ thông tin, dễ bị mất tiền khi chạy theo những giao dịch mà ban lãnh đạo “ngấm ngầm thoát hàng”. Có thể nói, riêng diễn biến bất thường tăng sốc, giảm sâu của “họ cổ phiếu FLC” thời gian qua cũng đủ khiến nhiều nhà đầu tư ngậm trái đắng.Theo quy định ở Việt Nam, căn cứ Điều 27 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính thì chỉ phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng với hành vi không báo cáo khi thực hiện mua/bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn… Về xử phạt giao dịch nội bộ, số tiền cũng chỉ từ 800 triệu – 1 tỷ đồng; còn hành vi giao dịch thao túng thị trường cũng chỉ từ 1 – 1,2 tỷ đồng.Ở thị trường chứng khoán Mỹ, riêng việc giao dịch nội gián có thể xử lý hình sự, phạt tù đến 20 năm, phạt tiền người nội bộ lên đến 25.000 USD. Còn với hình phạt dân sự thì một cá nhân giao dịch nội gián có thể nộp phạt gấp 3 lần số lợi nhuận thu được.Còn nữa…

Theo Hoàng Dung/An Ninh Tiền Tệ

Xổ số miền Bắc