Đà Nẵng: Tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc Đà Nẵng” năm 2021 – ÁNH SÁNG VÀ CUỘC SỐNG

Căn cứ QĐ số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Căn cứ Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 5/1/2018 của UBND TP Đà Nẵng về việc ban hành Đề án “Khuyến khích văn hóa đọc hướng đến đối tượng chính là học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Đà Nẵng”; Căn cứ công văn số 520/BVHTTDL-TV ngày 22/02/2021 của Bộ VH-TT&DL  về việc  hướng dẫn Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021.

Được biết, đối tượng dự thi  dành cho tất cả học sinh trên địa bàn TP Đà Nẵng. Nội dung thi: Thí sinh tham gia Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc Đà Nẵng năm 2021 có thể chọn 1 trong 3 đề sau. Đề 1. Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em. Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn? .

Đề 2. Câu 1: Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc một bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa). Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?  Đề 3. Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc. Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh. Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

Hình thức thi: Thí sinh dự thi bằng cách gửi các bài dự thi độc lập(không làm theo nhóm).Yêu cầu bài dự thi. Thí sinh được gửi nhiều bài dự thi, có thể trình bày bài bằng một trong hai. hình thức: viết hoặc quay clip (video, audio).  Ngôn ngữ trình bày: tiếng Việt (riêng với đối tượng học sinh, ở Đề 3, có thể sử dụng thêm tiếng Anh). Bài dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, độ dài bài dự thi không quá 10.000 từ. Đối với bài dự thi bằng hình thức quay clip có độ phân giải tối thiểu là 640px x 480px, đảm bảo về chất lượng hình ảnh và âm thanh; có thể sử dụng  các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh.

Các trường hợp sử dụng hình ảnh, bài hát hoặc âm thanh phải thực hiện theo quy định về bản quyền. Thời lượng của clip tối thiểu là 5 phút, tối đa là 10 phút và được lưu bằng định dạng phổ biến mp4, avi, mpeg, mkv, klv,… Bài dự thi hợp lệ là bài dự thi trả lời đầy đủ hai câu hỏi của mỗi đề được chọn và ghi đầy đủ thông tin (theo biểu mẫu đính kèm). Bài thi phải chưa từng tham gia các cuộc thi khác, chưa được công bố hoặc đăng tải dưới bất kì hình thức nào.  Mỗi bài dự thi được chọn gửi Hội đồng cấp thành phố phải được làm thành 04 bản (01 bản chính, 03 bản sao) để gửi đến thành viên Ban Giám khảo.

Thí sinh cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng các nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh… của người khác trong bài dự thi. Bài thi khi được lựa chọn tham dự vòng chung kết phải được chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi văn bản và không có bất kì ký hiệu nào khác ghi trên bài.  Các thí sinh gửi xác nhận đã tham gia hoạt động khuyến đọc tại trường học, địa phương, cộng đồng về Ban tổ chức sẽ được điểm khuyến khích của Cuộc thi.

Quy mô tổ chức cuộc thi:  Cuộc  thi Đại sứ Văn hoá đọc Đà Nẵng năm 2021 là vòng sơ khảo để chọn ra các bài thi tham gia Vòng chung kết của cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2021 do Bộ VH-TT & Du lịch tổ chức tại Hà Nội.  Ban Tổ chức sẽ nhận bài, chấm điểm và chọn ra 20 bài để trao thưởng tại địa phương và gửi tham gia vòng chung  kết cuộc thi toàn quốc trước ngày 05/8/2021.

Thời gian: Từ tháng 3/2020 đến ngày 15/7/2021. Cách thức nộp bài dự thi: Thí sinh gửi bài dự thi qua nhà trường. Bàidự thi sẽ được chọn lọc qua các vòng: Vòng chấm cấp trường: Từ tháng 3/2021 đến hết ngày 15/5/2021; Vòng chấm cấp phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT: Từ ngày 15/5/2021 đến hết ngày 30/5/2021. Vòng chấm cấp TP: Từ ngày 01/6/2021 đến ngày 30/6/2021. Hoàn chỉnh các bài thi được chọn và gửi về Bộ VH&TT và DL để tham gia vòng chung kết cuộc thi toàn quốc trước ngày 5/8/2021.

Phòng GD&ĐT mỗi quận, huyện chọn 25 bài tiêu biểu (10 bài tiếng Việt cấp 1, 10 bài tiếng Việt cấp 2, 5 bài sử dụng thêm tiếng Anh cấp 1 và cấp 2).  Sở GD&ĐT chọn 92 bài tiêu biểu (69 bài tiếng Việt cấp III, 23 bài sử dụng thêm tiếng Anh cấp III). Vòng chấm cấp TP. Vòng chấm thi không tập trung: Tổ Thư ký tiếp nhận bài thi từ các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phân loại và gửi cho từng Giám khảo chấm theo từng Hội đồng, bài dự thi được chấm bởi tất cả các Giám khảo trong cùng một Hội đồng, mỗi Giám khảo chấm và đánh giá độc lập theo các tiêu chí, ghi nhận xét và cho điểm.

Điểm của các bài thi là điểm trung bình cộng của các Giám khảo trong cùng 01 Hội đồng. Vòng phỏng vấn:  Ban Tổ chức lựa chọn 40 bài thi (30 bài tiếng Việt, 10 bài tiếng Anh) có số điểm cao nhất để tiến hành phỏng vấn. Ban Tổ chức tổng kết cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Đà Nẵng năm 2021 và trao thưởng cho các tập thể và cá nhân tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, dự kiến vào ngày 15/7/2021.

Về cơ cấu giải thưởng giải cá nhân: 03 giải Đại sứ Văn hóa đọc Đà Nẵng: Mỗi giải nhận được 3.000.000đ và hiện vật trị giá 3.000.000đ. 27 giải khuyến khích:  Mỗi giải nhận được 1.000.000đ và hiện vật trị giá 2.000.000. Các giải khuyến khích được chia theo các hạng mục sau: Đối với bài thi tiếng Việt:  Chia sẻ cảm tưởng hay nhất 3 thí sinh. Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất: 3 thí sinh.  Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất  3 thí sinh.  Bài thơ khuyến đọc hay nhất: 3 thí sinh.  Câu chuyện viết tiếp hay nhất:  3 thí sinh.  tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất: 6 (mỗi cấp 02 thí sinh).

Đối với bài thi sử dụng thêm tiếng Anh. Câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất: 3 thí sinh. Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất:  3 thí sinh (mỗi cấp 01 thí sinh).  Giải tập thể: Mỗi giải nhận được tủ sách giá trị 5.000.000đ. Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất 03 trường.  Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất  3 trường.

Với mục đích Tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc Đà Nẵng” năm 2021 là khơi dậy hứng thú, niềm đam mê đọc sách đối với thanh thiếu niên, nhi đồng; khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong các thế hệ trẻ, góp phần quan trọng trong phát triển văn hóa đọc tại nhà trường  và cộng đồng. – Khẳng  định vị trí, vai trò của văn hóa đọc trong việc nâng cao nội lực, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Yêu cầu Cuộc thi phải được triển khai sâu rộng, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo học sinh các cấp trên địa bàn TP. Đáp ứng yêu cầu tiến độ triển khai, nội dung dự thi theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

                                                                                                      Khánh Huyền

 

Xổ số miền Bắc