Đánh giá năng lực bản thân và 3 điều cần lưu ý khi tự đánh giá

Tự đánh giá năng lực bản thân là việc làm cần thiết để nhà lãnh đạo hiểu hơn về khả năng của chính mình. Điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo có thêm thông tin và vạch ra định hướng phát triển dựa trên những gì nhân sự có. Vậy làm thế nào để tự đánh giá năng lực bản thân? Cùng FLIVIETNAM tìm hiểu 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc tự đánh giá bản thân trong bài viết dưới đây nhé!

Đánh giá năng lực bản thân là gì?

Đánh giá năng lực bản thân là khả năng tự nhận xét, phát hiện những kỹ năng, tố chất, năng lực đặc thù của riêng mình. Từ đó rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu dựa trên việc so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn mà ban lãnh đạo đề ra.

Tự đánh giá năng lực bản thân không phải là một bài kiểm tra có câu trả lời đúng hay sai. Nhà lãnh đạo có thể thực hiện đánh giá khả năng của mình thông qua các dữ liệu như thói quen, sở thích, thái độ, hành vi và hiệu suất công việc liên quan. 

Ngoài ra, đánh giá năng lực bản thân còn cho phép nhà lãnh đạo và nhân viên chủ động giám sát thành tích. Cùng với đó là sự phát triển nghề nghiệp, kỹ năng trong suốt thời gian làm việc tại công ty. Đây cũng là cơ hội để hai bên phát hiện và cải thiện những khía cạnh còn thiếu trong công việc.

Đánh giá năng lực bản thân không phải một bài kiểm tra có sẵn kết quả

Vai trò của việc đánh giá năng lực bản thân trong công việc

Tự đánh giá năng lực là một phương pháp hiệu quả giúp theo dõi sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Tức là các nhà lãnh đạo có thể vạch ra các định hướng cho nhân viên dựa trên những điểm mạnh. Đồng thời, đảm bảo đào tạo và hỗ trợ cải thiện các điểm yếu giúp nhân viên phát triển trong tương lai. Khi các nhà lãnh đạo xác định được “bức chân dung” rõ ràng về nhân viên, họ sẽ có cách để khuyến khích mỗi thành viên trong nhóm đạt được các mục tiêu mà họ đã đặt ra. 

Mặt khác, khi nhân viên nhân được phản hồi từ việc tự đánh giá năng lực bản thân, họ sẽ có nhiều động lực hơn trong công việc. Quá trình đánh giá từ nhân viên và phản hồi từ nhà lãnh đạo sẽ trở thành một cuộc thảo luận hai chiều. Từ đó giúp nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, hạnh phúc hơn, cam kết hiệu quả tốt hơn. Hơn nữa còn đóng góp rất nhiều vào văn hóa niềm tin và sự gắn kết giữa các bộ phận trong công ty.

3 yếu tố ảnh hưởng đến việc tự đánh giá bản thân

1. Tư duy khách quan

Tư duy khách quan là đánh giá một cách trung thực về khả năng của chính mình. Nó tập trung vào những gì đã đạt được và những gì cần cải thiện. Làm sao để tránh phóng đại và giúp nhà lãnh đạo xác định được thái độ của nhân viên với công việc. Ngược lại, nếu đánh giá năng lực theo cách chủ quan, các nhà lãnh đạo sẽ gặp khó khăn trong việc phản hồi và hỗ trợ nhân viên trên hành trình phát triển bản thân.

Tư duy khách quan là vô cùng cần thiết trong quá trình tự nhận định năng lực bản thân

Vì vậy, tư duy khách quan là yếu tố quan trọng nhất khi nhận thức về những gì mà bản thân đang có. Có như vậy, kết quả đánh giá bản thân mới thật sự có chất lượng và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

2. Hệ quy chiếu để đánh giá

Hệ quy chiếu là đối tượng và thang đo để phục vụ cho việc so sánh, đánh giá bản thân trong công việc. Việc tự đánh giá có thể bao gồm các yếu tố như thành công và thành tích, cách đạt được thành công, sự phê bình những thói quen xấu và hiệu suất cá nhân đối với những mục tiêu của công ty. 

3. Thời gian lựa chọn để đánh giá

Để việc đánh giá năng lực bản thân được thuận lợi thì nhà lãnh đạo cần giới hạn thời gian đánh giá. Có thể theo năm, theo tháng hoặc thậm chí theo tuần. Từ đó, có thể dễ dàng theo dõi quá trình tự đánh giá năng lực của nhân viên. Đồng thời xem xét được các tác nhân ảnh hưởng đến hiệu suất trong quá trình thực hiện mục tiêu của họ.

Hướng dẫn đánh giá năng lực bản thân trong công việc

Nhằm dẫn dắt các bạn trong việc đưa ra đánh giá năng lực bản thân đúng đắn, dưới đây là mẫu các câu hỏi đã được FLIVIETNAM lựa chọn và sàng lọc. Dựa theo 3 yếu tố đã nêu bên trên, hãy trả lời các câu hỏi sau để đánh giá khả năng của chính mình nhé!

1. Câu hỏi đánh giá kỹ năng tích lũy

  • Công việc cần những kỹ năng nào?

  • Tôi đã có kỹ năng nào trong số đó? Kỹ năng nào tốt nhất? Kỹ năng nào chưa tốt?

  • Tỷ lệ kỹ năng còn thiếu trên tổng số kỹ năng yêu cầu?

  • Tôi có bao nhiêu thời gian để rèn hoàn thiện kỹ năng chưa tốt?

  • Tôi có kỹ năng nào bù đắp hoặc thay thế kỹ năng còn thiếu không?

2. Đánh giá kinh nghiệm chuyên môn

  • Số năm kinh nghiệm tôi đã có ở công việc hiện tại?

  • Số năm kinh nghiệm tôi đã có ở các công việc khác?

  • Số năm kinh nghiệm phổ biến trong ngành cho cấp bậc vị trí tôi đang muốn ứng tuyển?

3. Đánh giá khả năng xử lý công việc

  • Danh sách nhiệm vụ chính mà vị trí công việc yêu cầu?

  • Tỷ lệ nhiệm vụ tôi đã từng làm so với tổng nhiệm vụ yêu cầu?

  • Những nhiệm vụ chưa từng làm, liệu kinh nghiệm tôi đang sở hữu có bù đắp được không?

  • Những nhiệm vụ mà chỉ người có kinh nghiệm lâu mới làm được? Tôi đáp ứng được nhiệm vụ đó không?

>> Tìm hiểu thêm:

3 Cách đánh giá khả năng lãnh đạo của quản lý cấp trung và cấp cao

4 Vai trò của người lãnh đạo công ty trong kỷ nguyên số

9 Kỹ năng giúp nhà lãnh đạo rèn luyện khả năng giao tiếp hiệu quả với đội ngũ của mình

Kết luận

Nhìn chung, có rất nhiều lợi ích đến từ hoạt động đánh giá năng lực bản thân. Tuy nhiên thời gian để doanh nghiệp làm quen với hoạt động này là không hề ngắn. Hy vọng với nội dung trên, FLIVIENAM đã cung cấp đến các bạn những thông tin bổ ích về cách nhận định khả năng của bản thân. Đồng thời liệt kê ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc tự đánh giá bản thân để giúp nhà lãnh đạo tự tin hơn trong quá trình quản lý nhân sự cho doanh nghiệp của mình.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập:

CÔNG TY TNHH HỌC VIỆN LÃNH ĐẠO TIÊN PHONG

  • Website:

    Trang chủ

  • Hotline: 0976.256.997

  • Trụ sở: O7 Coworking Space, số 20, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

  • Chi nhánh: Số 4, đường Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

 

4.7/5 – (4 bình chọn)

Xổ số miền Bắc