Di sản văn hóa vật thể tại việt nam Miền Trung – Heritage Vietnam Airlines

Tạp chí Heritage tổng hợp

Miền Trung Việt Nam là vùng đất sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và bề dày văn hóa, lịch sử. Đến với mảnh đất này, bạn sẽ cơ hội được khám phá, chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc là di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam.

Cùng Tạp chí Heritage điểm qua 5 công trình di sản nổi tiếng ở Miền Trung trong bài viết sau đây.

kham-pha-di-san-van-hoa-vat-the-tai-viet-nam-khi-ghe-tham-mien-trung-to-quoc-heritagekham-pha-di-san-van-hoa-vat-the-tai-viet-nam-khi-ghe-tham-mien-trung-to-quoc-heritage

Khám phá di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam khi ghé thăm miền Trung tổ quốc là một hoạt động siêu thú vị
(Nguồn: Trần Nhật Bình)

1. Di tích Tháp Bà Ponagar

Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc nghệ thuật của người Chăm cổ, tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cao 10 – 12 mét so với mực nước biển tại cửa sông Cái, Nha Trang. Đây là điểm đến du lịch nổi tiếng, là công trình di sản văn hóa vật thể ở Khánh Hòa nói riêng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8 – 13, trong thời kỳ cường thịnh của đạo Hindu. Tháp Bà Ponagar là tên của ngọn tháp lớn nhất, với chiều cao lên đến 23 mét. Về sau, tên gọi này được dùng chung cho quần thể kiến trúc gồm khu vực Tháp Cổng, khu Tiền Đình (Mandapa) và khu đền tháp.

thap-ba-ponagar-la-quan-the-kien-truc-cham-pa-lon-nhat-viet-nam-cho-den-thoi-diem-hien-tai-heritagethap-ba-ponagar-la-quan-the-kien-truc-cham-pa-lon-nhat-viet-nam-cho-den-thoi-diem-hien-tai-heritage

Tháp Bà Ponagar là quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại
(Nguồn: Unsplash)

Tháp Bà Ponagar gắn liền với truyền thuyết về nữ thần Thiên Y Thánh Mẫu Ana – vị thần dạy người Chăm cách cày cấy, may vá. Công trình này có kiến trúc độc đáo, mang nét đặc trưng của Vương quốc Chăm cổ xưa. Tổng thể công trình có 3 tầng và 4 tòa tháp lớn bằng gạch đất nung, là minh chứng rõ nét cho một thời kỳ văn minh đã đi vào dĩ vãng.

Cũng như nhiều di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam, Tháp Bà Ponagar mở cửa đón khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa Chăm cổ. Những tòa tháp mang đậm dấu ấn thời gian và cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ xung quanh cũng là background chụp ảnh cực đỉnh cho hội mê check – in. Di tích đón khách từ 8h00 – 18h00 hàng ngày, giá vé 21.000đ/người.

2. Thành Điện Hải

Thành Điện Hải nằm tại đường Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng, là công trình kiến trúc quân sự độc đáo và bề thế nhất của thành phố này. Bên cạnh đó, đây còn là di tích lịch sử, một pháo đài cổ được xây dựng theo kiến trúc Vauban châu Âu với tuổi đời hàng trăm năm.

toan-canh-thanh-dien-hai-nhin-tu-tren-cao-heritagetoan-canh-thanh-dien-hai-nhin-tu-tren-cao-heritage

Toàn cảnh Thành Điện Hải nhìn từ trên cao
(Nguồn: Báo Giáo dục thời đại)

Bên trong thành có các công trình như kỳ đài, hành cung, kho thuốc súng, đạn dược và thực phẩm. Tất cả được xây dựng theo tính toán kỹ lưỡng và khoa học của các vị vua nhà Nguyễn. Ngoài ra, Thành Điện Hải còn là nơi trưng bày những khẩu thần công cổ được làm bằng gang, đồng hoặc sắt với khối lượng hàng tấn.

Ngày nay, nhắc đến các công trình di sản văn hóa vật thể ở Đà Nẵng người ta thường nói về Thành Điện Hải như một tọa độ nhất định phải ghé thăm. Di tích mở cửa cho khách tham quan từ 7h30 – 16h30 hàng ngày, giá vé 20.000đ/người và miễn phí vé cho một số đối tượng.

3. Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Danh thắng Ngũ Hành Sơn được xem là tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho Đà Nẵng. Hệ sinh thái tự nhiên mang vẻ đẹp hài hòa và gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa, tâm linh của người dân. Đồng thời, đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch bậc nhất tại thành phố này.

danh-thang-ngu-hanh-son-phu-xanh-mot-goc-troi-heritagedanh-thang-ngu-hanh-son-phu-xanh-mot-goc-troi-heritage

Danh thắng Ngũ Hành Sơn phủ xanh một góc trời
(Nguồn: Quốc Tuấn – Báo Quảng Nam)

Di tích Ngũ Hành Sơn nằm ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, là quần thể 6 ngọn núi đá vôi và nhiều hang động kỳ bí. Các ngọn núi có tên lần lượt là Thủy Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn (gồm Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn). Hệ thống hang động có động Huyền Vi, động Huyền Không, động Vân Thông… Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với chùa Linh Ứng – ngôi chùa gần 200 năm tuổi.

Ngũ Hành Sơn là điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ghé thăm làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước và nhiều trải nghiệm du lịch hấp dẫn khác. Giá vé tham quan dao động từ 7.000đ – 40.000đ.

4. Công trình kiến trúc đồ sộ Kinh thành Huế thời Nguyễn

Kinh thành Huế là tòa thành cổ được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Không chỉ là trung tâm quyền lực một thời, đây còn công trình độc đáo, có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc. Vì những lẽ đó mà Kinh thành Huế luôn là cái tên được du lịch lựa chọn mỗi khi có dịp thăm thú các công trình di sản văn hóa vật thể ở Huế.

Bề dày lịch sử và kiến trúc độc đáo của Kinh thành Huế luôn khiến du khách yêu thích, viếng thăm
(Nguồn: Báo VN Express)

Kinh thành Huế có diện tích hơn 500 ha, với 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Trong đó, các công trình nổi tiếng nhất như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Cung Diên Thọ, Đại Cung Môn, Duyệt Thị Đường… tất cả đều được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nét kiến trúc mang dấu ấn truyền thống, nhẹ nhàng xen lẫn sự hào hoa, tráng lệ, là background chụp ảnh check – in cực hot.

Ngoài ra, nơi đây còn là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm hiểu về di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam. Kinh thành Huế cùng với hệ thống các lăng tẩm, đền đài như bức tranh sống động về một thời vàng son trong lịch sử. Du khách có thể ghé thăm khu di tích này từ 7h00 đến 17h00 hàng ngày, giá vé từ 30.000đ – 150.000đ/người.

5. Thành cổ Quảng Ngãi

Thành cổ Quảng Ngãi hay còn gọi Cẩm Thành hoặc Thành Gấm, là công trình được xây dựng từ năm 1807 đến 1815 bởi các kiến trúc sư người Pháp. Ngày nay, Thành cổ là địa điểm du lịch, nơi tổ chức các sự kiện giao lưu, quảng bá văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi. Khám phá xong các công trình di sản văn hóa vật thể Cố đô Huế, bạn có thể ghé thăm và trải nghiệm khu di tích lịch sử này.

khong-gian-khai-quat-tau-dam-binh-chau-heritagekhong-gian-khai-quat-tau-dam-binh-chau-heritage

Không gian khai quật tàu đắm Bình Châu
(Nguồn: Báo VN Express)

Thành cổ Quảng Ngãi có diện tích 26 ha, nay thuộc huyện Chương Mỹ, được xây theo lối kiến trúc Vauban, bình đồ hình vuông. Di tích nằm trên vùng thiên nhiên rộng lớn, có sông có núi, tạo nên một cảnh quan kiến trúc ngoạn mục. Thành có 3 cửa ở 3 hướng đông, tây và bắc. Cổng thành hình vòm cuốn, bên trên có vọng lâu và súng thần công.

Cũng như nhiều công trình di sản văn hóa vật thể ở Quảng Ngãi, Thành cổ bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian. Hiện nay, khách du lịch chỉ có thể tham quan các phần di tích còn sót lại như:

  • Không gian khai quật tàu đắm Bình Châu hơn 700 năm tuổi.

  • Bộ sưu tập “Con đường gốm sứ trên biển” với 9 con tàu đắm cổ.

  • Bộ sưu tập gốm Chu Đậu lớn nhất nước ta.

  • Khu Nhà Rường Cổ Việt với tập hợp kiến trúc 300 năm tuổi.

  • Trung tâm quảng bá, hỗ trợ du khách Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh.

Miền Trung là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai thích tìm tòi, trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Tạp chí Heritage mong rằng những gợi ý trên đây sẽ giúp cho hành trình khám phá di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam của bạn trở nên thú vị và trọn vẹn hơn.

Bài viết liên quan:

Xổ số miền Bắc