Giáo trình môn địa lý du lịch năm 2021- 2022 – ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – Studocu

ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH *************

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

Mục lục bài viết

Đà Nẵng, năm 2010

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Môn học: TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

1.1. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
  • 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 1.1.1.1. Khái niệm
  • 1.1.1.2. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 1.1.1.3. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 1.1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học
  • 1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu môn học
  • 1.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu môn học
  • Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
  • Phương pháp nghiên cứu thực địa
  • Phương pháp bản đồ
  • Phương pháp phân tích toán học và mô hình hoá
  • Phương pháp xác định ranh giới vùng du lịch
  • Phương pháp cân đối
  • Phương pháp xã hội học
  • 1.2. HỆ THỐNG LÃNH THỔ DU LỊCH
  • 1.2.1. Quan niệm và đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch
  • 1.2.1.1. Một số quan niệm về hệ thống lãnh thổ du lịch
  • 1.2.1.2. Đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch
  • 1.2.2. Cấu trúc phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch
  • 1.2.3. Mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch
  • 1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG
  • 1.3.1. Dân cư, dân tộc
  • 1.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
  • 1.4.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
  • 1.4. TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ĐẾN
    KINH TẾ – XÃ HỘI
  • 1.4.1. Tác động đến phát triển kinh tế
  • 1.4.2. Tác động đến chất lượng cuộc sống
  • 1.4.3. Tác động đến văn hoá xã hội
  • CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC PHÂN HỆT CỦA HỆ THỐNG LÃNH THỔ DU LỊCH

    2.1. PHÂN HỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

  • 2.1.1. Khái niệm
  • 2.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch
  • 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
  • 2.1.221. Tài nguyên du lịch nhân văn
  • 2.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
  • 2.1.4. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
  • 2.1.5. Điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch
  • 2.1.5.1. Điều tra tài nguyên
  • 2..1.5.2. Đánh giá tài nguyên
  • 2.1.6. Đánh giá tác động của tổ chức lãnh thổ du lịch đến tài nguyên và môi trường
  • 2.1.6.1. Các tác động lên tài nguyên và môi trường tự nhiên
  • a. Tác động lên tài nguyên địa hình, địa chất và đất đai
  • b. Tác động lên tài nguyên môi trường nước
  • c. Tác động đến tài nguyên và môi trường không khí
  • d. Tác động lên tài nguyên sinh vật
  • 2.1.6.2. Các tác động lên tài nguyên du lịch nhân văn
  • a. Tác động lên các di tích lịch sử, di tích văn hoá
  • b. Tác động đến nghề và làng nghề
  • c. Tác động đến văn hoá nghệ thuật
  • d. Tác động đến phong tục tập quán và lễ hội
  • e. Tác động đến cảnh quan, kiến trúc mỹ thuật bản địa
  • 2.2. PHÂN HỆ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH

  • 2.2.1. Các cơ sở lưu trú, ăn uống
  • 2.2.2. Hiện trạng công tác vận chuyển khách du lịch
  • 2.2.3. Các cơ sở vui chơi giải trí
  • 2.3 PHÂN HỆ LUỒNG DU KHÁCH

  • 2.3.1. Nghiên cứu và đánh giá thị trường du lịch
  • 2.3.2. Phân bố thị trường
  • 2.3.3.. Phân tích thị trường
  • 2.3.4. Phân tích luồng khách du lịch
  • 2.4. PHÂN HỆ CÁN BỘ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
  • 2.5. PHÂN HỆ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ DU LỊCH
  • 2.5.1. Mô hình tổ chức quản lý và cán bộ quản lý
  • 2.5.2. Nội dung quản lý
  • 2.5.3. Cách thức tổ chức quản lý
  • CHƯƠNG 3: PHÂN VÙNG DU LỊCH VÀ HỆ THỐNG PHÂN VỊ DÙNG DU LỊCH

    3.1 VÙNG DU LỊCH
  • 3.1.1. Quan niệm về vùng du lịch
  • 3.1.2. Những đặc trưng cơ bản của vùng du lịch và các loại vùng du lịch
  • 3.2. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN VÙNG
    DU LỊCH
  • 3.2.1. Ý nghĩa của phân vùng du lịch
  • 3.2.2. Nhiệm vụ của phân vùng du lịch
  • 3.2.3. Nguyên tắc của phân vùng du lịch
  • 3.2.3.1. Nguyên tắc hiệu quả tổng hợp
  • 3.2.3.2. Nguyên tắc thống nhất
  • 3.2.3.3. Nguyên tắc viễn cảnh lịch sử
  • 3.2.3.4. Nguyên tắc trung tâm
  • 3.3. HỆ THỐNG PHÂN VỊ VÙNG DU LỊCH
  • 3.3.1. Điểm du lịch
  • 3.3.2. Trung tâm du lịch
  • 3.3.3. Tiểu vùng du lịch
  • 3.3.4. Á vùng du lịch
  • 3.3.5. Vùng du lịch
  • 3.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG PHÂN VÙNG DU LỊCH
  • 3.4.1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ
  • 3.4..2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
  • 3.4.3. Số lượng, chất lượng và sự phân bố nguồn nhân lực du lịch
  • 3.4.4. Trung tâm tạo vùng
  • 3.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH PHÂN VÙNG DU LỊCH
  • 3.5.1. Xác định sự phân hóa theo nguồn tài nguyên
  • 3.5.2. Xác định sự phân hóa theo cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
  • 3.5.3. Xác định các trung tâm tạo vùng
  • 3.5.4. Xác định ranh giới của vùng
  • CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH VÀ BẢN ĐỒ DU LỊCH

    4.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU CHUNG VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
  • 4.1.1. Mục đích, ý nghĩa và những yêu cầu chung
  • 4.1.2. Các bước xây dựng bản đồ
  • 4.2. CƠ SỞ TOÁN HỌC TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
  • 4.2.1. Phép chiếu
  • 4.2.2. Tỷ lệ bản đồ
  • 4.2.3. Bố cục bản đồ
  • 4.3. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ TRONG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
  • 4.3.1. Nhóm các bản đồ hiện trạng
  • 4.3.1.1. Bản đồ vị trí địa lý
  • 4.3.1.2. Bản đồ tài nguyên du lịch
  • 4.3.1.3. Bản đồ cơ sở hạ tầng
  • 4.3.1.4. Bản đồ cơ sở vật chất kỹ thuật
  • 4.3.1.5. Bản đồ luồng khách
  • 4.3.1.6. Bản đồ hiện trạng kinh tế du lịch
  • 4.3.2. Nhóm bản đồ đánh giá
  • 4.3.2.1.Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên
  • 4.3.2.2. Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
  • 4.3.2.3. Bản đồ đánh giá cơ sở hạ tầng
  • 4.3.2.4. Nhóm bản đồ định hướng phát triển và khai thác không gian lãnh thổ
  • CHƯƠNG 5: CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM

    5.1. VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

  • 5.1.1. Đặc điểm chung
  • 5.1.2. Tiềm năng du lịch
  • 5.1.3.Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.2. VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

  • 5.2.1. Đặc điểm chung
  • 5.2.2.Tài nguyên du lịch
  • 5.2.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.3. VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

  • 5.3.1. Đặc điểm chung
  • 5.3.2. Tiềm năng du lịch
  • 5.3.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.4. VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

  • 5.4.1. Đặc điểm chung
  • 5.4.2. Tiềm năng du lịch
  • 5.4.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.5. VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN

  • 5.5.1. Đặc điểm chung
  • 5.5.2. Tiềm năng du lịch
  • 5.5.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.6. VÙNG DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ

  • 5.6.1. Đặc điểm chung
  • 5.6.2.Tài nguyên du lịch
  • 5.6.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.7. VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ
  • 5.7.1. Đặc điểm chung
  • 5.7.2.Tài nguyên du lịch
  • 5.7.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

    1.1. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

    1.1.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch

    1.1.1.1. Khái niệm

    Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất.

    1.1.1.2. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch

    Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hóa du lịch. Gồm có 4 hướng chuyên môn hóa sau:

    Chuyên môn hóa theo loại hình dịch vụ

    Chuyên môn hóa theo du lịch

    Chuyên môn hóa theo giai đoạn của quá trình du lịch

    Chuyên môn hóa theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch

    Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch góp phần quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch

    Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác và sử dụng có hiệu quả khi có sự tổ chức lãnh thổ du lịch và việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch hợp lý

    Tổ chức lãnh thổ du lịch tốt làm :

  • -Thay đổi bộ mặt kinh tế của mỗi vùng và cộng đồng
  • -Thúc đẩy vấn đề kiểm soát môi trường, bảo tồn di sản văn hóa
  • -Thúc đẩy phát triển kinh tế ở cả những nơi không phong phú tài nguyên. Thúc đẩy con người và các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, làm cho du lịch có tính trao đổi xuyên văn hóa.
  • 1.1.1.3. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch
  •  Hệ thống lãnh thổ du lịch
  • Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ qua lại với nhau một cách mật thiết như: nhóm người du lịch, các tổng thể tự nhiên – văn hoá – lịch sử, các công trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý.

  •  Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch ?
  • Là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng được liên kết với nhau bằng các mối liên hệ kinh tế, sản xuất và cùng sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ.

  •  Vùng du lịch ?
  • Có nhiều quan niệm khác nhau về vùng du lịch.

    Theo I.I.Pirôgiơnic (1985) là quan niệm tương đối đầy đủ hơn cả.

    Vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế – xã hội. Đó là tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng, nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hoá và các điều kiện kinh tế – xã hội để phát triển du lịch.

    Hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo nên vùng du lịch và không phải là toàn bộ lãnh thổ của vùng, chỉ là nơi tập trung nguồn tài nguyên du lịch và các công trình kỹ thuật…

    Còn vùng du lịch có không gian rộng lớn hơn nhiều, bao gồm cả những khu vực sản xuất hàng hoá, vật liệu, năng lượng.

    1.1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học

    1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu môn học

    Môn học này có những nhiệm vụ cụ thể sau:

  •  Nghiên cứu tổng hợp mọi loại tài nguyên du lịch:
  • Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Khi nghiên cứu chúng, ngoài việc xem xét một cách riêng lẻ (theo từng loại), cần phải tìm hiểu sự kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ.

    Sau đó là việc đánh giá tài nguyên trên những quan điểm nhất định (kinh tế, sinh thái, xã hội…) . Trên cơ sở đánh giá từng loại và sự kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ mới có căn cứ xác định phương hướng khai thác

  •  Nghiên cứu nhu cầu du lịch
  • Phụ thuộc vào đặc điểm xã hội- nhân khẩu của dân cư

    Căn cứ vào nhu cầu cùng với nguồn tài nguyên vốn có của lãnh thổ, mới tính toán xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ cấu hạ tầng thích hợp

  •  Xây dựng cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng du lịch
  •  Cấu trúc sản xuất-kỷ thuật của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch phù hợp với nhu cầu và tài nguyên
  •  Các mối liên hệ giữa hệ thống nghỉ ngơi du lịch và các hệ thống khác
  •  Hệ thống tổ chức điều khiển được xây dựng trên cơ sở phân vùng du lịch phản ánh những khác biệt theo lãnh thổ về nhu cầu, tài nguyên và phân công lao động trong lĩnh vực nghỉ ngơi du lịch.
  • 1.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu môn học

    Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống

    Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và với môi trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa hệ thống lãnh thổ du lịch và hệ thống kinh tế – xã hội.

    Khoa học tổ chức lãnh thổ du lịch mang đặc thù của ngành khoa học du lịch và kinh tế du lịch và có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học có liên quan.

    Khi nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn xây dựng và thực hiện tổ chức lãnh thổ du lịch cần phải xem xét, vận dụng những tri thức của khoa học quy hoạch, của khoa học du lịch và các ngành khoa học có liên quan.

    cần sắp xếp các vấn đề nghiên cứu, hoặc giải quyết theo trật tự có hệ thống, logic, khoa học,

    Phương pháp nghiên cứu thực địa và thu thập tài liệu

    Là nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn

    nhằm nhận được các thông tin xác thực, cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu làm cơ sở cho các phương pháp khác.

    Phương pháp bản đồ

    Thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu.

    Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hoá; biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của các đối tượng tổ chức quy hoạch lãnh thổ như những đặc điểm phân bố khôgn gian và khối lượng của nguồn tài nguyên, các lượng khách, cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ du lịch, kết cấu hạ tầng, các thuộc tính của hệ thống lãnh thổ du lịch. Phương pháp này còn dung để thu thập nguồn thông tin và vạch ra tính quy luật hoạt động của các hệ thống lãnh thổ du lịch

    Phương pháp phân tích toán học và mô hình hoá

    Là định hướng, thống kê các đối tượng tổ chức lãnh thổ, phân tích tương quan để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tố hệ thống lãnh thổ du lịch và sự tác động qua lại giữa chúng, đánh giá số lượng và chất lượng của các yếu tố, có được những nhận định về định tính của các yếu tố đúng đắn, mang tính khách quan.

    Phương pháp xác định ranh giới vùng du lịch

    Phần lớn các số liệu được thu thập theo đơn vị hành chính, vì vậy cũng giống như phân vùng các ngành kinh tế khác, ranh giới các vùng du lịch được xác định theo ranh giới hành chính.

    Phương pháp cân đối

    Là toàn bộ các phương pháp tính toán để phân tích, dự báo các mục tiêu sẽ được thực hiện của hệ thống lãnh thổ du lịch, có tính đến tổng hợp các yếu tố. Phương pháp này còn dùng để tính toán cân đối thu nhập của du lịch và chi phí cho du lịch, xác định diện tích cần thiết cho lãnh thổ, tài nguyên, lao động…

    Phương pháp xã hội học

    Nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia, các thành viên tham gia vào quá trình tổ chức, quy hoạch lãnh thổ du lịch.

    Trong quy hoạch , tổ chức lãnh thổ du lịch, phương pháp này thường được sử dụng để điều tra, phân tích thị trường như: sở thích, nhu cầu tiêu dùng, mức chi tiêu của khách, sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực , thái độ, nhận thức của dân cư đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, cũng như các vấn đề phát triển du lịch mà các quá trình tổ chức lãnh thổ du lịch thực hiện, mức sống của cộng đồng địa phương nơi tiến hành tổ chức, quy hoạch du lịch, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, của các cơ quan, các cấp chính quyền.

    1.2. HỆ THỐNG LÃNH THỔ DU LỊCH

    1.2.1. Quan niệm và đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch

    1.2.1.1. Một số quan niệm về hệ thống lãnh thổ du lịch

    Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng được lựa chọn là phục hồi và tái sản xuất sức khoẻ, khả năng lao động , thể lực và tinh thần của con người. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống kinh tế -xã hội, được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau như nhóm người du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử, các công trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý. Nét đặc trưng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ.

    -Theo I.I. Pirogionhich trong cuốn Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, tr.46 (Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải dịch): “ Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống kinh tế -xã hội bao gồm các yếu tố có quan hệ tương hỗ với nhau như các luồng khách du lịch, tổng thể tự nhiên và tổng thể văn hoá, lịch sử, các công trình kỹ thuật, nhân viên phục vụ và cơ quan điều hành.

    Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo vẹn toàn về chức năng và lãnh thổ, có cả một loạt các chức năng chính là phục hồi và tái sản xuất mở rộng sực khoẻ và khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người (du khách). Về phương diện này, hệ thống lãnh thổ tương đương với các tổng thể lãnh thổ sản xuất, đồng thời cả về hệ thống giao thông và các hệ thống định cư”.

  • -Theo nhà khoa học du lịch Ngô Tất Hổ trong Phát triển và quản lý du lịch địa phương, tr.15 NXB Khoa hoc Bắc Kinh, 1998 (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch), ông quan niệm: “ Cấu tạo của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm bốn bộ phận: hệ thống thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh, hệ thống điểm đến và hệ thống bảo trợ. Trong đó thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh, hệ thống điểm đến du lịch hợp thành một hệ thống bên trong có kết cấu chặt chẽ. Ngoài ra còn các yếu tố như chính sách, chế độ, môi trường, nhân lực hợp thành một hệ thống bỗ trợ. Trong hệ thống bổ trợ này, Chính phủ là một đơn vị đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, cơ cấu giáo dục cũng là một bộ phận quan trọng. Hệ thống bổ trợ không tồn tại độc lập mà cần phải dựa vào ba hệ thống kia, cùng ba hệ thống kia đồng thời phát huy tác dụng”
  • Khi nghiên cứu hai quan niệm trên cho thấy quan niệm của Ngô Tất Hổ phản ánh đầy đủ đặc điểm và các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của hệ thống lãnh thổ du lịch hơn . Nhưng trong nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch và nhiều tài liệu nghiên cứu về du lịch, các nhà khoa học Việt Nam thường sử dụng quan niệm về hệ thống lãnh thổ du lịch của I.I. Pirogionhich

    1.2.1.2. Đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch
  • “-Đặc tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ. Chức năng chính là phục hồi tái sản xuất sức khoẻ, khả năng lao động thể lực và tinh thần của con người (du khách). Bao gồm các yếu tố có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, là một hệ thống mở có mối quan hệ bên trong và bên ngoài.
  • -Mối quan hệ bên trong là mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành.
  • -Mối quan hệ bên ngoài là mối quan hệ với các điều kiện môi trường phát sinh và các hệ thống lãnh thổ khác”

    1.2.2. Cấu trúc phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch

    Cấu trúc bên trong của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm 5 phân hệ:

  • -Phân hệ luồng du khách đóng vai trò trọng tâm, nó có những yêu cầu đối với các phân hệ khác của lãnh thổ du lịch do phụ thuộc vào những đặc điểm dân cư, xã hội của khách du lịch. Phân hệ này có đặc điểm như khối lượng, cấu trúc của nhu cầu du lịch, tính lựa chọn, tính mùa vụ và tính đa dạng của luồng du khách.
  • -Phân hệ tổng thể tự nhiên và lịch sử văn hoá tham gia hệ thống với tư cách là nguồn tài nguyên, là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và là cơ sở cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có dung lượng nhất định, có độ thích hợp, có triển vọng, có độ bền vững và hấp dẫn. Nó mang những đặc điểm như: số lượng, chất lượng, diện tích, phân bố, sự kết hợp giữa các loại và các điểm tài nguyên, thời gian khai thác. Chúng có thể sử dụng nhiều lần trong quá trình phục vụ du khách.
  • -Phân hệ các công trình kỹ thuật nhằm cung ứng những điều kiện sinh hoạt của du khách, nhân viên phục vụ (ăn, ở, đi lại, giải trí…) cũng như những nhu cầu đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng (chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan dịch vụ văn hoá và đời sống). Toàn bộ các công trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng du lịch. Nó mang những nét đặc trưng như dung lượng, tính đa dạng, tiện nghi, sinh thái, trình độ kỹ thuật.
  • – Phân hệ nhân viên phục vụ thực hiện chức năng dịch vụ cho du khách và chức năng cung ứng công nghệ sản xuất của các cơ sở sản xuất hoạt động. Số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ nhân viên, mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng cơ bản của phân hệ.
  • – Bộ phận điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng bộ phận nói riêng hoạt động tối ưu.
  • 1.2.3. Mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch

    Các yếu tố cấu trúc nên hệ thống lãnh thổ du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy trong quá trình kiểm kê, phân tích, đánh giá các yếu tố của hệ thống lãnh thổ không những cần phân tích, đánh giá các đặc trưng của từng yếu tố mà còn phải tìm hiểu cả trong mối quan hệ giữa các yếu tố.

  •  Mối quan hệ giữa phân hệ khách và các phân hệ khách được mô tả thông qua những hoạt động du lịch và qua tính chọn lựa cấu trúc không gian và thời gian của hệ thống.
  • -Mối quan hệ giữa phân hệ khách và tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử được xác định bởi sự lựa chọn của các nhóm du khách với đặc điểm kinh tế -xã hội và nghề nghiệp khác nhau. Chúng được phản ảnh bằng sức hấp dẫn, sức chứa, độ bền vững, độ thích hợp. Sức chứa, độ bền vững, sự thích hợp, sự hấp dẫn của tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác.
  • Nếu tập trung một lượng du khách quá lớn trong một lãnh thổ có quy mô nhỏ, không những dẫn tới sự huỷ hoại tổng thể tự nhiên mà còn gây ra áp lực với du khách. Vì vậy, phải xác định mức độ chịu tải với tổng thể tự nhiên, phải lựa chọn những hoạt động du lịch không gây tổn thất cho cân bằng sinh thái và khả năng phục hồi của cảnh quan tự nhiên và văn hoá – xã hội.

    Cần phải chú ý đến độ bền vững trong quá trình sử dụng, bảo vệ, phải nghiên cứu các định hướng, biện pháp nâng cao khả năng duy trì cảnh quan cho hoạt động kinh doanh du lịch. Sự thích hợp của tổng thể tự nhiên là phản ánh những điều kiện thuận lợi. Thời gian kéo dài sự thích hợp cho cơ thể con người thông qua các yếu tố: nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm, lượng mưa. Thích hợp với trạng thái sức khoẻ của du khách cho phép trong báo cáo quy hoạch du lịch đưa ra phân loại các yếu tố của khí hậu và thời gian khí hậu thích hợp hoặc không thích hợp cho sức khoẻ của du khách và cho phát triển du lịch.

    Tính hấp dẫn của tổng thể tự nhiên và văn hoá, lịch sử như sự kỳ thú, tính độc đáo (tần số lặp lại hay không bao giờ lặp lại của đối tượng và hiện tượng được phản ánh thông qua đánh giá thẩm mỹ, sự đa dạng, đặc sắc của tổng thể tự nhiên, văn hoá – xã hội, độ chia cắt địa hình, độ che phủ của rừng, đặc điểm, độ ngập của nước, những giá trị văn hoá, lịch sử…)

  • -Mối quan hệ giữa du khách với các công trình kỹ thuật và nhân viên phục vụ. Các nhóm du khách không giống nhau về cấu trúc và lãnh thổ, do đó họ đòi hỏi những kiểu công trình và lãnh thổ tương ứng. Cần phải phân loại các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch về số lượng và chất lượng (bình dân, hạng cao…)
  • Du khách luôn đòi hỏi nhân viên phục vụ có chất lượng cao. Họ mong muốn nhân viên phục vụ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, phẩm chất tốt.

    Để xác định, đánh gía đội ngũ nhân viên phục vụ phải qua điều tra (điều tra nhân viên, trưng cầu ý kiến du khách và qua thống kê số liệu, qua đánh giá năng lực làm việc và phẩm chất nghề nghiệp của họ)

  • -Mối quan hệ giữa du khách với bộ máy tổ chức quản lý du lịch. Mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch có bộ máy tổ chức, quản lý với chất lượng nhân lực tốt, có cơ cấu phù hợp, có những hệ thống quy định pháp quy chặt chẽ, phù hợp cùng với cách tổ chức quản lý đồng bộ, liên thông, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng để tạo cho hoạt động du lịch có hiệu quả, tạo ra môi trường hấp dẫn du khách.
  • Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành những chuyến đi du lịch, du khách có nhu cầu về các thông tin dịch vụ du lịch như tài nguyên và môi trường du lịch của điểm đến, thêm vào nữa là những thông tin trên góp phần hấp dẫn du khách đến với điểm hoặc khu du lịch. Vì vậy, trong quy hoạch du lịch các nhà quy hoạch cần phải nghiên cứu, khảo sát, đưa ra những giải pháp, chiến lược tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch được quy hoạch, nhằm hấp dẫn du khách.

  •  Mối quan hệ giữa tổng thể tự nhiên, văn hoá, xã hội với các phận hệ khác
  • -Mối quan hệ giữa tổng thể tự nhiên và văn hoá, lịch sử với các dự tính chu kỳ mà nó gây ảnh hưởng đến tính mùa vụ trong hoạt động du lịch Tổng thể tự nhiên, văn hoá, xã hội, khách du lịch, cán bộ nhân viên có tác động đến chất lượng và quy mô phân bố của phân hệ các công trình kỹ thuật. Do vậy, các hoạt động kỹ thuật thuộc dịch vụ du lịch cần phải mang tính sinh thái để không gây ra những sự huỷ diệt các giá trị quý báu của tự nhiên, văn hoá, lịch sử với du lịch. Ví dụ, đưa ra những kiến nghị cấm sử dụng thuyền có động cơ gây ô nhiễm nguồn nước…phải định mức được mật độ quy mô các loại công trình khác nhau, cường độ hạot động kỹ thuật, hệ số độ bền kỹ thuật của các tổng thể tự nhiên (đường mòn trên một đơn vị diện tích, số tàu thuyền trên một đơn vị diện tích…)

    Cơ quan điều hành sẽ cung cấp định mức và nguồn thông tin về các phân hệ. Tài nguyên du lịch quy định về quy mô, kiểu dáng, chiều cao, mật độ của cơ sở vật chất kỹ thuật ở các điểm du lịhc biển cách mép nước thuỷ triều lên ít nhất là 100m, nhưng lại theo xu hướng phân bố dọc bờ biển nên cần mở các của ra phía biển. Hoặc một hecta mặt nước biển hay hồ chỉ có sức chứa tối đa là 8 du thuyền, trong đó chỉ có bốn du thuyền hoạt động… Hay ở các điểm du lịch sinh thái nên hạn chế mở những con đường lớn (vì phải chặt cây nhiều), mật độ xây dựng nhà cửa thưa, độ cao hạn chế từ một đến hai tầng, phải tránh những đường thoát nước…

  •  Tổng thể tự nhiên ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
  • -Tài nguyên du lịch thông qua giá trị, diện tích có giá trị du lịch sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm và số lượng nhân viên. Tại những hệ thống lãnh thổ phát triển du lịch có diện tích, có giá trị du lịch với mật độ và chất lượng tài nguyên du lịch cao, có khả năng thu hút một số lượng du khách lưu trú, tham quan lớn cần số lượng nhân viên du lịch đông. Tài nguyên du lịch còn quy định đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên. Ví dụ, những hệ thống lãnh thổ du lịch có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc thì đội ngũ cán bộ nhân viên phải am hiểu về những kiến thức văn hoá, lịch sử và văn hoá du lịch nhiều hơn. Song tại các vườn quốc gia thì đội ngũ nhân viên lại đòi hỏi nhiều về kiến thức về sinh thái và du lịch sinh thái…

    Tài nguyên du lịch còn có mối quan hệ với bộ máy tổ chức quản lý điều hành du lịch. Trong một hệ thống lãnh thổ có một bộ máy tổ chức quản lý có cơ cấu hợp lý, tính chuyên môn nghiệp vụ cao, có hệ thống những quy định, chế tài hợp lý, khoa học và cách thức tổ chức quản lý đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả sẽ là điều kiện quan trọng để bảo vệ, tôn tạo, và khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả và bền vững.

  •  Mối quan hệ giữa phân hệ công trình kỹ thuật và kết cấu hạ tầng với các phân hệ khác
  • -Phân hệ công trình kỹ thuật ngoài mối quan hệ với khách du lịch và tài nguyên du lịch còn có mối quan hệ với phân hệ cán bộ nhân viện và bộ máy tổ chức quản lý du lịch. Số lượng, chất lượng, và đặc điểm kỹ thuật khác nhau đã dẫn đến số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên khác nhau. Ví dụ, ở những điểm du lịch, khu du lịch có các cơ sở lưu trú, ăn uống đạt tiêu chuẩn quốc tế xếp hạng cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, phẩm chất cao. Và số lượng cán bộ nhân viên không chỉ phụ thuộc vào số lượng phòng khách sạn mà còn phụ thuộc vào chất lượng cảu các cơ sở lưu trú, ăn uống. Trung bình một phòng khách sạn quốc tế cần 1.7 đên 2.2 lao động, trong khi một phòng khách sạn nội địa chỉ cần 1.2 lao động…
  • -Phân hệ công trình kỹ thuật và kết cấu hạ tầng có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với bộ máy tổ chức quản lý du lịch. Tại những hệ thống lãnh thổ có bộ máy tổ chức quản lý du lịch có cơ cấu, chức năng phù hợp với các cán bộ có trình độ quản lý tổ chức giỏi, cùng một hệ thống quy định chế tài chặt chẽ, hợp lý thì việc xây dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và kết cấu hạ tầng sẽ có quy hoạch, có sự kiểm soát, có môi trường tốt để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Do vậy, số lượng và chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phù hợp với các phân hệ khác và có chất lượng cao sẽ có giá trị thẩm mỹ, hấp dẫn du khách; có công suất sử dụng cao và hiệu quả khai thác cơ sở vật chất sẽ cao hơn.
  • -Đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch ngoài mối quan hệ qua lại với các phân hệ trên còn có mối quan hệ chặt chẽ với bộ máy tổ chức quản lý du lịch. Số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên phụ thuộc nhiều vào chính sách, cách thức đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và ưu đãi với nguồn nhân lực. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch du lịch cần khảo sát, kiểm kê, đánh giá xac thực về nguồn nhân lực trong mối quan hệ với các phân hệ khác của hệ thống lãnh thổ du lịch. Từ đó xây dựng những giải pháp; những chiến lược phù hợp, hữu hiệu về nguồn nhân lực. Các hệ thống lãnh thổ du lịch không những có mối quan hệ giữa các phân hệ bên trong, mà còn có mối quan hệ với các phân hệ khách và với môi trường kinh tế- xã hội, chính trị một cách chặt chẽ, biện chứng.
  • Từ những quan niệm và đặc điểm về hệ thống lãnh thổ du lịch cho thấy, để có thể xây dựng và thực hiện được những dự án quy hoạch phát triển du lịch có hiệu quả, góp phần phát triển du lịch bền vứng, các nhà quy hoạch cần có hiểu biết về hệ thống lãnh thổ du lịch và cần nghiên cứu về đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch cần quy hoạch.

    1.3. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ DÂN CƯ, KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG

    1.3.1. Dân cư, dân tộc

  •  Dân cư
  • -Lịch sử khai thác lãnh thổ. Số dân, mật độ dân số, tình hình phân bố dân cư, mức tăng dân số, kết cấu dân số theo tuổi và kết cấu dân số theo tuổi và kết cấu lao động theo các ngành.
  • -Chất lượng cuộc sống: GDP/người, bình quân lương thực, việc làm, trình độ học vấn, nhà ở, tỷ lệ người biết chữ, số người và tỷ lệ lao động tham gia trong hoạt động du lịch
  • -Dự báo về một số chỉ tiêu dân số và chất lượng cuộc sống của dân cư
  •  Dân tộc
  • – Kết cấu dân số theo dân tộc
  • -Đời sống kinh tế văn hoá của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít người
  • 1.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội

    Mức tăng GDP/năm, tỷ lệ GDP theo các ngành, đặc điểm phát triển chung của các ngành kinh tế chủ yếu và của nền kinh tế

  • -Tình hình hợp tác đầu tư
  • -Các chiến lược, đường lối, chính sách và chỉ tiêu dự báo phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu của địa phương hoặc quốc gia
  • – Xu hướng phát triển kinh tế – xã hội chính
  • 1.3.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

  • Giao thông vận tải: điều tra, đánh giá các loại đường giao thông như: đường ôtô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, các bến cảng cả về số lượng, chất lượng, mối quan hệ giữa các đường giao thông
  • Những kế hoạch và dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở giao thông vận tải

  • -Hệ thống điện: Điều tra đánh giá thực trạng về hệ thống cung cấp điện, trình bày những kế hoạch và dự án phát triển
  • -Hệ thống cấp thoát nước: Điều tra, đánh giá thực trạng về hệ thống cung cấp điện, trình bày những kế hoạch và dự án phát triển
  • -Bưu chính viễn thông: Điều tra, đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành viễn thông; trình bày các kế hoạch và dự án phát triển
  • -Hệ thống thu gom, xử lý tái chế chất thải, mức đầu tư cho vấn đề này
  • 1.4. TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ – XÃ HÔI

    1.4.1. Tác động đến phát triển kinh tế

    a. Tác động tích cực
  • -Tăng nguồn thu ngoại tệ tỷ lệ thuận với số lượng du khách quốc tế, ví dụ ở Việt Nam lượng khách quốc tế đến năm 1990 chỉ có 250000 lượt, doanh thu trung bình một lượt khách trong thời kỳ này khoảng 400USD; nhưng đến năm 2005 lượng khách quốc tế đến 3.43 triệu lượt và trung bình chỉ tiêu một lượt khách là trên 900USD (năm 2003 là 907.2USD)
  • -Tăng nguồn thu nhập từ du lịch và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Ngành du lịch có một quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế, việc phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế-xã hội khác phát triển. Thu nhập từ du lịch được tính thông qua hệ số nhân do tác động tới các ngành kinh tế khác từ 1.3 – 1.7
  • -Hoạt động du lịch còn góp phần cho việc tăng cường sự hợp tác, giao lưu quốc tế, thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện thể thao, qua khách du lịch công vụ đã làm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa các quốc gia cũng góp phần tạo hiệu quả kinh tế- xã hội.
  • -Các dự án quy hoạch phát triển du lịch tạo việc làm từ khi xây dựng cho đến khi dự án đi vào hoạt động bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Ở khu du lịch chùa Hương, mức lao động dịch vụ du lịch khoảng 700-800 người/năm
  • b. Tác động tiêu cực
  • -Hoạt động du lịch có thể là một nhân tố làm mất ổn định hệ sinh thái ở khu vực du lịch. Khi không được quy hoạch phát triển hợp
  • lý, khoa học nhiều dự án quy hoạch du lịch đã làm suy giảm tài nguyên môi trường, hoặc việc đầu tư lại lớn hơn thu nhập nên đã dẫn tới hiệu quả kinh tế bị suy giảm như trường hợp ở bãi biển Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vũng Tàu…
  • -Sự phát triển của nhiều ngành kinh tế bị phụ thuộc vào ngành du lịch. Trong trường hợp các dự án quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ du lịch không được thực hiện khoa học, hiệu quả sẽ làm giảm sự hấp dẫn du khách, dẫn đến không chỉ hiệu quả kinh tế của ngành du lịch bị suy giảm mà cũng làm cho hiệu quả kinh tế của nhiều ngành kinh tế- xã hội cũng có thể bị suy giảm.
  • – Hoạt động du lịch thường mang tính thời vụ nên đối với các dự án quy hoạch và tổ chức không gian du lịch không phù hợp giữa quy mô, chất lượng, số lượng cơ sở vật chất với tài nguyên, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng thấp… sẽ làm giảm sự hấp dẫn du khách, làm cho tính thời vụ cao đã gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn lao động và vốn…
  • -Do những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống của dân cư nên các dự án quy hoạch du lịch được lập và thực hiện không thấu đáo và khoa học, hiệu quả thấp, cái giá phải trả để khắc phục các tác động tiêu cực trên cao hơn mức đầu tư làm giảm thành quả kinh tế.
  • 1.4.2. Tác động đến chất lượng cuộc sống

    Du lịch không chỉ có chức năng kinh tế mà còn có cả chức năng chính trị, văn hoá-xã hội và môi trường. Do đó khi đánh giá tác động từ các dự án quy hoạch và tổ chức không gian du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung, ngoài việc đánh giá tác động đến chất lượng cuộc sống của nhân dân và an ninh, chính trị xã hội.

    a. Tác động tích cực
  • -Các dự án quy hoạch xây dựng thường sử dụng nhiều tài nguyên đất đai. Như vậy, việc thực hiện các dự án quy hoạch ở các khu vực làm cho tài nguyên đất đai trở nên suy giảm, khan hiếm, nhất là đất canh tác ở nước ta cũng như nhiều nước khác làm cho giá đất tăng cao. Thêm vào nữa, việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tạo thêm nhiều việc làm , thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển nên khiến việc gia tăng dân số cơ học cao. Tất cả các nguyên nhân này làm cho giá đất ở gần các khu quy hoạch du lịch tăng cao. Điều này giúp cho người dân địa phương có nhiều đất nếu nhượng quyền sử dụng đất có thể có thêm thu nhập, cải thiện đời sống và có vốn đầu tư cho sản xuất.
  • -Để tạo ra môi trường cảnh quan hấp dẫn du khách và để phát triển du lịch bền vững, nhiều dự án quy hoạch phát triểnn du lịch đã nghiên cứu và thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường như: các dự án bảo vệ rừng, trồng rừng, giáo dục cộng đồng địa phương về môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái, thu gom xử lý nước thải…Những giải pháp này không chỉ bảo vệ sự đa dạng sinh học, tài nguyên môi trường trong các khu du lịch được quy hoạch mà còn góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ tài nguyên nơi dân cư sinh sống.
  • -Thông qua việc thực hiện các dự án phát triển du lịch bền vững, người dân được lôi cuốn, hỗ trợ để tham gia và các hoạt động bảo tồn và hoạt động du lịch, điều này vừa tạo cho họ có việc làm, nâng cao thu nhập, và vừa giúp cho nhận thức của họ về nhiều mặt được nâng cao, từ đó chất lượng cuộc sống của họ cũng được cải thiện
  • – Trong việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo tồn, các vườn quốc gia và ở nhiều vùng núi, các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn đã có nhiều dự án góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm giảm sức ép của họ đối với tài nguyên rừng như: các dự án nước sạch, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, khôi phục nghề thủ công cổ truyền, phát triển giáo dục, y tế…
  • -Việc thực hiện các dự án quy hoạch và tổ chức không gian du lịch tại các vùng khó khăn, dân cư thưa góp phần phát triển kết cấu hạ tầng, đồng thời thông qua đó góp phần cải thiện đời sống của cư dân địa phương
  • b. Tác động tiêu cực
  • -Do nhu cầu sử dụng một diện tích lớn đất đai của các dự án quy hoạch du lịch đã làm suy giảm diên tích đất canh tác, đất rừng, làm cho hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bị suy giảm, từ đó tác động tiêu cực đến đời sống của cư dân địa phương vì bị mất phương tiện sản xuất
  • -Làm cho giá cả bất động sản tăng, gây khó khăn về nhu cầu nhà ở, đất thổ cư cho nhiều người dân địa phương
  • -Việc thực hiện các dự án tổ chức lãnh thổ du lịch kéo theo việc nhập cư, cùng với việc đáp ứng các như cầu về dịch vụ, hàng hóa cho du khách đã làm cho giá các mặt hàng tại các điểm du lịch thường cao hơn từ 20-50% nhất là vào mùa du lịch. Vì vậy, đã làm cho đời sống của người dân địa phương gặp khó khăn và suy giảm.
  • -Việc gia tăng lượng chất thải tại các dự án quy hoạch du lịch nếu dược thu gom xử lý đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường sống của cộng đồng địa phương
  • -Việc tích tụ rác thải ở các khu du lịch có thể thu hút các loài gặm nhấm, côn trùng đến sinh sống, phát triển làm cho dịch bệnh có điều kiện phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe của du khách cũng như cộng đồng cư dân địa phương
  • -Nước thải và rác thải gia tăng do hoạt động du lịch có thể làm ô nhiễm các nguồn nước sông hồ, biển. Sự ô nhiễm nguồn nước ven biển, cửa sông đã làm suy giảm các loài thủy sinh, thiệt hại đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của ngư dân, nhiều trường hợp mức độ nước bị ô nhiễm cao làm cho các loài thủy sinh bị nhiễm độc, thủy sản đánh bắt không thể ăn được
  • -Đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân là vấn đề đối mặt khó thực hiện của nhiều địa phương và quốc gia nhất là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Vì vậy, việc thực hiện các dự án tổ chức lãnh thổ du lịch đáp ứng nhu cầu về nước sạch nhất là vào mùa vụ du lịch cũng đã góp phần tạo ra sự khan hiếm nước sạch ở nhiều địa phương
  • -Việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch đã làm gia tăng thêm các phương tiện vận chuyên: vận chuyển vật liệu xây dựng, vận chuyển du khách trên các tuyến đường giao thông nhất là vào mùa du lịch và những ngày nghỉ cuối tuần , ngày lễ. Việc gia tăng các phương tiện giao thông từ các dự án quy hoạch du lịch đã góp phần thêm vào việc tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, làm cho hệ thống giao thông nhanh xuống cấp, gia tăng tai nạn oto, gây tình trạng quá tải với hệ thống giao thông đã tác động tiêu cực đến đời sống của cư dân địa phương cũng như kinh tế địa phương
  • -Xúc tiến phát triển du lịch trong các dự án quy hoạch du lịch, do việc đi lại của khách du lịch từ các quốc gia khác nhau có thể là nguồn lan truyền bệnh dịch truyền nhiễm như AIDS, Sarh,…cho các địa phương của quốc gia.
  • 1.4.3. Tác động đến văn hoá xã hội

    a. Tác động tích cực

    Để tạo ra tài nguyên môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn du khách nhiều dự án quy hoạch du lịch đã có sự đầu tư cho bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các cộng đồng cư dân địa phương, nhất là ở các khu vực có các dân tộc ít người. Từ việc đầu tư cho bảo tồn, cùng với sự hấp dẫn du khách bởi các giá trị văn hóa truyền thống đã làm cho người dân tăng thêm lòng tự hào về di sản văn hóa địa phương, từ đó họ có ý thức hơn và đóng góp nhiều hơn cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

  • -Thông qua việc thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng các dự án quy hoạch đã góp phần ổn định, phát triển dân số của các dân tộc ít người, phân bố dân cư lao động hợp lý ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế còn khó khăn, làm giảm bớt việc di cư tự do, nhất là giảm bớt việc thanh niên đi tìm việc làm ở các thành phố.
  • -Thông qua việc tiếp xúc với du khách, nhận thức của người dân, cùng với chất lượng cuộc sống và giá dục được nâng cao. Nhờ có giáo dục phát triển và được nâng cao, nhiều tục lệ lạc hậu của người dân địa phương được loại trừ như các tục lệ ma chay, đối xử không tốt với phụ nữ.
  • – Để đảm bảo môi trường trật tự an toàn cho du khách, vấn đề an ninh được đầu tư hơn, nhiêu băng nhóm tội phạm đã được các lực lượng cảnh sát triệt phá, nhiều quốc gia như Thái Lan còn thành lập cơ quan cảnh sát di lịch đã góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội cho các cộng đồng địa phương.
  • b. Tác động tiêu cực

  • -Thông qua việc tiếp xúc với du khách cũng như để đáp ứng nhu cầu tiêu dung, thưởng thức của du khách nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các địa phương, các quốc gia bị thay đổi mai một. Từ đó đã làm giảm cuộc sống hạnh phúc của nhiều gia đình cũng như trật tự an ninh của các cộng đồng dân cư: thay đổi kiến trúc truyền thống, giảm diện tích cây xanh mặt nước, bê tông hóa các công trình kiến trúc và nhà cửa
  • -Thương mại hóa hoạt động văn hóa truyền thống
  • -Cố ý tạo ra mô hình văn hóa tiêu biểu để đáp ứng nhu cầu của du khách như nhiều làn điệu dân ca, các phong tục (đám cưới) được sân khấu hóa.
  • -Sự tham quan, tập trung quá đông của du khách tại các lễ hội, các di tích tôn giáo, đã làm mất đi không khí linh thiêng, trang trọng của các nghi lễ tôn giáo, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của dân cư
  • -Các dự án quy hoạch du lịch có thể gián tiếp gây chia rẽ cộng đồng và gây ra tình trạng phân chia giàu nghoèo. Vì những người tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch thường có thu nhập cao hơn các hộ sản xuất ngành truyền thống
  • – Do không có điều kiện được đào tạo và giáo dục du lịch quy củ nên phần lớn những nguời dân địa phương thường chỉ được tham gia các công việc trong hoạt động du lịch có thu nhập thấp như : mang vác hành lý, vận chuyển hành khách, dẫn đường, phục vụ trong các cơ sở kinh doanh lưu trú, có thu nhập thấp, việc làm không ổn định, họ trở thành đối tượng bị bóc lột.
  • – Hoạt động du lịch ở nhiều nơi cũng kéo theo nhiều tệ nạn xã hội làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội như tệ nạn ăn xin, bán hàng rong, lừa gạt du khách, trộm cắp, mãi dâm, nạn tình dục, và lao động trẻ em, cờ bạc
  • CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC PHÂN HỆ CỦA HỆ THỐNG LÃNH

    THỔ DU LỊCH

    2.1. PHÂN HỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

    2.1.1. Khái niệm

    Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

    Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch – kinh tế du lịch. Như vậy, Tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều gọi là tài nguyên du lịch. Nói một cách tóm tắt, hễ là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút du khách thì gọi chung là tài nguyên du lịch

    Quan niệm về tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và sự kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên và nhân văn được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thoả mãn các nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch

    Thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá-lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.

    Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử-văn hoá, kinh tế-xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng nên. Các yếu tố này luôn luôn tồn tại và gắn liền với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đặc thù của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này được phát hiện, được khai thác và sử dụng vào mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch. Việc đưa các tổng thể tự nhiên vào tài nguyên du lịch tự nhiên diễn ra theo sơ đồ sau:

    Các tổng thể tự nhiên tồn tại như những thành tạo tự nhiên. Vì chưa có nhu cầu du lịch nên chúng cũng không có tính chất của tài nguyên du lịch

    Nhu cầu du lịch xuất hiện đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá tổng thể tự nhiên

    Do tác động của nhu cầu xã hội và đầu tư lao động sống cũng như các phương tiện cần thiết khác, các tổng thể tự nhiên có giá tri nhất biến thành tài nguyên du lịch

    Nhu cầu du lịch ngày càng tăng lên dẫn đến việc đưa cả các tổng thể tự nhiện kém thuận lợi hơn vào tài nguyên du lịch sau khi đã cải tạo chúng theo ý định của con người

    Qúa trình tương tự cũng diễn ra khi chuyển các đối tượng văn hoá-lịch sử thành lớp tài nguyên du lịch. Các đối tượng văn hoá-lịch sử là sản phẩm lao động của nhiều thế hệ đi trước đang trở thành đối tượng lao động của ngành dich vụ- du lịch mang tính nhận thức.

    Cách đây trên 40 năm khu rừng nguyên sinh Cúc Phương đã được phát hiện. Năm 1962, chính phủ ra quyết định cho phép xây dựng thành vườn quốc gia và đến năm 1966, Cúc Phương đã chính thức trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Cũng từ thời điểm khi tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia được khai thác phục vụ mục đích du lịch thìư khu rừng nguyên sinh này trở thành một điểm tài nguyên du lịch đặc sắc, một điểm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với du khách trong nước và quốc tế. Năm 1993, động thiên cung, một động đá vôi nguyên sơ, kỳ ảo ở Vịnh Hạ Long được phát hiện, khai thác sử dụng, và trở thành một điểm du lịch mới hấp dẫn, làm tăng thêm giá trị của tài nguyên du lịch của khu du lịch nổi tiếng này.Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú , càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch cang cao bấy nhiêu.

    Như vậy, khái niệm: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá-lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”

    2.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch

    2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

    Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Thiên nhiên bao quanh bao gồm các yếu tố và các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên và các quá trình biến đổi của chúng tạo nên các điều kiện tự nhiên thường xuyên tác động đến sự sống và mọi hoạt động của con người.

    Chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện lịch sử-văn hóa, kinh tế-xã hội ở xung quanh và chúng thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn.

    Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên người ta thường nghiên cứu chúng dưới các dạng chính là nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, nghiên cứu các thể tổng hợp tự nhiên và nghiên cứu các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên.

     Các thành phần của tự nhiên

    Trong số các thành phần của tự nhiên, có một số thành phần chính có tác động trực tiếp và thường xuyên đối với các hoạt động du lịch và trong số các thành phần này chỉ có một số yếu tố nhất định được khai thác như nguồn tài nguyên du lịch. Các thành phần tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên là địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật.

  •  Địa hình
  • Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh, một số kiểu địa hình đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch.

    Tâm lý và sở thích chung của khách du lịch là muốn đến với những phong cảnh đẹp, có những kiểu địa hình khác lạ so với nơi họ đang sinh sống. Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế hơn đối với hoạt động du lịch vì có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện được vẻ đẹp hũng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch. Đó là các sông suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa rất đa dạng và đặc sắc.

    Ở nước ta, địa hình được khai thác như một tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng thường là các dạng và các kiểu địa hình đặc biệt sau:

    -Các vùng núi có phong cảnh đẹp

    Các vùng núi có phong cảnh đẹp đã được phát hiện và khai thác phục vụ mục đích du lịch là cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang) với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), các vùng hồ tự nhiên và nhân tạo như Hồ Ba Bể (Bắc Cạn), hồ Hòa Bình ( Hòa Bình), hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Đồng Mô (Hà Tây)… Đặc biệt, Đà Lạt và Sa Pa có độ cao trên 1500m được mệnh danh là thành phố trong sương mù, mang nhiều sắc thài của thiên nhiên vùng ôn đới đã được xây dựng thành điểm du lịch tham quan nghỉ mát từ cách đây trên dưới 100 năm. Cao nguyên Bắc Hà, núi Ba Vì, núi Mẫu Sơn, núi Bạch Mã cũng là những điểm du lịch núi có tiếng đã từng có thời kỳ được khai thác phục vụ du lịch, hiện tại đang được từng bước phục hồi và hứa hẹn những triển vọng rất tổt đẹp.

    -Các hang động

    Các hang động ở nước ta chủ yếu là các hang động nằm trong các vùng núi đá vôi có kiểu địa hinh karst rất phát triển. Kiểu địa hình này chủ yếu được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các loại đá dễ hoà tan (đá vôi, đá phấn, thạch cao, muối mỏ, đôlômit…). Chúng có thể được tạo từ sự hoà tan của nước trên mặt cũng như nước ngầm. Loại hang động Karst có cảnh quan tự nhiên đẹp, có ý nghĩa văn hoá, lịch sử có tiềm năng du lịch.

    Vùng đá vôi ở nước ta có diện tích khá lớn, tới 50.000-60.000km2 chiếm gần 15% diện tích cá nước tập trung chủ yếu ở miền Bắc từ Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, ở biên giới Việt Trung, các cao nguyên đá vôi ở Tây Bắc . Vùng núi đá vôi Hoà Bình-Thanh Hoá cho đến vùng núi đá vôi Quảng Bình. Ở miền Nam, núi đá vôi chỉ có ở khu vực xung quanh thị xã Hà Tiên và một số đảo nằm rải rác ở vịnh Thái Lanh (Kiên Giang)

    Các công trình điều tra, nghiên cứu hang động ở Việt Nam đã phát hiện được khoảng 200 hang động, trong đó phần lớn tới gần 90% là các hang ngắn và trung bình (có đô dài dưới 100m) hiện cho đến nay phần lớn tập trung ở Quảng Bình như hang Vòm tới 27km (chưa kết thúc), động Phong Nha 8.5km, hang Tối 5.5km. Ở Lạng Sơn có hang Cả- hang Bè dài hơn 3.3km

    Các hang động ở nước ta thường nằm ở chân núi và lưng chừng núi. Nhiều hang có cửa rộng tới 110m và trần cao nhất tới 120m như hang Dơi ở Lạng Sơn. Hang sâu nhất là hang Cả-hang Bè có độ sâu 123m. Đặc biệt rất nhiều hang động ở nước ta có những mạch sông suối ngầm chảy xuyên qua vùng núi đá vôi và thông với hệ thống sông suối bên ngoài. Nhiều hàng động ở nước ta có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo, có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự nhiên do tạo hoá sinh ra, các hang động còn chứa đựng những di tích khảo cổ học, những di tích lịch sử-văn hoá đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị để phát triển di lịch

    Các hang động của nước ta tuy nhiều những số được khai thác sử dụng cho mục đích du lịch còn rất ít. Tiêu biểu nhất là động Phong Nha (Quảng Bình), động Hương Tích (Hà Tây), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), hang Pác Bó (Cao Bằng), động Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn), động Sơn Mộc Hương (Sơn La), Các hang động ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) ….v…v… Và trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến là động Phong Nha.

    Động Phong Nha còn gọi là động Troóc hay chùa Hang nằm trong lòng khối núi đá vôi Kẻ Bàng. Động có cửa vào rộng 25m nối liền với sông Son nên có thể đi tiếp bằng thuyền vào sâu trong động tới 3.5km. Cửa động có độ cao 10m. Càng vào sâu hệ thống hang động càng trởi nên dài rộng với trên 20 vòm hang lớn và những hành lang dài từ vài chục mét đến hàng nghìn mét, trần cao từ 10-50m. Cảnh sắc trong động vô cùng đẹp mắt, kỳ ảo. Động Phong Nha đã được các nhà khoa học có uy tín của Hội Hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang nước đẹp nhất thế giới. Hiện nay, động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

    Thế giới có 650 hang động được sử dụng cho du lịch thu hút 15 triệu khách/ năm. 25 hang động dài nhất và 25 hang động sâu nhất. Có thể kể Flint Mamnhuth Cave System 530km ở Mỹ, Optimisticeskaya 152km ở Ukraina, Holloch 133.5km ở Thuỵ Sĩ, Rescau Jecan Bernard 1535m ở Pháp, Sistema de Trave 1380m ở Tây Ban Nha.

    -Các bãi biến

    Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km và đã thống kê được có khoảng 125 bãi biển có bãi cát bằng phảng với độ dốc trung bình 1-3o cos nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch. Điều lý thú là cả hai điểm đầu và cuối của đường bờ biển nước ta đều là hai bãi biển đẹp: Bãi biển Trà Cổ ở Quảng Ninh có chiều dài gần 17km với bãi cát rộng, bằng phẳng tới mức lý tưởng và bãi biển Hà Tiên với thắng cảnh hòn Phụ Tử nổi tiếng.

    Các bãi biển ở nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Nổi tiếng nhất là các bãi biển Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non nước, Sa Huỳnh, Văn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Vũng Tàu…

    Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ và các quần đảo ở gần và xa bờ có nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ, môi trường trong lành và những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển. Tiêu biểu nhất là các đảo Cái Bầu, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc… nếu được đầu tư sẽ phát triển thành những điểm du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh.

  • – Các di tích tự nhiên
  • Trên bề mặt địa hình ở nước ta có rất nhiều vật thể có dáng hình tự nhiên song rất gần gũi với đời thường, có giá trị thẫm mỹ và gợi cảm, lại được mang tài các sự tích và truyền thuyết. Đó là các di tích tự nhiên và cũng là một đối tượng du lịch được khách du lịch ưa thích, ngưỡng mộ. Các di tích tự nhiên ở nước ta cũng rất phong phú và đa dạng. Nào là hòn Phụ Tử, núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, hòn Đá Chông, nào là hang Từ Thức, Thác Giải Oan; nào là hồ Ba Bể một hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành do những hố sụt ở vùng núi đá vôi hoặc hồ Lắc, hồ Tơ Nưng là các hồ nước ở vùng miệng núi lửa cổ xưa nay đã tắt cùng nhiều di tích núi lửa khác hiện còn tồn tại ở Tây Nguyên. Trong các chuyên du lịch tham quan, du lịch sinh thái, các di tích tự nhiện thường làm tăng thêm tính hấp dẫn và hiệu quả của chuyến đi.

  •  Khí hậu
  • Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài nguyên du lịch quan trọng

    Các điều kiện khí hậu được xem như các tài nguyên khí hậu du lịch cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau.

  • -Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người Tài nguyên khí hậu được xác định trước hết là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác như áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với sức khỏe con người, tao cho con người các điều kiện sống thoải mái, dễ chịu nhất.

    Trong thực tế, khách du lịch ở vào mỗi thời điểm sống trong những điều kiện khí hậu không phù hợp thường đi du lịch đến những nơi có điều kiện khí hậu thích hợp hơn. Người ở xứ lạnh phương Bắc thường đi nghỉ đông ở những vùng ấm áp Phương Nam. Người ở xứ nóng trong những ngày hè oi bức thường thích đi nghỉ mát ở các xùng biển hoặc ở các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ.

    Các công trình nghiên cứu ở nước ta cho thấy điều kiện khí hậu dễ chịu nhất đối với con người ở Việt Nam là có nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15-230 và độ ẩm tuyệt đối từ 14-21mb. Các điều kiện đó ứng với khu vực Đà Lạt diễn ra quanh năm với nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng dao động trong khoảng 16.40 đến 19.70 và độ ẩm tuyệt đối từ 13.8mb đến 19.5mb. Ở Sa Pa có tới 7 tháng có điều kiện khí hậu dễ chịu, từ tháng 4 đến thang 10, ứng với nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15.60 đến 19.80C và độ ẩm tuyệt đối từ 15.7mb đến 20.3mb. Điều đó đã cắt nghĩa cho lý do chính của hai nơi này đã được lựa chọn và xây dựng trở thành các điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta

  • -Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dướng.
  • Các điều kiện khí hậu có liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh, thậm chí còn được coi như một liệu pháp quan trọng. Một số bệnh về huyết áp, tim mach, thần kinh, hô hấp rất cần thiết được điều trị có sự kết hợp giữa các biện pháp y học với các điều kiện thiên nhiên. Các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, về nhiệt độ, độ ẩm, về ánh nắng, về lượng oxi và độ trong lành của không khí tỏ ra rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và an dướng, có tác dụng nhanh chóng làm lành bệnh và phục hồi sức khỏe của con người. Phần lớn các nhà an dướng, nhà nghỉ ở nước ta đã được xây dựng ở các điểm du lịch ven hồ nước, ven biển và ở các vùng núi có khí hậu tốt, thích hợp.

  • -Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi, giải trí

    Các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm…rất cần thiết có các điều kiện thời tiết thích hợp như hướng gió, tốc đọ gió, quang mây, không có sương mù.

  • -Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch

    Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, số ngày có thời tiết tốt, nắng ráo, không có mưa hoặc không có diễn biến thời tiết phức tạo nhiêu fkhi cũng được xem như nguồn tài nguyên khí hậu có thể khai thác để phục vụ mục đích du lịch. Thông thường vào thời kỳ ở các nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi đối với sức khỏe con người và để triển khai các hoạt động du lịch cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách tạo nên tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. Để khắc phục tính chất mùa vụ do các điều kiện khai thác tài nguyên khí hậu du lịch gây nên rất cần thiết phải đa dạng hóa các loại hình du lịch và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thích hợp.

  •  Thủy văn
  • Đối với haotj động du lịch, thủy văn cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước. Các đối tượng nước chính sau đây đã được khai thác như một tài nguyên du lịch

  • – Bề mặt nước và các bãi nông ven bờ
  • Bề mặt nước là mặt thoáng tạo nên phong cảnh đẹp, yên bình. Bên cạnh hồ rộng, các dòng sông lớn cảnh núi non, rừng cây, mây trời, mặt trời, ánh trăng, và các công trình kiến trúc soi bong nước là những phong cảnh hữu tình. Các bãi biển hoặc các bãi ven hồ thường được sử dụng để tắm mát, dạo chơi trên mặt nước và các hoạt động thể thao nước như bơi lội, đua thuyền, lướt ván. Ở nước ta dòng sông Hương thơ mộng, các sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở đồng bằng sông Cửu Long, các hồ nước thiên nhiên và nhân tạo rộng lớn và nhiều phong cảnh đẹp như hồ Ba Bể, hồ Tây, hồ Hòa Bình, các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Non nước, Nha Trang, Vũng Tàu…đều là những điểm du lịch có sức hấp dẫn rất cao đối với khách du lịch

  • – Các điểm nước khoáng, suối nước nóng
  • Các điểm nước khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên rất quý giá để triển khai các loại hình du lịch tham quan, nghĩ dưỡng, chữa bệnh. Tài nguyên này ở nước ta cũng rất phong phú và nhiều nơi có nguồn nước đạt chất lượng cao được sử dụng trực tiếp làm nước uống, nước giải khát và đáp ứng được nhiều nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh cho khách du lịch, đặc biệt với một số bệnh về hệ vận động, thần kinh, tiêu hóa, da liễu và nội tiết

    Ở nước ta đã điều tra khảo sát được trên 400 nguồn nước khoáng tự nhiên lộ ra trên mặt và dưới dạng nước ngầm

    Nguồn nước khoáng Việt Nam được đặc trưng bởi thành phần hóa học rất đa dạng, có độ khoáng hóa cao (tời trên 30g/l) và hàm lượng các vi nguyên tố khá cao như Broom đến 64.04mg/l, Iot đến 19.04mg/l, Flo đến 16.3 mg/l, Asen đến 0.8mg/l, Bo đến 256.0mg/l, Sắt đến 373.0mg/l, Oxit Silic đến 488.0mg/l, Sunfua Hydro đến 150mg/l. Chính nhờ những yếu tố vi lượng này mà giá trị chữa bệnh và các giá trị kinh tế khác của nước khoáng ở nước ta tăng lên rõ rệt.

    Riêng với mục đích chữa bệnh, nguồn nước khoáng ở nước ta đã được phân chia thành các nhóm như nhóm nước khoáng Cacbonic, nhóm nước khoáng Silic, nhóm nước khoáng Brom-Iot-Bo, nhóm nước khoáng Sunfua Hydro, nhóm nước khoáng phóng xạ, nhóm nước khoáng có thành phần Ion và tổng hàm lượng muối, và nhóm nước khoáng nóng

    Đặc biệt nguồn nước khoáng nóng ở nước ta khá dồi dào, với trên 80% tổng số nguồn có nhiệt độ cao trên 35%, ngoài tác dụng chữa bệnh còn có điều kiện thuận lợi để hoạt động quanh năm, nhất là trong thời kỳ mùa đông tương đối lạnh ở miền Bắc nước ta

    Các nguồn khoáng ở Vĩnh Hảo (Ninh Thuận), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Kim Bôi (Hòa Bình) là các điểm du lịch nước khoáng nổi tiếng ở nước ta được khai thác phục vụ đông đảo khách du lịch từ nhiều năm nay.

  •  Sinh vật
  • Nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Tài nguyên quý giá này cũng đã được khai thác để phục vụ cho mục đích du lịch.

    Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên đẹp và sống động hơn. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước hết là tính đa dạng sinh học, là sự bảo tồn được nhiều nguồn gen quý giá rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới, trong đó có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam, là việc tạo nên những phong cảnh mang dáng dấp của vùng á nhiệt đới và ôn đới lạ mắt đối với những người sống ở vùng nhiệt đới.

    Tài nguyên sinh vật ở nước ta phục vụ mục đích du lịch được tập trung khai thác ở:

    -Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng di tích, lịch sử, văn hóa, môi trường.

    Để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã chú trọng xây dựng hệ thống các khu rừng đặc dụng .

    Tính đến năm 1997 trên phạm vi cả nước đã có 105 khu rừng đặc dụng, trong đó có 10 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha bằng 10.5% diện tích đất lâm nghiệp và gần 6% diện tích lãnh thổ Việt Nam.

    Hệ thống vườn quốc gia bao gồm vường quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) có diện tích 22.200 ha được thành lập từ năm 1962, các vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) có diện tích 23.340 ha, Ba Vì (Hà Tây) có diện tích 7.377ha và Tam Đảo ( Vĩnh Phúc) có diện tích 36.883 ha được thành lập từ năm 1977, vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai) có diện tích 35.302 ha được thành lập năm 1978, vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) có diện tích 15.043 ha được thành lập năm 1984, các vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) có diện tích 15.200 ha, Bến Én (Thanh Hóa) có diện tích 16.634 ha được thành lập từ năm 1986 và vườn quốc gia Yok Đon (Đắc Lắc) có diện tích lớn nhất tới 58.200 ha được thành lập từ năm 1991.

    Hệ thống các vườn quốc gia là nơi tập trung tính đa dạng sinh học cao trong đó có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Theo kết quả điều tra nghiên cứu thì hiện ở nước ta đã phát hiện khoảng 11.000 loài thực vật và gần 2000 loài động vật, đặc biệt chỉ riêng trong 1997 trong tổng số 7 loài động vật đặc hữu phát hiện được trên thế giới thì ở Việt Nam có 4 loài. Tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là sự hiện diện của các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm là yếu tố quan trọng để hệ thống các vườn quốc gia Việt Nam trở thành những tài nguyên du lịch có giá trị. Trong số các vườn quốc gia hiện nay, vườn quốc gia Ba Bể với hồ tự nhiên và hệ thống núi đá vôi được đánh giá là vào loại cổ nhất trên thế giới đang được đề nghị UNESCO xét đưa vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới.

    Ngoài ra còn một số khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, môi trường khá tiêu biểu có giá trị du lịch như Hương Sơn (Hà Tây), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), Đền Hùng (Phú Thọ), Hoa Lư (Ninh Bình), Sầm Sơn ( Thanh Hóa), Rừng thông Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh). Các vườn quốc gia và các khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, môi trường này có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao lại gắn liền với các điểm du lịch và tuyên du lịch nổi tiếng nên rất cần được chú trọng bảo vệ và khai thác phục vụ mục đích du lịch.

  • – Một số hệ sinh thái đặc biệt
  • Ở nước ta có một số hệ sinh thái đặc biệt rất tiêu biểu cho thiên nhiên của vùng nhiệt đới đã được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hệ sinh thái rạn san hô ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu… các hệ sinh thái vùng đất ướt và cửa sông mà điển hình là khu vực Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thủy (Nam Định) đã được quy hoạch để trở thành các khu bảo vệ Ramsar đầu tiên ở nước ta và cũng là các khu bảo vệ Ramsar đầu tiên ở vùng Đông Nam Á.
  • – Các điểm tham quan sinh vật
  • Ở nước ta có rất nhiều điểm tham quan sinh vật thu hút đông đảo khách du lịch như tại các vườn thú, vườn bách thảo, các công viên vui chơi giải trí (thủy cung) ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các viện bảo tang sinh vật ở Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang; các sân chim, vườn chim và vườn hoa trái ở đồng bằng Sông Cửu Long; các cơ sở thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn (Đắc Lắc), nuôi khi ở đảo Rều (Quảng Ninh), nuôi trăn, rắn, cá sấu ở đồng bằng sông Cửu Long….
  •  Các cảnh quan du lịch tự nhiên
  • Trên đây là các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu dựa trên các thành phần của tự nhiên để làm cơ sở cho việc xác định các loại hình du lịch và có định hướng khai thác chúng theo những chủ đề và chương trình nhất định. Nhưng trong thực tế, các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau và cùng được khai thác một lúc tạo nên các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có tính tổng hợp cao. Vì thế các tài nguyên du lịch tự nhiên cần được xem xét dưới góc độ tổng hợp của các dạng tài nguyên với nhau tại mỗi một đơn vị lãnh thổ có không gian và thời gian xác định. Các đơn vị lãnh thổ này xet về mặt địa lý tự nhiên là các thể tổng hợp tự nhiên có cấu trúc thẳng đứng là các thành phần tự nhiên, có cấu trúc ngang bao gồm các bộ phận hợp thành, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nguồn gốc hình thành, về quá trình phát sinh, phát triển. Các thể tổng hợp tự nhiên được phân chia ra các cấp phân vị khác nhau với các quy mô, kích thước và được khai thác cho nhiều mục đích khác nhau. Chỉ có một số cảnh quan tự nhiên hoặc các thành phần, bộ phận của chúng chứa đựng các tài nguyên du lịch mới tạo nên các cảnh quan du lịch tự nhiên. Tùy theo đặc điểm và quy mô mà có thể phân chia chúng thành các điểm du lịch tự nhiên hoặc các khu du lịch tự nhiên.

    Điểm du lịch tự nhiên là nơi có dạng tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch nhưng có giới hạn trong một phạm vi không lớn lắm.

    Khu du lịch tự nhiên có ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, có nhiều dạng tài nguyên du lịch hấp dẫn, bao gồm một phạm vị không gian rộng hơn trong đó có nhiều điểm du lịch tự nhiên. Có thể quan niệm Vịnh Hạ Long (hoặc Hạ Long-Cát Bà) là một khu du lịch tự nhiên, với ưu thế nổi bật của cảnh quan núi đá vôi ngập nước, có nhiều dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc (phong cảnh, hang động, khí hậu, sinh vật), có phạm vi không gian rộng lớn, hơn 1500km2 , và có nhiều điểm du lịch tự nhiên hang Đầu Gốc, động Thiên Cung, bãi Ti Tốp, hòn Gà Chọi…

    Hiện nay, phạm vi, kích thước của các điểm du lịch và các khu du lịch cũng chưa được xác định thống nhất. Ngay việc Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận các di sản thiên nhiên thế giới cũng đã thừa nhận các di sản này có kích thước rất khác nhau. Nếu như di sản Mai Reserve ở Xây sen chỉ rộng có 18ha thì di sản Dải san hô ngầm vĩ đại ở Ôxtralia có tổng diện tích tới 35 triệu ha.

  •  Các di sản thiên nhiên thế giới
  • Theo UNESCO, một địa điểm trên trái đất được xem xét và công nhận là di sản thiên nhiên thế giới phải đáp ứng được ít nhất một trong các tiêu chuẩn và các điều kiện về tính toàn vẹn sau:

  • -Là những mẫu hết sức tiêu biểu cho những giai đoạn tiến hóa của trái đất
  • -Là những mẫu hết sức tiêu biểu cho quá trình địa chất đang diễn biễn cho sự tiến hóa sinh học và tác động qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên. Loại mẫu này khác biệt với loại thuộc thời kỳ của lịch sử trái đất và liên quan đến quá trình tiến hóa đang diễn ra của thực vật và động vật, các dạng địa hình, các miền biển và miến nước ngọt.
  • -Có những hiện tượng tạo thành hoặc đặc điểm tự nhiên hết sức nổi bật như những mẫu tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái quan trọng nhất, những phong cảnh tuyệt đẹp hoặc những tổ hợp đặc sắc các yếu tố thiên nhiên và văn hóa.
  • -Bao gồm những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất trong đó còn sống sót những loại thực vật và động vật bị đe dọa và có giá trị toàn cầu, đặc biệ về mặt khoa học hoặc bảo tồn
  • Chính vì vậy, các di sản thiên nhiên cũng như các di sản thế giới nói chung (bao gồm các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thể giới hoặc di sản hỗn hợp tự nhiên và văn hóa) có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế)

    Di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên của Việt Nam là vịnh Hạ Long đã được UNESCO chính thức công nhận từ tháng 12 năm 1994. Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đã được Nhà nước công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia từ năm 1962. Vịnh Hạ Long có diện tích rộng 1553 km2 , với 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên, có những giá trị đặc biệt về phong cảnh thiên nhiên, về địa chất, sinh học, về kinh tế và lịch sử văn hóa. Khu vực bảo vệ tuyệt đối của di sản theo quyết định của UNESCO có diện tích rộng 434km2 (43.400 ha) với 788 đảo, trong đó có 460 đảo có tên là 328 đảo chưa có tên.

    Hiện nay Việt Nam đã hoàn tất hồ sơ và đệ trình lên Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO để được xem xét công nhận tiếp 6 di sản thế giới nữa là các di tích thắng cảnh Hương Sơn, hồ ba Bề, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, động Phong Nha và bãi đá cổ Sa Pa, trong đó đã có 2 di sản thiên nhiên là hồ Ba Bề, động Phong Nha và 2 di sản hỗn hợp thiên nhiên và văn hóa là Hương Sơn và bãi đã cổ SaPa

    Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất cố định kể trên cũng có thể xếp vào tài nguyên này những tài nguyên du lịch tự nhiên không có tính chất cố định. Đó là các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, rất đặc sắc, có thể diễn ra định kỳ hoặc không định kỳ, có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch như sự xuất hiện của sao Chổi, hiện tượng nhật thực, hiện tượng phun trở lại của núi lửa, hiện tượng cực quang hoặc mưa sao.

    2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
  •  Khái niệm chung:
  • Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sang tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiên nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sang tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hóa.

    Như vậy tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên du lịch văn hóa. Tuy nhiên không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là tài nguyên du lịch nhân văn, chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Hay nói cách khác, tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phương nơi mình đến

    Từ khái niệm trên, có thể thấy các tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc tính có bản sau:

  • -Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến
  • Cho đến nay dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, song hầu như các ý kiến đều thống nhất ở một điểm thừa nhân văn hóa là những sản phẩm sang tạo của con nguời. Như vậy ở đâu có con người, ở đó có các sáng tạo văn hóa. Nhà văn hóa Đào Duy Anh cũng đã từng viết văn hóa là sinh hoạt, bao gồm các hình thức sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức. Như vậy theo quan điểm của Đào Duy Anh, sinh hoạt bao trùm toàn bộ hoạt động con người. Và bởi vì sinh hoạt là thuộc tính của bất cứ dân tộc nào, nên dân tộc nào cũng có văn hóa, chỉ khác nhau về trình độ. Suy rộng ra, tài nguyên du lịch nhân văn là thuộc tính của tất cả các dân tộc, các quốc gia.

    Mặt khác, sinh hoạt của các dân tộc cũng rất khác nhau, cho nên văn hóa của mỗi dân tộc cũng mang những bản sắc riêng và có sức thu hút, hấp dẫn du khách tới thăm, tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc đơn thuần chỉ để chiêm ngưỡng. Chừng nào bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc còn được giữ gìn, bảo vệ, chừng đó chúng còn giá trị thu hút khách du lịch. Như vậy, có thể nói ở chừng mực nào đó tài nguyên du lịch nhân văn phụ thuộc vào mức độ bảo tồn của các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống.

  • -Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính tập trung dễ tiếp cận:

    Cũng từ những phân tích trên có thể thấy rằng, khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, thường ở vị trí phân bố khác nhau, nhiều khi phân tán ở cách xa nhau, tài nguyên du lịch nhân văn thường gắn bó với con người và tập trung ở các điểm quần cư, các thành phố lớn, do vậy thường dễ tiếp cận hơn. Tiu nhiên cũng vì vậy mà chũng cũng dễ chịu tác động của con người và nếu quản lý tốt thì các nguồn tài nguyên nhân văn rất dễ bị xâm hại

  • -Tài nguyên nhân văn có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ, giải trí

    Sở dĩ nói như vậy vì những tài nguyên du lịch tự nhiên có khả năng cung cấp những nhận thức mới về giới tự nhiện. Đặc biệt hiện nay khi vấn đề bảo vệ môi trường đang được đặt ra một cách bức thiết, thì những nhận thức về tự nhiên là hết sức quan trọng và cần thiêt. Nó giúp con người nhận thức đúng đắn hơn về môi trường sinh thái tự nhiên và nhờ đó có trách nhiệm hơn đối với môi trường, với thiên nhiên góp phần bảo vệ môi trường sinh thái qua đó tạo nên sự phát triển bền vững cho các ngành kinh tế, xã hội trong đó có du lịch.

    Mặc dù vậy trong thực tế, những tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức trực tiếp và rõ rang hơn. Để đến với một sản phẩm du lịch văn hóa, nhân văn, du khách đã phải có ý niệm trước về sản phẩm này

    Ngoài ra mục đích tiếp cận ban đầu tới hai đối tượng là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cũng khác nhau. Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, mục đích ban đầu bao giờ cũng mang tính nhận thức. Bằng hành vi tiếp xúc trực tiếp với những tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch mong muốn kiểm chứng lại những nhận thức của mình về các tài nguyên trên, qua đó làm giàu thêm kiến thức của mình

  •  Những dạng tài nguyên du lịch nhân văn
  • Là những sản phẩm văn hóa nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất đa dạng, phong phú. Chúng có thể được phân thành nhữn dạng chính như sau:

  • – Các di tích lịch sử văn hóa
  • Được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4-4-1984, di tích lịch sử văn hóa được hiểu như là “những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa- xã hội

    Theo khái niệm trên, chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hóa. Như vậy một trong những vấn đề quan trọng trong việc xác định các di tích lịch sử văn hóa, chính là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích.

    Theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: Những di tích cấp quốc gia và cấp địa phương. Những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới. Như vậy trong di tích lịch sử văn hóa có thể được chia thành 2 nhóm: nhóm các di sản văn hóa thế giới và nhóm các di tích cấp quốc gia và địa phương

  •  Các di sản văn hóa thế giới:
  • Các di sản văn hóa thế giới được xác định theo 6 tiêu chuẩn sau:
  • -Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người
  • -Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định
  • – Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất
  • -Cung cấp một ví dụ hung hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa
  • -Cung cấp một ví dụ hung hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được nền văn hóa đang có nguy có bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được
  • -Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí

    Nhìn chung, các di sản văn hóa là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hóa của một dân tộc.Bất cứ quốc gia nào nếu có được những di tích được công nhận xếp hạng là di sản văn hóa thế giới thì không những là một vinh dự lớn cho dân tộc đó, mà còn là nguồn tài nguyên vô giá, có sức thu hút khách du lịch cao, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

  •  Các di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương
  • Nhóm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và địa phương được chia ra thành những loại sau: các di tích khảo cổ học, các di tích lịch sử, các di tích văn hóa nghệ thuật và các danh lam thắng cảnh.

  • -Các di tích khảo cổ học: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa từ thời tiền sử, trước khi con người có chữ viết. Những di tích khảo cổ học có thể bị vùi lấp trong lòng đất hoặc hiện diện trên mặt đất. Có một quan điểm được nhìn nhận rộng rãi rằng, các di tích khảo cổ (còn gọi là các di chỉ khảo cổ) bao gồm hai loại: di chỉ cư trú (settlement site) và di chỉ mộ tang (burrial site). Trong đó các di chỉ cư trú có thể là những di chỉ hang động (cave site) hoặc di chỉ ngoài trời (open site) thường phân bố trên các thềm sông cổ, các bãi hoặc sườn đồi, nơi gần nguồn nước
  • Phạm vi của các di tích khảo cổ có thể được mở rộng hơn, bởi vì ngoài các di chỉ cư trú và mộ tang còn có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành phố cổ, những tàu thuyền cổ bị đắm…

    Trong lịch sử cổ đại nhiều thành phố cổ đã bị san phẳng, bị vùi lấp do thiên tai, do địch họa, sau này đã được các nhà khảo cổ học phát hiện nghiên cứu và tái tạo. Những thành phố Hi Lạp cổ đại trên bờ biển Đen hoặc Địa Trung Hải là những ví dụ điển hình.

  • Ở Việt Nam một số di tích loại này cũng đã được phát hiện. Thánh Địa Cát Tiên ở Đồng Nai là ví dụ. Đây là một quần thể kiến trúc cổ hoành tráng, một thánh địa Bà La Môn giáo đặc trưng ở khu vực phía Nam của đất nước mà theo đánh giá của các nhà khảo cổ học Nhật Bản, thì nó có giá trị sánh ngang với ĂngKorVats của Campuchia
  • -Các di tích lịch sử: là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử tiêu biểu của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Lịch sử của mỗi quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được ghi dấu lại. Do vậy chỉ những di tích nào gắn với các sự kiện tiêu biểu mới được coi là những di tích lịch sử.
  • Các di tích lịch sử thường bao gồm:

  • + Di tích ghi dấu về dân tộc học: sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người
  • + Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng,tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng của một đất nước, của địa phương (Bến Bình Than, nơi diễn ra hội nghĩ Diên Hồng, cây đa Tân Trào, rừng Trần Hưng Đạo..)
  • + Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược (Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên Phủ…)
  • + Di tích ghi dấu những kỷ niệm (di tích về người anh hung dân tộc Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, tượng Bác Hồ trên đảo Cô Tô)
  • + Di tích ghi dấu sự vinh quang lao động (công trình thủy nông Bắc Hưng Hải, nhà máy thủy điện Hòa Bình)
  • + Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến (Chuồng cọp Côn Đảo, Làng Sơn Mỹ, trại giam Phú Lợi…)
  • Ở Việt Nam, còn có những di tích ghi dấu lịch sử đấu tranh cách mạng thường là những di tích gắn với cuộc đời và hoạt động của những lãnh tụ cách mạng, hoặc gắn với những sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu trang giải phóng dân tộc
  • + Các di tích văn hóa nghệ thuật: là dạng đặc biệt của các di tích lịch sử văn hóa, bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác như tượng đài, các bích họa…Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều di tích nghệ thuật nổi tiếng như: Tháp Epphen, Khải Hoàn Môn, Văn Miếu Quốc Tự Giám, Nhà thờ đá Phát Diệm, Tòa thánh Tây Ninh….

    Thực ra rất khó phân biệt loại hình di tích lịch sử với các di tích văn hóa nghệ thuật, bởi vì bản thân mỗi di tích văn hóa đều đã mang trong mình những giá trị lịch sử và cũng như vậy mỗi di tích lịch sử đều mang trong mình chất văn hóa, hay nói cách khác chũng cũng là những sản phẩm văn hóa. Chính vì vậy nhiều khi người ta gọi chung là loại hình di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật

  • + Các danh lam thắng cảnh: trong thực tế loại hình này là sự tập hợp của hai loại hình di tích: một nhân tạo và một thiên tạo. Đây là những nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời có chứa những công trình do con người tạo ra, thông thường là những ngôi chùa, đền hay một công trình văn hóa nào khác….Phần lớn những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam đều có chùa thờ Phật. Điểm danh thắng nổi tiếng của Việt Nam ở Hương Sơn có chứa cả một hệ thống chùa. Các điểm khác như: Tam Thanh (Lạng Sơn), Yên Tử, Hồ Tây… đều tương tự như vậy
  •  Các lễ hội
  • Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ảnh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dip để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của dất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Do vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao đới với du khách. Bất kỳ lễ hội nào cũng có hai phần chính.

  • – Phần lễ hay còn gọi là phần nghi lễ. Tùy vào tính chất của lễ hộ mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng của nó. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hung dân tộc. Cũng có thể phần lễ và nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ long tôn kính đối với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
  • Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, nó chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của cả lễ hội

  • + Phần hội là phần không thể thiếu của buổi lễ hội, là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu…Mặc dù nó cũng hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó không khuôn cứng và hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hóa mới. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có sức hấp dẫn hơn.

    Thông thường phần hội gắn với tính yêu, giao duyên nam nữ. Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hòa quyện với nhau, trong đó trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý nghĩa tâm linh của phần lễ. Hội chọi trâu Đồ Sơn là một ví dụ điển hình

    Hội làng người Việt ở đồng bằng sông Hồng là loại lễ hội truyền thống rất tiêu biểu cho xã hội nông thôn Việt Nam. Có quan điểm cho rằng đồng bằng sông Hồng là quê hương của văn hóa lúa nước, của hội làng, điều đó không sai

    Như vậy để tìm hiểu văn hóa Việt Nam, văn hóa làng xã cũng như văn hóa lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào lễ hội. Từ đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn rất quan trọng

  •  Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
  • Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Thông thường, những nghề thủ công truyền thống không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của người dân. Điều đó được thể hiện qua những sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc. Đấy cũng chính là những đặc tính riêng của nền văn hóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống

    Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền thống khá đặc sắc, đặc biệt là các nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, mây tre đan, nghề dệt…mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.

    Nghề chạm khắc đá: Nghề chạm khắc đá là một trong những nghề có lịch sử lâu đới nhất trên thế giới. Có thể nói, nghề đầu tiên của con người chính là nghề chế tác đá. Bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ, hành vi lao động đầu tiên của con người để đánh dấu bước thoát thai khỏi thế giưois động vật hoang dã chính là hành vi chế tác công cụ đá. Bước sang thời đại đá mới con người đã biết chế tác ra những công cụ bằng đã mài tinh xảo, những đồ trang sức bằng đá, nhất là vào hậu kỳ thời đại đồ đá mới, sơ kỳ đồ đồng, con người đã chế tác những vòng đeo tay, hạt chuỗi, khuyên tai, tượng bằng đá. Những làng nghề chuyên môn hóa đầu tiên trong việc chế tác đá đã ra đời ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ như di chỉ xưởng chế tác đá Bái Tự (Bắc Ninh), Trang Kênh (Hải Phòng), Bái Tê (Thanh Hóa)…

    Có lẽ do đặc tính lịch sử của mình, nên nghề đá phát triển khá phổ biến. Ở Việt Nam những tư liệu cho thấy có 3 trung tâm chạm khắc đá chính thuộc các tỉnh Hải Dương (Kính Chủ), Thanh Hóa (làng Nhồi An Hoạch) và Đà Nẵng (Ngũ Hành Sơn). Ngoài ra còn rải rác ở nhiều nơi khác như Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Biên Hòa…

  • -Nghề đúc đồng: nghề đúc đồng ở nước ta xuất hiện rất sớm, ngày từ thời kỳ dựng nước, thời đại các vua hung, những sản phẩm được đúc từ đồng thau của nền văn minh Đông Sơn đã chững tỏ một trình độ kỹ thuật điêu luyện và một tư duy nghệ thuật, một óc thẩm mỹ phong phú, tiêu biều là những trống đồng Đông Sơn nổi tiếng.

    Sau này trong dân gian đã lưu truyền rằng, ông tổ nghề đúc đồng của nước ta là hai thiền sư Nguyễn Minh Không và Dương Không Lộ.

    Có thể nói nghề đúc đồng phát triển ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng nổi tiếng nhất là ở Ngũ Xá (Hà Nội), làng Trà Đúc (Thanh Hóa) và làng Điện Phương (Quảng Nam)

  • -Nghề kim hoàn: Hay còn gọi là nghề mỹ nghệ vàng bạc, ở nước ta có nhiều làng nghề làm nghề kim hoàn, như làng Định Công (Thanh Trì, Hà Nội) nổi tiếng nhất và còn là làng của ông tổ nghề nầy.
  • -Nghề gốm: vốn là một nghề có lịch sử phát triển lâu đời. Ngày từ thời tiền sử, những cư dân thời đại đồ đá mới, thời đại đồ đồng ở nước ta đã sáng tạo nên những loại đồ gốm có tính thẩm mỹ cao. Có thể tự hào nói rằng nước ta là một trong những nơi có kỹ nghệ gốm phatrs triển sớm ớ Châu Á.

    Ngày nay ở nước ta có rất nhiều địa phương làm nghề gốm. Có nơi còn giữ được những kỹ thuật làm gốm thô sơ nặn bằng tay rất độc đáo và đặc biệt hấp dẫn du khách. Có những địa phương đã làm nối tiếng cả trong và ngoài nước như Hương Canh (Vĩnh Phúc), Thổ Hà (Bắc Ninh), Lò Chum (Thanh Hóa), Bát Tràng (Hà Nội), Phước Tích (Huế), Biên Hòa (Đồng Nai)

  • -Nghề mộc: nước ta từ xa xưa vốn không phát triển lối kiến trúc bằng bê tông , nên trong xây dựng chủ yếu là xây bằng gỗ, tre là chính. Vì vậy nghề mộc phát triển khá rực rỡ, đạt đến tinh xảo.

    Người Việt từ thời văn hóa Đông Sơn đã biết dựng nhà sàn bằng gỗ với kiểu dáng rất đẹp. Có thể nhận thấy điều đó qua hoa văn trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ. Sau này trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề mộc đã phổ biến trên phạm vi cả nước. Đặc biệt Việt Nam là một nước phát triển đạo Phật, nên kiến trúc chùa chiền phát triển.

  • -Nghề dệt, thêu ren truyền thống: theo truyền thuyết thì công chúa Thiều Hoa, con gái thứ sáu của vua Hùng Vương thứ nhất chính là người đầu tiên tìm ra con tằm và phát minh ra nghề dệt lụa. Điều đó cho thấy nghề dệt đã ra đới rất sớm và được dân gian rất trọng vọng và thêu dệt nên nhiều huyền thoại. Những địa danh gắn với truyền thuyết về nghề dệt ở nước ta có rất nhiều tiêu biểu như Bưởi (làng Trích Sài xưa), Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội), Trinh Tiết, Triều Khúc, La Khê (Hà Tây)…
  • -Nghề sơn mài và khảm: nổi tiếng nhất vẫn là Hà Nội, Hà Tây, Nam Định.
  •  Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
  • Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học là những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng của của các dân tộc trên địa bàn cư trú của mình

    Thông thường mỗi dân tộc trên thế giới đều có những tập tục riêng về cư trú, về tổ chức xã hội, về sinh hoạt, trang, y phục và văn hóa ẩm thực, ca múa nhạc dân tộc… Tất ca những điều đó đã làm nên nét văn hóa độc đáo, có sức thu hút khách du lịch rất lớn.

    Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có tới 53 dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống và cư trú ở các vùng miền núi xa xôi. Nhiều dân tộc vẫn giữ nguyên được những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của minh, đặc biệt là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mường ở miền Bắc; các dân tộc Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na ở miền Trung và Tây Nguyên; và các dân tộc Khơ Me ở đồng bằng Sông Cửu Long, đều có những truyền thống văn hóa có giá trị cao có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch;

  •  Các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động khác có tính sự kiện
  • Những đối tượng văn hóa như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các bảo tang đều có sức thu hút khách tham quan du lịch và nghiên cứu. Trong các tour du lịch thành phố (city tour) của du lịch Hà Nội bao giờ cùng có chương trình tham quan Bảo tang lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tang Hồ Chí Minh và quần thể khu tưởng niệm Người, nhà hát thành phố.

    Ngoài ra những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lơn, các cuộc triễn lãm các thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, cá liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc, các lễ hội điển hình… cũng là những đối tượng hấp dẫn du khách.

    Thông thường những đối tượng văn hóa này thường tập trung ở những thành phố lớn. Vì vậy những thành phố này mặc nhiên trở thành những trung tâm văn hóa của các quốc gia, vùng và khu vực là những hạt nhân của các trung tâm du lịch.

    2.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch

    Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển du lịch. Thật khó hình dung nếu không có tài nguyên du lịch hoặc tài nguyên du lịch quá nghèo nàn mà hoạt động du lịch lại có thể phát triển mạnh mẽ được

    Vai trò của tài nguyên du lịch đối với hoạt động du lịch được thể hiện cụ thể trên các mặt sau đây:

    -Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch

    Sản phẩm du lịch được tạo bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, các sản phẩm du lịch không thể đơn điệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn dễ gây nhàm chán, mà cần phải phong phú, đặc sắc, và mới mẻ.

    Chính sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng. Có thể nói chất lượng của tài nguyên du lịch sẽ là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch hiệu quả của hoạt động du lịch.

    -Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch

    Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và thỏa mãn các mục đích của khách du lịch, các loại hình du lịch mới cũng không ngừng xuất hiện và phát triển.

    Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Và chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Không có những hàng động ngầm bí ẩn, những đỉnh núi cao hiểm trơ, những cánh rừng nguyên sinh âm u, hoang vắng thì không thể xuất hiện loại hình du lịch thám hiểm. Không có những bãi san hô và thế giới sinh vật thủy sinh muôn màu muôn vẻ ngập chìm dưới làn nước trong xanh thì không thể có loại hình du lịch ngầm dưới biển.

    -Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch

    Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánh một tổ chức không gian du lịch nhất định.

    Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch,tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,đội ngũ cán bộ công nhân viên và tổ chức điều hành, quản lý du lịch

    Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau từ điểm du lịch tới trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng và vùng du lịch. Dù ở cấp phân vị nào thì tài nguyên du lịch cũng đều đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất các tiềm năng của nó.

    Do đặc điểm phân bố của tài nguyên du lịch, trong tổ chức lãnh thổ du lịch đã hình thành nên các điểm du lịch, các cụm du lịch, các trung tâm du lịch và các tuyến du lịch. Từ các tuyến điểm du lịch này trong quá trình khai thác sẽ được lựa chọn, sắp xếp thành các tour du lịch tức là các sản phẩm du lịch cụ thể cung cấp cho khách du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng như trong mọi hoạt động du lịch nói chung.

    2.1.4. Đặc điểm của tài nguyên du lịch

    Để có thể khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, trước hết cần phải tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm của nguồn tài nguyên này. Tài nguyên du lịch có các đặc điểm chính sau:

    a.Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

    Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ví dụ đối với loại hình tham quan, nghiên cứu phục vụ cho mục đích nâng cao nhận thức của khách du lịch thì tài nguyên có thể là các lễ hội, những sinh hoạt truyền thống của một vùng quê, các di tích lịch sử văn hoá, các bản làng dân tộc ít người ở miền núi, các viện bảo tàng, các thành phố, các thác nước, hang động, hay các cách rừng nguyên sinh có tính đa dạng sinh học cao. Đối với loại hình du lịch nghỉ mát, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ thì tài nguyên du lịch cần khai thác lại là các bãi biển, các vùng núi cao khí hậu trong lành, có phong cảnh đẹp, các suối khoáng…đặc biệt, nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Ví dụ: Kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, Thủ đô Pari của Pháp, vùng núi Anpơ ở Châu Âu, các vườn quốc gia ở Châu Phi, vùng biển Caribê ở Trung Mỹ… là những địa danh du lịch lý tưởng, hành năm thu hút hàng chục triệu khách du lịch.

  • Ở Việt Nam, vịnh hạ long và cố đô Huế là những tài nguyên du lịch đặc sắc, càng trở nên hấp dẫn hơn đối với khách du lịch khi được UNESCO công nhân là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới.
  • Nếu chỉ đơn thuần tính toán dưới góc độ kinh tế thì hiệu quả thu được từ việc khái thác các tài nguyên du lịch là rất to lơn, có khi vượt trội hơn rất nhiều so với việc khai thác các tài nguyên khác (ngành công nghiệp không khói).

    b. Tài nguyên du lịch là những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị vô hình

    Đây có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, khác với những loại tài nguyên khác. Trong thực tế, tài nguyên du lịch là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch. Đó chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch. Ví dụ tắm biển là sản phẩm du lịch điển hình quan trọng được hình thành trên cơ sở tồn tại hữu hình của các bãi cát biển, nước biển với những đặc điểm tự nhiên cụ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu ở khía cạnh vật chất này của tài nguyên du lịch thì chưa đủ bởi không phải bãi biển nào cũng được khai thác phát triển thành điểm du lịch. Nguyên nhân của thực trạng trên, ngoài yếu tố hạn chế của các điều kiện để khai thác thì quan trọng hơn cả là do sự hạn chế về “ giá trị vô hình” của tài nguyên. Giá trị vô hình này của tài nguyên du lịch được khách du lịch cảm nhận thông quan những cảm xúc lý trí, làm thoả mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hoá)-một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch nhiều khi cong được thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo,…) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để thưởng thức. Ở Trung Quộc có câu “Bất đáo trường thành phi hảo hán” để nói về Vạn Lý trường thành, ở Việt Nam có Nam thiên đệ nhất động để ca ngợi vẻ đẹp động Hương tích hoặc các di sản, kỳ quan thế giới đều là những giá trị vô hình đã làm tăng thêm giá trị của tài nguyên du lịch lên rất nhiều.

    c. Tài nguyên du lịch thường dễ khai thác

    Hầu hết các tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ du lịch là các tài nguyên vốn đã sẵn có trong tự nhiên do tạo hoá sinh ra, con người đầu tư lao động sống cũng như phương tiện cần thiết khác hoặc do con người tạo dựng nên và thường dễ khai thác. Trên thực tế một cánh rừng nguyên sinh, một thác nước, một bãi biển, một hồ nước (tự nhiên hoặc nhân tạo) đề có thể trở thành một điểm du lịch. Đây là những tài nguyên vô giá cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Con người khó lòng có thể tạo nên các tài nguyên du lịch đó bởi vô cùng tốn kém và dù có mô phỏng lại được thì cũng không thể lột tả hết được sức sáng tạo phi thường của tạo hoá và vì thế sẽ giảm đi rất nhiều về giá trị và độ hấp dẫn.

    Với tất cả những gì đã sẵn có của tài nguyên, chỉ cần đầu tư không lớn nhằm tôn tạo, để vừa tôn thêm vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên du lịch, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch này (động Phong Nha -Kẻ Bàng)

    d. Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau

    Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm, lại có những tài nguyên mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu.

    Đối với các tài nguyên du lịch biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào thời ký có khí hậu nóng bức trong năm. Điều này giải thích vì sao du lịch biển thường tổ chức vào mùa hè ở những khu vực phía Bắc. Từ Đà Nẵng trở vào, nơi ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, hoạt động du lịch biển có thể tổ chức quanh năm. Các lễ hội, bên cạnh các tập quán là các nghi lễ tôn giáo, cũng đã được ấn định vào thời kỳ khác nhau trong năm và vì thế các hoạt động du lịch lệ thuộc vào thời gian diễn ra cá lễ hội đó. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa xuân là mùa của lễ hội với các lễ hội nổi tiếng như hội Lim, hội Gióng, hội Chùa Hương, hội Đền Hùng….

    Thời kỳ mùa khô, ít mưa, có tiết trời ấm áp và có thời tiết tốt là thời kỳ thuận lợi cho nhiều loại hình du lịch.

    Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau đã quyết định tình chất mùa vụ của hoạt động du lịch. Các địa phương, những người quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như du khách đểu quan tâm đến tính chất này đề có các biện pháo chủ động điều tiết thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc của mình

    Dựa trên thời gian có thể khai thác để xác định tính mùa vụ du lịch, nhịp điệu dòng du lịch (chùa Hương)

    g. Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch (tính không thể di chuyển)

    Các sản phẩm du lịch được khách du lịch đến tận nơi để thưởng thức. Đây cũng là đặc điểm mà tài nguyên du lịch khác với một số tài nguyên khác-là những tài nguyên, sau khi khai thác có thể được vận chuyển tới nơi chế biến thành sản phẩm rồi lại được đưa đến tận nơi tiêu thụ.

    Chính vì khách du lịch phải đễn tận các điểm du lịch, nơi có các tài nguyên du lịch và thưởng thức các sản phẩm du lịch nên muốn khai thác các tài nguyên này điều đầu tiên cần quan tâm là chuẩn bị tốt các cơ sở hạ tầng, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và vận chuyển khách du lịch. Thực tế cho thấy những điểm du lịch có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông và các cơ sở dịch vụ du lịch tốt thì hoạt động du lịch ở đó sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngược lại có những điểm du lịch có nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc như bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh), thị trấn SaPa, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai), động Phong Nha (Quảng Bình) những vì ở vị trí quá xa xôi cách trở thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thu hút khách du lịch. Nều đầu tư tốt hơn về cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển khách, chắc chắn lượng khách du lịch ngày càng đông. (Do tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng). Trong điều kiện khoa học kỹ thuật cao phát triển hiên nay, tuy tài nguyên du lịch mô phỏng đã trở thành hiện thực nhưng các sản phẩm mô phỏng này do thoát ly môi trường lịch sử và tự nhiên nên mất đi sức hấp dẫn và ý nghĩa của nó, chênh lệch xa về bản chất và nội dung vốn có của nó.

    e. Tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần

    Các tài nguyên du lịch được sắp xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật của tự nhiên, lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con người gây nên. Từ đó có định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch (ngược lại nếu lợi dụng và bảo vệ không thoả đáng rất dễ gây nên sự phá hoại, dẫn tối tổn thất nghiêm trọng, đặc biệt là tài nguyên du lịch hữu hình lại càng như thế, một khi sử dụng quá mức bị huỷ hoại thì khó khôi phục được trong thời gian ngắn.

    Đây cũng là điều sống còn của mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch nhằm thực hiện phương hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững. Chỉ có phát triển du lịch bền vững mới đảm bảo tài nguyên du lịch ít bị tổn hại, mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không những thoả mãn các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại, mà cón sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch trong tương lai.

    2.1.5. Điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch

    Căn cứ vào hệ thống phân loại tài nguyên nhất định mà tiến hành điều tra, kiểm kê tài nguyên du lịch, sau đó tiến hành đánh giá vị trí, đẳng cấp, sự đặc sắc của tài nguyên

    Việc điều tra thường được tiến hành với từng loại tài nguyên, còn đánh giá phải tiến hành với từng loại tài nguyên và tổng hợp các tài nguyên trong lãnh thổ quy hoạch.

    2.1.5.1. Điều tra tài nguyên

    Điều tra tài nguyên bao gồm: điều tra bên trong, điều tra bên ngoài, tham khảo sách vở, điều tra bằng kỹ thuật dự báo.

    Điều tra bên trong bao gồm: tư liệu văn bản liên quan đến khu vực điều tra như: sử liệu, sách vở, báo, các tài liệu không chính thức khác, tư liệu thống kê, báo cáo, kế hoạch, dự trù, tư liệu quy hoạch đã có, các tư liệu đã có.

    Điều tra bên ngoài: Thường được áp dụng với các vùng mới khai phá và tư liệu tích luỹ chưa nhiều, thì phải tiến hành điều tra thực tế. Điều tra thực địa không chỉ mang lại cho chúng ta những văn bản, những số liệu hoàn toàn mới mẻ, mà còn thông qua hình ảnh ghi lại, việc quan sát cảnh quan, hiện trường, giúp chúng ta hiểu thêm về hình ảnh, cũng như phong cảnh của địa phương và của đất nước nói chung.

    Điều tra bên ngoài có thể tính toán được theo yêu cầu chuyên môn về việc đo đạc các số liệu theo từng hạng mục chuyên dụng, có trường hợp điều tra không thể có được số liệu hữu quan, song qua điều tra thực tế, có thể mô tả được tình hình hiện trường, và đảm bảo căn cứ cho việc đánh giá.

    Việc điều tra còn phải được tiến hành thông qua phỏng vấn, điều tra xã hội học phải thiết kế tốt đề cương điều tra các cơ quan, các ban ngành, các cấp quản lý cần điều tra

    Việc điều tra tài nguyên còn có thể được tiêếnhành thông qua việc phỏng vấn dân cư và du khách, từ đó thấy được nhận thức của người dân và du khách về tài nguyên, giúp cho việc tổ chức lãnh thổ có những giải pháp phù hợp, nâng cao sự thoả mãn của du khách và lợi ích cho cộng đồng địa phương

    2.1.5.2. Đánh giá tài nguyên

    Đánh giá các loại tài nguyên du lịch là một việc làm khó và phức tạp vì có liên quan tới yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý của con người rất khác nhau, đặc điểm của tài nguyên và các điều kiện kỹ thuật. Vì vậy các nội dung và phương pháp đánh giá phải không ngừng hoàn thiện

    Các nhà nghiên cứu chỉ ra 3 kiểu đánh gía tài nguyên du lịch:

  • – Kiểu tâm lý – thẩm mỹ: kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm quan của du khách đối với các loại tài nguyên thông qua việc điều tra thông kê và điều tra xã hội
  • -Kiều sinh khí hậu: Nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích hợp nhất với sức khoẻ con người, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi du lịch. Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu, định giá trị của các loại tài nguyên du lịch đối với một số loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ sở để xác định các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung tâm du lịch.

    Về phương pháp đánh giá tài nguyên được tiến hành với từng loại và tổng thể các loại tài nguyên bao gồm cả số lượng, chất lượng, thực trạng khai thác và bảo vệ, phát triển, khả năng phát triển các loại hình du lịch.

    Việc đánh giá tổng thể các loại tài nguyên thường đánh giá về độ hấp dẫn, sức chứa du khách, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sự phù hợp giữa tài nguyên du lịch và các phân hệ khác của hệ thống lãnh thổ du lịch, hiệu quả khai thác, khả năng phát triển các loại hình du lịch và tổ chức không gian lãnh thổ du lịch. Trong việc đánh giá tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương cần xem xét, tính toán việc kết hợp khai thác tổng hợp các loại tài nguyên trong từng hệ thống lãnh thổ và với các hệ thống lãnh thổ khác trong mối quan hệ biện chứng

  • 3.2.2. Điều tra, đánh giá các loại tài nguyên du lịch tự nhiên
  • a. Vị trí địa lý, diện tích

  • – Xác định toạ độ địa lý
  • -Xác định đường hải giới, địa giới, vị trí tiếp giáp với các nước, các địa phương khác
  • -Xác định khoảng cách đến thủ đô, các trung tâm kinh tế, văn hoá, và du lịch của các nước khác đến trung tâm kinh tế văn hoá du lịch hoặc các cụm, điểm du lịch trong nước
  • -Xác định khoảng cách từ các trung tâm cấp và hút khách du lịch đến khu vực tiến hành quy hoạch
  • -Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong giao lưu kinh tế văn hoá, thị trường và khả năng phát triển du lịch
  • Đặng Duy Lợi (1995) đã đánh giá mức độ thuận lợi về vị trí địa lý của điểm du lịch, trung tâm hoặc khu du lịch căn cứ vào khoảng caác giữa điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách chính (các trung tâm kinh tế, văn hoá, giao thông hoặc các trung tâm du lịch) và các điểu kiện về giao thông, thời gian đi đường) theo làm 4 mức độ:

  • 1. Rất thuận lợi (rất thích hợp): Khoảng cách từu 10-100km; thời gian đi không quá 3 giờ; có thể đến bằng 2-3 loại phương tiện giao thông
  • 2. Khá thuận lợi (khá thích hợp): Khoảng cách từ 100-200km; thời gian đi khoảng từ 2-3 giờ; đi bằng 2-3 loại phương tiện giao thông
  • 3. Thuận lợi trung bình (thích hợp trung bình): khoảng cách trên 200km hoặc dưới 5km; thời gian đi đường trên 5 giờ; có thể đến bằng 1-2 phương tiện thông dụng.
  • b.Tài nguyên du lịch tự nhiên

  • – Địa hình- địa mạo: gồm điều tra, đánh giá các vấn đề sau:
  • + Đặc điểm chung về địa hình, địa mạo, địa chất
  • + Độ cao của địa hình, tỷ lệ diện tích các loại địa hình, độ dốc của địa hình, hướng địa hình, các loại địa hình
  • + Lịch sử kiến tạo địa chất, cấu tạo địa chất, các tác động của ngoại lực, khí hậu, nước, sinh vật đến địa hình, các dạng, các quá trình và các hiện tượng địa mạo ( xói mòn, rửa trôi, xâm thực, trượt đất, lở đất…)
  • + Điều tra, nghiên cứu và đánh giá các hoạt động địa chấn như: động đất, núi lửa, sóng thần cả cấp độ lẫn tần số.
  • + Các dạng địa hình có phong cảnh đẹp, có giá trị với hoạt động du lịch
  • * Địa hình thuỷ vực: Bờ biển, thềm lục địa, đáy biển và hồ (bãi biển, độ dài bờ biển, độ dốc bờ biển, độ sâu của thềm lục địa, cấu tạo vật liệu của bờ biển), với hoạt động du lịch
  • * Địa hình địa mạo của các vùng đảo: các vùng biển có độ sâu dưới 200m, độ dốc 1-30, thuận lợi cho hoạt động lặn biển.
  • * Các vùng có phong cảnh đẹp: Độ dốc dưới 150 , thuận lợi cho phát triển các điểm du lịch và cư trú
  • Ở các nước nhiệt độ với độ cao từ 1000-2000m , có khí hậu mát, phong cảnh đẹp thuận lợi cho du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
  • Ở các nước ôn đới 1500-2000m thuận lợi cho du lịch mùa đông (trượt tuyết, trượt băng…) và nghỉ dưỡng vào mùa hè. Ở các nước nói chung địa hình có độ cao từ 2500m trở lên thuận lợi cho quy hoạch phát triển loại hình du lịch leo núi.

    Đối với địa hình đá vôi cần điều tra, đánh giá các dạng địa hình trong đó đặc biệt là các hang động gồm những đặc điểm như: số lượng các hang động, chiều dài, chiều rộng, độ cao, độ sâu của hang, kích thước của hang, thời gian địa chất, các quá trình địa chất, địa mạo, thành phần không khí trong hang, các di tích lịch sử văn hoá trong các hang động

  • Ở Việt Nam đã phát hiện trên 300 hang động, 10% hang dài trên 100m, riêng VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chiếm 1/3 số hang động của Việt Nam.
  • Các di tích tự nhiên như: hòn Phụ Tử, núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, hòn Chồng, hòn Ông Sư…

    Sau khi điều tra đánh giá địa hình và địa chất của mỗi vùng hay mỗi địa phương cần có sự so sánh với đặc điểm và giá trị của loại tài nguyên này với các vùng, các địa phương khác, đồng thời đánh giá khả năng khai thác, bảo vệ chúng cho phát triển những loại hình du lịch nào.

    c. Khí hậu

    Điều tra và đánh giá tài nguyên khí hậu gồm các bước và các nội dung sau:

  • + Lập bảng điều tra và thống kê các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng, giao động nhiệt độ tháng nóng nhất, lạnh nhất, giáo động nhiệt ngày và đêm, lượng mưa trung bình năm và qua các tháng; độ ẩm trung bình năm và qua các tháng
  • + Số giờ nắng, ngày nắng cả năm và trong các tháng; số ngày mưa cả năm và trong các tháng
  • + Tốc độ gió trung bình năm và qua các tháng
  • + Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão, gió phơn tây nam, gió mùa đông bắc, lốc… trung bình năm và qua các tháng
  • + Thời gian hoạt động của một số loại thời tiết trở ngại đến hoạt động du lịch ở Việt Nam. Các số liệu và thông tin về các yếu tố khí hậu, các hiện tượng thời tiết đặc biệt được điều tra thu thập dựa vào kết quả nghiên cứu, thống kê của các cơ quan khí hậu và thuỷ văn.
  • Ví dụ: Bảng: Một số yếu tố khí hậu

    Yếu tố

    T1

    T

    2

    T

    3

    T

    4

    T

    5

    T

    6

    T

    7

    T

    8

    T

    9

    T1

    0

    T1

    1

    T1

    2

    Cả

    nă m

    Nhiệt độ

    TB 0(C)

    ….

    Độ ẩm tuyệt đối

    TB

    (mb)

    …. .

    Độ ẩm tương đối

    …. .

    Sau khi kiểm kê các chỉ số về các yếu tố của khí hậu, đối chiếu với bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người, cũng như các chỉ tiêu đánh giá khí hậu để đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn với các hoạt động du lịch, thời gian hoạt động du lịch, khả năng phát triển các loại hình du lịch

    Ví dụ chỉ tiêu khí hậu ở Việt Nam dễ chịu với con người: nhiệt độ trung bình tháng từ 15 -230 C, độ ẩm tuyệt đối từ 14-21mb, tương ứng với khu vực Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Bà Nà, Bạch Mã…

    Khí hậu nước ta nhìn chung khá thích nghi với hoạt động du lịch

    Khí hậu điều hoà thuận lợi cho phát triển du lịch, tuy nhiên mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau.

    Ví dụ, loại hình du lịch biển cần có các điều kiện khí hậu:

  • + Số ngày mưa ít
  • + Số giờ nắng trung bình cao
  • Nhiệt độ trung bình ban ngày không quá cao hoặc quá thấp

    Nhiệt độ nước biển thích hợp tư 20-250C là thích hợp với du khách tắm biển, một số du khách du lịch Bắc Âu có thể chịu nhiệt độ nước biển từ 17-200C

    Cần có đánh giá chi tiết những tháng có khí hậu rất thuận lợi, khá thuận lợi, không thuận lợi cho hoạt động du lịch, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để khắc phục tính theo mùa trong hoạt động du lịch

    Các điều kiện khí hậu thích hợp nhất với con người là có nhiệt độ 18-260C, độ ẩm tương đối trên 80%,tốc độ gió 0.3-0.6m/s ( Đào Ngọc Phong 1987)

    Điều kiện khí hậu dễ chịu nhất với con người ở Việt Nam (theo phương pháp thực nghiệm được Tổ chức Du lịch Thế giới WTO áp dụng toàn cầu) là có nhiệt độ trung bình tháng từ 15-200C, độ ẩm tuyệt đối từ 14-21mb

  • d. Tài nguyên nước: Kiểm kê, đánh gía tài nguyên nước gồm các vấn đề và các bước sau:
  • + Đặc điểm chung về tài nguyên nước như: tổng khối lượng, sự phân bố, chất lượng nước, các loại nước
  • + Nước trên mặt gồm các loại nước: sông ngòi, hồ ao, thác nước, nước biển. Về sồng ngòi gồm các hệ thống sông, độ dài của các sông, diện tích lưu vực, mật độ, chế độ nước, tốc độ dòng chảy, thành phần của nước, độ cao của thác ghềnh, đánh giá những thuận lợi khó khăn với hoạt động du lịhc tham quan, du lịch sông nước

    Tốc độ chảy quá lớn hoặc hiện tượng nước ô nhiễm, hiện tượng sa bồi, nước quá cạn đề ảnh hưởng đến hoạt động du lịch

  • + Các bãi biển ven bờ hoặc hồ: kiểm kê đánh giá về độ sâu, độ trong suốt, độ bụi lơ lửng, thành phần hoá học của nước, độ cao của sóng, bước sóng. Những bãi biển có dộ dốc lớn hơn 3 độ, độ sâu tên 1.5m, độ mặn trên từ 4% hoặc nhỏ hơn 2.5%; sông cao trên 1.5m; độ trong suốt dưới 0.5m, nược bị ô nhiễm không thuận lợi cho hoạt động tắm biển, hồ

    Những nơi diện tích mặt nước rộng lớn có độ trong sạch và trong suốt cao, nguồn nước không bị ô nhiếm cộng với phong cảnh đẹp thuận lợi cho hoạt động tham quan nghỉ ngơi, thể thao, tắm biển hoặc hồ.

  • + Nước ngầm, nước khoáng: cần được xác định vị trí, độ sâu, nhiệt độ, tốc độ phun, thành phần hoá học. Thực trạng khai thác: các cơ sở chế biến sản lượng lít/ ngày hoặc năm; thiết bị khai thác, công nghệ khai thác, mức độ thuận lợi với hoạt động du lịch. Căn cứ vào các tiêu chuẩn xếp loại nước khoáng cũng như xếp loại các loại nước nói chung để đánh giá chất lượng và khả năng khai thác cho các phát triển du lịch.
  • Đánh giá công dụng của một số loại nước khoáng: nước khoáng Cacbonic là nhòm nước khoáng quý công dụng giải khát, chữa một số bệnh như cao huyết áp, sơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên (ở Việt Nam có nước khoáng Vĩnh Hảo, hàm lượng cacbonic trên 500g/lit)

    Nhóm nước khoáng silic, hàm lượng Silic trên 50mg/lít, có tác dụng chữa bệnh đường tiêu hoá, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa (Kim Bôi – Hoà Bình, Hội Vân – Phù Cát – Bình Định)

    Nhóm nước khoáng Brôm-lốt có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa… (Quang Hanh -Quảng Ninh, Thạch Khôi -Hải Dương)

    Nhóm nước khoáng phóng xa: có khả năng chữa bệnh thần kinh, ngoài da, tiêu hoá

    Nước khoáng nóng, nhiệt độ trên 340C

    e. Tài nguyên sinh vật

    Điều tra, đánh giá đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật trên lục địa, tài nguyên sinh vật biển như:

  • + Diện tích rừng được bao phủ: Rừng trồng, rừng tự nhiên (số liệu tuyệt đối, số lượng tương đôi so với các chỉ số về bảo về môi trường của thế giới, đặc điểm chung về sự đa dạng sinh vật cả trên lục địa và trên biển), hệ thống các vườn quốc gia, các khu bảo tồn quốc gia.
  • + So sánh với chỉ tiêu về tỷ lệ diện tích rừng bao phủ đảm bảo cho bảo vệ môi trường của thế giới: 41% rừng tự nhiên, trong đó rừng phong hộ chiếm 10% để đánh giá mức độ bảo đảm môi trường của khu vực được quy hoạch
  • + Khi đánh giá cần so sánh với diện tích rừng, số loài trong quá khứ, với diện tích rừng của các địa phương khác, quốc gia khác, dự đoán sự phát triển của tài nguyên sinh vật trong tương lai.
  • + Sự đa dạng sinh học gồm các hệ sinh thái, các khu hệ động, thực vật về tính đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn
  • + Số lượng các bộ, loài, họ, chi của thực vật và động vật, các loại động thực vật đặc hữu và quý hiếm của quốc gia, quốc tế.

    Các kiểu rừng: rừng nhiệt đới gió mùa, mưa lá rộng thường xanh, các tầng rừng, độ cao của rừng á nhiệt đới ở miền Bắc khoảng 700-1500m, rừng lùn (ôn đới đai cao); rừng khộp, rừng rậm nhiệt đới mua mưa lá rộng trên địa hình đá vôi; rừng ngập mặn; rừng trồng…

    Các hệ sinh thái như: hệ sinh thái chân núi, sườn núi, đỉnh núi trên các loại núi có cấu tạo địa chất khác nhau, thuộc các kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt, hệ sinh thái rừng ngập nước mặn, hệ sinh thái san hô…

    Thực trạng khai thác và bảo tồn:

  • + Số loài bị diệt chủng, hoặc có nguy cơ bị diệt chủng
  • + Diện tích rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng trồng.
  • + Nhóm động vật quý hiếm, đặc hữu có ý nghĩa khoa học, có giá trị du lịch, nghiên cứu như: Thú: voọc đấu trắng, khỉ vàng, khỉ ăn lá, voọc mũi hếch, Bò tót, Sao la, tê giác…(nêu rõ số đàn, số con)…; Chim: cò mỏ thìa, có nhạn, sếu đầu đỏ, chim trĩ…; Bò sát: trăn hoa, kỳ đà hoa, đồi mồi rùa, Lưỡng cư: Ếch gai, ếch nương, hổ mang chúa, cá cóc Tam Đảo….; Cá: cá voi, cá niếc hang, cá song, cá trình…; Thân mềm: tu hài, ốc hương…
  • + Nhóm tham quan nghiên cứu: các loài sóc, chim cảnh, chim di cư, số loài đặc sản biển
  • + Nhóm động vật đã bị diệt chủng
  • + Nhóm động vật cần được bảo tồn nghiêm ngặt
  • + Xác định các điểm tham quan động, thực vật như: địa bàn phân bố, sinh sống của những quần xã thực vật, những cây quý hiếm hay đặc hữu có giá trị, những nơi cư trú, sinh sống, khu bảo tồn những loài động vật đặc hữu và quý hiếm
  • + Dự báo về diện tích bảo việ nghiêm ngặt, ranh giới của khu vực tham quan, vành đai đệm
  • Đánh giá chung về chỉ tiêu phát triển một số loại hình du lịch:
  • * Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch: thảm thực vật phong phú, độc đáo, và điển hình. Có các loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý đối với thế giới và trong nước. Có một số động vật (thú, chim, bò sát, cá, tôm…) phong phú điển hình cho vùng. Có các loại khai thác đặc sản phục vụ nhu cầu của khách. Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan sát bằng mắt thường, ống nhòm, nghe tiếng hót, kêu, có thể chụp ảnh. Có đường mòn thuận tiện cho việc đi lại, quan sát vui chơi của khách.
  • * Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao: số loài được săn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng, quỹ gen, loài động vật hoạt động nhanh nhẹn. Có địa hình tương đối dễ vận động, diện tích khu săn bắn phải rộng, đảm bảo tầm xa của đạn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. Xa nơi cư trú của nhân dân, quân đội và cơ quan. Cấm không dùng súng quân sự, mìn, chất nổ.
  • * Chỉ tiêu đối với mục đích du lịch, nghiên cứu khoa học là nơi: có hệ thực vật, động vật phong phú, đa dạng còn tồn tại loài quý hiếm, có thể đi lại, quan sát, chụp ảnh; có quy định thu mẫu cho cơ quan quản lý, có khu bảo vệ nghiêm ngặt.
  • Ví dụ: khảo sát đánh giá tài nguyên sinh vật của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng – Di sản thiên nhiên thế giới

  • 1. Tài nguyên thực vật
  • a) Thảm thực vật: thảo thực vật ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có các kiểu chính và phụ như sau:
  • -Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, chủ yêu cây lá rộng trên núi đá vôi, dưới 800m (diện tích 61.079 ha). Kiểu rừng này phân bố ở vùng trung tâm trên những khu vực địa hình núi đá vôi với các loài đặc trưng: táu mặt quỷ, trai, hoàng đàn, nghiến, lát hoa, và một số họ ba mảnh vỏ, họ xoan, họ thị…
  • -Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi (diện tích 6.364 ha), kiểu rừng này phân bố rải rác trên những khu vực núi đá vôi có độ cao trên 800m. Thành phần thực vật chủ yếu: re, bời lời, bời lời xanh, sồi bạc lá, máu chó lá đỏ, nghiến…
  • -Rừng thứ sinh tác nhân trên núi đá vôi (diện tích 1.810ha). Kiểu rừng này có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu rừng trên, sau khi bị tác động của con người với mức độ khác nhau, các loài chủ yếu bị tàn phá, thay thế bằng lớp cây tiêu phong như Ba soi, Bet bet, cỏ tranh, cỏ lào, thung, màng tang.
  • -Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi (diện tích 1.663 ha) thường có ở các chân dông hoặc các gò đồng có đỉnh tròn. Phần lớn ở đây là những cây gỗ tạp như đa lông, trâm, bời lời, đa si, mạy tèo, ô dô, lau, lách, cỏ tranh…
  • -Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu lá rộng trên núi đất (diện tích 7.784 ha). Kiểu rừng này tập trung thành hai khối, một khối ven theo lộ 20 tới Rào Thương. Một khối khác bao trùm dòng núi cổ khu sang chân núi Copreu
  • Đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên tự nhiên

    Các loại tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch nói riêng không tồn tại độc lập mà thường tồn tại, phát triển trên cùng một không gian có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, sau khi điều tra, đánh giá từng loại tài nguyên tự nhiên cần tiến hành đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn thường theo các cách: xây dựng thang-bậc điểm đánh giá; dựa vào một số tiêu chí thông dụng, đánh giá bằng cảm quan, điều tra qua cảm nhận đánh giá của du khách dựa trên đặc điểm và các giá trị thẩm mỹ, mức độ thuận lợi của tài nguyên với sức khoẻ, các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao.. của con người

    Trong phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên bằng cách cho điểm cần phải xác định được mục tiêu đánh giá và xây dựng được thang điểm

    Mục tiêu đánh giá cho phát triển các loại hình du lịch nà hoặc cho việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên sẽ quy định cụ thể thang đánh giá cũng như việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá

    Thang đánh giá bao gồm: các yếu tố được căn cứ để đánh giá, các bậc của thang đánh giá, chỉ tiêu của từng bậc, số điểm của bậc, hệ số của các yếu tố, cách tính kết quả

    Kết quả của việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên phục vụ mục đích du lịch thường được xác định bằng cách cộng điểm. Tổng số điểm càng cao thì tài nguyên du lịch ở khu vực đó càng nhiều thuận lợ cho phát triển du lịch. Phương pháp đánh giá dựa trên việc xây dựng thang đánh giá có phần không thật khách quan do việc lựa chọn thang số bậc, hệ số điểm, tuy nhiên vẫn có ưu điểm thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố được đánh giá và kết quả đánh giá vẫn có độ tin cậy. Trong việc đánh giá từng loại tài nguyên hay tổng hợp các loại tài nguyên không có một phương pháp riêng nào có thể đạt mức độ xác thực cao, vì vậy cần kết hợp nhiều phương pháp để việc đánh giá mang tính khách quan và xác thực

    Bên cạnh việc đánh giá mức độ thuận lợi và sức hấp dẫn, các dự án quy hoạch du lịch còn phải đánh giá được những hạn chế của các loại tài nguyên tự nhiên cũng như những hạn chế và tác động tiêu cực trong việc khai thác, bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên này. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm phòng ngừa cũng như khai thác bảo vệ tài nguyên hợp lý và bền vững.

  • -Một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên tự nhiên: các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên gồm: mức độ thuận lợi hấp dẫn, mức độ bền vững, thời gian hoạt động du lịch, khả năng tải của thể tổng hợp tự nhiên
  • + Chỉ tiêu về độ hấp dẫn: Độ hấp dẫn là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu để thu hút du khách. Nó có tnhs tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và các di tích tự nhiên

    Có thể xác định độ hấp dẫn của các điều kiện tự nhiên thông qua việc nghiên cứu sở thích của du khách. Theo tài liệu thống kê của Tổ chức Du lịch thê giới (UNWTO) điều tra về sở thích của khách du lịch quốc tế cho thấy: 45% số khách du lịch thích nghỉ ở vùng biển hoặc hồ, 24% du khách thích nghỉ ở vùng núi, 7% số du khách thích kết hợp vừa tham quan vừa chữa bệnh bằng nước khoáng, còn lại 10% số khách có các sở thích khác.

    Độ hấp dẫn của một vùng hoặc một khu vực có thể được đánh giá theo 4 bậc tương ứng với các mức độ thuận lợi theo các chỉ tiêu sau:

  •  Rất hấp dẫn (rất thuận lợi): có 4 hiện tượng tự nhiên trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng ( ở trên đỉnh núi, các độ cao trên núi, thác nước, hang động, hồ nước, bãi biễn, đảo rừng cây…)
  •  Khá hấp dẫn (khá thuận lợi): Có 3 hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc độc đáo (Rừng, suối nước khoáng, di tích đặc biệt); đáp ứng được 5 loại hình du lịch
  •  Hấp dẫn trung bình: Có 3-5 phong cảnh đẹp, đa dạng, có một hiện tượng, di tích tự nhiên đặc sắc, đáp ứng 3-5 loại hình du lịch
  •  Độ hấp dẫn yếu: có 1-2 phong cảnh đẹp, đáp ứng 1-2 loại hình du lịch
  • + Chỉ tiêu đánh giá độ bền vững của môi trường tự nhiên: Độ bền của môi trường tự nhiên khi đánh giá nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên, trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch, các đối tượng khác và thiên tai

    Nếu những áp lực này nhỏ thì thiên nhiên có khả năng phục hồi và ngược lại. Các chỉ tiêu này được đánh giá theo 4 thể thức:

  •  Rất bền vững: Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, hoặc có thể ở mức độ nhỏ; tồn tại trên 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục
  •  Khá bền vững: 1-2 thành phần hoặc một bộ phận tự nhiên bị phá huỷ ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tài từ 50-100 năm; hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên
  •  Trung bình: Có một đến hai thành phần bị thay đổi; bị phá huỷ đánh kể phải có hỗ trợ của con người mới phục hồi được nhanh; tồn tại vững chắc từ 10-50 năm; hoạt động du lịch có bị hạn chế
  •  Kém bền vững: Một đến hai thành phần bị phá hoại nặng phải có sự phục hồi của con người; tồn tại vững chắc 10 năm; hoạt động du lịch bị gián đoạn
  • + Thời gian hoạt động du lịch: Được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khoẻ của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch trong khu vực

    Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch từ đó liên quan đến phương hướng đầu tư tổ chức quản lý, kinh doanh phục vụ du lịch.

    Thời gian hoạt động du lịch ở khu vực được đánh giá theo 4 bậc mức độ thuận lợi:

  •  Rất dài (chỉ mức độ rất thuận lợi): có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch; có 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khoẻ con người.
  •  Khá dài (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 150-200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch: có từ 120-180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích nghi với sức khoẻ của con người
  •  Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): có từ 100-150 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch; có từ 90-100 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người
  •  Ngắn (chỉ mức độ kém thuận lợi): có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch; có dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người.
  • + Chỉ tiêu đánh giá sức chứa lãnh thổ bảo đảm sự phát triển bền vững của du lịch: Diện tích đất xây dựng cho một chổ nghỉ qua đêm của khách du lịch ở Liên Xô trước đây là 350-500m2 , ở bãi cát vàng ở Bungari là 150m2, Maiami, Rumani 85m2, Bron Mo ở An là 53m2
  • * Diện tích đất dành cho bãi tắm, diện tích dành cho săn bắn…
  • + Chỉ tiêu về sức chứa du khách của một khu vực du lịch
  •  Rất lớn: chỉ mức độ rất thuận lợi có sức chứa 1000 người/ngày
  •  Khá lơn: có sức chứa 500-1000 người/ngày
  •  Nhỏ (kém thuận lợi): có sức chứa dưới 100 người/ngày
  • 3.2.3. Điều tra, đánh giá các loại tài nguyên du lịch nhân văn
  • Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người tạo ra

    Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

    Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm: nghệ thuật sản xuất hàng thủ công truyền thống, lễ hội, văn hoá ẩm thực, văn hoá nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán các giá trị văn hoá liên quan tới dân tộc học, các phát minh sáng kiến, văn học dân gian và thơ ca…

    Khi kiểm kê đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn cần kiểm kê các giá trị của từng di tích từng loại tài nguyên sau đó mới đánh giá chung.

  •  Các bước kiểm kê một di tích kiến trúc nghệ thuật (di tích lịch sử văn hoá)
  • -Vị trí, tên gọi, cảnh quan
  • + Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi di tích
  • + Giá trị về phong cảnh
  • + Khoảng cách giữa vị trí của di tích với thị trường cung cấp khách cũng như chủng loại và chất lượng đường giao thông các loại phương tiện giao thông có thể hoạt động
  • + Khoảng cách tới các di tích văn hoá và tự nhiên du lịch khác
  • – Lịch sử hình thành và phát triển
  • -Quy mô, kiểu, giá trị kiến trúc mỹ thuật, niên đại kiến trúc mỹ thuật
  • – Giá trị cổ vật (cả về số lượng và chất lượng), vật kỷ niệm
  • – Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng trùng tu
  • -Những tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với các di tích: các giá trị văn học, phogn tục tập quán, lễ hội
  • -Thực trạng tổ chức quản lý bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích
  • -Thực trạng chất lượng môi trường ở khu vực di tích
  • -Giá trị xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp hạng
  •  Các lễ hội
  • -Tiến hành điều tra về số lượng lễ hội, thời gian diễn ra lễ hội, giá trị và quy mô, sức hấp dẫn du khách của các lễ hội, cách thức bảo tồn và khôi phục, tổ chức quản lý các lễ hội, môi trường nơi diễn ra lễ hội ở từng điểm du lịch và các địa phương
  • – Kiểm kê đánh giá cụ thể những lễ hội tiêu biểu:
  • + Không gian diễn ra lễ hội
  • + Lịch sử phát triển của lễ hội các nhân vật được tôn thờ, các sự kiện văn hoá, lịch sử găn với lễ hội
  • + Thời gian diễn ra lễ hội
  • + Quy mô của lễ hội gồm có mang tính quốc gia hoặc địa phương
  • + Những giá trị văn hoá và phong tục tập quán diễn ra ở phần lễ và phần hội, các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hoá nghệ thuật được tổ chức.
  • – Giá trị với hoạt động du lịch
  • -Thực trạng của việc tổ chức và khai thác lễ hội phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá, phát triển du lịch (bao gồm đánh giá cả về nội dung, hình thức, môi trường diễn ra lễ hội)
  •  Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
  • -Điều tra, đánh giá về số lượng và thực trạng của nghề và làng nghề thủ công, phân bố và đặc điểm chung của nghề và làng nghề truyền thống có giá trị cho hoạt động du lịch trong cả nước và ở các địa phương nơi tiến hành quy hoạch
  • -Điều tra và đánh giá mỗi làng nghề gồm các bước và những nội dung sau: vị trí địa lý cảnh quan, lịch sử phát triển, các nhân vật được tôn vinh (Tổ nghề), quy mô của làng nghề, các yếu tố tự nhiên và kinh tế -xã hội nuôi dưỡng nghề và làng nghề truyền thống (diện tích của làng, số người, số hộ tham gia tổ chức sản xuất); Nghệ thuật sản xuất), Nghệ thuật sản xuất: nghệ thuật sản xuất, lựa chọn nguyên liệu, cơ cấu chủng số lượng và chất lượng, giá trị thẩm mỹ và sử dụng của các sản phẩm, môi trường làng nghê, việc tiêu thụ sản phẩm, giá cả sản phẩm, mức thu nhập và đời sống của dân cư từ sản xuất, những giá trị văn hóa gắn với nghề và làng nghề thủ công truyền thống
  • -Các cơ chế, chính sách cho đầu tư phát triển nghề, làng nghề, du lịch làng nghê, và chính sách ưu đãi với các nghệ nhân
  • -Thực trạng đầu tư bảo vệ, khôi phục làng nghề, khai thác, phát huy giá trị văn hoá của làng nghề với đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động du lịch
  • – Khả năng đầu tư phát triển du lịch làng nghề
  •  Văn hoá nghệ thuật
  • Các giá trị văn hoá nghệ thuật là tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch tham quan giải trí, nghiên cứu. Việc bảo tồn, khôi phục phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật góp phần làm phong phú hấp dẫn thêm cho các loại tài nguyên du lịch khác và nhiều loại hình du lịch khác như: du lịch sông nước, du lịch văn hoá các dân tộc, du lịch tham quan, du lịch lễ hội

    Việc điều tra, đánh giá các giá trị văn hoá nghệ thuật phục vụ du lịch gồm các nội dung như: các loại nhạc cụ: số loại và chất lượng đóng ráp các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn, thời gian, môi trường biểu diễn, các nghệ nhân biểu diễn, nghệ thuật trình diễn các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các loại hình văn hoá nghệ thuật bác học: lịch sử hình thành và phát triển, không gian phân bố, các bài há, các nghệ nhân, các giá trị về lời ca, âm vực, nghệ thuật biểu diễn, không gian biểu diễn, các loại nhạc cụ được dùng để cùng biểu diễn, các loại hình nghệ thuật dân gian và nhã nhạc, thực trạng và khả năng khai thác bảo tồn phát triển du lịch.

  •  Các đối tượng dulịch gắn với dân tộc học
  • – Điều tra, đánh giá các yếu tố sau:
  • Số lượng các dân tộc, tỷ lệ giữa số dân, giữa các dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số, tên, số lượng, tỷ lệ của từng dân tộc

    Địa bàn cư trú, các tập tục về cư trú, phương thức tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội, các giá trị văn hoá đặc sắc của từng tộc người

  • -Về chất lượng cuộc sống, vấn đề bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc (đặc biệt đối với các dân tộc đang có nguy cơ bị đồng hoá hoặc diệt vong)
  • -Thực trạn khai thác và bảo vệ văn hoá các dân tộc vào mục đích phát triển du lịch
  • – Thực trạng và khả năng đầu tư phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
  • Việc kiểm kê đánh giá các dạng tài nguyên du lịch nhân văn phải được tiến hành kiểm kê đánh giá về mặt số lượng (số lượng cụ thể của từng loại, tổng số lượng mật độ), chất lượng của từng thành tó của di tích và cấp bậc xếp loại (quốc tế, quốc gia, vùng, địa phương), phương pháp đánh giá cho từng di tích, các dạng tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể sẽ là cơ sở cho việc đánh giá từng loại tài nguyên và là cơ sở cho việc thực hiện đánh giá tổng thể tài nguyên phát triển du lịch của vùng, của các địa phương

    Việc đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nói chung được tiến hành theo các kiểu: đánh giá bằng cảm quan trên cơ sở kết quả điều tra về số lượng cũng như chất lượng tài nguyên và đánh giá thông qua điều tra về sức hấp dẫn vơi du khách

    Riêng các loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể có thể được đánh giá theo phương pháp xây dựng thang, bậc điểm để đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch và thực trạng bảo vệ, phát huy giá trị của từng di tích cũng như các di tích. Thang điểm để đánh giá có 4 bậc

    Loại rất tốt: 4 điểm

    Loại tốt: 3 điểm

    Loại khá: 2 điểm

    Loại trung bình: 1 điểm

    Và theo hệ số 1,2,3 thêo các mức độ rất thuận lợi, thuận lợi, thuận lợi trung bình và không thuận lợi.

  • 2.1.6. Đánh giá tác động của tổ chức lãnh thổ du lịch đến tài nguyên và môi trường
  • 2.1.6.1 Các tác động lên tài nguyên và môi trường tự nhiên
  • a. Tác động lên tài nguyên địa hình, địa chất và đất đai
     Tác động tích cực
  • -Nghiên cứu, xếp hạng, tôn vinh các giá trị của tài nguyên địa hình, địa chất
  • -Đề xuất, thực hiện các giải pháp để bảo vệ các dạng tài nguyên địa hình ngoạn mục
  • -Khai thác tài nguyên địa hình, địa chất theo hướng lâu dài và bền vững

    Ví dụ việc nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng các hang động, các vùng địa hình đá vôi như ở Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Chùa Hương… đã tôn vinh giá trị tài nguyên. Việc khai thác tài nguyên địa hình, các giá trị địa chất của các dạng đá vôi hoặc các địa hình núi cao nếu có biện pháp bảo vệ hợp lý sẽ khai thác được nhiều lần, tài nguyên không bị suy giảm như việc khai thác của các ngành kinh tế khác.

  • -Thông qua việc bảo vệ rừng của các dự án tổ chức lãnh thổ không gian du lịch có thể giúp cho việc bảo vệ các dạng địa hình núi không bị xói mòn, rửa trôi, các địa hình bờ biển, bãi triều hạn chế bị xâm thực
  • -Quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cao hơn so với hoạt động nông nghiệp, nhất là đối với những vùng đất kém màu mỡ hoặc đối với đất rừng.

    Ví dụ ở những khu vực đồi trọc, đất đai kém phì nhiêu khi đưa vào xây dựng sân golf để phát triển du lịch thì hiệu quả kinh tế cao hơn với việc trồng rừng hoặc sản xuất nông nghiệp

  • -Ở các khu bảo tồn, các vườn quốc gia việc quy hoạch phát triển du lịch khoa học, hợp lý sẽ góp phần bảo vệ rừng, thông qua đó tài nguyên đất được sử dụng đúng mục đích và hợp lý. Hoặc các dự án phát triển du lịch cộng đồng giúp cho cộng đồng phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng đất hiệu quả cao hơn.
  •  Tác động tiêu cực
  • -Do các biện pháp bảo vệ tôn tạo trong việc thực hiện các dự án tổ chức và quy hoạch lãnh thổ đã làm thay đổi diện mạo của địa hình
  • Ví dụ: trường hợp địa hình nàng Tô Thị ở Lạng Sơn bị phá. Các hang động ở vịnh Hạ Long bị xây đắp làm mất giá trị nguyên sơ
  • -Việc tham quan của du khách đã làm thay đổi màu sắc của thạch nhũ trong các hang động
  • -Việc san ủi lấy mặt bằng, lấy vật liệu để xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã làm thay đổi bề mặt địa hình, gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sụt lỡ đất, làm xấu cảnh quan
  • – Việc xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ du lịch, cộng với việc tăng dân số cơ học do ảnh hưởng của các dự án… sẽ sẫn đến việc thu hẹp diện tích đất canh tác, diện tích đất nông nghiệp, và diện tích các bãi triều… Do vậy, khi lập, thực hiện các dự án tổ chức và quy hoạch du lịch cần đánh giá xem diện tích đất mà dự án sử dụng là bao nhiêu, những ngành nào, bao nhiêu người, và những ngành kinh tế nào phải chịu hậu quả, hiệu quả tác động đến tài nguyên đất của dự án tổ chức và quy hoạch du lịch
  • -Do nguồn nước bị ô nhiễm, do rác thải không được xử lý đúng quy trình công nghệ, các chất thải ngấm vào đất có thể làm ô nhiễm đất, không thể canh tác được
  • b. Tác động lên tài nguyên môi trường nước
     Tác động tích cực

    Các dự án tổ chức và quy hoạch phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả được lập và thực hiện trên quan điểm phát triển bền vững có thể tiến hành nghiên cứu, thực thi các giải pháp phòng ngừa để góp phần nâng cao chất lượng nước. Ví dụ, việc đầu tư cho việc thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn, thu gom xử lý nước thải đã làm cho nguồn nước ở các địa phương quy hoạch phát triển du lịch giảm thiểu được ô nhiễm do các chất thải rắn và chất thải lỏng gây ra

     Tác động tiêu cực
  • -Việc thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đã và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây dựng bến cảng hoặc lấy mặt bằng xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã làm cho chất lượng nước bị giảm nhiều
  • -Việc giải phóng mặt bằng, san ủi đất để xây dựng các công trình, làm đường có thể gây xói mòn, sụt lỡ đất, ảnh hưởn trực tiếp đến lượng nước mặt, thông qua việc mất rừng còn có thể làm cạn kiệt mực nước ngầm
  • -Trong quá trình xây dựng,vận hành các thiết bị xây dựng, hoạt động của các phương tiện chở du khách sẽ làm ô nhiễm nguồn nước do việc vứt đổ rác thải bừa bãi, do việc dò rỉ xăng dầu từ các phương tiện chuyên chở.
  • -Cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng nước để tưới cho cỏ ở các sân golf và cho các khu vui chơi giải trí, các công viên…
  • -Nước thải ở các dự án phát triển du lịch chưa được xử lý hoặc chưa xử lý tốt vì không có hoặc không đủ thiết bị xử lý hoặc thiết bị xử lý không đảm bảo chất lượng cững tác động tiêu cực lâu dài đến cả chất lượng nước ngầm và nước mặt. Mỗi du khách quốc tế thường sử dụng trung bình từ 200-250 lít nước sạch một ngày, khách nội địa trung bình sử dụng 150 lít/ ngày, gấp 2 lần khối lượng nước của một người dân sử dụng trung bình một ngày. Lượng nước thải thường bằng ½ lượng nước sạch được sử dụng. Dựa vào tiêu chí này có thể đánh giá được tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch, dự án phát triển du lịch đến tài nguyên nước
  • -Do việc sử dụng nước sạch của du khách khi các dự án quy hoạch du lịch hoạt động đã dẫn đến việc gia tăng nguồn nước sạch được sử dụng nên cũng làm suy giảm nguồn nước sạch
  • -Trung bình mỗi du khách thải 0.7kg chất thải răn/ 1 ngày. Việc gia tăng nguồn khách cũng gia tăng lượng rác thải, nếu không được thu gom và xử lý hợp lý triệt để sẽ là nguyên do gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
  • – Hiện tượng sử dụng nước thải tự thấm ở nhiều nhà hàng, khách sạn làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Ví dụ: Hiện tượng sử dụng nược thải tự thấm ở Vũng Tàu làm cho hàm lượng vi sinh ở đây cao gấp bốn lần: tổng Coliforn và Ecoli đều vượt giới hạn cho phép trong các mẫu nước ngầm ở Huế, hoặc gấp ba đến chục lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước ngầm ở Sầm Sơn trong các giếng ở khu vực bãi tắm và gần các khu vực có ao chứa
  • Như vậy thực hiện các dự án quy hoạch và tổ chức không gian du lịch có tác động cả tích cực và tiêu cực đến tài nguyên và môi trường nước, trong đó chủ yếu là các tác động tiêu cực. Vì thế khi lập và thực hiện dự án quy hoạch và phát triển du lịch cần phải đánh giá tác động của dự án đến tài nguyên nước gồm cả tài nguyên nước ngầm và nước mặt bằng các chỉ tiêu sử dụng nước sạch. Nước thải mà mỗi du khách và người dân sử dụng một ngày và sử dụng các chỉ tiêu về sinh vật, Coliforn, Ecoli, dầu, độ đục, các nguyên tố hoá học theo tiêu chuẩn loại A, B của tiêu chuẩn Việt Nam để phân tích chất lượng nước ở các khu quy hoạch để có những biện pháp phòng ngừa, dự báo chi phí xử lý, thu thuế môi trường, có các chính sách quản lý và đầu tư cho phù hợp.

    c. Tác động đến tài nguyên và môi trường không khí

    Bụi và các chất ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện giao thông, do sản xuất, sử dụng năng lượng, và các thiết bị lạnh… Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới, các loại máy xây dựng không chỉ gây bui, khí thải làm ô nhiễm không khí mà còn gây tiếng ồn,làm ô nhiễm không khí bởi tiếng ồn… Hoạt động của du khách tại các điểm dịch vụ du lịch như ở các sàn nhảy cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn. Vì vậy, các dự án quy hoạch phát triển du lịch có thể tác động lên tài nguyên không khí

     Tác động tích cực

    Các dự án quy hoạch phát triển du lịch khi tiến hành trồng cây, trồng rừng bảo vệ rừng cũng đã góp phần làm trong sạch không khí, vì cây có khả năng lọc bụi và khí CFCS (loại khí thải chính làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn của khí quyển).Việc bảo vệ diện tích mặt nước ở các khu du lịch cũng góp phần làm sạch không khí, điều hoà khí hậu

     Tác động tiêu cực
  • -Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng, do các phương tiện giao thông phục vụ xây dựng và du lịch
  • -Tăng tiếng ồn do thiết bị xây dựng (như máy đóng cọc, máy trộn bêtông, máy khoan cát, các phương tiện giao thông phục vụ xây dựng và du lịch, mãy phát điện…)
  • -Việc sử dụng máy phát điện trên các công trường thường gây tiếng ồn. Trong khi thải của các máy phát điện thường chứa hàm lượng SO2 vượt quá giới hạn cho phép
  • -Lượng xe trên đường vào các khu du lịch, đặc biệt các điểm tham quan du lịch lớn như ở cửa ra vào Đại nội Huế hiện khoảng gần 1000 xe/ngày. Hoạt động của các phương tiện giao thông tạo nên bụi, tiếng ồn và khí thải trên các tuyến trọng điểm vào ra các khu du lịch. Các khu dân cư bên đường, hàng ngày thường chịu ảnh hưởng của bụi, khói, nhất là tiến ồn thường vượt quá 80DBA
  • -Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của các vũ trường, quán bar, nhà hàng karaoke, nhất là các khu vực tập trung nhiều các dịch vụ này như ở Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu…
  • -Hoạt động dịch vụ ăn uống do việc nấu ăn thường diễn ra cùng một thời điểm, dẫn đến làm gia tăng khói bụi, làm cho bầu không khí nóng hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các thiệt bị làm lạnh như điều hoà không khí, tủ lạnh ở các khách sạn làm gia tăng lượng khí CFCS
  • -Do hiện tượng chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản phục vụ du khách hoặ lấy mặt bằng xây dựng các công trình, hiện tượng hiệu ứng nhà kính do các công trình xây dựng, chặt phá rừng nói chung đề lấy vật liều làm đồ dùng, làm vật liệu xây dựng hoặc lấy mặt bằng để xây dựng các công trình đều làm cho nhiệt độ không khí bị nóng lên
  • Nhiều nguyên ngân gây ô nhiễm không khí nói chung và các dự án quy hoạch du lịch nói riêng chưa được nghiên cứu cụ thể, khó kiểm soát. Song để đạt được hiệu quả nhằm phát triển du lịch bền vững việc nghiên cứu, đánh giá tác động của các dự án quy hoạch du lịch lên tài nguyên không khí là cần thiết để có các giải pháp phòng ngừa, khắc phục

    d. Tác động lên tài nguyên sinh vật
     Tác động tích cực

    Nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch, nhất là các dự án nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên và môi trường như các dự án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở nhiều khu bảo tồn, các vườn quốc gia hoặc một số khu vực vùng núi có nhiều tác động tích cực đến tài nguyên sinh vật như:

  • -Tiến hành các dự án điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thống kê các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học, phát hiện nhiều loại thực động vật mới, trong đó có nhiều loài đặc hữu quý hiếm, phát hiện ra đặc điểm sinh sống của chúng, góp phần tôn vinh giá trị tài nguyên sinh vật
  • -Từ những điều tra, nghiên cứu tiến hành công nhận các khu bảo tồn các vườn quốc gia, các khu rừng đặc dụng làm tăng giá trị của tài nguyên, xây dựng các chiến lược, giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật
  • -Thông qua việc thực hiện phát triển du lịch sinh thái để giáo dục và nâng cao nhận thức của du khách, của cộng đồng và của cán bộ nhân viên làm du lịch, của các cấp quản lý về sự cần thiết bảo vệ tài nguyên sinh vật góp phần bảo vệ tài nguyên sinh vật
  • -Lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động bảo tồn, cung ứng nông sản cho khách du lịch và kinh doanh du lịch, chia sẻ lợi ích kinh tế với địa phương góp phần nâng cao đời sốgn bảo vệ tài nguyên sinh vật
  • -Thực hiện các dự án trồng rừng, bảo tồn các loại thực, động vật quý hiếm: như dự án bảo vệ các loài rùa biển ở Phú Yên, Phú Quốc, Vườn Quốc Gia Cúc Phương, dự án bảo tồn các loài linh trưởng ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương…
  •  Tác động tiêu cực
  • -Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt chăn nuôi là nguyên nhân làm cho các loài thực vật và động vật bị mất nơi cư trú, suy giảm số lượng hoặc bị huỷ diệt
  • -Một số hành động của du khách như bẻ cành bắn chim, bắt côn trùng cũng là nguyên nhân làm giảm sút số lượng và đời sống của các sinh vật ở các khu du lịch
  • – Việc mua các đồ lưu niệm làm từ các loài sinh vật, mua phong lan, san hô, các loài động vật quý… của khách du lịch cũng là nguyên nhân làm cho việc khai thác, đánh bắt những loại sinh vật này gia tăng
  • -Việc san ủi mặt bằng xây dưng, việc đổ vật liệu thải từ xây dựng góp phần làm tăng thêm độ lắng vật liệu rắn ở đáy biển có thể làm chết các loại san hô, thực vật biển, mất môi trường sống của nhiều loài, làm suy giảm sự đa dạng sinh học.
  • -Việc khai thác san hô để bán cho du khách; do hoạt động của tàu thuyền tham quan, hoạt động lặn biển có thể làm tổn thương các loài san hô, nhất la san hô non. Khi mất san hô làm mất môi trường sống, sinh sản, trú ẩn của nhiều loài thuỷ sinh là nguyên nhân làm suy giảm sự đa dạng sinh học
  • -Các yếu tố ô nhiễm như rác, nước thải không được xử lý đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái dưới nước, nếu độ ô nhiễm cao có thể làm chúng bị chết
  • -Việc chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản phục vụ du khách hoặc lấy mặt bằng để xây dựng các công trình ở các bãi biển đã làm rừng ngập mặn và nhiều loài động vật sống ở rừng ngập mặn như các ngoại thủy sinh, động vật, bò sát, thú, chim, côn trùng…
  • -Trong các khu bảo tồn các loài động vật hoang dã, việc vứt rác bừa bãi của du khách hoặc việc thu gom, xử lý rác thải không đúng mức có thể gây nhiều dịch bệnh cho các loài động vật
  • -Việc đi lại của các phương tiện chở du khách, việc đốt lửa trại, thắp sáng vào ban đêm có thể gây ra nhiễu loại đời sống của nhiều loài động vật
  • -Các loại hình du lịch câu cá, săn bắn cũng đã làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ bị diệt vong
  • -Du lịch bằng thuyền buồm, hoạt động của các du thuyền chở khách du lịch có thể làm chết nhiều loài động vật như rùa biển, hải cẩu, cá… Các ôtô chở khách du lịch trong các khu bảo tồn, các vườn quốc gia có thể vô tình làm chết nhiều loại động vật
  • – Nhu cầu của du khách muốn ăn các đặc sản rừng và biển được coi là nguyên nhân tác động chính đến các loài động vật, nhất là những loài động vật quý hiếm như: tôm hùm, cá song, cá giờ, sò huyết, tu hài, rùa, hươu, gấu, rắn… Ở Hạ Long và Nha Trang, các nhà hàng lớn có thể tiêu thụ tự 500-600kg hải sản/ ngày, các nhà hàng nhỏ tiêu thụ 250kg hải sản/ngày. Việc sử dụng và khai thác đất trong các dự án quy hoạch đã làm nhiều diện tích rừng bị chặt phá đã làm mất môi trường sống của nhiều loại thực, động vật
  • 2.1.6.2. Các tác động lên tài nguyên du lịch nhân văn
  • a. Tác động lên các di tích lịch sử, di tích văn hoá
  •  Tác động tích cực
  • – Tiến hành nghiên cứu, kiểm kê, ra quyết định xếp hạng di tích, soạn thảo các văn bản quy định nhằm bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh giá trị của các di tích
  • -Giáo dục cộng đồng và du khách góp phần bảo vệ, tôn tạo các di tích
  • -Xác định phạm vi ranh giới bảo vệ tuyệt đối di tích, tổ chức việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, khai thác các di tích hợp lý để có nguồn vốn cho bảo vệ trùng tu di tích
  • -Lôi cuốn, cộng đồng vào hoạt động bảo vệ di tích, tham gia vào kinh doanh du lịch góp phần bảo vệ di tích, nâng cao đời sống tinh thân, vật chất cho cộng đồng
  •  Tác động tiêu cực
  • -Việc xây dựng các bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, các quán xã đã xâm lấn diện tích bảo vệ tuyệt đối của di tích, làm di tích bị bê tôn ghoá, làm xấu cảnh quan, và không gian văn hoá bản địa.
  • -Ô nhiễm môi trường do các chất thải ở các công trình vệ sinh, rác thải, từ việc tham quan của du khách
  • -Lượng du khách tham quan quá đông ở một số di tích như chùa Hương hay tại một số di tích ở Hà Nội và nhiều nơi khác làm mất đi không gian yên tĩnh, tôn nghiêm của các di tích, có thể làm nhiễu loại đời sống tâm linh của các tín đồ ở các di tích
  • -Do hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới đã làm ô nhiễm không khí bởi khí thải và làm xuống cấp các di tích
  • -Việc đốt vàng hương của du khách đã làm cho các di tích và cổ vật bi nhanh chóng vằng ố, xuống cấp
  • – Mất các cổ vật quý do kẻ gian trà trộn với du khách lấy cắp
  • -Việc trùng tu, tôn tạo không theo quan điểm bền vững và những quy định kỹ thuật đã làm mất giá trị ban đầu của di tích và cổ vật, làm giảm giá trị độc đáo truyền thống của di tích
  • b. Tác động đến nghề và làng nghề

     Tác động tích cực
  • -Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thống kê, ra quyết định xếp hạng các làng nghề, công nhận các nghệ nhân, tăng cường tuyên truyền quảng bá đã tôn vinh giá trị của làng nghề và nghệ thuật thủ công cổ truyền
  • -Đầu tư quy hoạch góp phần sử dụng đất ở các làng nghề hợp lý, hệ chế ô nhiễm môi trường
  • -Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình như nhà truyền thống, nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, các kiôt, hàng quán tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các làng nghề phát triển
  • -Quy hoạch các tuyến, điểm tham quan, tổ chức bán hàng lưu niệm cho du khách là yếu tố cầu quan trọng, nó làm sống dậy và phát triển các làng nghề
  • -Đầu tư giáo dục, nâng cao nhận thức của dân cư về giá trị của các nghề thủ công truyền thống, đầu tư cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ nghề cổ truyền, góp phần bảo tồn, phát triển nghè và làng nghề truyền thống
  •  Tác động tiêu cực
  • -Việc hoạt động của các phương tiện chở khách gây ô nhiễm môi trường của làng nghề bởi khí thải, bụi và tiếng ồn, đồng thời còn làm cho kết cấu hạ tầng xuống cấp
  • -Việc quá nhiều khách tham quan ở các làng nghề sẽ gây sự quá tải về các giá trị văn hoá của cộng đồng và làm mất đi sự thanh bình yên tĩnh ở các làng quê
  • -Sự thường xuyên tiếp xúc với du khách của dân cư một mặt nhận thức của họ về nhiều vấn đề được nâng cao song cũng làm cho nhiều thuần phong mỹ tục của làng nghề bị mai một, nhất là thế hệ trẻ
  • -Giá của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bán cho du khách thường rẻ, không tương xứng với đầu tư vốn, công sức, thời gian làm ra nó cũng có thể là yếu tố suy giảm nghề truyền thống. Do nhu cầu khách mua với số lượng nhiều, nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất các sản phẩm có thể bị công nghiệp hoá cũng như nhiều mẫu hàng truyền thống bị thay đổi sẽ làm mất đi nghệ thuật sản xuất nghề truyền thống và mai mốt đức tính thật thà chất phác của cư dân bản địa
  • c. Tác động đến văn hoá nghệ thuật

     Tác động tích cực
  • -Vừa được bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật; vừa để tạo ra những chương trình biểu diễn đặc sắc, hấp dẫn du khách, có nhiều dự án đã tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, đầu tư, khôi phục các loại hình văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Chẳng hạn ở Việt Nam, có nghệ thuật hát quan họ (Bắc Ninh); cồng chiêng và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên; nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Huế; nghệ thuật múa rối nước; các làn điệu dân ca; hát xẩm…
  • -Việc thưởng thức các giá trị văn hoá nghệ thuật của du khách vừa góp phần tôn vinh các giá trị của các loại hình văn hoá nghệ thuật, tạo cảm hứng cho việc biểu diễn và bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhân dân và đồng thời cũng tạo nguồn tài chính để góp phần nuôi dưỡng các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống
  • -Việc thưởng thức, tham gia biểu diễn các giá trị văn hoá nghệ thuật góp phần nâng cao đời sống tinh thần của du khách, nâng cao lòng tự hào dân tộc và yêu nước của du khách nội địa cũng như cư dân địa phương.
  •  Tác động tiêu cực
  • -Do đáp ứng nhu cầu thưởng thức các loại hình văn hoá nghệ thuật tại các khu, điểm và trung tâm du lịch nên nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống đã bị sân khấu hoá không còn là loại hình biểu diễn văn hoá nghệ thuật của nhân dân nữa, không mang âm sắc, tâm hồn của nhân dân nữa, nhiều niêm luật, thuần phong mỹ tục găn với nó đã bị mất theo
  • -Cũng để đáp ứng nhu cầu của du khách, nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật đã bị pha trộn, lai tạp, mai một nhữn giá trị văn hoá truyền thống đã làm cho các giá trị độc đáo, hấp dẫn của nó cũng bị mất đi
  • d. Tác động đến phong tục tập quán và lễ hội

     Tác động tích cực
  • -Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, thống kê đầu tư cho khôi phục nhiều lễ hội văn hoá truyền thống
  • Đầu tư tổ chức nhiều lễ hội, đặc biệt đối với các lễ hội lớn mang tính chất quốc gia là những yếu tố nuôi dưỡng quan trọng để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống
  • -Việc bảo tồn, phát triển nhữn loại hình văn hoá nghệ thuật; những giá trị văn hoá nghệ thuật nói chúng; những làng nghề truyền thống; những món ăn, đồ uống truyền thống cũng góp phần làm cho những giá trị văn hoá của lễ hội đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn và bảo tồn các thuần phong mỹ tục, truyến thống văn hoá tốt đẹp
  •  Tác động tiêu cực
  • -Do các lễ hội thường diễn ra trong thời gian ngắn, mang tính thời vụ, lượng dân cư và du khách đến tham dự đông, nếu không được tổ chức quản lý, khai thác không khoa học, chặt chẽ, hiệu quả sẽ gây ra những tác động tiêu cực: du khách vứt xả rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường, ồn ào, mất trật tự an ninh, trộm cắp, cướp giật, ăn xin, bán hàng rong, lừa đảo…
  • -Để thu hút, hấp dẫn du khách nhiều trò chơi hiện đại, nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật cũng được đưa vào biểu diễn, nhiều giá trị văn hoá của lễ hội bị thay đổi, cải biến làm giảm sự hấp dẫn và ý nghĩa của lễ hội, làm mất đi không khí của lễ hội
  • -Giá cả các dịch vụ bãn tại lễ hội thường cao hơn nhiều so với giá trị thực đã làm cho lễ hội bị thương mại hoá, mất đi giá trị vui nhộn, linh thiêng và giáo dục của lễ hội
  • -Thông qua việc gặp gỡ, giao tiếp với du khách làm cho nhận thức về nhiều mặt của cư dân địa phương được nâng cao, nhiểu thủ tục lạc hậu có thể dần dần bị loại bỏ giuáp cho cả đời sống tinh thần, vật chất của dân cư được nâng cao
  • – Do tiếp xúc, gặp gỡ với du khách thông qua việc tham gia vào các hoạt động du lịch, cung ứng các sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu cho du khách làm nhiều phong tục tập quán truyền thống bị mai một. Ví dụ trẻ em các dân tộc ít người ở Sapa, Bắc Hà, Lào Cai; ở Langbiang, Tây Nguyên không còn làm việc chăm chỉ, vâng lời cha mẹ. Các em thích đi bán hàng cho du khách, thích đi chơi hơn, nhiều người dân đã bỏ nghề dệt truyền thống , ngại mặc quần áo truyền thống mà thích mặc quần áo hiện đại
  • e. Tác động đến cảnh quan, kiến trúc mỹ thuật bản địa

     Tác động tích cực
  • -Một số dự án quy hoạch không gian du lịch được thực hiện cẩn trọng, khoa học, tuân theo các yêu cầu, nguyên tắc, kỹ thuật quy hoạch quy chuẩn cũng nhu theo quan điểm phát triển du lịch bền vững, thực hiện quy hoạch cảnh trí, đã tạo dựng được nhiều công trình, kiến trúc hài hoà với cảnh quan, không gian kiến trúc văn hoá bản địa và bảo vệ được nhiều di tích có giá trị về kiễn trúc mỹ thuật. Ở các dự án này thường lấy cảnh quan và các công trình kiến trúc bản địa, các giá trị văn hoá trang trí cho kiến trúc, đồng thời còn tạo ra môi trường cảnh quan kiến trúc hài hoà và yếu tố địa lý tại chỗ, cảnh quan môi trường và những giá trị kiến trúc văn hoá bản địa. Trong những trường hợp này, các dự án tổ chức không gian du lịch thường góp phần tạo ra những khu, điểm du lịch có cảnh quan, kiến trúc đẹp, hấp dẫn du khách như nhiều khu du lịch biển ở Phukhẹt (Thái Lan), Bali (Inđônêxia), … các khu du lịch ở Việt Nam như là khu du lịch Thác Đa, khu du lịch Việt -Mỹ trên đảo Quan Lan (Vịnh Bái Tử Long-Quảng Ninh), khu du lịch Thảo Ngọc trên đảo Hòn Tra (Nha Trang), khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng)
  •  Tác động tiêu cực
  • – Việc xác định kết cấu hạ tầng ở các khu, điểm du lịch làm cho cảnh quan tự nhiên hoặc thanứg cảnh do việc phá rừng, bạt núi, san lấp biển đã làm xuống cấp về thẩm mỹ
  • -Ô nhiễm không khí nói chung có thể làm gia tăng quá trình ăn mòn, hoen ố các tượng đài, các công trình di tích cổ, và cả các công trình kiến trúc nói chung đã làm cho cảnh quan bị xuống cấp
  • -Cảnh quan và các di tích lịch sử văn hoá thường bị suy giảm về thẩm mỹ do việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng không được quy hoạch và thiết kế hợp lý như ở khu vực Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) và ở nhiều khu du lịch ở Việt Nam khác như ở Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng), Cửa Lò ( Nghệ An)…
  • -Do việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch đã dẫn đến việc chuyển cư tự do đến các khu vực quy hoạch, đời sống của nhiều hộ dân được nâng cao nên số hộ dân có nhu cầu xây dựng nhà ở, khách sạn, nhà hàng ngày càng nhiều những hoạt động này không được theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ do nhiều nguyên nhân đã dẫn tới việc bê tông hoá nhiều khu du lịch bởi những toà nhà cũng là nguyên nhân làm cho cảnh quan bị xấu đi
  • -Lượng du khách đến tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử văn hoá, các thắng cảnh cũng là nguyên nhân làm cho các công trình xuống cấp (đốt hương, vàng mã, viết, khắc bẩn lên các di tích kiến trúc, các hang động, thân cây…)
  • -Việc gia tăng rác thải, nước thải không được thu gom, xử lý dúng tiêu chuẩn, triệt để không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm xấu đi cảnh quan
  • 2.2. PHÂN HỆ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH

    2.2..1. Các cơ sở lưu trú, ăn uống

    Các cơ sở lưu trú, ăn uống gồm khách sạn Motel, Camping, Bungalow, làng du lịch, biệt thự, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng, Cafeteria night Club, Snack bar.. Điều tra đánh giá về: số lượng, chất lượng, quy mô, công suất buồng và phòng, mức độ tăng trưởng, số lượng phòng khách sạn, mức độ tiện nghi và hiện đại của trang thiết bị, công suất buồng phòng, công suất phải đạt từ 60% hoạt động kinh doanh lưu trú mới có lãi; mức độ hiện đại, tiện nghi, phù hợp hài hoà của các thiết bị, vật liệu xây dựng, kiến trúc mỹ thuật, độ cao, mật độ của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với tài nguyên, cảnh quan du lịch, văn hoá bản địa, kết cấu hạ tầng và nhu cầu của du khách.

    2.2.2. Hiện trạng công tác vận chuyển khách du lịch

    Điều tra, đánh giá về số lượng, chất lượng, phương tiện vận chuyển, nhà ga, bến bãi, năng lực vận chuyển, mức độ đáp ứng nhu cầu của du khách

    2.2.3. Các cơ sở vui chơi giải trí

  • Điều tra, đánh giá về số lượng, chất lượng (các thiết bị), chất lượng các dịch vụ, các cơ sở vui chơi giải trí như:
  • -Các công viên giải trí: gồm các loại thiết bị, các trò chơi điện tử, môtô điện, cầu trượt, đua ngựa, đu quay…
  • -Các công viên đại dương gồm: cơ sở vật chất để nuôi dưỡng, bảo tồn các loài thuỷ sản quý (bảo tàng biển) phục vụ khách tham quan và nghiên cứu, sân khấu biểu diễn nghệ thuật; các thiết bị để tổ chức các trò chơi (tàu lượn, đu quay, mô tô điện…)
  • -Các công viên nuôi dưỡng, bảo tồn các loài thực, động vật quý hiếm gồm cơ sở vật chất kỹ thuật: hệ thống chuồng trại, khu vực chăn thả cùng các trang thiết bị phù hợp với điều kiện sinh thái của các loài động vật, các vườn thực vật và đáp ứng nhu cầu tham quan nghiên cứu của du khách
  • -Các hình thức vui chơi giải trí trên không: tàu lượn, đu quay, nhảy dù, cáp treo…
  • -Các hình thức vui chơi giải trí trên mặt nước, dưới biển: lướt ván, canô, thuyền, tàu đáy kính, thiết bị lặn.
  • – Các sân vận động, các sân thể thao
  • -Sức hấp dẫn, mức độ hiện đại, độc đáo, sức hấp dẫn của các thiết bị, cách bố trí hài hoà, tạo ra cảnh quan đẹp giữa các công trình xây dựng, các thiết bị với cảnh quan cây cối, hồ nước, sông suối, biển, đồi núi…và những vấn đề hạn chế của các cơ sở vui chơi giải trí
  • -Hiện trạng đầu tư về cơ sở vui chơi giải trí gồm: tình hình đầu tư chung, các chính sách về đầu tư trong lĩnh vực này, số dự án, vốn đầu tư, mức tăng trưởng của vốn đầu tư, hiệu quả của việc đầu tư…
  • 2.3 PHÂN HỆ LUỒNG DU KHÁCH

    2.3.1. Nghiên cứu và đánh giá thị trường du lịch

    Một trong những nguyên tắc quan trọng được thực hiện trong quy hoạch và tổ chức không gian du lịch là nguyên tắc thị trường. Thị trường sẽ quyết định việc ai sẽ tiêu thụ các sản phẩm du lịch được tạo ra. Các sản phẩm này bao gồm những cấu thành gì, được thiết kế như thê nào, được bán với giá bao nhiêu…Có thể hiểu quy hoạch du lịch là quá trình lập kế hoạch khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để tạo ra sản phẩm phù hợp. Sản phẩm du lịch cũng mang những đặc điểm của sản phẩm thông thường khác là trong quá trình xây dựng và bán sản phẩm cần bám sát nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường du lịch chủ yếu là nghiên cứu thị trường tạo nguồn khách. Để quy định cách thức, quy mô, tiến độ, loại hình sản phẩ du lịch trược tiên cần tiến hành nghiên cứu thị trường, tính toán đặc điểm phân bố, đặc điểm hành vi, xu hướng phát triển đề ra phương án phát triển đúng đắn, phù hợp.

    2.3.2. Phân bố thị trường

    Phân bố thị trường ở đây là chỉ sự phân bố về phần không gian cuả thị trường tạo nguồn khách. Một thành phố là nơi tạo nguồn khách thì khả năng toả rộng của nguồn khách là bao nhiêu. Nếu một hệ thống lãnh thổ du lịch là nơi thu hút khách thì phạm vi không gian hấp dẫn khách là bao xa. Theo nhiều nhà khoa học thì quy luật không gian của cư dân các thành phố lớn đi du lịch là: nếu cự ly du lịch tăng thì số người đi du lịch giảm.

    Theo khảo sát tần suất du lịch từ các khoảng cách khác nhau tới bốn thành phố của Trung Quốc (Thượng Hải, Tây An, Thành Đô, Trường Xuân): trong thành phố (0-15km) tỷ suất viếng thăm 91%; giữa các thành phố (15-50km) đạt 40-70%, (500-1500km) đạt 20-40%; khoảng cách lớn hơn 1500km chỉ còn 5-30%. Nhưng các hướng toả, đặc điểm của các điểm hấp dẫn khách không giống nhau nên tần suất đi du lịch tăng giảm cũng khác nhau. Ví dụ, thành phố Thượng Hải từ phía đông hướng ra biển Đông, ba hướng còn lại đều có điểm đến có thể lựa chọn, nên tần suất đến thăm ở ngoài 1500km chỉ còn 6%; Tây An ở vào vị trí trung tâm của đất nước, diện tích rộng nên tỷ suất đi du lịch khá thấp, ngoài 1500km chỉ còn 6%. Nhưng đối với hai thành phố Thành Đô và Trường Xuân, phạm vi du lịch hạn chế nên tần suất đi ra ngoài 1500km chỉ còn 20%. Ngoài ra, do sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch khác nhau nên về không gian cũng biểu hiện sự dao động của tần suất khách du lịch đã tạo nên tính không liên tục của khôgn gian hoạt động du lịch

    Như vậy thị trường nguồn khách thay đổi theo cự ly. Thị trường nguồn khách du lịch của một thành phố đạt 37% ở trong cự ly 15km; 24% ở trong cự ly 15-50km; 21% ở trong cự ly 50-500km; ngoài 500km chỉ còn khoảng 6%. Trong vùng du lịch có khoảng cách 50-800km dân cư từ thành phố đó đi du lịch được gọi là thị trường tạo nguồn cấp I; còn các nơi khác lấy thành phố đó làm điểm trung chuyển rồi từ đó đi các thành phố khác từ bốn phía thì gọi là thị trường cấp II của các thành phố xung quanh vùng du lịch.

    Đối với thị trường cấp II, theo nhiều nghiên cứu cho thấy phạm vi toả đi từ trung tâm khoảng 250km, nhìn chung phạm vi toả đi từ trung tâm không quá 500km

    2.3.3.. Phân tích thị trường

    Việc nghiên cứu thị trường khách du lịch được tiến hành theo bốn góc độ khoa học gồm: địa lý, tâm lý, kinh tế và lịch sử.

  •  Thị trường khách du lịch theo quy luật địa lý
  • Hoạt động du lịch thường di chuyển, thay đổi theo không gian. Do đó nghiên cứu hoạt động du lịch theo phân bố địa lý là quan trọng, trong đó nghiên cứu địa lý thị trường khách là một đặc điểm quan trọng của tổ chức không gian lãnh thổ du lịch. Từ đó xác định được khu vực nào và quốc gia nào là thị trường mục tiêu, khu vực nào quốc gia nào là thị trường khách để có giải pháp thu hút khách

    Theo các nhà nghiên cứu về du lịch, ở cả các nước đang phát triển và phát triển thì tỷ lệ du khách được điều tra thích đi du lịch biển hơn là lục địa. Dân thành thị có khả năng đi du lịch cao hơn; còn đối với nông thông thì tỷ lệ dân vùng nội địa có khả năng đi du lịch cao hơn dân vùng biển.

  •  Thị trường khách du lịch theo quy luật tâm lý
  • Khách du lịch có chuyển biến từ trạng thái dự định sang trạng thái hiện thực hay không phụ thuộc vào đặc điểm chung của hành vi kinh tế-văn hóa, chọn điểm đến, thái độ của họ ấn tượng với vùng tới du lịch, những biểu hiện của họ về cự ly, về cảnh quan và môi trường nơi đến. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các mô hình phân tích loại hình và đặc trưng của thị trường khách dưới góc độ tâm lý.

  •  Thị trường khách du lịch theo quan điểm kinh tế học
  • Thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của người muốn đi du lịch, đặc điểm này đã được các nhà tâm lý và kinh tế chứng minh. Dung lượng lớn hay nhỏ của thị trường nguồn khách, tần số khách cao hay thấp (một năm có bao nhiêu người dân đi du lịch quốc tế trên tổng số dân (%), có bao nhiêu khách quốc tế đến từ các nước) tham gia vào các hoạt động du lịch đều có quan hệ mật thiết với thu nhập của du khách. Do vậy trong những năm gần đây, việc nghiên cứu thị trường khách theo quan điểm kinh tế, trong quy hoạch du lịch cụ thể và quản lý du lịch được nhiều nhà khoa học ở các nước quan tâm.

  •  Thị trường du lịch theo quy luật lịch sử và đặc điểm văn hóa
  • Đi du lịch còn là một hành vi văn hóa, nó có mối quan hệ chặt chẽ với truyền thống văn hóa, trình độ giáo dục, bề dày lịch sử, lịch sử du lịch. Việc nghiên cứu và phân tích này rất quan trọng trong việc lý giải và dự báo nguồn khách du lịch xác thực

    Những điểm du lịch, các vùng du lịch hoặc các quốc gia có lịch sử phát triển, có nền văn hóa lâu đời, còn bảo tồn được nhiều di sản văn hóa đặc sắc không những tạo nên sự hấp dẫn nội tại, mà còn có ảnh hưởng tới hành vi du lịch của người dân ở các vùng, các quốc gia đó.

    Ví dụ: Du khách Hoa Kỳ, Canada, Úc thường thích loại hình du lịch sinh thái, du lịch thể thao. Khách du lịch Pháp, Tây Ban Nha và Anh lại thường thích loại hình du lịch văn hóa. Khách du lịch Trung Quốc và các nước Châu Á thường thích tham quan những diu tích lịch sử văn hóa có mối quan hệ về văn hóa và lịch sử của đất nước minh.

    2.3.4. Phân tích luồng khách du lịch

    Trong việc tổ chức quy hoạch không gian lãnh thổ du lịch, nhiều trường hợp cần phân tích luông khách du lịch bao gồm: phân tích cự ly du lịch, phân tích không gian hoạt động du lịch, phân tích thời vụ du lịch

    Khoảng cách về không gian từ các trung tâm cấp khách đến các điểm du lịch, khu du lịch đón khách có ảnh hưởng quan trọng với hoạt động du lịch của du khách. Sự phân bố của lưu lượng khách theo cự ly không giống nhau. Nhìn chung cự ly gần 5-100km là khoảng cách thuận lợi cho hoạt động du lịch của du khách; cự ly gần thì lượng du khách lớn, cự ly xa thì khả năng phân bố lưu lượng khách nhỏ. Chú ý là quy luật tăng giảm theo cự ly này là một quy luật thống ke bình quân, bởi vì địa hình của nguồn khách được giả định là đồng bằng hoặc đồi núi thấp, không có sự cách trở nhiều của núi, sông, biển, điều kiện giao thông giống nhau, khoảng cách sức hấp dẫn du lịch bình quân giống nhau; tố chất tâm lý, thể lực, khả năng du lịch của du khách giống nhau. Ở trong điều kiện lý tưởng này, khả năng đi du lịch sẽ giảm hoặc tăng theo cự ly và giá thành du lịch

    Trong thực tế ít tồn tại những điều kiện lý tưởng giống nhau giữa các điểm du lịch hoặc ở cá địa phương khác nhau. Như tác động của tâm lý đối với khách có tính hiếu kỳ, hướng ngoại thường thích đi du lịch với những khoảng cách xa hơn; nên có thể ở những điểm, những vùng có khoảng cách xa trung tâm cấp khách vẫn có thể có lưu lượng du khách lớn. Tuy nhiên ngoài yếu tố cự ly, các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng du khách của một điểm du lịch hay của các vùng còn bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế, thời gian, sự hấp dẫn, số lượng về tài nguyên môi trường, các điều kiện phát triển du lịch của điểm đến. Nhìn chung, những điểm hoặc vùng du lịch có cự ly xa từ nơi cấp khách du lịch, du khách thường phải chi phí nhiều hơn về thời gian, tài chính, sức lực thì nhu cầu ham muốn du lịch của họ giảm. Và vì vậy số lượng du khách đễn cũng giảm theo.

    Ngoài yếu tố cự ly, thị trường du lịch còn biến đổi theo ngày trong tuần và mùa vụ trong năm. Sự biến đổi này tạo nền tính tạm thời của thị trường nguồn khách. Thông thường ở các điểm du lịch, nhất là các điểm du lịch có khoảng cách đến các điểm đón khách tăng từ 5-150km và các điểm du lịch ở ngoại ô, các thành phố lớn thường tăng khách vào những ngày cuối tuần (thứ 7, chủ nhật). Hay các điểm, các khu du lịch thường đong khách vào mùa xuân, mùa thu và vắng khách vào mùa đông, mùa hè. Tính theo mùa còn bị phụ thuộc vởi tài nguyên du lịch, thời gian nghỉ của khách. Từ những đặc điểm này các doanh nghiệp, các điểm, khu du lịch và các địa phương, các quôc gia cần có những cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp, đúng đắn để đầu tư tổ chức, quản lý, phát triển các nguồn lực và kinh doanh du lịch hợp lý.

    Việc điều tra, nghiên cứu thị trường du lịch là cơ sở quan trọng cho việc dự báo: lưu lượng thị trường, số lượng, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nguồn lao động du lịch; hiệu quả kinh doanh; vốn đầu tư xây dựng các định hướng chiến lược phát triển du lịchl đánh giá tác động từ hoạt động du lịch với tài nguyên và môi trường du lịch

    2.4. PHÂN HỆ CÁN BỘ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ

    Điều tra, đánh giá nguồn lao động du lịch bao gồm các nội dung sau: các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, phẩm chất, mức thu nhập của lao động trong ngành du lịch bao gồm cả những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế (do đào tạo, tuyển dụng, sử dụng-quản lý, cơ chế chinh sách). Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc điều tra, đánh giá nguồn lao động du lịch; căn cứ vào số liệu thống kê, điều tra từ các cơ sở kinh doanh du lịch và thông qua điều tra xã hội học bằng bảng hỏi

    Căn cứ vào tiêu chí lao động bình quân trên một phòng khách sạn quốc tế là 1.7 lao động, 1 phòng khách sạn nội địa là 1.2 lao động, cứ 1 lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch có 2.2 lao động gián tiếp (hoặc 2 lao động cho 1 phòng khách sạn) để đánh giá mức độ phù hợp của nguồn lao động

    Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, phẩm chất, cường độ làm việc của nguồn lao động để đánh gí về chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách

    Căn cứ vào tiêu chí kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm việc của nhà hàng và khách sạn: nhân viên quản lý chiếm 6%; nhân viên giám sat 8%, nhân viên thành thục có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ cao 22%. Ba nhóm nhân viên này được gọi là tốp thành thạo; 64% nhân viên thuộc tốp thao tác (nhóm nhân viên được đào tạo nghiệp vụ cho những công việc cụ thể)

    2.5. PHÂN HỆ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ DU LỊCH

    2.5.1. Mô hình tổ chức quản lý và cán bộ quản lý

    Điều tra, đánh giá về những ưu điểm và hạn chế của hệ thống tổ chức quản lý, chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Đồng thời điều tra đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ các bộ phận chức năng.

    2.5.2. Nội dung quản lý

    Xem xét đánh giá việc phối hợp hệ thống tổ chức quản lý theo ngành, về kiến tạo chiến lược phát triển tại địa phương hoặc quốc gia, tạo hành lang pháp lý và môi trường cho các chiến lược cụ thể.

    Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc soạn thảo các văn kiện quy chế, chính sách cho các hoạt động du lịch

    Việc lập và tổ chức thực hiện các dự án chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch.

    Công tác xúc tiến và phát triển du lịch, tổ chức giám sát chỉ đạo hoạt động đầu tư quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch, hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các hoạt động tuyên truyền quảng bá về du lịch.

    2.5.3. Cách thức tổ chức quản lý

    Phân tích đánh giá việc phối hợp với các Bộ, Ngành, Chính phủ hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh, cơ quan chính quyền của tỉnh.

    Phân tích đánh giá việc theo dõi, giám sát các hoạt động du lịch, tuyên truyền quảng bá, khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch, xúc tiến phát triển du lịch, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển du lịch.

    Việc hướng dẫn phổ biến các quy định pháp luật có liên quan tới du lịch đến các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và nhân dân

    Phối hợp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và trong nước, thu hút đầu tư du lịch

    Phối hợp tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ du lịch, nghiên cưu ứng dụng khoa học nhằm nâng cao đa dạng hóa chất lượng sản phẩm du lịch

    Quản lý việc thực hiện quy hoạch và xây dựng các công trình du lịch, an ninh du lịch, các thiết bị du lịch và các khu du lịch

    Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên môi trường và kinh tế -xã hội cũng như việc phối hợp hành động để khắc phục các sự cố môi trường do hoạt động du lịch gây ra, khắc phục các rủi ro thiên tai dịch bệnh hoặc những biến động về kinh tế, chính trị -xã hội gây ra.

    CHƯƠNG 3: PHÂN VÙNG DU LỊCH VÀ HỆ THỐNG PHÂN VỊ DÙNG DU LỊCH

    3.1 VÙNG DU LỊCH

    3.1.1. Quan niệm về vùng du lịch

    Hệ thống lãnh thổ du lịch không thể tồn tại nếu không có không gian. Trong không gian mà hệ thống lãnh thổ du lịch tồn tại còn có các hệ thống chức năng khác, nó có tác động tới hệ thống lãnh thổ du lịch như tổng thể lãnh thổ sản xuất, các hệ thống dân cư, giao thông liên lạc. Không gian tồn tại của môi trường nuôi dưỡng hệ thống lãnh thổ du lịch bao giờ cũng lớn hơn không gian của hệ thống lãnh thổ du lịch được coi là vùng du lịch.

    Vùng du lịch bao gồm hai thành phần quan hệ tương hỗ, là hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian kinh tế -xã hội bao quanh đảm bảo cho hoạt động hữu hiệu của nó. Như vậy, vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch không đồng nhất, bao gồm: hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường nuôi dưỡng nó. Do vậy, có nhiều quan niệm về vùng du lịch khác nhau.

  • -Theo Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995-2010), tr. 91, 1995, thì vùng du lịch được quan niệm như sau: “ Vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ kinh tế-xã hội bao gồm một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch, thuộc mọi cấp có quan hệ với nhau và các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của các hệ thống lãnh thổ du lịch.”
  • -Theo quan niệm của N.X. Mironeko và I.T. Tirodokholebook (1981): “Vùng du lịch được quan niệm là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp chuyên môn hoá phục vụ khách du lịch, có quan hệ mật thiết về kinh tế nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách trên cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hoá lịch sử hiện có và các điều kiện kinh tế của lãnh thổ”.

    Có ý kiến cho rằng, vùng du lịch có thể chỉ là một lãnh thổ, nơi mà du lịch có ý nghĩa quan trọng, chủ chốt (Prikryl và Thesty, 1968), song những lãnh thổ như vậy rất hiếm.

  • -Theo I.I. Pirogionhich: “Vùng du lịch nghỉ dưỡng là một hệ thống lãnh thổ kinh tế -xã hội, là toàn bộ các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc tất cả các cấp, các kiểu và các cơ sở cấu trúc thượng tầng, bảo đảm chức năng của hệ thống lãnh thổ du lịch và có đặc điểm chung của ngành chuyên môn hoá du lịch và những điều kiện kinh tế-xã hội để phát triển du lịch”. Ông còn cho rằng, các vùng du lịch phân chia theo dấu hiệu tương hỗ giữa các thành phần cấu trúc của chúng. Ở đây, sự tạo vùng không phải chỉ là những mối quan hệ cấu trúc thượng tầng mà còn là những mối quan hệ hợp tác hoá, liên hợp hoá trong sản xuất dịch vụ du lịch.
  • – Theo định nghĩa của V.P. Xtauxkas: “Vùng du lịch là một lãnh thổ mà ở đó chức năng tổ chức du lịch hay chữa bệnh trở thành một chức năng cạnh tranh với hình thức sử dụng lãnh thổ khác, nơi mà chức năng này đóng hoặc sẽ đóng vai trò chủ đạo”
  • -Theo E.A. Kotliarov (1978): “ Vùng du lịch được hiểu là một lãnh thổ hoàn chỉnh với sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hoá du lịch, không chỉ là lãnh thổ để chữa bệnh, nghỉ ngơi mà còn là một có chế hành chính phức tạp. Nó có các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, xây dựng và các cơ sở văn hoá. Nó được hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực phi sản xuất”

    Quan niệm về vùng du lịch của V.P. Xtauxkas là rất hiếm, những vùng du lịch như vậy thường là ở những cấp phân vị thấp. Trong khi đó việc chuyên môn hoá du lịch do tác động của sự phân công lao động theo lãnh thổ có thể là một ngành liên vùng, một vùng hay ngành liên khu của một tổng thể kinh tế quốc dân. Vì vậy, quan niệm này không được các nhà khoa học chấp nhận

    Như vậy, có nhiều quan niệm về vùng du lịch, nhưng quan niệm về vùng du lịch của I.I. Pirogionhich và quan niệm về vùng du lịch trong “Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010” về nội hàm có nhiều đặc điểm giống nhau, nó đã phản ánh khách quan và xác thực về đặc điểm của vùng du lịch hơn, được nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế chấp nhận hơn.

    Trên quan điểm hệ thống, có thể coi vùng du lịch như một tập hợp hệ thống lãnh thổ được tạo nên bởi hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau là hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế -xã hội xung quanh nhằm đảm bảo cho cả hệ thống này hoạt động có hiệu quả

    Hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo nên vùng du lịch. Từ hạt nhân này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển vùng du lịch trong mối quan hệ với môi trường kinh tế -xã hội, chính trị. Các yếu tố nuôi dưỡng hạt nhân tạo vùng giúp nó cùng với hạt nhân trở thành vùng du lịch.

  • Trong một hệ thống phân vùng du lịch không thể loại ra những lãnh thổ khác biệt, chúng cần được coi như những phần đất du lịch tiềm năng hay những lãnh thổ mà chức năng du lịch chỉ có ý nghĩa khu vực hoặc địa phương. Vì vậy, khi phân vùng du lịch cần phải xác định chức năng hoạt động của tất cả các lãnh thổ cũng như vị trí của nó trong hệ thống phân công theo chức năng và lãnh thổ

    Vùng du lịch và vùng kinh tế -xã hội là hai thái cực và thực tế khác nhau. Vùng du lịch là vùng kinh tế ngành, còn vùng kinh tế-xã hội mang tính tổng hợp. Việc phân vùng du lịch dựa trên lý luận, cơ sở khoa học của phân vùng kinh tế nhưng lại có những nguyên tắc, phương pháp riêng, dựa trên những tiêu chuẩn riêng. Do vậy, ranh giới của vùng du lịch thường không trùng với phân vùng tự nhiên, văn hoá hay kinh tế- xã hội.

    Về phương diện lý thuyết, vùng du lịch được tạo thành bởi các yếu tố tạo vùng. Mỗi vùng có những đặc trưng riêng được thể hiện qua lợi thế các nguồn lực phát triển của ngành chuyên môn hoá. Chuyên môn hoá du lịch của vùng được hình thành bởi các yếu tố về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, nhu cầu về số lượng khách du lịch. Vùng du lịch gồm có vùng đã hình thành và vùng đang hình thành. Các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành thì các loại hình du lịch chuyên hoá chưa rõ nét

    3.1.2. Những đặc trưng cơ bản của vùng du lịch và các loại vùng du lịch

  • -Tính hệ thống: Mỗi vùng du lịch là tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp, mọi kiểu, và môi trường mà nó tồn tại, phát triển, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau giữa các phân hệ, các hệ thống lãnh thổ kinh tế – xã hội khác và các vùng khác.
  • -Tính cấp bậc: Mỗi vùng du lịch có vị trí được xác định trong không gian, có quy mô lãnh thổ, nguồn tài nguyên, nhu cầu du lịch, dân cư, lực lượng sản xuất nhất đinh, thuộc hệ thống phân vị nhất định, có vị trí nhất định trong hệ thống phân vùng của cả nước (vùng lớn, vùng cấp 1, vùng cấp 2)
  • -Tính đặc thù: Mỗi vùng du lịch đều có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế -xã hội riêng nên ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất lãnh thổ du lịch khác nhau, hình thành nen những ngành chuyên môn hoá riêng (phát triển những loại hình du lịch riêng)
  • -Tính tổ chức: Vùng du lịch là hệ thống kinh tế-xã hội và toàn bộ hệ thống du lịch nên việc phân vùng, định hướng sự phát triển ngành du lịch của vùng phải hoà nhập với sự phát triển kinh tế -xãhội của vùng; cần có sự tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ của các cấp và các cơ quan quản lý của địa phương
  • -Tính tổng hợp: Bên cạnh những tiềm năng du lịch mang tính đặc sắc để phát triển những ngành chuyên môn hoá, các vùng du lịch thường có nhiều nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều loại hình du lịch. Vì vậy, các dự án phân vùng phải góp phần phát huy tính tổng hợp các nguồn lực cho sự phát triển du lịch của vùng.

    Vùng du lịch được phân chia theo cấp bậc:

  • -Vùng du lịch lớn bao gồm một nhóm các tỉnh, thành phố liền dài với nhau.
  • -Vùng du lịch cấp II tương đương với tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương
  • -Vùng chuyên môn hoá (còn được gọi là vùng chức năng) là vùng du lịch biển, du lịch núi…
  • 3.2. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN VÙNG DU LỊCH

    3.2.1. Ý nghĩa của phân vùng du lịch

    Phân vùng du lịch cho phép xác định cơ cấu và sự phân hoá tối ưu theo lãnh thổ của vùng gồm: cấu trúc cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn lao động phù hợp với nguồn tài nguyên, nhu cầu du lịch, mối quan hệ giữa các thành phân trong vùng và mối quan hệ giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch khác. Từ đó đề xuất các định hướng, các chính sách nhằm phát huy lợi thế của vùng góp phân nâng cao hiệu quả phát triển du lịch của vùng và làm cơ sở cho quy hoạch du lịch, lựa chọn vùng đầu tư

    3.2.2. Nhiệm vụ của phân vùng du lịch

  • -Nghiên cứu những đặc điểm khu vực của nhu cầu du lịch phụ thuộc vào sở thích, số lượng du khách, vạch ra các chỉ tiêu phân vùng theo các nguồn lực về tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, kết cấu hạ tầng, trung tâm tạo vùng và hệ thống phân vùng
  • -Kiểm kê và đánh giá về số lượng, chất lượng, sự phân bố và kết hợp các dạng tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nhân tố kinh tế-xã hội khác, xác định những xu hướng khai thác chính.
  • -Xác địng cấu trúc tối ưu của vùng gồm: các trung tâm tạo vùng, sức hút của chúng, xác định ranh giới của vùng và các hệ thống lãnh thổ ở cấp nhỏ hơn vùng.
  • -Định hướng chuyên môn hoá, xác định các ngành kinh tế du lịch, các loại hình du lịch, các mối quan hệ nội vùng, liên vùng, hệ thống tổ chức điều hành.
  • – Xây dựng các định hướng, chiến lược phát triển vùng, lựa chọn những khu vực quy hoạch và đầu tư
  • 3.2.3. Nguyên tắc của phân vùng du lịch

    Để thực hiện các nhiệm vụ phân vùng, việc phân vùng du lịch cần thực hiện theo những nguyên tắc sau:

  •  Nguyên tắc hiệu quả tổng hợp: việc kiểm kê, đánh giá các nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực cần phải xác thực. Hệ thống phân vùng được xác lập phải tạo thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch, kinh tế -xã hội của mỗi vùng và toàn hệ thống; nó đem lại lợi ích kinh tế -xã hội cho các doanh nghiệp, thuận lợi cho việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, phát huy mọi nguồn lực phát triển cho vùng trong hiện tại cũng như tương lai, đảm bảo sự phát triển bền vững cho mỗi vùng và cả nước, là cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ du lịch
  •  Nguyên tắc thống nhất: giữa vùng du lịch, vùng kinh tế và vùng hành chính cần có sự thống nhất về ranh giới, quy mô diện tích. Nguyên tắc này giúp cho tối ưu hoá việc đi lại của du khách; định hướng phát triển tất cả các ngành trong vùng; tránh được những tranh chấp trong việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên, lao động, các công trình kỹ thuật, tránh việc tách ra, nhập vào làm thuận tiện cho việc tổ chức, quản lý, đầu tư, phát triển, hoạch định các chính sách phát triển các hoạt động du lịch.
  •  Nguyên tắc viễn cảnh lịch sử: phân chia các vùng trên cơ sở phân tích lịch sử việc tổ chức theo lãnh thổ của ngành kinh tế du lịch và dự báo sự phát triển của nó về quy mô, ranh giới của vùng du lịch được xác lập phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội của vùng lâu dài tới hàng trăm năm.
  •  Nguyên tắc trung tâm: mỗi vùng ít nhất có một trung tâm tạo vùng tương ứng với quy mô của vùng. Trung tâm của vùng phải đảm bảo là cực phát triển, cực tăng trưởng, có sức hút mạnh với các lãnh thổ trong vùng, thuận lợi về các công trình kỹ thuật, có nguồn tài nguyên nhiều về số lượng và có chất lượng cao, tạo mối quan hệ gắn bó với hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng.
  • 3.3. HỆ THỐNG PHÂN VỊ VÙNG DU LỊCH

    Khi tiến hành phân vùng du lịch, việc xác định được hệ thống phân vị là một nhiệm vụ quan trọng. Trên thế giới và Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các hệ thống phân vị khác nhau:

  • -Theo E. Kotliarov (1978) đề nghị sử dụng hệ thống phân vị theo bốn cấp: nước cộng hoà-vùng liên khu, tỉnh-vùng du lịch-địa phương du lịch, tiểu vùng du lịch
  • -Viện Nghiên cứu tổng hợp về Thiết kế lãnh thổ, Xây dựng đô thị và Kiến trúc Bungari (1973) đưa ra hệ thống phân vị gồm 3 cấp: đới- tiểu vùng- vùng
  • -Nhà địa lý Dilev lại sử dụng hệ thống phân vị gồm 5 cấp: đối tượng du lịch-hạt nhân du lịch-khu du lịch-tiểu vùng du lịch-vùng du lịch cơ bản
  • -M. Buchvarop (1987) đã xây dựng hệ thống phân vị gồm 5 cấp: điểm du lịch- hạt nhân du lịch- tiểu vùng- á vùng- vùng
  • -Trong “Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010” các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống phân vị gồm 5 cấp: điểm du lịch-trung tâm du lịch-tiểu vùng du lịch-á vùng du lịch- vùng du lịch
  • – Theo khoản 6,7,8,9, Điều 4, Chương I-Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) còn đưa thêm các đơn vị phân vị trong hệ thống phân vị như: khu du lịch, đô thị du lịch.
  • Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi. Nhiều nước trong đó có Việt Nam sử dụng hệ thống phân vị theo 5 cấp từ thấp đến cao.

    3.3.1. Điểm du lịch

    Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn.

    Điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch, hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế điểm du lịch có thể được phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.

    Thời gian lưu trú của khách từ 1 đến 2 ngày (trừ các điểm du lịch chức năng, như điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh)

    Theo khoản 6, Điều 1-Luật Du lịch Inđônêxia đã xác định điểm du lịch như sau: “ Trước hết đó là một vị trí có tài nguyên du llịch và có sức hấp dẫn, sức hút đối với con người. Tất cả những điều này đều được Chính phủ xác định và quản lý. Việc xây dựng các điểm này phục vụ cho du lịch phải được đảm bảo bốn yêu cầu: Thứ nhất, có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội tại địa phương; Thứ hai, đảm bảo giữ gìn được những giá trị văn hoá, tín nguỡng và phong tục tập quán đang tồn tại ở đại phương; Thứ ba, bảo vệ được môi trường sinh thái; Thứ tư, đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài”

    Theo khoản 8, Điều 4, Chương I-Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005): “ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”

    Theo Khoản 1,2, Điều 24 – Chương IV, Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005): “ Các điều kiện để công nhận là điểm du lịch gồm:

  • -Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau được công nhận là điểm du lịch quốc gia:
  • + Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
  • + Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
  • -Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau được công nhận là điểm du lịch địa phương
  • + Có tài nguyên du lịch hấp dẫn với nhu cầu tham của của khách du lịch;
  • + Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm”
  • 3.3.2. Trung tâm du lịch

    Trung tâm du lịch là một cấp hết sức quan trọng. Về đại thể, đó là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ của trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ này tương đối dày đặc. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế, kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút khách du lịch (nội địa, quốc tế) rất lớn. Điều kiện của trung tâm du lịch:

  • -Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ
  • -Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng về loại hình, song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịch
  • -Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối phong phú để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dái, thông thường trung tâm du lịch cần có các cảng quốc tế
  • -Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Theo cách nói thông thường, đâu là “cực” để thu hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng thì đó là trung tâm du lịch
  • -Có quy mô nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn, trung tâm du lịch có diện tích tương đương với diện tích của một tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
  • 3.3.3. Tiểu vùng du lịch

    Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch, các khu du lịch, các đô thị du lịch và trung tâm du lịch (nếu có). Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh. Tuy vậy, sự giao động về diện tích giữa các tiểu vùng cũng khá lớn.

    Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại

    Trong thực tế, ở nước ta có thể phân biệt hai loại tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành (hay còn gọi là tiểu vùng du lịch thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiều vùng du lịch tiềm năng)

    Giữa hai loại tiểu vùng du lịch có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển. Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài nguyên đã và đang được khai thác để phát triển du lịch. Loại hình thứ hai có tài nguyên và các nguồn lực để phát triển du lịch, song vì những lý do nhất định nên tiềm năng chưa có điều kiện trở thành hiện thực.

    3.3.4. Á vùng du lịch

    Á vùng du lịch là tập hợp của các điểm du lịch, các trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vao trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn, các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng hơn. Xét về các mối quan hệ dân cư, quần cư và cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì Á vùng bao gồm cả những địa phương không có điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên hệ bên trong lãnh thổ cũng đa dạng hơn.

    Trong Á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên du lịch. Ở chừng mực nhất định, chuyên môn hóa đã bắt đầu được thể hiện, mặc dù có thể chưa đậm nét. Sự hình thành và phát triển Á vungd du lịch phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Có thể trong một số vùng du lịch, sự phân hóa lãnh thổ chưa dẫn đến sự hình thành các Á vùng. Trong trường hợp ấy, hệ thống phân vị thực sự chỉ còn 4 cấp: điểm du lịch-trung tâm du lịch- tiểu vùng du lịch- vùng du lịch.

    3.3.5. Vùng du lịch

    Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm, cụm du lịch và điểm du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, như trên đã trình bày, vùng du lịch như một tổng thể thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội…. bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế -xã hội xung quanh với chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực du lịch.

    Nói tới vùng du lịch, không thể không đề cập tới chuyên môn hoá, nó chính là bản sắc của vùng du lịch, làm cho vùng này khác hẳn vùng kia.

    Ở nước ta, chuyên môn hoá của các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, mỗi vùng chuyên môn hoá phát triển loại hình du lịch nào và xu hướng phát triển ra sao thì còn cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa các mối liên hệ nội, ngoại vùng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất -kỹ thuật sẵn có của vùng. Về phương diện lãnh thổ vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Ngoài ra với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó còn bao chiếm cả các khu vực không phát triển du lịch (điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế)

    Cũng như các tiểu vùng, người ta chia vùng du lịch thành vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng) và vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế). Ở nước ta, có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch tiềm năng. Song trên bình diện vùng du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành.

    Chính trong trường hợp này, phân vùng du lịch thể hiện rõ tính kiến thiết của nó.

    3.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG PHÂN VÙNG DU LỊCH

    Xác định hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đánh giá được các nguồn lực, xác định các mối quan hệ nội tại trong các hệ thống lãnh thổ trong vùng và giữa các vùng. Từ đó mới có thể tiến hành phân chia ranh giới của vùng.

    Vùng du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố tạo vùng. Các yếu tố chủ yếu là nguồn tài nguyên du lịch, nguồn lao động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, nhu cầu và số lượng khách du lịch và các yếu tố kinh tế -xã hội. Vùng du lịch (theo cấp phân vùng lớn) bao gồm nhiều hệ thống lãnh thổ du lịch ở cấp nhỏ hơn vùng. Khi nghiên cứu phân vùng du lịch phải nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch của vùng như: tài nguyên du lịch, nguồn lao động du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nhu cầu và số lượng khách du lịch, các nhân tố ảnh hưởng khác.

    Các nguồn lực để phát triển du lịch ở các vùng không giống nhau. Đó là cơ sở để phát triển các loại hình chuyên môn hoá và hướng chuyên môn hoá của vùng. Như vậy, đặc trưng của mỗi vùng trước hết thể hiện ở sự khác biệt về các nguồn lực phát triển và hướng chuyên môn hoá. Theo vào nữa, mỗi vùng cần phải có ít nhất một trung tâm du lịch để làm động lực thúc đẩy sự phát triển vùng, thu hút nguồn khách và các điều kiện để phát triển vùng.

    Từ những quan niệm trên về vùng du lịch và thực tế của việc hình thành, phát triển vùng du lịch của Việt Nam và các nước cho thấy các chỉ tiêu phân vùng đã được áp dụng gồm các chỉ tiêu chính là:

  • 1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ: khi đề cập đến chỉ tiêu tài nguyên du lịch cần phải kiểm kê, đánh giá các loại tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịhc nhân văn về: chủng loại, số lượng, chất lượng, mức độ tập trung, và kết hợp của các loại tài nguyên, thời gian khai thác, đồng thời phải nghiên cứu cả sức chứa, thực trạng khai thác, và bảo vệ các loại tài nguyên hiện tại cũng như khả năng khai thác trong tương lai.
  • 2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch: Khi nghiên cứu, đánh giá chỉ tiêu về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm: kiểm kê, đánh giá về các loại như khách sạn, nhà nghỉ, camping, nhà hàng, cơ sở thiết bị vui chơi giải trí…Việc kiểm kê, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch gồm: chủng loại, số lượng, sự phân bố, mức độ phù hợp với tài nguyên môi trường du lịch, công suất sử dụng, thực trạng khai thác hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch dựa trên ba tiêu chuẩn:
  • -Mức độ đảm bảo những điều kiện, nhu cầu cho việc nghỉ ngơi, ăn uống, du lịch của du khách
  • -Hiệu quả về các mặt trong quá trình xây dựng và khai thác, sử dụng công trình kỹ thuật
  • – Mức độ thuận tiện cho việc thu hút du khách đến với vùng
  • 3. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, hình thành và phát triển vùng. Khi đề cập tới chỉ tiêu này cũng cần kiểm kê, đánh giá về chủng loại, số lượng, chất lượng, mức độ phù hợp với tài nguyên du lịch, nhu cầu du lịch, sự phân bố và kết hợp giữa các loại đường và phương tiện giao thông; không chỉ đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng, mà còn phải dự đoán khả năng phát triển trong tương lai để đáp ứng nhu cầu du lịch của vùng
  • 4. Số lượng, chất lượng và sự phân bố nguồn nhân lực du lịch: nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quan trọng, quyết định nhất cho sự phát triển ngành du lịch. Đây cũng là nhân tố có vai trò quan trọng, quyết định nhất cho sự phát triển ngành du lịch cũng như việc hình thành, phát triển vùng du lịch. Khi xem xét chỉ tiêu này cần kiểm kê, đánh giá về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phẩm chất và sự phân bố của cán bộ nhân viên phục vụ; đồng thời đánh giá mức độ phù hợp với số lượng, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên, khả năng phát triển trong tương lai của nguồn lực này.
  • 4. Trung tâm tạo vùng: Mỗi vùng phải có ít nhất một trong trâm tạo vùng. Chỉ tiêu về trung tâm tạo vùng có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực
  • Các trung tâm tạo vùng phải có sức thu hút mạnh mẽ với các vùng xung quanh, là động lực cho các hệ thống lãnh thổ khác trong vùng phát triển. Quy mô các nguồn nhân lực trong trung tâm vùng càng lớn thì sức hút của nó càng mạnh

    Về nguyên tắc, trung tâm tạo vùng có hai loại: trung tâm tạo vùng của vùng du lịch lớn và trung tâm tạo vùng quy mô địa phương (tạo nên các á vùng, tiểu vùng hoặc tạo điều kiện thúc đẩy du lịch địa phương phát triển).Những trung tâm du lịch lớn thường có sức hút lớn và tạo nên các vùng du lịch lớn. Ngược lại, những trung tâm du lịch có quy mô nhỏ, các nguồn lực phát triển du lịch hạn chế hơn sẽ tạo nên các hệ thống lãnh thổ du lịch ở cấp nhỏ hơn.

    Trung tâm tạo vùng có ý nghĩa quan trọng, đôi khi mang tính chất quyết định trong quá trình xác định ranh giới của vùng. Nhiều nhà nghiên cứu của Liên Xô và một số nước Xã hội chủ nghĩa trước đây và nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng: “Ranh giới của vùng được xác định ở nơi mà sức chứa của trung tâm tạo vùng yếu nhất”

    Các lãnh thổ gần trung tâm tạo vùng càng bị thu hút mạnh, vừa ảnh hưởng theo cả hướng tích cực và tiêu cực của trung tâm tạo vùng

    3.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH PHÂN VÙNG DU LỊCH

    3.5.1. Xác định sự phân hóa theo nguồn tài nguyên

  •  Kiểm kê, khảo sát nguồn tài nguyên theo lãnh thổ. Tiến hành thực địa và thu thập các thông tin số liệu về các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên (địa hình, địa chất, khí hậu, động thực vật) và tài nguyên nhân văn (các di tích lịch sử, các di tích văn hoá lịch sử, các lễ hội văn hoá truyền thống, các làng nghề truyền thống…). Sau khi đã thu thập thông tin, tài liệu cần tiến hành sắp xếp, phân loại, thống kê, phân tích về số lượng, chất lượng, sự phân bố, kết hợp các loại tài nguyên, hệ thống hoá các thông tin tư liệu thu thập.
  •  Đánh giá tài nguyên du lịch và đưa vào các chỉ tiêu đánh giá. Việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn có thể dựa vào các giá trị xếp hạng và bằng cách cho điểm từng yếu tố theo thang điểm 5 bậc (hoặc 3 bậc), hoặc theo các chỉ tiêu sức chứa (về mật độ) của tài nguyên tự nhiên, cũng có thể đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên, theo các giá trị của tài nguyên, cảm nhận của du khách và thực trạng bảo tồn khai thác tài nguyên.
  •  Xác định sự phân hoá tài nguyên theo lãnh thổ dựa vào việc kiểm kê, đánh giá các loại tài nguyên, tiến hành xác định sự phân hoá các loại tài nguyên
  • 3.5.2. Xác định sự phân hóa theo cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
  •  Kiểm kê cơ sở hạ tầng gồm mạng lưới giao thông vận tải; thông tin liên lạc; cấp, thoát, xử lý nước thải và các chất thải; kiểm kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
  •  Những số liệu thu thập gồm mạng lưới giao thông, hệ thống khách sạn, nhà hàng, những cơ sở liên quan tới phục vụ cho khách du lịch, khả năng cấp nước sạch, thu gom xử lý chất thải và phân loại thông tin thu thập. Tiến hành phân loại, sắp xếp, thống kê, phân tích, cân đối các thông tin số liệu thu thập được.
  •  Đánh giá cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch theo các tỉnh, các vùng cả về số lượng, chất lượng, mức độ tập trung và sự phân bố của chúng theo lãnh thổ.
  •  Xác định các trung tâm tạo vùng và sức hút của chúng
  •  Căn cứ vào các nguồn lực phát triển của vùng đã được kiểm kê đánh giá và xác định sự phân hoá lãnh thổ ở trên để có thể xác định các trung tâm tạo vùng du lịch
  •  Ví dụ: Hà Nội có vị trí nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là thủ đô, trung tâm kinh tế -chính trị và văn hoá của cả nước. Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú, mức độ tập trung cao, cơ sở hạ tầng-vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khá tốt. Ở đây lại là đầu mối giao thông lớn của các vùng kinh tế phía Bắc, có sân bay quốc tế Nội Bài. Vì vậy, Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn để tạo vùng du lịch Bắc Bộ. Cũng tương tự như vậy, đối với thành phố Hồ Chí Minh. Còn Huế và Đà Nẵng, các yếu tố tạo vùng hạn chế hơn, quy mô nhỏ hơn, sức hút không mạnh bằng Hà Nộ và thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng tạo nên vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
  •  Sức hút của vùng được tính toán bằng khả năng hấp dẫn du khách của vùng từ trung tâm tạo vùng.
  • 3.5.3. Xác định các trung tâm tạo vùng

  •  Xác định các trung tâm tạo vùng và sức hút của chúng
  •  Căn cứ vào các nguồn lực phát triển của vùng đã được kiểm kê đánh giá và xác định sự phân hoá lãnh thổ ở trên để có thể xác định các trung tâm tạo vùng du lịch

    Ví dụ: Hà Nội có vị trí nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là thủ đô, trung tâm kinh tế -chính trị và văn hoá của cả nước. Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú, mức độ tập trung cao, cơ sở hạ tầng-vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khá tốt. Ở đây lại là đầu mối giao thông lớn của các vùng kinh tế phía Bắc, có sân bay quốc tế Nội Bài. Vì vậy, Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn để tạo vùng du lịch Bắc Bộ. Cũng tương tự như vậy, đối với thành phố Hồ Chí Minh. Còn Huế và Đà Nẵng, các yếu tố tạo vùng hạn chế hơn, quy mô nhỏ hơn, sức hút không mạnh bằng Hà Nộ và thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng tạo nên vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

  •  Sức hút của vùng được tính toán bằng khả năng hấp dẫn du khách của vùng từ trung tâm tạo vùng.
  • 3.5.4. Xác định ranh giới của vùng

    Xác định ranh giới của vùng du lịch dựa trên sự tổng hợp của ba chỉ tiêu trên và hệ thống phân vùng đã xây dựng. Khi xác định ranh giới của vùng cần căn cứ vào những đặc điểm tương đồng của tài nguyên, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật…, sức hút của trung tâm tạo vùng, của mỗi vùng, nguyên tắc hành chính…Ngoài việc phân vùng du lịch còn phải tính đến tính liền kề giữa các lãnh thổ cấu trúc nên vùng du lịch. Những địa phương không có nguồn lực thuận lợi cho phát triển du lịch, nhưng nằm liền kề với những địa phương có nhiều nguồn lực thuận lợi cho phát triển du lịch vẫn nằm trong lãnh thổ vùng. Hoặc hai tỉnh thành gần nhau đều có các chỉ tiêu trên cũng không thể đưa về một vùng du lịch, mà cần phải tính đến khoảng cách, khả năng hút từ trung tâm tạo vùng

    CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH VÀ BẢN ĐỒ DU LỊCH

    4.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU CHUNG VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

  • 4.1.1. Mục đích, ý nghĩa và những yêu cầu chung
  • -Việc xây dựng các bản đồ trong quy trình quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ du lịch cho phép cụ thể hoá trên lãnh thổ về thực trạng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và kết cấu hạ tầng cũng như định hướng phát triển khai thác không gian của hệ thống lãnh thổ cần quy hoạch
  • Công tác này bao gồm việc chắt lọc, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau, thể hiện chúng trên giấy. Đây là một phương pháp tiếp cận có ý nghĩa căn bản, được vận dụng để tìm hiểu mối liên hệ về phương diện kế hoạch hoá các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và xác định vị trí, đặc điểm của các hệ thống lãnh thổ du lịch và các điểm, tuyến du lịch được đầu tư phát triển. Phương pháp này cho phép rút ra những tiêu chí có vai trò then chốt, tổng hợp chúng thành nhóm thông tin có liên quan chặt chẽ với nhau. Phương pháp này cho phép rút ra những tiêu chí có vai trò then chốt, tổng hợp chúng thành nhóm thông tin có liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ, mối quan hệ giữa vị trí, diện tích lãnh thổ, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, kết cấu hạ tầng bao gồm cả đặc điểm và sự phân bố.

    Việc xây dựng bản đồ, sơ đồ phải được dựa trên việc khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động cũng như việc xây dựng các chỉ tiêu dự báo, các định hướng và chiến lược phát triển.

    Việc xây dựng bản đồ quy hoạch phải tuân theo cơ sở lý luận chung về bản đồ. Bản đồ phải được xây dựng trên cơ sở toán học, theo phương pháp chiếu đồ (ảnh vệ tinh), phải có tỷ lệ, có lưới toạ độ, có phương vị

    Bản đồ được xây dựng phải thể hiện được tính tổng quát hoá, tức là lựa chọn các yếu tố chủ yếu và khái quát các đặc điểm về hình dạng, số lượng và chất lượng của yếu tố nội dung, phù hợp với mục đích, tuỳ thuộc vào mục đích, tỷ lệ bản đồ mà lựa chọn nội dung cho phù hợp.

    Phải dùng hệ thống hoá ký hiệu để biểu hiện

    Trong bản đồ, các sự vật, hiện tượng phải được trình bày làm sao biểu hiện được mối quan hệ với nhau

    Bản đồ vừa phải đảm bảo tính chính xác, vừa phải bảo đảm tính trực quan, dễ đọc, dễ hiểu.

    4.1.2. Các bước xây dựng bản đồ

    Bước 1: Đo đạc thực địa, thu thập tài liệu (bản đồ có sẵn, các tài liệu, văn bản có chứa đựng nội dung thể hiện các chỉ tiêu, dự báo của bản quy hoạch), lựa chọn phương pháp chiếu đồ, xác định tỷ lệ của bản đồ

    Bước 2: Lựa chọn những sự vật, hiện tượng, đối tượng để đưa lên bản đồ, xác định mối quan hệ giữa chúng, lựa chọn phương pháp thể hiện (nền màu chất lượng hay phương pháp mật độ, biểu đồ). Từ đó xây dựng hệ thống ký ước hiệu, xây dựng bảng chú giải

    Bước 3: Xây dựng cơ sở địa lý, gồm các yếu tố địa lý, có vai trò là các sườn để đưa (định vị nội dung chuyên đề của bản đồ như: các đường ranh giới (địa giới, hải giới), các điểm dân cư thành phố, thị xã, đường giao thông…), kinh vĩ độ. Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm sáng tỏ các đặc điểm và quy luật phân bố của các đối tượng được nghiên cứu

    Bước 4: Đưa nội dung chuyên đề lên bản đồ, cơ sở địa lý (sau khi có khung (đường viền bản đồ), có các nội dung địa lý cơ sở)

  • Bước 5: Viết chữ
  • -Tên bản đồ: Chữ in đứng, to, đậm, kích thước lớn nhất; tên các địa danh lớn: chữ in đứng, nét thanh hơn; tên các thành phố: chữ in đứng, nét đậm, kích thước nhỏ hơn địa danh các tỉnh nhưng đậm hơn; tên các điểm dân cư khác: chữ in thường
  • -Tên sông: hệ thống sông lớn; sông Hồng; sông Cửu Long chữ in nghiêng, các sông khác chữ in thường, nghiêng
  • -Tên biển: chữ in nghiêng, rỗng
  • -Tên đại dương: chữ in nghiêng, đậm
  • 4.2. CƠ SỞ TOÁN HỌC TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

    4.2.1. Phép chiếu

    Trong bản đồ học tồn tại nhiều phép chiếu hình khác nhau. Mỗi phép chiếu có ưu và nhược điểm nhất định, vì vậy tuỳ thuộc vào yêu cầu và phương pháp nghiên cứu mà các chuyên gia lựa chọn một phép chiếu cho phù hợp. Ở Việt Nam, Tổng cục Địa chính đã cho phát hành cuốn “ Tập lưới bản đồ” (Hà Nội, 1975). Đây là tài liệu quan trọng để giúp lựa chọn lưới chiếu cho phù hợp

    Trong công tác xây dựng bản đồ quy hoạch cần xem xét, so sánh diện tích các khoang vi của các đối tượng nghiên cứu, nhu cầu so sánh hình dạng (tức là góc và chiều dài). Mặt khác, để lựa chọn phép chiếu còn phải quan tâm đến nguồn cung cấp bản đồ nền. Ở nước ta hiện nay, Tổng cục Địa chính và Cục Bản đồ Tổng tham mưu là hai cơ quan được giao nhiệm vụ thành lập và in ấn phát hành bản đồ. Loại bản đồ được làm thống nhất trong cả nước với nhiều tỷ lệ khác nhau là bản đồ địa hình. Bản đồ Việt Nam được thành lập trong hai loại lưới chiếu. Đó là lưới chiếu hình trụ nganh chia múi 60 giữ góc Gau – Kruger và lưới chiếu hình trụ ngang giữ góc toàn cầu của Mercator (thường gọi là phép chiếu Gauss và UTM)

    Trong điều kiện thực té ở nước ta hiện nay, theo các chuyên gia về bản đồ nên sử dụng bản đồ địa hình trong pháp chiếu hình trụ ngang chia múi 60 giữ góc Gau – Kruger, hay bản đồ địa hình trong phép chiếu hình trụ ngang toàn cầu của Mercator

    4.2.2. Tỷ lệ bản đồ

    Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn tỷ lệ là diện tích lãnh thổ nghiên cứu, mật độ nội dung cần thể hiện, yêu cầu độ chính xác của nội dung cần thể hiện và kích thước mong muốn của tờ bản đồ

    Diện tích các tỉnh của một quốc gia thường không đồng nhất. Vì vậy cần tính toán để tìm ra một số tỷ lệ phù hợp cho việc xây dựng bản đồ quy hoạch không gian du lịch các địa phương

    Theo Sukhov độ lớn của lãnh thổ có thể được biểu hiện qua kích thước của nó theo chiều dọc và chiều ngang. Kết hợp với kích thước mong muốn của tờ bản đồ, có thể tính tỷ lệ cần lựa chọn theo công thức:

    Trong đó:

    M – mẫu số tỷ lệ bản đồ cần chọn

    L – kích thước lãnh thổ theo chiều ngang và chiều dọc

    K – kích thuớc kỹ thuật giấy

    S – Lề

    Do mức độ tập trung tài nguyên du lịch, mật độ mạng lưới cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở các địa phương có sự khác nhau. Như vậy, tải trọng nội dung khi thể hiện lên bản đồ cũng se không đồng đều. Để xác định tỷ lệ bản đồ cho phù hợp với nội dung được thể hiện, có thể áp dụng công thức của Salischer, 1978:

    Trong đó:

  • n- tải trọng tối ưu của bản đồ;
  • g- mật độ các đối tượng nghiên cứu tập trung thành điểm Để tính tỷ lệ cho bản đồ quy hoạch du lịch đảo Sip, Baud Bovy và FredLauson đã dựa vào công thức sau:

    Trong đó

  • P -diện tích tối thiểu của một khoang vi có thể tiến hành quy hoạch cho mục đích du lịch;
  • p – diện tích tối thiểu của ký hiệu diện tích trên bản đồ
  • Từ thực tế quy hoạch du lịch của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, dựa vào chỉ tiêu của một số chuyên gia bản đồ trong nước và nhiều nước trên thế giới thì tỷ lệ bản đồ phù hợp cho quy hoạch cấp tỉnh ở Việt Nam dao động từ 1:50 000 đến 1:200 000, tỷ lệ bản đồ phù hợp của một điểm hoặc một khu du lịch thường từ 1:25 000 đến 1: 10 000
  • Tỷ lệ bản đồ ở cấp quốc gia và các vùng lớn thường từ 1:500 000 đến 1: 1000 000

    Bảng: Gợi ý tỷ lệ dùng cho bản đồ quy hoạch

    Bản đồ

    Nước Cộng Hoà

    Tỉnh

    Huyện

    Thành phố

    Chính

    1:750 000

    1:400 000

    1: 200 000

    1: 50 000

    Trích

    1: 500 000

    1:300 000

    1:100 000

    1: 25 000

    Phụ

    1: 500 000

    1: 500 000

    1: 1000 000

    1: 100 000

    4.2.3. Bố cục bản đồ

    Bản đồ phục vụ mục đích quy hoạch không gian du lịch phải thể hiện được tính tổng quát hoá,tức là chọn các yếu tố chủ yếu, khái quát được về số lượng, chủng loại, chất lượng của các đối tượng thể hiện, phù hợp với mục đích xây dựng bản đồ

    Các ký hiệu thể hiện các sự vật, hiện tượng phải được trình bày sao cho bảo đảm tính chính xác, khoa học và mỹ thuật, biểu hiện mối quan hệ giữa các nguồn lực du lịch với nhau

    Với triển vọng ứng dụng máy tính với công nghệ của hệ thống tin địa lý GIS, bố cục thống nhất của bản đồ đưa vào máy tính sẽ giàm được thời gian nhập dữ liệu, không cần xử lý các bản đồ đưa vào như chỉnh toạ độ, chỉnh kích thước.

    4.3. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ TRONG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

    4.3.1. Nhóm các bản đồ hiện trạng

    Trong số các bản đồ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch, nhóm bản đồ hiện trạng giữ vai trò quan trọng. Nó phản ánh hiện trạng các tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịc, tổ chức không gian lãnh thổ du lịch. Dựa theo quan điểm phân loại hệ thống lãnh thổ du lịch, có thể chia bản đồ phân tích hiện trạng theo các chủ đề sau

    4.3.1.1. Bản đồ vị trí địa lý

    Muốn lập và thực hiện các dự án quy hoạch và tổ chức không gian du lịc của mỗi địa phương hay quốc gia, phải xác định rõ vị trí của ngành du lịch ở địa phương hay quốc gia trong bối cảnh chung toàn quốc, toàn vùng hay trong khu vực. Bản đồ vị trí địa lý du lịch cần tạo ra được một không gian của lãnh thổ trong hệ thống cấp cao hơn

    Đặc thù của bản đồ vị trí địa lý du lịch là phải chỉ rõ mối quan hệ qua lại giữa các hoạt động du lịch của hệ thốg lãnh thổ du lịch được quy hoạch với các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và cấp cao hơn

    Nội dung chính được thể hiện của bản đồ này bao gồm:

  • – Ranh giới chính của các địa phương hoặc biên giới.
  • – Mạng lưới sông hồ
  • – Các quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt
  • – Các đô thi, nguồn cấp và nhận khách
  • – Các điểm du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch
  • – Các khu vực đã và sẽ ưu tiên phát triển du lịch
  • – Các sân bay, bến cảng, đặc biệt là sân bay, bến cảng quốc tế
  • – Các luồng khách du lịch
  • – Các tuyến du lịch
  • Phương pháp thể hiện chủ yếu của loại bản đồ này là phương pháp ký hiệu, đường chuyển động, nền chất lượng

    4.3.1.2. Bản đồ tài nguyên du lịch

    Các bản đồ tài nguyên du lịch được phân ra làm hai loại chính:

  • – Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên
  • – Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn
  •  Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên
  • + Bản đồ khí hậu: khí hậu là một thành phần quan trọng của tự nhiên quyết định tính thời vụ của hoạt động du lịch. Khí hậu có thể tạo ra những yếu tố thuận lợi hấp dẫn khách du lịch, song có hiện tượng yếu tố khí hậu cũng gây những hạn chế cho hoạt động du lịch Để đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động du lịch, khi xây dựng các bản đồ khí hậu, cần bao gồm các nội dung chính sau:
  •  Nhiệt độ không khí
  •  Độ ẩm không khí
  •  Lượng mưa, số ngày mưa
  •  Hướng gió, tốc độ gió (m/s)
  •  Các hiện tượng thời tiết bất thường đặc trưng (bão, gió phơn, gió lốc, gió mùa đông bắc)
  • Phương pháp thể hiện các nội dung của loại bản đồ này phù hợp nhất là cartodiagram

  •  Bản đồ đặc điểm hình thái địa hình: Đối với công tác quy hoạch du lịch, cần quan tâm đến đặc điểm trắc lượng hình thái địa hình (dấu hiệu bên ngoài của địa hình), cũng như một số yếu tố địa hình hay trạm trổ, hình thái có sức hấp dân với du khách và có khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch. Nội dung chính của bản đồ đặc điểm hình thái địa hình gồm: các đơn vị hình thái cơ bản; các yếu tố địa hình hay trạm trổ hình thái đặc biệt
  •  Các đơn vị hình thái cơ bản: Dựa vào hình thái và trắc lượng hình thái (độ cao và chia cắt sâu) có thể chia thành ba loại đơn vị hình thái là: đồng bằng, đồi, núi.
  •  Địa hình đồng bằng có độ chia cắt sâu, nhỏ hơn 10m. Ở nước ta có ba dạng đồng bằng là đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng giữa núi. Ở miền Trung có các cồn cát, ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng ngập nước, lầy, thụt. Ở đồng bằng Bắc Bộ có một số loại địa hình nhân tạo, tiêu biểu là hệ thống đê dọc các sông. Đây là những yếu tố địa hình tạo ra sức hấp dẫn với du khách
  •  Địa hình đồi: là địa hình có độ chia cắt sao 10-100m, nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. Loại địa hình này thường tạo ra không gian và các điều kiện để tổ chức các loại hình du lịch cắm trại, thể thao (xây dựng sân gofl, các khu vui chơi giải trí)
  •  Địa hình miền núi: Có độ cao trên 100m. Loại địa hình này còn có sự kết hợp với các loại tài nguyên khí hậu, thực động vật, tài nguyên nước, tạo ra phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu
  • Trên bản đồ phải chỉ rõ ranh giới và hiện diện của các đơn vị hình thái trên. Phương pháp bản đồ phù hợp để biểu diễn các đơn vị hình thái cơ bản của địa hình là phương pháp nền chất lượng (màu xanh là ký hiệu địa hình đồng bằng, màu vàng nhạt (đồi), màu nâu đỏ (núi), hoặc đường đồng mức
  •  Các yếu tố địa hình hay trạm trổ hình thái: Theo các nhà địa mạo có thể xếp các yếu tố này thành 5 loại, trong đó địa hình dòng chảy, địa hình Karst, địa hình nhân tạo là có ý nghĩa với du lịch nhiều hơn.
  •  Những địa hình dòng chảy có ý nghĩa du lịch có thể bao gồm: thung lũng sông dạng khe hẻm, thung lũng sông nhiều ghềnh thác, những bờ sông dựng đứng được cấu tạo bằng đá gốc, các thác ghềnh
  •  Địa hình Karst được hình thành do các quá trình vận động địa chất kết hợp với quá trình xâm thực đá vôi. Các dạng địa hình này được đưa lên bản đồ gồm: các hang động, các vách Karst, các sông ngầm Karst, bồn địa Karst…
  •  Địa hình bờ biển: Các bãi biển có cát mịn, bằng phẳng, dài, rộng, các bờ vách đứng là những yếu tố địa hình hấp dẫn du khách. Trong quy hoạch du lịch, đặc biệt ở cấp tỉnh, những bãi biển có khả năng phát triển du lịch, địa hình bãi biển được biểu diễn ở tỷ lệ lơn hơn nhiều so với nhiều chỉ tiêu khác như địa hình, khí hậu, hải văn. Các nội dung chính cần có trên bản đồ này theo Baud Bovy và Lowson gồm:
  • 4.3.1.3. Bản đồ cơ sở hạ tầng

    Đối với việc quy hoạch và tổ chức không gian du lịch, những yếu tố sau của cơ sở hạ tầng phải được điều tra, thể hiện lên bản đồ:

  • – Mạng lưới giao thông vận tải hành khách
  • – Điện
  • – Cấp thoát nước
  • -Thông tin liên lạc
  • Các thông tin cần thể hiện trên bản đồ về nội dung vận tải hàng không chủ yếu

  • – Các tuyến bay quốc tê
  • – Các tuyến bay trong nước
  • -Vị trí sân bay
  • Trên mối chuyên bay được thể hiện bằng ký hiệu chuyển động, có ghi ngày có chuyền bay, số lượng hành khách thực tế (mùa hè, mùa đông), số lượng hành khách có khả năng phục vụ

  • + Nội dung vận tải đường bộ
  • Giao thông vận tải đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong việc phục vụ đi lại

    Nội dung đường bộ có thể chia thành: đường ôtô, đường sắt

  •  Đường ôtô: trước hết phải thể hiện những tuyến liên lạc giữa các tỉnh với các nước, đặc biệt với các cực, đầu mối thị trường khách du lịch. Tại các cừa vào này thể hiện lưu lượng xe hiện tại và khả năng thông xe kỹ thuật

    Mạng lưới đường ôtô được phân cấp theo 2 chỉ tiêu chính là chất lượng lớp phủ bề mặt và độ rộng mặt đường. Chất lượng mặt đường thể hiện bằng phương pháp ký hiệu tuyến phân mày, các chỉ tiêu kỹ thuật biểu hiện bằng ký hiệu chữ ghi. Các công trình kỹ thuật phụ thuộc đường otô dễ gây cản trở giao thông như phà, đò, cầu phao cũng được biểu diễn đầy đủ

    Một yếu tố nội dung của vận tải hành khách rất cần cho quy hoạch du lịch là vị trí các bến xe khách, các tuyến xe khách và số lượng chuyến theo bến

    Bản đồ giao thông phục vụ quy hoạch phát triển du lịch nhất thiết phải thể hiện một cách chi tiết các tuyến giao thông đến những điểm du lịch đang hoạt động và tiềm năng

  •  Đường sắt: Đường sắt có hạn chế là chỉ được khai thác tại các ga. Vì vậy, ngoài việc thể hiện tuyến đường sắt đi qua nhất thiết phải thể hiện vị trí các ga. Cần phân ra loại ga tránh, ga dọc và ga khu đoạn. Tại các ga dọc đường và ga khu đoạn cần bổ sung các thông tin về số lần các chuyến tàu đổ, đón trả khách trong tuần theo hai hay các hướng Các phương pháp bản đồ nên sử dụng để biểu diễn nội dung giao thông đường sắt là ký hiệu tuyến, ký hiệu chữ, ký hiệu chuyển động, đường đẳng trị có phân tầng đẳng xa…
  •  Giao thông đường thuỷ:

    Khi thể hiện mạng lưới giao thông đường thuỷ, cần cung cấp các thông tin sau:

  •  Vị trí các cảng, bến tàu
  •  Các tuyến đang khai thác
  •  Các tuyến có khả năng khai thác
  • Đối với các tuyến sông trong nước nên phân ra:

  •  Sông cấp 1,2,3 phục vụ thuyền chở khách có từ 150-250 ghế
  •  Sông cấp 4,5 phục vụ thuyền chở khách từ 50-150 ghế
  •  Sông cấp 6 phục vụ loại thuyền dưới 50 ghế
  •  Bản đồ nguồn điện nước Đối với việc quy hoạch du lịch cho một điểm nào đó thì bản đồ cấp thoát nước, thu gom xử lý chất thải có tỷ lệ lớn ( 1:1000) trở lên là rất cần thiết

    Loại bản đồ này thường được xây dựng khi quy hoạch phát triển và tổ chức lãnh thổ ở các tỉnh, các khu du lịch, điểm du lịch

    Trong việc quy hoạch cấp tỉnh thì chỉ quan tâm chủ yếu đến mạng lưới và khả năng đảm bảo điện

    Theo các chỉ tiêu kỹ thuật của ngành điện lực Việt Nam, cần phân biệt mạng lưới đường dây và trạm biến áp

  •  500kV
  •  220-110-66kV
  •  35-15-10kV
  •  6-0.4kV
  • Có thể dùng phương pháp areal để thể hiện những khu vực chưa được phủ mạng lưới điện dân dụng, đặc biệt lưu ý mức độ đảm bảo điện năng ở những khu vực có khả năng phát triển du lịch

  •  Bản đồ mạng lưới thông tin liên lạc
  • Trong bản đồ này, cần thể hiện các nội dung chuyên môn sau: + Mạng bưu cục: Bưu cục là cơ sở của bưu điện trực tiếp giao dịch với người sử dụng. Trong ngành bưu điện, các bưu cục được phân thành ba loại:
  •  Bưu cục loại 1: là bưu cục được tổ chức ở các tỉnh lỵ, thành phố
  •  Bưu cục loại 2: được tổ chức ở các huyện lỵ, thị trấn, thị xã
  •  Bưu cục loại 3: được tổ chức ở khu vực trong thành phố, thị xã và nông thôn
  • Vị trí bưu cục ở gần trung tâm, điểm du lịch sẽ tạo thuận lợi cho khách du lịch sử dụng các dịch vụ bưu chính như gửi thư, đánh điện, gọi điện, gửi bưu kiện…

  • + Mạng điện thoại: Mạng điện thoại gồm hai loại: mạng điện thoại nội hạt, mạng điện thoại đường dài. Hiện nay mạng điện thoại đang được nhanh chóng chuyển sang kỹ thuật số (digital)

    Về số lượng, cần thực hiện mức độ đảm bảo máy điện thoại công cộng, cơ quan, nhân dân trong địa bàn khu vực. Một số liệu đáng chú ý là khả năng phục vụ (dung lượng thiết kế) của các tổng đài trong khu vực so với số lượng máy đang khai thác

  • + Máy phi thoại: là mạng điện báo công dụng (gentex) và thuê bao (telex) và mạng faxcimile
  • + Mạng truyền dẫn: để xem xét khả năng đáp ứng của thông tin liên lạc phục vụ phát triển du lịch, ngoài các chỉ tiêu về tổng đài vừa nêu, cần chỉ rõ mạng lưới đường truyền dẫn. Cần phân biết ba loại truyền dẫn khác nhau:
  • Mạng dây cáp trần; mạng cáp thông tin; mạng vi ba

    4.3.1.4. Bản đồ cơ sở vật chất kỹ thuật

    Các cơ sở lưu trú như nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn…

    Các cơ sở nhà hang như nhà hang ăn, bar, cà phê, restaurant, cửa hang bán đồ lưu niệm…

    Các cơ sở vui chơi giải trí như dancing, night-club, rạp hát, sân thể thao, bể bơi, khu vui chơi giải trí…

    Các cơ sở nhà hang nói chung rất phong phú, không thể điều tra thống kê được. Chỉ nên tập trung thể hiện các cơ sở phục vụ ăn uống do ngành du lịch quản lý và những nhà hang ăn, nhà hang đặc sản, tiệm cà phê nổi tiếng trong khu vực

    4.3.1.5. Bản đồ luồng khách

    Thị trường khách du lịch là yếu tố tạo nhu cầu du lịch. Khách du lịch chủ yếu được phân thành khách nội địa, khách quốc tế. Khách quốc tế được phân theo nguồn gửi khách.

    Đối với việc quy hoạch du lịch cấp tỉnh, ngoài nguồn gửi khách gốc cần lưu ý đến cửa khẩu mà qua đó khách quốc tế đến tỉnh

    Trên bản đồ khách du lịch cần lưu ý đến số lượng khách vào theo các cửa ngõ giao thong của tỉnh, các điểm hấp dẫn khách du lịch (số lượng khách tham quan một điểm du lịch nào đó). Trong nhiều trường hợp, nội dung bản đồ này được thể hiện trên bản đồ các cơ sở lưu trú hay trên bản đồ dự báo thị trường khách du lịch. Phương pháp phù hợp để thể hiện nội dung cơ cấu và số lượng khách du lịch là phương pháp đường truyền động và cartodiagram

    4.3.1.6. Bản đồ hiện trạng kinh tế du lịch

    Trước khi đưa ra một dự án quy hoạch không gian du lịch, nhà quy hoạch du lịch cần nắm được hiện trạng hoạt động kinh tế của ngành. Những nội dung chính trong bản đồ này là lao động và doanh thu

    Lao động trong ngành du lịch được phân thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động chuyên môn và lao động thời vụ, không có chuyên môn

    Doanh thu được của các đơn vị cơ sở được tổng hợp theo từng khối nghiệp vụ. Qua chỉ tiêu lao động và doanh thu có thể xác lập được chỉ tiêu hiệu quả lao động

    Phương pháp thể hiện bản đồ này bằng các biểu đồ kết hợp với ký hiệu

    4.3.2. Nhóm bản đồ đánh giá

    4.3.2.1.Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên

    Để đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích quy hoạch phát triển du lịch có thể căn cứ vào các yếu tố độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của môi trường tự nhiên, vị trí điểm du lịch, mật độ tập trung tài nguyên du lịch

    Độ hấp dẫn là yếu tố rất quan trọng cần đặc biệt quan tâm khi quy hoạch. Chỉ tiêu này có tính tổng hợp rất cao.

    Thời gian hoạt động du lịch được tính theo tổng số ngày có các điều kiện thời tiết thích hợp nhất cho loại hình du lịch.

    Sức chứa khách du lịch là khả năng tiếp nhận một cách tối ưu khách du lịch vào một thời điểm nhất định cho một loại hình du lịch nào đó. Khi đánh giá chỉ tiêu này có thể lấy số lượng khách du lịch làm căn cứ.

    Phương phap biểu hiện nội dung của loại bản đồ này là dung nền chất lượng, ký hiệu điểm và các đường biểu diễn

    4.3.2.2. Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

    Đánh giá tài nguyên nhân văn chủ yếu đánh giá tài nguyên di tích lịch sử văn hoá theo lãnh thổ, gồm các chỉ tiêu sau:

  • – Mật độ di tích
  • – Số lượng di tích được xếp hạng
  • Trong đó chỉ tiêu mật độ được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất. Có thể phân ra bốn cấp độ:

  • + Dày đặc: trên 10 di tích/ 1km2
  • + Dày 5 đến 10 di tích/ 1km2
  • + Trung bình 1 đến 4 di tích/ 1km2
  • + Thưa 1 di tích/ 1km2
  • Trong quy hoạch du lịch, số lượng di tích được xếp hạng là chỉ tiêu dung để đánh giá chất lượng của di tích trong hoạt động du lịch. Thông thường những di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá loại đặc biệt quan trọng và các di sản văn hoá thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách

    Phương phap biểu hiện nội dung của loại bản đồ này là dung nền chất lượng và ký hiệu

    4.3.2.3. Bản đồ đánh giá cơ sở hạ tầng

    Thực chất nội dung đánh giá của bản đồ này có thể biểu thị ngay trên bản đồ hiện trạng và bao gồm những nội dung sau:

  • -Đánh giá mức độ bảo đảm giao thông có thể tính theo công thức sau:
  • L – chiều dài
  • S – diện tích
  • P – dân số
  • Q – GDP
  • -Đánh giá khả năng chịu tải là độ chịu tải của đường giao thông và độ chịu tải của phương tiện phục vụ

    Độ chịu tải của đường giao thông là mật độ thông xe tối đa của tuyến mà con đường có thể chịu đựng

    Độ chịu tải của phương tiện phục vụ là sức chứa tối đa cho phép của nó

  • -Đánh giá khả năng cung ứng điện nước. Nội dung của việc đánh giá được thực hiện sau khi khảo sát, đánh giá khả năng cung ứng điện nước cho cư dân địa phương và khách du lịch. Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, mức tiêu thụ điện của khách du lịch thường cao hơn mức tiêu thụ trung bình của dân cư bản địa là 1.63 và về nước là 2 lần
  • 4.3.2.4. Nhóm bản đồ định hướng phát triển và khai thác không gian lãnh thổ

  • – Bản đồ định hướng phát triển và khai thác không gian du lịch
  • Bản đồ này thường được biên soạn trong quá trình lập quy hoạch phát triển du lịch sau khi đã xây dựng xong các chỉ tiêu dự báo, các định hướng, các chiến lược phát triển du lịch của địa phương hoặc quốc gia
  • Nội dung của bản đồ này gồm: các yếu tố của bản đồ nền như: đường ranh giới của tỉnh thành, đường biên giới, hệ thống kinh, vĩ độ, các tuyến đường giao thong, các nhà ga, bến cảng, sân bay, các đô thị, các điểm, khu du lịch, trung tâm du lịch, các tuyến du lịch

    Nội dung của bản đồ này trong quy hoạch phát triển du lịch của các tỉnh thành còn thể hiện cả các vùng không gian phát triển du lịch như: không gian văn hoá lịch sử, không gian xanh, không gian phát triển các loại hình du lịch, có thể còn bổ trợ cả nội dung tài nguyên du lịch

    Bản đồ định hướng phát triển và khai thác không gian du lịch trong quy hoạch các khu du lịch bao gồm các nội dung không gian xây dựng, cơ sở vui chơi giải trí, không gian sinh thái, không gian dành cho phát triển mở rộng trong tương lai.

    Phương pháp thể hiện nội dung của loại bản đồ này là dung nền chất lượng, ký hiệu, đường biểu diễn.

  • – Bản đồ định hướng không gian phát triển
  • Mục đích của loại bản đồ này chỉ ra khoảng cách, các hướng và không gian khai thác phát triển du lịch không chỉ của địa phương hoặc quốc gia nơi quy hoạch du lịch, mà còn của các địa phương lân cận, các quốc gia láng giền có các tuyến đường giao thong và những điều kiện tài nguyên môi trường kinh tế xã hội chính trị thuận lợi cho phát triển du lịch

    Nội dung của bản đồ này bao gồm: không gian thuận lợi cho phát triển du lịch từ trung tâm du lịch của tỉnh hoặc trung tâm của vùng du lịch (bán kính nhỏ hơn 120km); không gian phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái VQG, du lịch sinh thái văn hoá lễ hội, du lịch nghĩ dưỡng, di lịch cuối tuần, du lịch tham quan, du lịch hang động, du lịch nghỉ biển, du lịch văn hoá các tộc người, du lịch hội nghị hội thảo.

    Nội dung bổ trợ của bản đồ này gồm các yếu tố nền và các điểm tham quan du lịch

    Phương pháp thể hiện các nội dung của bản đồ này là nền chất lượng, khoanh vi, ký hiệu các điểm và đường biểu diễn.

    CHƯƠNG 5: CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM

    5.1. VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

  • 5.1.1. Đặc điểm chung
  • 5.1.2. Tiềm năng du lịch
  • 5.1.3.Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.2. VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

  • 5.2.1. Đặc điểm chung
  • 5.2.2.Tài nguyên du lịch
  • 5.2.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.3. VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

  • 5.3.1. Đặc điểm chung
  • 5.3.2. Tiềm năng du lịch
  • 5.3.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.4. VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

  • 5.4.1. Đặc điểm chung
  • 5.4.2. Tiềm năng du lịch
  • 5.4.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.5. VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN

  • 5.5.1. Đặc điểm chung
  • 5.5.2. Tiềm năng du lịch
  • 5.5.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.6. VÙNG DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ

  • 5.6.1. Đặc điểm chung
  • 5.6.2.Tài nguyên du lịch
  • 5.6.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • 5.7. VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ

  • 5.7.1. Đặc điểm chung
  • 5.7.2.Tài nguyên du lịch
  • 5.7.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
  • Xổ số miền Bắc