Giới thiệu lập trình Android và cài đặt môi trường | How Kteam

    Hệ điều hành Android đang chiếm hơn 80% thị trường thiết bị di động hiện đại ngày nay. Nhu cầu sử dụng ứng dụng di động cũng ngày càng cao. Nhu cầu việc làm về lập trình trên hệ điều hành mobile phổ biến nhất thế giới này cũng vì thế mà tăng mạnh do tính mở và dễ tiếp cận của nó.

    Loạt bài viết sẽ hướng dẫn các bạn các kiến thức cơ bản trong LẬP TRÌNH ANDROID. Từ Activity cho đến database Sqlite, xử lý đa phương tiện,..v…v… để các bạn có thể tự tạo ứng dụng Android của mình cho sở thích hoặc công việc.

    Để có thể bắt đầu làm việc với Android, bạn cần có những kiến thức cơ bản về Java lập trình hướng đối tượng (OOPObject Oriented Programming). Cụ thể là:

    Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề:

    Android là hệ điều hành mã nguồn mở, dựa trên Linux Kernel, dành cho các thiết bị di động nói chung (điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, máy nghe nhạc,…).

    Có nghĩa là Android không chỉ giới hạn trong phạm vi một hệ điều hành cho điện thoại! Nó có thể được nhà sản xuất cài đặt lên đồng hồ, máy nghe nhạc, thiết bị định vị GPS, thậm chí là ô tô (các thiết bị Android Auto).

    Android cũng không phải là một thiết bị hay sản phẩm cụ thể, nó là một hệ điều hành dựa trên Linux, nguồn mở, linh hoạt.

    Hiện Android là một thương hiệu của Google. Có khả năng tùy biến rất cao và có thể chạy trên nhiều thiết bị, nhiều kiến trúc vi xử lý (ARM / x86). Tính đến nay, Android đã có các phiên bản (kèm tên mã) lần lượt là:

     Về kiến trúc của hệ điều hành Android, chúng ta có thể xem qua sơ đồ sau:

    Thoạt nhìn có vẻ rối rắm, nhưng các bạn chỉ cần để ý đến các tầng màu sắc. Mình tóm tắt về các tầng của kiến trúc này như sau (từ trên xuống nhé):

    Trong quá trình làm việc, chúng ta sẽ gần như chỉ làm việc với tầng xanh lam (Applications Application Framework) và xanh lá (Libraries). Chương trình Android được viết bằng ngôn ngữ Java và được máy ảo DVM / ART trong mỗi thiết bị Android biên dịch ra mã máy.

    Tháng 5 năm 2013, Google công bố Android Studio, một môi trường phát triển ứng dụng tích hợp (IDE) dành riêng cho Android, mã nguồn mở, dựa trên IDE Java IntelliJ của hãng JetBrains (đối thủ với Eclipse và Netbeans, vốn khá quen thuộc với dân lập trình Java).

     Android Studio chạy trên Windows, Mac và Linux, nhằm thay thế cho Eclipse Android Development Tool (ADT) vốn được sử dụng làm IDE chính trong các năm trước đó.

     Giao diện màn hình đầu của Android Studio:

    Và một project bình thường thì có dạng như thế này:

    Như các bạn thấy đó, có nhiều không gian cho việc chỉnh sửa code, quản lý file (cột trái). Các vùng khác chiếm chỗ hơn thì được thu hẹp lại sang 2 bên và có thể mở ra như ngăn kéo bằng cách click vào bất cứ khi nào.

    Ngoài ra thì chúng ta còn có thể chỉnh màu sắc của IDE sang tông đen cho dịu mắt, và đổi màu chữ, đổi màu các cú pháp trong code cho dễ nhìn hơn.

     Và đi kèm với Android Studio là Android SDK. Nếu Android Studio là trình soạn thảo code (IDE) thì Android SDK là bộ tổng hợp các công cụ để build app, các bản mẫu máy ảo Android (sử dụng để test app) cần thiết để làm ra một ứng dụng Android hoàn chỉnh.

    Nào, chúng ta cùng bắt tay vào thiết lập môi trường để code nhé !

    Bước 1: Chúng ta sẽ cần có JDK (Java Development Kit) trước khi làm bất cứ việc gì với Android trên máy. Truy cập vào link:

    Bước 2: Với đường dẫn bôi đỏ ở trên. Các bạn chuột phải vào biểu tượng My Computer (hoặc với Windows 10 là This PC) chọn Properties, hoặc chuột phải vào biểu tượng Start của Windows, chọn System.

     Bước 3: Chuẩn bị Android Studio và Android SDK.

    Truy cập vào trang:

    Sau khi cài đặt thì chỉ việc sử dụng bằng cách click vào biểu tượng Android Studio ngoài desktop. Tuy nhiên chúng ta có một lựa chọn khác là cài đặt riêng từng thành phần: Android Studio IDE và Android SDK như bước 4 dưới đây.

    Bước 4 (Tùy chọn): Nếu bạn không thích cài theo bộ exe có sẵn thì bạn có thể cài đặt từng thành phần lẻ của bộ phát triển Android Studio. Cũng ở địa chỉ trên, kéo xuống dưới đáy trang ta sẽ thấy tùy chọn như sau.

    Nếu sau này trong quá trình sử dụng, hệ thống không tìm thấy đường dẫn đến Android SDK thì chúng ta có thể tinh chỉnh lại bất cứ khi nào bằng cách vào Configure > Settings:

    Lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt môi trường là các bạn đã đặt sai đường dẫn JAVA_HOMEIDE sẽ hiện thông báo lỗi dạng như:

    Để giải quyết lỗi này, các bạn hãy quay lại Bước 2 và để ý kỹ phần khoanh đỏ ở Bước 1 rồi nhập lại đường dẫn cho đúng.

    Sau đây là Danh sách loạt bài hướng dẫn, thường mỗi bài viết sẽ có kèm source code mẫu để các bạn tham khảo:

  • Intent và Manifest.

  • Vòng đời của một Activity.

  • Vòng đời của Fragment. Cơ chế backstack.

  • Material Design và Coding Convention.

  • ListView và custom adapter cho ListView.

  • RecyclerView và cơ chế ViewHolder.

  • Xây dựng giao diện trượt theo trang bằng ViewPager và Tab.

  • Tổng quan về Animation và một số Animation cơ bản.

  • Kết nối với Web API và xử lý JSON với OkHttp và Moshi.

  • Cơ chế đồng bộ và bất đồng bộ trong Android.

  • Permission trong Android.

  • Xử lý nội dung đa phương tiện trong Android (ảnh, bitmap, video).

  • Lưu trữ dữ liệu trong ứng dụng + singleton pattern.

  • Làm việc với SQLite.

  • Xử lý tác vụ chạy ngầm và đa tiến trình.

  • Tình năng mạng xã hội cho Android (Google, Facebook,…).

  • GCM (Google Cloud Messaging).

  • Google Maps & Location.

  • Tổng quan về ReactiveX Extension cho Android.

  • Camera và bộ cảm biến.

  • Các công cụ thông báo bug (Fabric).

  • Hiệu năng ứng dụng Android.

  • Làm quen với Android Wear.

  • Một số thư viện hữu ích cho lập trình viên Android.

Xổ số miền Bắc