Gỗ Hoàng Đàn- Gỗ Bách, Gỗ Hoàng Bách Lạng Sơn | Tủ Bếp Skyhome

Gỗ Hoàng Đàn và gỗ Bách

A. Mở đầu:
Gỗ Hoàng Đàn Lạng Sơn thân được Trung Quốc và Đài Loan thu mua mạnh vào vài chục năm trước cho đến cạn kiệt! Khi hết Gỗ Hoàng Đàn Lạng Sơn thân rồi thì các cụ chuyển hướng sang nhai Gỗ Hoàng Đàn Lạng Sơn rễ ! Gỗ Hoàng Đàn Lạng Sơn thân có trên thị trường VN hiện nay đa số (dĩ nhiên có ngoại lệ) là hàng do TQ và ĐL giao lưu ngược lại với VN, mức giá cao gấp mấy lần họ mua của VN lúc trước! Tạm thời sẽ không tiết lộ thông tin về giá vì hơi nhạy cảm nhưng nếu các cụ biết giá TQ giao lưu lại thì em nghĩ nhiều cụ sẽ phi sang TQ kiếm chút cháo ợ!! Theo ý kiến cá nhân thì HĐLS thân có giá trị hơn HĐLS rễ vì HĐLS thân có thể dùng làm bàn ghế (thời ấy đã xa rồi!). HĐLS ở VN, càng nhiều dầu, nhiều tuyết thì giá càng cao, có nghĩa là HĐLS rễ cao giá hơn HĐLS thân tại thời điểm này!! Khổ nỗi để ủ tuyết thì phải cần lồng kính mà cá nhân em thì không thích chơi tượng có lồng kính bao bên ngoài (Trầm hương ngoại lệ) nhìn phản cảm lắm ạ!
Nếu HĐLS thân giá thấp hơn HĐLS rễ thì tại sao TQ và ĐL thu hết HĐLS thân từ thuở trước rất lâu rồi??? Hay tại muốn thu mua rễ thì bất đắt dĩ phải chặt thân xuống chứ “tôi chả thích HĐLS thân là mấy”!!!??? Ngày nay vì HĐLS thân đã hết chỉ còn đa số ở dạng rễ nên HĐLS rễ muốn hay không thì vẫn là cái duy nhất của HĐLS còn sót lại! Nếu HĐLS thân và HĐLS rễ cùng tồn tại ở thời điểm này thì theo ý cá nhân HĐLS thân sẽ đắt hơn HĐLS rễ! Ngẫm mãi em cũng không biết VN mình có thu cạn kiệt một loại gỗ nào, sản phẩm nào ở TQ và ĐL không nhỉ??? Xác xuất cao là điều ngược lại!!!Điều này cho thấy VN có “rừng vàng biển bạc” và không biết bao nhiêu “vàng” đã và đang “chảy” ra khỏi những cánh rừng già ở VN??

Gỗ Bách tuy không đắt như HĐLS nhưng cũng tương đối khó kiếm vì loại này rất lâu lớn. Cá nhân em chưa nghe TQ thu mua gỗ Bách ồ ạt (chắc họ bị em Sưa làm say, mà nếu muốn mua gỗ Bách cũng không có mà mua) nên tung tích của loại này cũng còn phần nào bí ẩn đối với TQ và ĐL, hảo hảo ợ! Có dạo nghe TQ thu mua thông đỏ trên vùng rừng núi Điện Biên trị bệnh ung thư, không biết tình hình bây giờ ra sao?

B. Thông tin về Hoàng Đàn và Bách…

Gỗ Hoàng Đàn là dòng gỗ quý đã được hoàng gia VN dùng, nay đã và đang trên bờ vực tuyệt chủng! Chỉ còn vài cá thể nhỏ nhoi được bảo vệ nghiêm ngặt như các cụ vẫn dạy “Mất trâu mới lo làm chuồng”!
Gỗ Hoàng Đàn mọc trên các vách núi cheo leo ở LS mà chính em đã đi ngang qua di tích “Mặt Quỷ” ở ải Chi Lăng cũng còn thấy vài mống sót lại ợ! Chắc các cụ sợ “Mặt Quỷ” nên không dám leo trèo đặt mìn hay sao ợ?! Câu ca dao của các cụ dạy ngày xưa

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”

không thấy đề cập đến Hoàng Đàn! Tuy “sai” 100 năm trước nhưng bây giờ đúng phóc các cụ ợ!

“Hoàng” = màu vàng và “Đàn” = gỗ, dịch nôm na là “gỗ màu vàng” chính xác miêu tả cách nhận biết HĐLS. HĐLS có mùi thơm quyến rũ, nồng hơn gỗ Sưa, mùi thơm hơi ngọt khi hít sâu vào đến lúc cuối. Điểm đặc trưng ăn tiền của HĐLS là khả năng tạo tuyết dài thành cọng: Ngọc am, Tùng tuyết (có cụ gọi tùng tuyết là SƯA TRẮNG) cũng phun tuyết ầm ầm
Gỗ Ngọc Am cũng là dòng gỗ quý với cái tên “Hoàng Đàn rủ”, mùi rất hắc và được hoàng gia VN dùng để ướp xác, mà cá nhân em nghe nhiều thợ nói là gỗ Ngọc Am có độc tố! Điều này dễ hiểu vì để ướp xác giữ được lâu thì Ngọc Am phải có tính khử trùng cao, cho nên làm bồn tắm, chậu rửa mặt… bằng Ngọc Am em thấy khả thi! Việc “Ngọc Am có độc tố” gây xôn xao trong giới báo chí thổi phồng thông tin và giới gỗ mỹ nghệ! Thông tin từ Hà Giang thì các cụ già làng sống rất lâu nhờ hít thở Ngọc Am nên sự thật cứ rối mù! Cá nhân em thì không dám ngồi trên bộ lũa Ngọc Am quá lâu hay ngủ trên xập Ngọc Am nhưng nhiều cụ thì rất mếch ợ!! Hiện nay ở Chùa Thày Hà Tây có 2 cây cột Ngọc Am đồ cổ to khủng đường kính cũng phải đến 80cm dài chừng 4m (các cụ đừng vào khiêng nhé tội nghiệp em!!!)
Gỗ Bách hay có nơi gọi Trắc Bá Diệp thường có mắt nhỏ, không to như Tùng tuyết
Gỗ bách có mùi thơm khá giống HĐLS (+90% –> cơ hội vỡ mặt rất cao) nhưng hơi hắc và thơm không ngọt. Nếu ngửi mùi từ đáy của 1 pho tượng gỗ Bách đặt trên kệ một khoảng thời gian sẽ có chút vị “thủm” của HĐLS bị ngâm nước khi hít sâu vào khoảng 10s đầu, đây là cách nhận biết rất tốt gỗ Bách theo ý em. Nếu ngửi 1 lần mà chưa va chạm nhiều với hai loại này, rất có thể sẽ bị lầm!! Thịt gỗ Bách đa số màu tươi nhuận và sáng hơn HĐLS, đây cũng là cách nhận biết khá tốt thứ 2 của 2 loại theo ý cá nhân. Cả hai loại đều chậm lớn và sống lâu trăm tuổi như các cụ vẫn dạy “cây Tùng cây Bách là rường cột của nước nhà”… Điều này đúng 100 năm trước thôi ợ! Ngày nay Tùng hay Bách mà trên 30cm đã bị vào hang nằm hết rồi các cụ ạ!!!

Một anh em gần với Bách là Bách xanh có gân/mảng xanh và nâu lợt. Bách xanh có mùi rất hắc nên tuy nhìn “giống” HĐLS nhưng mùi hắc và không ngọt là yếu tố nhận biết tốt. Ngoài ra còn 1 loại nữa có họ hàng xa xa với Bách và Bách xanh VN, đến từ rừng nhiệt đới Nam Mỹ mà ở VN mình thợ gọi Trắc xanh. Ở TQ họ gọi lục đàn hay là “gỗ màu xanh”. Thường gỗ có tên chữ “Trắc…” chứng tỏ gỗ cứng và nặng. Bách và HĐLS thuộc họ thông, gỗ nhẹ và xốp hơn Trắc xanh nhiều nhưng mùi của Bách xanh thì hắc hơn Trắc xanh. Màu gỗ có vài chỗ giống nhau: màu vàng/nâu lợt/nâu/ có gân/xen khaki, Trắc xanh có sắc xanh lá cây đậm nhiều hơn Bách xanh. Theo em được biết Bách xanh và Trắc xanh thường bị gọi nhầm ở VN nhưng về phân định chúng thì ít bị lầm (dĩ nhiên có trường hợp ngoại lệ). Cả hai loại Bách xanh và Trắc xanh có nhược điểm là thường bị nứt, khác xa với Bách là loại gỗ chuẩn hơn không bị nứt toát. Theo em vì gỗ Bách xanh và Trắc xanh có nhiều nhựa/dầu tạo chất màu “xanh” trong thớ gỗ, gây nên hiện tượng nứt. Để kiểm chứng điều này, thành phần hoá học của Bách xanh và Trắc xanh nên được kiểm định một cách khoa học.

Có dạo nghe các đại gia/thiếu gia/ đồn thổi “gỗ đổi màu” nhìn rất “giống” Trắc xanh! Theo em, các cụ nên gọi “gỗ đổi màu” là “gỗ tắc kè/kỳ nhông” cho nó oai, huyền bí và đồng thời cho hấp dẫn!Cũng có 1 loại du nhập vào VN từ Malaysia có tên “Hoàng Đàn đỏ”=”gỗvàng đỏ” nghe dị dị làm sao!! Hoàng Đàn đỏ giá rẻ hơn HĐLS và cũng ít thấy trên thị trường VN.

Điểm giống nhau của HĐLS và Bách theo em là mùi thơm đặc biệt toả mạnh, đeo vòng vào tay mùi thơm đọng lại vương vấn! Gỗ Bách nghe nói còn có tính dược lý cao, tốt cho người bị cao huyết áp (nếu có điều kiện em sẽ nghịch và phân tích thành phần hoá học của gỗ Bách)! Gỗ Bách (thỉnh thoảng có cụ gọi “Trắc Bá Diệp”) không bị nứt dăm như Trắc Bá Diệp tom xốp trồng trên vùng đất đỏ Bazan Lâm Đồng cho đường kính +60cm là bình thường (so với đường kính 20cm của gỗ Bách), đục đến đâu bao lại đến đó
Gỗ Bách và HĐLS mọc trong tự nhiên theo em được biết rất lâu lớn, gỗ cho đường kính lõi khoảng 20cm có tuổi chừng 80 năm, thử sức chịu đựng đường dài của các chuyên gia và đại gia mà các cụ này canh tuyết vài tuần còn chưa có thời gian nói chi đợi đến mấy chục năm như “Hòn vọng phu” thì khổ! Bách xanh nghe thợ nói có đại gia có hàng to đủ làm mặt phản, chứ gỗ bách thì em chưa nghe nói đến đủ to dùng làm phản!

C. Cách nhận biết gỗ hoàng đàn

Phân biệt qua hình ảnh trực quan

Kết quả thẩm định gỗ HĐLS và gỗ Bách bằng cách ngâm mùn của hai loại trong nước và rượu trắng 30 độ
Trong thí nghiệm này em dùng mùn Bách nhiều hơn HĐLS. Lượng nước và rượu dùng thẩm định khoảng hơn/kém 1 muỗng cafe cho mỗi bát, thứ tự như sau: HĐLS ở trên, Bách ở dưới; nước bên trái và rượu bên phải. Sau khi giám sát kỹ phản ứng, sau 120 phút có thể kết luận kết quả thẩm định nên không cần phải chờ đến ngày hôm sau.

NGÂM NƯỚC
Sau 2 phút: HĐLS (vàng nâu) cho màu nước đậm hơn Bách (vàng đậm). Cả hai hoà tan tốt vào nước và cho nước trong.

Hình 2a: Sau 2 phút ngâm nước và rượu.
Sau 30 phút: HĐLS cho màu vàng đỏ, Bách cho màu vàng chút nâu. Hạt tím xuất hiện nhiều hơn ở đáy bát cho cả hai loại. Bách cho rất ít dầu đọng trên thành bát, HĐLS cho nhiều dầu đọng hơn Bách. HĐLS cho nước trong, Bách cho nước màu vàng lợt.

Hình 2b: Sau 30 phút ngâm nước.

Sau 120 phút: nước HĐLS cho màu nâu đậm và của gỗ Bách cho màu nâu lợt.

Hình 2c: Bột gỗ ngâm nước sau 120 phút.

Sau 24h: phản ứng đã xong, dung dịch bay hơi hết.

NGÂM RƯỢU

Sau 2 phút: HĐLS cho màu đậm hơn Bách. Xuất hiện những hạt nhỏ màu tím dưới đáy bát. Mùn HĐLS phản ứng với rượu cho nhiều hạt tím hơn Bách mặc dù mùn Bách nhiều hơn HĐLS. Có thể HĐLS phản ứng với rượu tốt hơn Bách.

Sau 30 phút: mùn HĐLS cho màu nâu đậm có nhiều hạt tím, màu nâu đọng rõ trên thành chén. Bách cho màu vàng nâu với ít hạt tím hơn HĐLS.

Hình 3a: Sau 2 phút.

Hình 3b: Bột gỗ ngâm nước và rượu sau 30 phút.

Sau 120 phút: mùn HĐLS cho màu nâu trong dung dịch và trên thành bát. Mùn gỗ Bách cho màu nâu lợt Tủ bếp acrylic trong dung dịch và trên thành bát.

Hình 3c: Bột gỗ ngâm rượu sau 120 phút.

Hình 3d: Bột gỗ ngâm nước và rượu sau 120 phút.

Sau 24h: phản ứng đã xong, dung dịch bay hơi hết.

Hình 3e: Sau 24h.

D. Kết luận:

  1. 1. Gỗ Bách có mùi hắc, HĐLS có mùi ngọt. Nếu ngửi dưới đáy 1 pho tượng gỗ Bách để trên kệ 1 khoảng thời gian có vị “thủm” của HĐLS ngâm nước.
  2. 2. Khi quậy lên, HĐLS cho màu đậm hơn Bách khi ngâm vào rượu và nước. Tổng thể, HĐLS và Bách khá giống nhau nhưng thẩm định bằng mùi và màu như trình bày là cách khá hiệu quả để phân loại.
  3. 3. HĐLS phản ứng tốt với rượu và nước hơn Bách nên có thể kết luận HĐLS dễ bị ăn mòn hơn Bách. Mặc dù vậy, phôi HĐLS chôn vùi trong lòng đất sau hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn và vẫn giữ được mùi thơm.
  4. 4. Kết quả cho thấy mùn HĐLS và Bách ra màu trong nước và rượu với những hạt tím li ti do đó chúng nên được phủ pu/xi khi dùng làm bàn ghế. Bách phản ứng ít hơn với dung dịch so với HĐLS. Nếu để mộc, dùng lâu ngày HĐLS sẽ có sắc tím li ti trên mặt nhiều hơn Bách.

Xổ số miền Bắc