HDMI, Displayport VS DVI Nên chọn cổng kết nối màn hình nào?

Nên chọn cổng kết nối màn hình nào? HDMI vs Displayport VS DVI

16-07-2019, 2:40 am

Trước hết, chúng ta có thể nói rằng VGA gần như đã biến mất trên các thiết bị phổ thông hiện nay, ngoại trừ một số dòng sản phẩm đặc biệt hoặc dành cho doanh nghiệp, vậy nên việc VGA bị thay thế chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi. Những sự thay thế tuyệt vời có thể kể đến như HDMI, DisplayPort và DVI. HDMI

Trong số 3 chuẩn này, HDMI là chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất do đây là chuẩn kết nối hình ảnh độ phân giải cao dành cho bất cứ thiết bị nào kết nối với TV. Vì quá phổ biến, HDMI còn được tích hợp trên hầu hết những mẫu màn hình máy tính, PC hay cả laptop ở thời điểm hiện tại.

HDMI bắt đầu phổ biến từ những năm 2000. Trải qua nhiều bản nâng cấp, chuẩn HDMI 2.1 mới nhất có thể xuất hình ảnh ở độ phân giải lên tới 10K (hơn 10 ngàn điểm ảnh theo chiều ngang) ở tần số 120Hz. Trong khi HDMI 2.1 chỉ mới xuất hiện trên những thiết bị điện tử cao cấp, hầu hết các mẫu laptop hay PC mới hiện nay sử dụng HDMI 2.0b, xuất hình ảnh 4K@60fps cùng khả năng hỗ trợ dải tương phản động rộng (HDR).

Lợi thế lớn nhất của HDMI so với DVI là khả năng truyền tải tín hiệu âm thanh, người dùng có thể dùng 1 sợi dây HDMI duy nhất để truyền cả hình lẫn tiếng cho TV hoặc màn hình máy tính có tích hợp loa. Tuy nhiên, nếu màn hình có HDMI nhưng không có loa thì bạn vẫn phải dùng jack 3.5mm thông thường cắm vào laptop hoặc PC. Ngoài ra, một số mẫu máy chiếu hiện nay vẫn dùng cổng VGA cũ, vì vậy nếu muốn sử dụng buộc bạn phải mua thêm adapter chuyển từ HDMI sang VGA được bán khá nhiều trên thị trường. DisplayPort

Chân cắm DisplayPort có khác đôi chút so với HDMI và nó cũng mới hơn HDMI. Dù ra đời để cạnh tranh với HDMI nhưng DisplayPort có rất nhiều điểm giống HDMI, đặc biệt là khả năng truyền tải cả hình ảnh và âm thanh. Phiên bản mới nhất của DisplayPort hỗ trợ xuất hình ảnh 8K 60Hz hoặc 4K 120Hz và cũng có HDR.

Đối với dân xử lý màu sắc chuyên nghiệp có nhu cầu thường xuyên làm việc trên một màn hình chuyên nghiệp có một lý do rất đặc biệt để thích DisplayPort, với một tính năng độc đáo tên là Daisy Chain. Với tính năng này, người dùng có thể cắm 1 sợi dây DisplayPort từ máy tính sang màn hình thứ nhất, 1 sợi cắm từ màn hình thứ nhất sang thứ hai, 1 sợi từ màn hình thứ hai sang thứ ba và cứ như thế.

Daisy Chain cho phép kết nối nhiều màn hình cùng lúc mà không cần cắm nhiều sợi cáp vào các cổng DisplayPort trên máy tính nguồn, nhưng chỉ có một số mẫu màn hình cao cấp như Dell Ultrashaft mới có tính năng này. DVI Ra đời từ năm 1999, đây là chuẩn kết nối lâu đời nhất trong số 3 chuẩn kết nối trong bài viết. Dù đã xuất hiện từ lâu nhưng DVI vẫn được sử dụng và trang bị trên những mẫu màn hình máy tính và card đồ họa mới hiện nay. Do sử dụng công nghệ cũ nên DVI có nhiều hạn chế so với HDMI hay DisplayPort.

Chân cắm DVI cũng to hơn, đòi hỏi người dùng cẩn thận nếu không muốn làm gãy các chân cắm nhỏ, 2 bên chân cắm cũng có vít vặn cố định giống với VGA. Phiên bản đầu tiên của DVI là DVI Single-link dường như không còn được sử dụng nữa, hầu hết card đồ họa hiện tại đều sử dụng DVI Duak-link, với khả năng xuất hình ảnh độ phân giải 2560×1600 pixel ở 60Hz.

Như vậy, DVI không tương thích với những mẫu màn hình hay TV mới có độ phân giải 4K. Một số loại card đồ họa chuyên nghiệp có cổng DVI-D có thể xuất âm thanh và tương thích với adapter HDMI, song phần lớn cổng DVI còn lại chỉ có thể xuất hình ảnh.

Với công nghệ cũ, không có nhiều ưu điểm so với HDMI và DisplayPort nên DVI không còn được sử dụng rộng rãi. Thậm chí trên thế hệ card đồ họa mới nhất là Nvidia Geforce RTX 20 series đã bỏ luôn chuẩn kết nối hình ảnh này.

Xổ số miền Bắc