II. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA, VĂN MINH, VĂN HIẾN VÀ VĂN VẬT – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 142 trang )

2. Khái niệm văn minh

Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trình độ phát triển về giá trị vật chất

(là chủ yếu) của một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất

định đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân

loại.

3. Khái niệm văn hiến và văn vật

a.Văn hiến:

Văn hiến là bộ phận của văn hóa, là truyền thống văn hóa lâu đời thiên về những

giá trị tinh thần thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét.

b. Văn vật:

Văn vật là bộ phận của văn hóa, chỉ những công trình vật chất có giá trị nghệ thuật

văn hóa, lịch sử, những nhân tài lịch sử trở thành di sản văn hóa của một dân tộc.

III. CẤU TRÚC, ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA

1. Cấu trúc

Theo cách phân chia phổ quát:

Cấu trúc văn hóa gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần

Phân chia theo cách tiếp cận giữa chủ thể văn hóa với môi trường xung quanh:

Cấu trúc văn hóa gồm văn hóa nhận thức; văn hóa tổ chức cộng đồng; văn hóa ứng

xử với môi trường thiên nhiên; văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

2. Đặc trưng

– Tính hệ thống: Văn hóa không phải tập hợp những sự vật, hiện tượng riêng

lẻ mà nó bao gồm những mặt, những mối quan hệ, những hiện tượng có

quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống thống nhất.

– Tính giá trị: Văn hóa phải có tính giá trị.

– Tính biểu tượng: Tính biểu tượng là đặc trưng của văn hóa.

Xổ số miền Bắc