Khái niệm phần mềm mã nguồn mở

Khái niệm phần mềm mã nguồn mở

Mã nguồn mở đã trở thành thuật ngữ phổ biến trên thế giới, tại nhiều quốc gia. Là chủ doanh nghiệp, là người trong ngành, bạn đã hiểu đúng khái niệm phần mềm mã nguồn mở hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng đi tìm câu trả lời chính xác nhé.

Khái niệm phần mềm mã nguồn mở

phần mềm mã nguồn mở ra đời dựa trên Hướng dẫn về Phần mềm tự do, được Bruce Perens soạn thảo và áp dụng đầu tiên. Thuật ngữ “ phần mềm mã nguồn mở” dùng để đề cập đến các phần mềm người dùng có thể kiểm tra, sửa đổi và chia sẻ công khai. “Mã nguồn” là một phần của phần mềm mà hầu hết người dùng máy tính không bao giờ nhìn thấy. Các lập trình viên có quyền truy cập vào mã nguồn của chương trình máy tính để cải thiện chương trình đó bằng cách thêm các tính năng vào nó hoặc sửa các phần không hoạt động bình thường.

>> Xem thêm: 
 

Định nghĩara đời dựa trên Hướng dẫn về Phần mềm tự do, được Bruce Perens soạn thảo và áp dụng đầu tiên. Thuật ngữ “ phần mềm mã nguồn mở” dùng để đề cập đến các phần mềm người dùng có thể kiểm tra, sửa đổi và chia sẻ công khai. “Mã nguồn” là một phần của phần mềm mà hầu hết người dùng máy tính không bao giờ nhìn thấy. Các lập trình viên có quyền truy cập vào mã nguồn của chương trình máy tính để cải thiện chương trình đó bằng cách thêm các tính năng vào nó hoặc sửa các phần không hoạt động bình thường.>> Xem thêm: Tư vấn phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khái niệm phần mềm mã nguồn mở 03

Phần mềm mã nguồn mở ngày càng được sử dụng nhiều hơn trên thế giới

Sự khác biệt giữa phần mềm nguồn mở và các loại phần mềm khác là gì?

Phần mềm mã nguồn mở thường không giống nhau bởi phần mềm này được chia sẻ công khai, do đó mọi người đều có thể xem, sao chép, học hỏi, thay đổi nó. LibreOffice và Chương trình quản lý hình ảnh GNU chính là những ví dụ tiêu biểu về phần mềm nguồn mở. Cũng giống như phần mềm độc quyền, người dùng sử dụng phần mềm mã nguồn mở cần phải chấp nhận các điều khoản khi họ sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Tuy nhiên, các điều khoản này không hề giống với phần mềm độc quyền. Giấy phép nguồn mở ảnh hưởng đến cách mọi người có thể sử dụng, nghiên cứu, sửa đổi và phân phối phần mềm. Nói chung, giấy phép nguồn mở cho phép người dùng được phép sử dụng phần mềm nguồn mở cho bất kỳ mục đích nào họ muốn.

>>> Đọc thêm:

Một số phần mềm có mã nguồn chỉ cho phép người, nhóm hoặc tổ chức đã tạo ra nó kiểm soát độc quyền đối với nó – có thể sửa đổi. Mọi người gọi loại phần mềm này là “phần mềm độc quyền” hoặc “đóng nguồn”. Với phần mềm độc quyền, chỉ có những tác giả của phần mềm mới có thể sao chép, kiểm tra và sửa đổi phần mềm đó. Và để sử dụng phần mềm độc quyền, người dùng phải đồng ý (thường là bằng cách ký một cam kết) rằng họ sẽ không tác động gì lên phần mềm ngoài phạm vi được cho phép. Microsoft Office và Adobe Photoshop là những ví dụ về phần mềm độc quyền.thường không giống nhau bởi phần mềm này được chia sẻ công khai, do đó mọi người đều có thể xem, sao chép, học hỏi, thay đổi nó. LibreOffice và Chương trình quản lý hình ảnh GNU chính là những ví dụ tiêu biểu về phần mềm nguồn mở. Cũng giống như phần mềm độc quyền, người dùng sử dụng phần mềm mã nguồn mở cần phải chấp nhận các điều khoản khi họ sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Tuy nhiên, các điều khoản này không hề giống với phần mềm độc quyền. Giấy phép nguồn mở ảnh hưởng đến cách mọi người có thể sử dụng, nghiên cứu, sửa đổi và phân phối phần mềm. Nói chung, giấy phép nguồn mở cho phép người dùng được phép sử dụng phần mềm nguồn mở cho bất kỳ mục đích nào họ muốn.>>> Đọc thêm: Tại sao các doanh nghiệp lại lựa chọn mã nguồn mở ERP?

Phần mềm nguồn mở chỉ quan trọng đối với các lập trình máy tính?

Điều này hoàn toàn không đúng. Công nghệ và tư duy mã nguồn mở mang đến lợi ích cho cả lập trình viên và người dùng. Mỗi khi người dùng máy tính truy cập trang web, kiểm tra email, trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc trực tuyến hoặc chơi trò chơi điện tử nhiều người, máy tính, điện thoại di động kết nối với một mạng máy tính toàn cầu sử dụng phần mềm mã nguồn mở để định tuyến và truyền tải dữ liệu tới các thiết bị “cục bộ”.

Các máy tính trong mạng máy tính này thường nằm ở những nơi xa xôi mà người dùng không thực sự nhìn thấy hoặc không thể truy cập được. Ngày càng có nhiều người dựa vào máy tính từ xa thực hiện các tác vụ như xử lý văn bản trực tuyến, quản lý email và phần mềm chỉnh sửa ảnh mà không cần cài đặt và chạy trên máy tính cá nhân của họ. Thay vào đó, họ chỉ cần truy cập các chương trình này trên các máy tính từ xa bằng cách sử dụng trình duyệt Web hoặc ứng dụng điện thoại di động. Khi họ làm việc này, họ đang tham gia vào chương trình điện toán đám mây.

Điện toán đám mây là một khía cạnh ngày càng quan trọng của cuộc sống khi mọi thông tin đều được kết nối với nhau thông qua internet. Một số ứng dụng điện toán đám mây, như Google Apps, là sở hữu độc quyền. Những ứng dụng khác, như ownCloud và Nextcloud, là mã nguồn mở. Các ứng dụng điện toán đám mây chạy trên phần mềm bổ sung giúp hoạt động trơn tru và hiệu quả. Các nền tảng điện toán đám mây có thể là mã nguồn mở hoặc mã nguồn đóng. OpenStack là một ví dụ về nền tảng điện toán đám mây nguồn mở.

Tại sao mọi người thích sử dụng phần mềm nguồn mở?

Mọi người thích phần mềm nguồn mở hơn các phần mềm độc quyền vì một số lý do, bao gồm:
 

Khái niệm phần mềm mã nguồn mở 01

Phần mềm mã nguồn mở được ưa chuộng hơn phần mềm mã nguồn đóng

Kiểm soát dữ liệu tốt hơn: với phần mềm mã nguồn mở, việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn, người dùng có thể sử dụng phần mềm cho bất kỳ mục đích nào họ mong muốn. Đồng thời người dùng cũng có thể thay đổi các chức năng không phù hợp hoặc lược bỏ bớt các phần không cần thiết.

Đào tạo: phần mềm mã nguồn mở chia sẻ nhiều thông tin công khai, giúp ích cho sự phát triển trình độ của các lập trình viên. Sinh viên cũng có thể dễ dàng nghiên cứu trong quá trình học, tạo ra phần mềm tốt hơn. Với các sai sót được góp ý, phần mềm này sẽ nhanh chóng được cải tiến và giúp những người khác tránh khỏi những sai lầm tương tự.

An toàn: Một số người thích phần mềm mã nguồn mở vì họ cho rằng chúng an toàn hơn các phần mềm mã nguồn đóng. Bất kỳ ai cũng có thể xem và sửa đổi phần mềm mã nguồn mở, sửa chữa những sai sót mà các tác giả tạo ra chúng có thể chưa nghĩ đến. Hơn nữa, việc sửa chữa này không cần nhận được sự cho phép của tác giả. Việc này giúp quá trình cải tiến diễn ra nhanh hơn so với phần mềm mã nguồn đóng.

Tính ổn định: Nhiều người thích sử dụng phần mềm mã nguồn mở hơn phần mềm mã nguồn đóng  bởi họ cho rằng phần mềm mã nguồn mở có tính ổn định hơn. Vì được chia sẻ công khai nên người dùng có thể chắc chắn rằng các phần mềm mình đang dùng sẽ không đột nhiên biến mất hoặc ngưng sử dụng trong trường hợp người sáng tạo ban đầu đóng phần mềm.

Khái niệm “Mã nguồn mở” chỉ có nghĩa là một cái gì đó là miễn phí?

phần mềm mã nguồn mở cũng không phải là tài nguyên miễn phí nếu doanh nghiệp muốn sử dụng để nâng cao hiệu suất công việc.

>>> Đọc thêm về

Mã nguồn mở không đồng nghĩa với miễn phí. Các lập trình viên phần mềm mã nguồn mở có thể tính tiền cho phần mềm mã nguồn mở họ tạo ra hoặc đóng góp công sức. Hoặc họ có thể tặng miễn phí phần mềm nhưng sẽ thu phí dịch vụ hỗ trợ và triển khai. Dù theo cách nào thìcũng không phải là tài nguyên miễn phí nếu doanh nghiệp muốn sử dụng để nâng cao hiệu suất công việc.>>> Đọc thêm về khái niệm mã nguồn mở OpenERP

Tôi có thể tìm hiểu thêm về mã nguồn mở ở đâu?

IZISolution là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp mã nguồn mở. Bạn hoàn toàn có thể liên hệ với chúng tôi để sở hữu những thông tin quý giá không chỉ về khái niệm phần mềm mã nguồn mở hoặc theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật các thông tin mới nhất và hữu ích nhất.

IZISolution

Xổ số miền Bắc