Kiểm tra chức năng thận cần làm những gì? Khi nào cần thiết?

Bệnh lý ở thận thường diễn biến âm thầm nên rất khó phát hiện, nhất là ở giai đoạn đầu. Vì vậy, nếu thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần được kiểm tra chức năng thận càng sớm càng tốt. Dưới đây là các phương pháp đánh giá chức năng thận được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất.

5/5 – (38 bình chọn)

1. Khi nào cần kiểm tra chức năng thận?

Theo thống kê của Hội thận niệu, số người mắc các bệnh liên quan đến thận có xu hướng ngày một gia tăng. Không chỉ ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh thận.

Về lâu dài, sự suy giảm chức năng thận ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống; thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi gặp các triệu chứng dưới đây, bạn cần được kiểm tra chức năng thận:

  • Tần suất tiểu tiện tăng nhiều: Thông thường, với lượng chất lỏng nạp vào khoảng 2-2,5l mỗi ngày, chúng ta sẽ tiểu tiện khoảng 6-7 lần. Nhu cầu tiểu tiện thường không phát sinh vào ban đêm. Nhưng nếu số lần đi tiểu tăng lên trên 8 lần thì đây có thể là dấu hiệu cần được lưu ý.
  • Chân tay phù nề
  • Da nhạy cảm hơn, hay mẩn ngứa, mọc mụn
  • Hơi thở có mùi hôi gần giống mùi amoniac
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung…

Xem thêmXem thêm Suy thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

2. Kiểm tra chức năng thận tại bệnh viện

Bệnh viện và các cơ sở y tế chuyên khoa với đầy đủ trang thiết bị, máy móc và đội ngũ y bác sĩ. Đến đây, bạn sẽ được kiểm tra cụ thể tình trạng của thận; phát hiện những tổn thương đang diễn ra ở bộ phận này.

kiểm tra chức năng thậnkiểm tra chức năng thận

2.1 Xét nghiệm ure máu

Đây là xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng thận; đồng thời phát hiện các bệnh lý có liên quan khác. Chỉ số ure máu tăng bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy thận có sỏi, sỏi niệu quản, viêm ống thận… Nếu chỉ số này giảm, bác sĩ sẽ xem xét đến lượng protein mà người bệnh nạp vào cơ thể đã đủ chưa, xét nghiệm thêm chức năng gan…

Chỉ số ure máu trong khoảng 2,5 – 7,5mmol/ l được coi là bình thường.

2.2 Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm thoái hóa của Creatinin. Chúng sinh ra trong các cơ và được đào thải ra bên ngoài tại thận. Nồng độ Creatinin có sự khác biệt ít nhiều ở nam giới và nữ giới. Cụ thể, Creatinin bình thường ở đàn ông là 6,6-1,2 mg/dl; phụ nữ là 0,5-1,1 mg/dl.

Kết quả xét nghiệm nồng độ Creatinin trong máu tăng có thể là căn cứ giúp bác sĩ kết luận chức năng thận suy giảm. Khi đó, khả năng thanh thải Creatinin của thận kém đi dẫn đến tồn dư Creatinin trong máu. Chỉ số Creatinin càng cao chứng tỏ mức độ suy thận càng nặng, cụ thể là:

NỒNG ĐỘ CREATININ
NỒNG ĐỘ CREATININ

Dưới 130 mmol/l
Suy thận độ 1

Từ 130 – 299 mmol/l
Suy thận độ 2

Từ 300 – 499 mmol/l
Suy thận độ 3a

Từ 500 – 899 mmol/l
Suy thận độ 3b

Trên 900 mmol/l
Suy thận độ 4

2.3 Điện giải đồ

Cơ thể người khỏe mạnh, các chất điện giải sẽ luôn được giữ ở mức ổn định bao gồm các chất khoáng, chất dịch. Natri, Kali, Clo… Điện giải đồ cho biết nồng độ các chất trong bộ điện giải. Từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi, điều trị các bệnh liên quan đến thận, huyết áp, tim…

Một số chỉ số bị mất cân bằng do chức năng thận suy giảm gồm:

  • Sodium (natri): Natri máu giảm dưới 135mm/L do lưới lọc ở cầu thận kém.
  • Potassium (kali): Kali máu tăng trên 4,5mmol/ L do thận đào thải kém.
  • Canxi: Giảm dưới 2,2mmol/ L…

2.4 Kiểm tra mức độ rối loạn kiềm toan

Kiểm tra chức năng thận, đối với những người nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để xác định mức độ rối loạn kiềm toan (độ pH). Thông thường, pH máu ở mức 7,37 – 7,43. Tuy nhiên, ở những người thận gặp vấn đề, axit chuyển hóa giảm thải nên nồng độ axit máu và tại các cơ quan đều tăng lên.

2.5 Xét nghiệm axit uric

Nồng độ axit uric trong máu cũng có sự khác biệt ở nam giới và nữ giới. Theo đó, ở người khỏe mạnh, nồng độ bình thường là 180 – 420 mmol/l với nam giới và 150 – 360 mmol/l với nữ giới.

Với những trường hợp chức năng thận suy giảm, nồng độ axit uric trong máu có xu hướng tăng. Xét nghiệm axit uric bên cạnh việc chẩn đoán bệnh thận còn cần thiết đối với bệnh nhân mắc bệnh gout, bệnh vẩy nến…

Ngoài ra, xét nghiệm chức năng thận còn có thể được chỉ định thêm kiểm tra protein toàn phần huyết tương, albumin huyết thanh, phân tích tế bào máu…

2.6 Tổng phân tích nước tiểu

Ở những người khỏe mạnh, tỉ trọng nước tiểu khoảng 1.01 – 1,02. Tuy nhiên, nếu chức năng thận suy giảm, khả năng cô đặc nước tiểu của thận giảm dẫn đến thể trọng nước tiểu cũng thấp hơn.

Kết quả tổng phân tích nước tiểu nếu phát hiện chỉ số bất thường, người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác.

2.7 Xét nghiệm đạm niệu, microalbumin niệu

Xét nghiệm đạm niệu có thể được khi tổng phân tích nước tiểu. Nếu phát hiện thấy nồng độ protein trong nước tiểu, điều đó đồng nghĩa với chức năng lọc của thận đang bị suy giảm.

Nếu kết quả đạm niệu âm tính, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm xét nghiệm microalbumin niệu. Đây là phương pháp kiểm tra nhằm phát hiện một lượng rất nhỏ protein trong nước tiểu mà xét nghiệm protein niệu không cho ra kết quả.

>> Tìm hiểu thêm: Thận yếu gây ra những hệ lụy gì?

2.8 Siêu âm bụng

Kiểm tra chức năng thận tại bệnh viện thông thường sẽ trải qua bước siêu âm ổ bụng. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện tình trạng ứ nước tại thận, thận nhỏ, thận đa nang, thay đổi cấu trúc thận…

2.9 Xạ hình thận

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ là phương pháp kiểm tra chức năng thận duy nhất từ bên trong. Bằng công nghệ hiện đại, bác sĩ có thể nhìn thấy trực tiếp quá trình lọc của thận và các chức năng khác. Từ đó đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản.

Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết, bệnh nhân mới phải tiến hành thực hiện.

2.10 Chụp CT Scan

Phương pháp thăm dò hình ảnh bằng tia X này giúp bác sĩ nhận diện rõ ràng hình ảnh của toàn bộ hệ tiết niệu. Chụp CT Scan thường chỉ định với các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Nếu muốn dựng hình toàn bộ đường tiết niệu¸ bác sỹ sẽ chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang với máy chụp đa lát cắt.

3. Cách kiểm tra chức năng thận tại nhà

Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường như đã nói ở trên mà chưa có điều kiện đi khám để kiểm tra chức năng thận tại bệnh viện, có thể áp dụng các kiểm tra thận tại nhà như sau:

kiemr tra chức năng thận tại nhàkiemr tra chức năng thận tại nhà

Chuẩn bị 1 ly nước sạch. Lấy khoảng 20ml nước tiểu đổ vào. Quan sát, nếu ly nước cảm quan vẫn trong, không có vẩn đục, không có váng nổi lên thì khả năng thận của bạn vẫn tốt. Ngược lại, nếu ly nước chuyển sang màu đục, có váng trên mặt thì có thể thận đang gặp vấn đề nào đó.

Tuy nhiên, cách kiểm tra chức năng thận tại nhà như trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn vẫn cần sắp xếp để đến cơ sở y tế để được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.

>>> XEM THÊM:

Xổ số miền Bắc