Luật phá sản doanh nghiệp 2023 mới nhất [tổng hợp]

Công ty phá sản thì cổ phiếu như thế nào?

Công ty phá sản thì người lao động có được ưu tiên trả lương trước không?

Luật phá sản doanh nghiệp 2022 mới nhất – Trình tự giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP NÊN LÀM GÌ KHI CHỦ TỊCH BỊ BẮT?

Các doanh nghiệp bị phá sản gần đây

Điểm khác nhau riêng biệt giữa giải thể doanh nghiệp với phá sản doanh nghiệp:

Điểm giống nhau giữa việc giải thể doanh nghiệp với phá sản doanh nghiệp:

Luật phá sản doanh nghiệp 2022 mới nhất có những quy định nào thay đổi so với trước đây? Việc nắm rõ luật phá sản doanh nghiệp 2022 là điều cần thiết của các chủ doanh nghiệp hiện nay. Vậy phá sản doanh nghiệp là gì? So sánh phá sản và giải thể doanh nghiệp? Công ty phá sản thì cổ phiếu như thế nào? Cổ Đông có phải chịu trách nhiệm gì không?…

Cùng Smartland tìm hiểu chi tiết các vướng mắc xoay quanh Luật phá sản doanh nghiệp 2022 trong bài viết dưới đây nhé!

Công ty phá sản – Phá sản doanh nghiệp là gì

Phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân (TANN) ra quyết định tuyên bố phá sản. (Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 của Luật Phá sản năm 2014)

Thời hạn trễ thanh toán là trong vòng 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán(Theo khoản 1 Điều 4 của Luật Phá sản năm 2014)

Luật phá sản doanh nghiệp 2022 mới nhất thì các nội dung này không có sự thay đổi.

pha-san-la-gi-luat-pha-san-doanh-nghiep

So sánh phá sản và giải thể doanh nghiệp

Điểm giống nhau giữa việc giải thể doanh nghiệp với phá sản doanh nghiệp:

  • Đều là động thái chấm dứt sự tồn tại của một công ty.

  • Đều bị thu hồi con dấu + Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp.

  • Đều phải thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài sản.

luat-pha-san-doanh-nghiep

Điểm khác nhau riêng biệt giữa giải thể doanh nghiệp với phá sản doanh nghiệp:

Giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Phá sản 2014

Nguyên nhân

Theo Điều 207, doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Hết thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà không có quyết định gia hạn.

  • Theo quyết định của người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể.

  • Không còn đủ số thành viên tối thiểu theo quy định 6 tháng liên tục mà không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp.

Theo Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện:

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tức là không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong vòng 3 tháng kể từ ngày đến hạn.

  • Doanh nghiệp bị TANN tuyên bố phá sản.

Người nộp đơn yêu cầu

Những người có quyền nộp đơn gồm:

  • Chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân)

  • Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty CP)

  • HĐ thành viên, chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH).

  • Tất cả các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh).

Những người có quyền nộp đơn gồm:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân

  • Chủ tịch HĐQT (đối với công ty CP)

  • Chủ tịch HĐTV (đối với công ty TNHH >=2 thành viên)

  • Chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 TV)

  • Thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh).

  • Chủ nợ không có bảo đảm, và có bảo đảm 1 phần.

  • NLĐ, công đoàn cơ sở (CĐCS), CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở tại những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

  • Người đại diện theo PL.

  • Cổ đông – nhóm cổ đông sở hữu từ 20% CP phổ thông trở lên liên tục ít nhất 6 tháng.

Loại thủ tục

Chỉ là loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong công ty tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký KD.

Là loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn hợp lệ.

Hậu quả pháp lý

Xóa tên trong sổ đăng ký KD và chấm dứt sự tồn tại.

Phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

Quyền của Chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành

Quyền tự do KD sẽ không bị hạn chế.

Có thể hạn chế quyền tự do KD

Thứ tự thanh toán tài sản

Thep Luật phá sản hiện hành, hứ tự thanh toán khi giải thể như sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH theo quy định và các quyền lợi khác của người LĐ theo thỏa ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký.

  • Nợ thuế.

  • Các khoản nợ khác.

  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ công ty tư nhân, các thành viên – cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Thứ tự thanh toán khi phá sản như sau:

  • Chi phí phá sản.

  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với NLĐ, quyền lợi khác theo HĐLĐ và thỏa ước lao động tập thể đã ký.

  •  Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động KD của doanh nghiệp.

  • Nghĩa vụ tài chính với NN; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách; khoản nợ có bảo đảm chưa thanh toán do tài sản bảo đảm không đủ.

  •  Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về: chủ công ty tư nhân; chủ sở hữu CT TNHH hạn 1 thành viên; thành viên của CT TMHH 2 thành viên trở lên, cổ đông của CTCP; thành viên của công ty hợp danh.

  • Nếu giá trị tài sản không đủ thanh toán thì từng đối tượng được thanh toán theo tỷ lệ % tương ứng với số nợ.

Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục giải thể (trừ trường hợp bị thu hồi GNN ĐKDN) được tiến hành như sau:

  • Thông qua quyết định giải thể.

  • Tiến hành tổ chức thanh lý mọi tài sản.

  • Thông báo công khai về quyết định giải thể

  • Tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia tài sản còn lại theo quy định.

  • Nộp hồ sơ giải thể.

  • Cập nhật tình trạng pháp lý trong Cơ sở dữ liệu của quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục tuân theo luật phá sản được tiến hành như sau:

  • Nộp đơn cho Tòa án

  • Tòa án xem xét – thụ lý đơn.

  • Tòa án mở thủ tục phá sản với những trường hợp đã đủ điều kiện.

  • Triệu tập hội nghị các chủ nợ.

  • Phục hồi công ty.

  • Ra quyết định tuyên bố phá sản.

luat-pha-san-doanh-nghiep

Các doanh nghiệp bị phá sản gần đây

Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, tổng cầu một số ngành đã và đang giảm sâu và sự khó khăn của điều kiện sản xuất, kinh doanh mà năm 2020 Việt Nam có đến 101.700 doanh nghiệp giải thể, tăng 13,9% so với năm 2019. Trong đó:

  • Có 46,600 doanh nghiệp ngừng KD có thời hạn –>

    tăng 62,2%.

  • Gần 37,700 doanh nghiệp hiện ngừng hoạt động, đang chờ làm thủ tục giải thể –>

    giảm 13,8%.

  • Gần 17,500 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể –>

    tăng 3,7%.

Như vậy, tổng số doanh nghiệp chờ phá sản và đã hoàn tất thủ tục phá sản lên đến 55.200 , tương dương với trung bình gần 8,500 doanh nghiệp phá sản/tháng. Đây là con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây tại Việt Nam. 

(Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Dưới đây là tên tuổi 1 số doanh nghiệp danh tiếng phá sản tại Việt Nam và trên thế giới:

Tên doanh nghiệp
Quá trình phá sản

Công ty TNHH May Xuân Hiếu

Hoạt động trong lĩnh vực may mặc có nhà máy tại phường Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương. Phá sản vào tháng 1/2020. Ban đầu, hơn 700 công nhân bị nợ lương và hiện đã chi trả được 50% lương cho công nhân.

Công ty TNHH đóng tàu và cơ khí hàng hải Sài Gòn (Sofel)

  • Năm 2007, Sofel 100% vốn Singapore, đầu tư dự án nhà máy đóng tàu tại KCN Đông Xuyên, TP Vũng Tàu.

  • Năm 2017, Sofel mất khả năng trả lương, đóng BHXH cho công nhân và không thể trả các khoản vay, tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đối tác, tổ chức tín dụng của Việt Nam.

  • Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của 1 nhà thầu phụ VN đối với Sofel, ngày 12-9-2018, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Sofel.

Pan Am

Công ty chuyên về du lịch của Mỹvới mạng lưới rộng lớn giai đoạn 1960-1970. Năm 1991, tập đoàn này nộp đơn phá sản.

Long-Term Capital Management 

Công ty quản lý vốn hàng đầu thành lập năm 1994 và phá sản năm năm 1998.

 Northern Rock

Ngân hàng lâu đời nhất của Anh, thành lập từ 1850 và sụp đổ vào năm 2012

Bear Stearns

Ngân hàng đầu tư ở Mỹ phá sản vào tháng 3/2008

DOANH NGHIỆP NÊN LÀM GÌ KHI CHỦ TỊCH BỊ BẮT?

Hiện nay, dư luận đang xôn xao về việc Chủ tịch HĐQT của 1 số Tập đoàn bất động sản lớn bị bắt tạm giam. Đơn cử như chủ tịch Vạn Thịnh Phát, chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt, chủ tịch FLC bị bắt,… Vậy theo Luật phá sản, luật doanh nghiệp hiện hành thì doanh nghiệp – công ty cần thực hiện những thủ tục gì trong trường hợp này?

chu-tich-bi-bat

Theo Luật phá sản và luật doanh nghiệp hiện hành, nếu Chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần (niêm yết) đột ngột bị bắt tạm giam, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện 1 số công việc quản trị sau đây:

1. Công bố thông tin bất thường

Theo điểm n khoản 1 Điều 11 thuộc Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra sự kiện: Khi nhận được quyết định khởi tố của người nội bộ của công ty; tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự của  người nội bộ công ty.

Trong đó, người nội bộ công ty được quy định theo khoản 45 của Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 như sau: Người nội bộ chính là người giữ vị trí quan trọng trong hệ thống quản trị, điều hành của doanh nghiệp như:

  • Chủ tịch HĐQT hoặc CTHĐ thành viên hoặc Chủ tịch cy;

  • Thành viên HĐQT hoặc thành viên HĐ thành viên;

  • Người đại diện theo PL;

  • Tổng giám đốc (GĐ), Phó Tổng GĐ (Phó GĐ); Giám đốc tài chính;

  • Kế toán trưởng và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc HĐQT hoặc HĐ thành viên hoặc Chủ tịch bổ nhiệm;

  • Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên BKS nội bộ;

  • Thư ký, người phụ trách quản trị

  • Người nào đó được ủy quyền công bố thông tin;

Các phương tiện báo cáo, công bố thông tin tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 96/2020/TT-BTC gồm:

  • Trang thông tin điện tử (website) tổ chức là đối tượng công bố thông tin;

  • Hệ thống công bố thông tin của UB Chứng khoán Nhà nước;

  • Website của SGD chứng khoán, phương tiện công bố thông tin khác

  • Website của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán VN.

  • Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định PL (báo in, báo điện tử,…).

2. Thực hiện bầu vị trí Chủ tịch HĐQT mới thay thế

Theo khoản 4 Điều thứ 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

  • Trong trường 

    hợp CT HĐQT vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho 1 thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT theo quy định tại Điều lệ công ty.

  • Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch

    HĐQT

    chết, bị tạm giam, mất tích, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bị bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, trốn khỏi nơi cư trú, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, nghiêm cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định,…. thì các thành viên còn lại bầu 1  Chủ tịch

    HĐQT

    theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại đồng ý cho đến khi có quyết định mới của

    HĐQT

    .

Lưu ý: Trước đây, theo Luật Doanh nghiệp 2014 (tại khoản 4 của Điều 152) quy định trường hợp Chủ tịch HĐQT bất ngờ bị tạm giam mà không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu ra 1 người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bãi bỏ từ “tạm thời” và công nhận người mới được bầu sẽ được chính thức giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Bên cạnh đó, theo điểm l khoản 1 Điều 11 của  Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định khi công ty thay đổi, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, bãi nhiệm người nội bộ; nhận được đơn xin từ chức của người nội bộ (cần nêu rõ về thời điểm hiệu lực tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty) thì phải thực hiện công bố thông tin bất thường trong vòng chỉ 24 giờ, kể từ khi xảy ra sự thay đổi Chủ tịch HĐQT. Đồng thời, công ty phải gửi cho UBCKNN, SGD chứng khoán Bản cung cấp thông tin của người nội bộ mới theo mẫu quy định tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Thông tư này.

Luật phá sản doanh nghiệp 2022 mới nhất – Trình tự giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp

Người có quyền nộp đơn phá sản

Theo Điều 5 Luật Phá sản, người có quyền nộp đơn phá sản lên tòa án là:

  • Chủ nợ.

  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn ở cấp trên trực tiếp cơ sở tại những nơi chưa thành lập CĐCS.

  • Người đại diện theo PL của doanh nghiệp.

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch

    HĐQT đối với

    công ty CP,  Chủ tịch HĐ thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

  • Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng; Trường hợp sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng thì phải quy định trong Điều lệ công ty quy định.

  • Thành viên hợp tác xã/người đại diện theo PL của HTX thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

don-pha-san-doanh-nghiep

Trình tự, thủ tục để tiến hành phá sản

Bước

Đối tượng thực hiện

Nội dung

1

 Nộp đơn yêu cầu

Người có quyền

  • Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở Tòa án có thẩm quyền;

  • Trong 3 ngày kể từ ngày Tòa án nhận đơn hợp lệ thì có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án để các bên thương lượng rút đơn.

  • Tòa án ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ (theo Điều 37).

2

 Nộp lệ phí

Tòa án

Dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người nộp đơn

Người nộp đơn

Theo Điều 38, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

3

Bước 3: Xử lý đơn 

Tòa án

  • Tòa án thụ lý đơn trong 03 ngày, kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản. (theo Điều 40).

  • Thẩm phán ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn (theo Điều 42).

Doanh nghiệp, hợp tác xã

Vẫn tiếp tục hoạt động KD, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và bị cấm thực hiện 1 số hoạt động tại Điều 48.

4

Bước 4: Mở/không mở thủ tục phá sản

Tòa án

  • Thông báo, đăng tin quyết định mở/không mở thủ tục phá sản trong 3 ngày kể từ ngày có Quyết định (theo Điều 43).

  • Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định (Điều 45)

Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ.

Thời hạn khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ là 5 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết. (Điều 67)

Người tham gia thủ tục phá sản

Có quyền đề nghị xem xét lại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở/không mở thủ tục phá sản (theo Điều 44).

5

Họp hội nghị chủ nợ

Tòa án

Thẩm phán sẽ triệu tập Hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày xong việc kiểm kê tài sản.

Nếu Hội nghị chủ nợ không đáp ứng được các điều kiện quy định thì sẽ phải hoãn.

Căn cứ vào kết quả phiên họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án ra quyết định:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản nếu công ty không mất khả năng thanh toán;

  • Thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền – nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý mọi tài sản và Quyết định đình chỉ các thủ tục phục hồi hoạt động KD nếu công ty đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động KD.

  • Quyết định tuyên bố công ty phá sản nếu đủ điều kiện.

Thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị QĐ tuyên bố công ty phá sản là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

6

Tuyên bố phá sản

Tòa án

Ban hành Quyết định chính thức tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp thường có 4 giai đoạn phát triển tiêu biểu là khởi nghiệp, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Ở giai đoạn suy thoái, nhiều công ty không thể trụ vững giữa nhiều khóa khăn có thể dẫ đến phá sản bất đắc dĩ. Theo luật Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp không thể tự tuyên bố phá sản mà phải trải qua đầy đủ các thủ tục phá sản, bước cuối cùng là để Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thì mới được gọi là phá sản.

Cụ thể, Điều 8 của Luật Phá sản có ghi rõ thẩm quyền giải quyết phá sản như sau:

– TAND tỉnh, TP trực thuộc TW có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với công ty mất khả năng thanh toán tại tỉnh đó và thuộc 1 trong các trường hợp:

  • Vụ phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản đang ở nước ngoài;

  • Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều nơi như  huyện, quận, thị xã, TP thuộc các tỉnh khác nhau;

  • Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều nơi như huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh khác nhau;

  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của TAND của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà được TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do các tính chất phức tạp của vụ việc.

– TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với công ty có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh đó và không thuộc 1 trong các trường hợp do TAND cấp tỉnh giải quyết.

Ngoài ra, Luật Phá sản không quy định cụ thể mất khả năng thanh toán 1  khoản nợ con số bao nhiêu thì sẽ coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi tình hình tài chính của các doanh nghiệp rất khác nhau.

Vì có những doanh nghiệp nợ vài chục triệu nhưng không có khả năng trả, có công ty nợ tới vài trăm triệu, vài tỉ hoặc trăm tỉ,…. vẫn có khả năng thanh toán tốt và bình thường.

Công ty phá sản thì người lao động có được ưu tiên trả lương trước không?

Khoản 1 của Điều 54 Luật Phá sản VN năm 2014 quy định:

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp sẽ được phân chia theo thứ tự sau:

  • a) Chi phí phá sản;

  • b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác theo HĐLĐ và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

  • c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động KD của doanh nghiệp.

  • d) Nghĩa vụ tài chính đối với NN; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do tổng giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của công ty sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 mà vẫn còn dư thì phần còn lại này thuộc về:

  • a) Thành viên của HTX, HTX thành viên;

  • b) Chủ của doanh nghiệp tư nhân;

  • c) Chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên;

  • d) Thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

  • đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản quá ít, không đủ để thanh toán theo quy định tại Khoản 1, thì từng đối tượng cùng thứ tự ưu tiên sẽ được thanh toán theo tỷ lệ % tương ứng số nợ.

Tóm lại, theo Luật phá sản thì doanh nghiệp khi được Tòa án quyết định tuyên bố phá sản sẽ chắc chắn ưu tiên trả lương cho người lao động trước khi thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ.

Danh sách công ty bảo hiểm phá sản

Năm 2020, Dịch Covid-19 đã gây khó cho ngành công nghiệp bảo hiểm trên khắp châu Á và rất nhiều công ty bảo hiểm đã phá sản.

  • Ở Thái Lan, 4 công ty bảo hiểm phá sản là: Asia Insurance 1950 Public Company, Syn Mun Kong, The One Insurance Public Company và Southeast Asia Insurance

  • Ở Đài Loan, Ủy ban Giám sát Tài chính cảnh báo rằng ngành công nghiệp bảo hiểm có thể đối mặt với khoản phải trả lên tới 1,3 tỷ USD cho các yêu cầu bồi thường liên quan đến Covid-19 – Báo cáo cuối tháng 5/2020.

  • Ở Nhật Bản, Công ty bảo hiểm JustInCase phải ngừng bán bảo hiểm Covid-19 và cắt giảm 90% số tiền chi trả cho bệnh nhân phải nhập viện.

Còn ở Việt Nam, chưa có thông tin về công ty bảo hiểm phá sản.

Công ty phá sản thì cổ phiếu như thế nào?

Cổ phiếu phổ thông (còn gọi là cổ phiếu thường) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cổ đông được phép hưởng các quyền lợi thông thường trong doanh nghiệp. Người nắm giữ cổ phiếu phổ thông chính là cổ đông phổ thông và cũng là đồng chủ sở hữu của công ty cổ phần.

Cổ tức (lợi nhuận) của cổ phiếu cổ đông phụ thuộc hoàn toàn vào mức lợi nhuận sau thuế thu được của công ty/năm và chính sách chia lợi tức cổ phần của công ty đó. Vậy nên:

  • Khi công ty “ăn nên làm ra” thì các cổ đông phổ thông sẽ được chia cổ tức và cổ tức cao.

  • Khi công ty thua lỗ trong hoạt động KD dẫn đến phá sản thì các cổ đông phổ thông sẽ không có cổ tức hoặc cổ tức thấp. 

Trách nhiệm của cổ đông khi công ty phá sản

Theo quy định Luật phá sản hiện hành, khi một công ty cổ phần phá sản thì công ty sẽ chịu phải thanh lý bằng toàn bộ tài sản của công ty để chi trả các khoản nợ của công ty.

Điều này đồng nghĩa với việc các cổ đông trong công ty cổ phần sẽ chịu một phần trách nhiệm khi công ty phá sản. Tương ứng với số cổ phần đang nắm giữ.

Bài viết hy vọng đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích và thiết thực về luật phá sản hiện hành.

Mọi thông tin chi tiết về Luật phá sản vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0916 25 78 25 

Xổ số miền Bắc