Luật so sánh là gi? Khái quát chung về Luật so sánh.

Thuật ngữ “Luật so sánh” đã xuất hiện và được sử dụng từ rất sớm và đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ này. Bài viết sau sẽ có những phân tích cụ thể hơn về khái niệm này và một số vấn đề ý luận chung vè Luật so sánh.

1. Luật so sánh là gì? 

– Luật so sánh là một ngành khoa học. Xung quanh định nghĩa về Luật so sánh dưới góc đọ là một môn KH thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau. (1) Theo Zweigert và Kortz, Luật so sánh là hoạt động trít uệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình hoạt động (2) Theo Peter de Cruz, LSS nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và QPPL, dựa trên cơ sở so sánh. Vậy, Luật so sánh có đối tượng nghiên cứu là pháp luật nước ngoài và phương pháp nghiên cứu chủ yếu là so sánh.

– Theo quan điểm của PGS.TS Ngô Huy Cương: Luật so sánh là một môn khoa học pháp lý sử dụng tổng quát các phương pháp so sánh làm trọng yếu để nghiên cứu các vấn đề pháp luật huộc các hệ thống pháp luật khác nhau, nghiên cứu hệ thống pháp luậ các nước một cách riêng biệt và nghiên cứu việc sử dụng, cũng như hiệu quả của phương pháp so sánh pháp luật.

Qua đó có thể thấy đối tượng nghiên cứu là (1) pháp luật nước ngoài và (2) bản thân phương pháp so sánh pháp luật.

  • Chức năng của luật so sánh: 

– So sánh các hệ thống pháp luật trên thế giới nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt. 

– Đánh giá, so sánh các giải pháp của luật pháp các nước. 

– Phân nhóm pháp luật 

– Nghiên cứu sự hiệu quả của phương pháp so sánh trong nghiên cứu luật so sánh. 

  • Mục đích của luật so sánh: 

– Nâng cao hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới. 

– Hỗ trợ cải cách pháp luật quốc gia. 

– Tìm ra các giải pháp cho luật thực định 

– Hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật. 

Luật so sánh có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam hiện nay. Trình độ lập pháp của Việt Nam còn yếu kém, pháp điển hoá pháp luật không tốt, nhiều điều luật chồng chéo nhau hoặc không cần thiết, rất cần nghiên cứu tư duy pháp lý, kỹ thuật lập pháp các nước bổ sung cho pháp luật hiện hành. Hơn nữa trong thời hội nhập nếu không hiểu biết pháp luật quốc tế thì rất dễ bị thua thiệt, nên việc học luật so sánh lại càng cần thiết.

  • Đối tượng của Luật so sánh.

–  Pháp luật nước ngoài: Do mỗi nước, mỗi khu vực có nền tảng kinh tế- xã hội- lịch sử rất khác nhau dẫn đến mỗi hệ thống pháp luật ở các nước đều có sự khác biệt lớn. Pháp luật nước ngoài là đối tượng nghiên cứu quan trọng của luật so sánh, nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật các nước. 

– Phương pháp so sánh: Phương pháp chủ yếu được dùng để nghiên cứu luật so sánh, có nhiều mức độ so sánh để rút ra các giải pháp cho luật thực định.

2. Phân biệt các hình thức so sánh hiện nay

2.1. So sánh vĩ mô và so sánh vi mô.

– So sánh vĩ mô: so sánh các hệ thống pháp luật về tinh thần, phong cách, phương pháp tư duy pháp lý, thủ tục. Cụ thể, phương pháp xử lý các tư liệu pháp lý, thủ tục giải quyết các tranh chấp như: kỹ thuật lập pháp, kiểu pháp điển hóa, giải thích pháp luật, xem xét tiền lệ, việc đóng góp của nhà trường vào việc phát triển pháp luật, quan điểm tư pháp, các thức khác nhau trong việc giải quyết xung đột, vai trò của luật sư và thẩm phán trong việc chứng minh sự kiện và thiết lập pháp luật.

– So sánh vi mô: so sánh các vấn đề pháp lý cụ thể và giải pháp giải quyết chúng

Hai mức độ so sánh này không có ranh giới rõ ràng, thực tế khi so sánh người ta phải thực hiện đồng thời cả 2 mức độ nghiên cứu; bản thân 2 mức độ này cũng được xem là phương pháp quan trọng của LSS

2.2. So sánh hình thức và so sánh chức năng.

– Phương pháp so sánh chức năng: so sánh dựa vào những chức năng nhất định nào đó

+ Được khởi xướng bởi Ernst Rabel và tạo được sự chú ý lớn. Phương pháp luận cơ bản là vấn đề chức năng, những gì cùng chức năng mới có thể so sánh được. Xuất phát điểm nghiên cứu không phải là các chế định cụ thể mà từ các vấn đề xã hội phát sinh nhu cầu điều chỉnh xã hội. Các điều kiện của phương pháp so sánh chức năng là: (1) xuất phát từ bản thân hệ thống pháp luật nước ngoài, phát hiện ra và tập trung và các chức năng, phân tích các giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh (2) phải chú ý tới tất cả các loại nguồn của pháp luật theo quan niệm của hệ thống pháp luật đang nghiên cứu (3) phải am hiểu được nhiều ngành khoa học có liên quan

– Phương pháp so sánh hình thức: so sánh các quy phạm pháp luật với nhau

2.3.  So sánh với lịch sử nhà nước và pháp luật.

– Đối tượng nghiên cứu của lịch sử nhà nước và pháp uật là quá trình phát sinh, phát triển và thay thế các kiểu hình thức nhà nước và pháp luật trong từng thời kì, diễn ra tại các khu vực điển hình trên thế giới.

–  Phạm vi lịch sử nhà nước và pháp luật gồm 2 phần đó là lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới và Việt nam 

– Phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận , phương pháp nghiên cứu cụ thể (phân tích, tổng hợp, thống kê,…..) phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả (Quan sát, tìm hiểu, Hỏi, Đọc và Trả bài, Xem lại)

– Ý nghĩa:

+ Cơ sở phương pháp luận cho các khoa học pháp lí chuyên ngành: Nghiên cứu môn học chuyên nghành dễ dàng hơn, phương pháp tư duy lịch sử cụ thể

+ Cung cấp hệ thống tri thức lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới: Nhận thức được di tồn lịch sử, rút ra được kinh nghiệm và bài học

–  Mối liên hệ với luật so sánh: là kiến thức nền tảng để các nhà nghiên cứu so sánh LSNNPL của các quốc gia trên thế giới với nhau

3. Khái quát về lịch sử phát triển của luật so sánh trên thế giới.

  • Trước thế kỷ XIX

– Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà nước đã viện dẫn PL nước ngoài để xây dựng HTPL của mình, điển hình là Hy Lạp và La Mã

– Hy Lạp:

+ Nhiều thành phố đã chấp nhận toàn bộ hoặc 1 phần luật lệ của các thành ban khác

+ Ngoài ra, cũng có các nghiên cứu so sánh: Aristotle đã nghiên cứu so sánh 153 tổ chức của người Hy Lạp và các thành bang; Plota đã so sánh luật lệ các thành bang vs nhau

– La Mã:

+ Khi mới được hình thành, luật lệ của LM đc xây dựng trên cơ sở tìm hiểu luật lệ của Hy Lạp. Ví dụ: Bộ luật 12 bảng của người La Mã cổ đại

+ Qua các thời kỳ hưng thịnh của đế chế LM, Trung cổ, LSS đều không phát triển

– Đến thế kỷ XVI, ở 1 số quốc gia châu Âu lục địa mới xuất hiện 1 số công trình nghiên cứu: so sánh giữa luật La Mã với luật của người Giéc Manh

– Thế kỷ XVII -XVIII hầu như không phát triển. Có nổi bật là Montesquieu sử dụng phương pháp so sánh rất nhiều trong “Tinh thần pháp luật” và “Những bức thư Ba Tư” sau này đc coi là ng đi tiên phong trong lĩnh vực luật so sánh

– Với việc so sánh luật tập quán ở Châu Âu lục đã đã hình thành nên thường luật tập quán (Droit Commun Coutumier) ở Pháp

  • Từ Thế kỷ XIX – nay

– Luật so sánh phát triển mạnh mẽ với 2 hình thức:

+ Luật so sánh lập pháp: quá trình theo đó pháp luật của nước ngoài được viện dẫn để soạn thảo các VBPL quốc gia

+ Luật so sánh học thuật: so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để nâng cao hiểu biết về pháp luật

– Đức là 1 quốc gia rất phát triển luật so sánh lập pháp, họ xây dựng các văn bản pháp luật dựa trên việc so sánh với luật của Pháp, Hà Lan và các nước châu Âu,…

– Luật so sánh lập pháp phát triển sớm hơn Luật so sánh học thuật. Đến giữa TK XIX Luật so sánh mới dường như được thừa nhập như ngành nghiên cứu pháp luật

– Cuối TK XIX, Luật so sánh sự phát triển được đánh dấu bằng các thiết chế như hiệp hội, các tạp chí, trưởng các chuyên ngành so sánh

  • Cơ sở thúc đẩy sự ra đời của Luật so sánh:

– Cuối thế kỷ XIX, kinh tế và giao thương phát triển

– Đòi hỏi sự hiểu biết pháp luật nước ngoài trong giao thương

– Sự lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế, đòi hỏi hài hòa pháp luật trong một số lĩnh vực (sở hữu trí tuệ, vận tải hàng hóa)

4. Sự hình thành và phát triển của luật học so sánh ở Việt Nam.

– Trước 1986, Luật so sánh Việt Nam hầu hết là Luật so sánh lập pháp

– Thời kì phong kiến, các nhà làm luật Việt hầu hết học hỏi từ pháp luật Trung Quốc cả về tư tưởng, hình thức, nội dung.

– Sau cách mạng tháng 8, pháp luật hầu hết được xây dựng từ các nước xã hội chủ nghĩa, ví dụ như hiến pháp 1959 đã được chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo về việc tham khảo hiếp pháp các nước bạn, nên nó được coi như sp của so sánh pháp luật

– Từ 1954 – 1975, các nhà làm luật miền Nam đã tham khảo pháp luật nước ngoài để xây dựng luật, ví dụ luật tư như hôn nân gia đình, thương mại, dân sự…

– Luật so sánh học thuật có 1 số nghiên cứu, các tác giả như Ngô Bá Thành, Vũ Văn Mẫu

–  Sau 1975, hđ xây dựng pháp luật phát triển, vẫn tiếp tục học tập các nước XHCN (đặc biệt là Liên Xô)

– Từ 1986 đến nay: Luật so sánh phát triển cả 2 lĩnh vực lập pháp và học thuật

+ Luật so sánh lập pháp: học hỏi các nước đã phát triển nền kinh tế thị trường

+ Luật so sánh học thuật: xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu hơn; các tổ chức chuyên về Luật so sánh cũng đc thành lập

5. Mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu văn hóa, mục tiêu khoa học và mục tiêu cải cách của luật so sánh.

– Mục tiêu nghề nghiệp: định hướng cho những người theo nghề luật (có cần luật so sánh ko)

+ Thẩm phán: công nhận những phán quyết của tòa án, trọng tài nước ngoài thì cần biết để xem xét sự xung đột

+ Nhà làm luật: tham khảo luật nước ngoài để xd PL quốc gia

– Mục tiêu văn hóa: mở rộng hiểu biết về 1 nền luật học khác

– Mục tiêu khoa học:

+ Cung cấp tri thức pháp luật: có cái nhìn toàn diện về các dòng họ pháp luật trên TG; phân nhóm các HTPL; cung cấp kiến thức cụ thể về hệ thống pháp luật nước ngoài

+ Hiểu hơn về pháp luật nước mình, bổ sung nâng cao kiến thức sẵn có. Đưa ra hướng tiếp cận pháp luật mới.

+ Cung cấp tri thức nhiều lĩnh vực khác: để tiến hành so sánh, đánh giá cần tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác như lịch sử, địa lí, ngôn gnữ, kinh tế, chính trị,… (những nguyên nhân dẫn tới sự giống và khác)

–  Mục tiêu cải cách pháp luật quốc gia:

+ Để có thể áp dụng những sáng tạo vào luật thì các nhà làm luật phải dự báo được khả năng tác động của đạo luật ấy tới đời sống xã hội trước khi thử nghiệm. So sánh những sáng tạo này ở các quốc gia khác là 1 phương pháp dự báo hiệu quả. Hoặc vay mượn miễn phí các giải pháp pháp luật sẽ hữu ích hơn việc trải qua những thử nghiệm.

+ Việc học hỏi được thể hiện qua 2 hình thức:

  • Dựa vào khái niệm và giải pháp của nước ngoài để xây dựng giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của QG
  • Cấy ghép: Tiếp nhận các khái niệm và giải pháp của nước ngoài

Luật so sánhđã mở rộng nguồn các giải pháp pháp luật về vấn đề cụ thể mà PL của các nước đã và đang phải đối mặt  và tăng khả năng thành công của việc cải cách hệ thống pháp luật quốc gia.

 

1900.6162 để được giải đáp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập).