Mã nguồn mở là gì? 4 mã nguồn mở thường dùng hiện nay

Mã nguồn mở là yếu tố quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho với các lập trình viên. Chúng giúp thúc đẩy phát triển công nghệ hiện đại nhờ tạo ra những phần mềm mới. Với bài viết này, mời bạn cùng Vietnix tìm hiểu mã nguồn mở là gì và công dụng của mã nguồn mở nhé.

Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở (Open source) là các phần mềm mà code của chúng sẽ được công khai để sử dụng. Nhờ đó mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí, tải xuống và chỉnh sửa. Người dùng hoàn toàn có thể đóng góp vào cộng đồng này để nâng cao tính vượt trội và cung cấp thêm nhiều lợi ích. 

Ví dụ: Bạn sử dụng phần mềm B có mã nguồn mở. Sau đó, bạn tạo ra một bộ code mới có tính năng tốt và chia sẻ chúng cho tất cả người dùng phần mềm này.

Mã nguồn mở là gì?Mã nguồn mở là gì? 

Trong lĩnh vực lập trình, ta dễ dàng thấy có rất nhiều thuật ngữ chứa từ “mở” như engine mở, hệ điều hành mở,… Từ “mở” ở đây không có ý nghĩa liên quan đến cấu trúc, kỹ thuật hay người tạo phần mềm. Từ “mở” chỉ có một ý nghĩa duy nhất liên quan đến pháp lý. 

Mã nguồn mở được sử dụng cho mục đích thương mại mà không cần trả tiền bản quyền. Đồng nghĩa với điều này là không có bất cứ đơn vị nào có quyền khiếu nại. 

Do đó, bạn có thể sử dụng thoải mái các chức năng mà không cần liên quan đến bộ phận tạo mã nguồn đó. 

Lợi ích của mã nguồn mở

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm mã nguồn mở, mời bạn đọc tìm hiểu những lợi ích to lớn của mã nguồn mở mang lại cho lập trình viên và người dùng.

Hoàn toàn miễn phí

Như đã trình bày ở trên, phần mềm mã nguồn mở là hoàn toàn miễn phí đối với tất cả người dùng. Bạn có thể sử dụng chúng cho mục đích thương mại mà không cần lo trả phí bản quyền. 

Với mã nguồn mở, bạn cũng không bị kiểm soát bởi nhà cung cấp và tránh được tình trạng một số file hoặc chức năng bị ẩn đi như ở các mã nguồn mở độc quyền khác.

Mã nguồn mở miễn phí với tất cả người dùngMã nguồn mở miễn phí với tất cả người dùng

Đối với lập trình viên, khi họ sử dụng phần mềm mã nguồn mở cũng sẽ tránh rủi ro như không được hỗ trợ khi mua phần mềm bản quyền sau một thời gian sử dụng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới thời gian, tiền bạc, công việc của người dùng. 

Người dùng có thể bị mất thêm một khoản chi phí khác để gia hạn. Hoặc tạo tài khoản sử dụng mới nếu muốn hoàn thành công việc trước khi chuyển qua nền tảng khác trong trường hợp dịch vụ chăm sóc khách hàng của những phần mềm này không tốt. 

Bảo mật cao

Dù là sản phẩm miễn phí nhưng hầu hết các mã nguồn mở có khả năng bảo mật cao. Lý do bởi phần mềm của mã nguồn mở đã được phát triển trong một khoảng thời gian rất dài từ cộng đồng lập trình viên có chuyên môn cao. 

Lúc này, khi xảy ra bất cứ vấn đề gì, chúng sẽ được kiểm tra, sửa lỗi cũng như thêm bớt các tính năng liên tục. 

Mã nguồn mở được bảo mật caoMã nguồn mở được bảo mật cao

Trước khi đưa thêm bất kỳ tính năng mới nào vào phần mềm có mã nguồn mở, yếu tố an toàn sẽ được đặt lên thử nghiệm đầu tiên. 

Sau một thời gian sử dụng, nếu hacker có thể tìm được lỗ hổng trong phần mềm thì cộng đồng lập trình viên sẽ nhanh chóng giải quyết chúng. Cũng nhờ vào điều này mà mã nguồn mở được đánh giá có khả năng bảo mật tuyệt vời cho cộng đồng người dùng trên toàn cầu. 

Quản trị và tùy chỉnh dễ dàng

Biết được những tính năng của mã nguồn mở là gì, người sử dụng có thể truy cập, điều chỉnh hay quản trị cấu trúc của chúng để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Điều này giúp thúc đẩy các nhà lập trình phát triển nhiều phần mềm hữu ích cho cộng đồng hơn từ mã nguồn mở có sẵn. 

Người dùng hoàn toàn cài đặt và tùy chỉnh trên phần mềm mã nguồn mởNgười dùng hoàn toàn cài đặt và tùy chỉnh trên phần mềm mã nguồn mở

Tính ổn định cao

Tính ổn định cao của mã nguồn mở được thể hiện ở việc có vô số trang web hiện nay sử dụng chúng. Hơn thế, các trang web này vẫn có khả năng duy trì ổn định trong khi vận hành liên tục mà không gặp lỗi. 

Lý giải cho điều này, mã nguồn mở được xây dựng trên nguyên tắc tối ưu cho cộng đồng người dùng nên bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và duy trì được tính ổn định khi vận hành hơn so với mã nguồn đóng. 

Cộng đồng lớn

Có số người sử dụng lớn trên toàn thế giới nên các phần mềm mã nguồn mở được hỗ trợ rất nhiều. Hầu hết lập trình viên hiện nay đều sử dụng mã nguồn mở nên chúng có tính lan rộng rất cao. 

Cộng đồng rộng lớn của mã nguồn mở Cộng đồng rộng lớn của mã nguồn mở

Với mỗi phần mềm mã nguồn mở, số người sử dụng chúng có thể lên đến vài triệu người. Bất cứ người dùng nào gặp những vấn đề cần giải quyết hoặc có thắc mắc, họ có thể nhờ cộng đồng giúp đỡ. 

Hoạt động linh hoạt

Việc sửa chữa lỗi khi sử dụng mã nguồn mở để tạo ra các ứng dụng có tốc độ nhanh hơn so với phần mềm bản quyền. Nếu người dùng là lập trình viên và phát hiện lỗi đang gặp của phần mềm mã nguồn mở thì họ có thể sửa chúng ngay lập tức. 

Đối với phần mềm bản quyền, người dùng không được phép tự ý sửa chữa phần mềm mà cần báo lại với nhà cung cấp. Nếu được phía cung cấp đồng ý, họ mới bắt tay vào sửa lỗi. 

Mã nguồn mở có tính linh hoạt caoMã nguồn mở có tính linh hoạt cao

Nói một cách chi tiết, bạn là lập trình viên và muốn thêm các chức năng, tiện ích của ứng dụng được tạo ra bởi phần mềm mã nguồn mở, bạn có thể thêm, bớt hoặc tùy chỉnh ngay tại thời điểm đó mà không cần thông báo với ai. Điều này cho thấy rõ ràng tính linh hoạt của các phần mềm mã nguồn mở.

VPS NVMe Single Post

Chương trình ra mắt dịch vụ VPS NVME tốc độ cao

Một số mã nguồn mở phổ biến 

Mã nguồn mở là cụm từ để chỉ tất cả các phần mềm cho người dùng sử dụng miễn phí. Chúng cũng là một phần quan trọng trong việc phát triển công nghệ hiện đại ở thời điểm hiện tại. Google, Microsoft, Red Hat cũng sử dụng chúng để tạo ra doanh thu. Vậy, những ứng dụng hữu ích được tạo nên từ mã nguồn mở là gì? Cùng Vietnix tìm hiểu tiếp nhé!

1. Hệ điều hành Linux

Đối với người sử dụng máy tính ắt hẳn đã quen thuộc với những hệ điều hành như macOS hay Microsoft Windows. Tuy nhiên, những hệ điều hành trên không phải là hệ điều hành mở. 

Bạn có thể thấy rõ điều này khi hệ thống yêu cầu người dùng trả phí bản quyền khi tải xuống. Và điều này đôi khi cũng gây ra những khó khăn nhất định cho người dùng vì các nguyên tắc hoạt động của bản quyền.

Linux là hệ điều hành được xây dựng dựa trên mã nguồn mởLinux là hệ điều hành được xây dựng dựa trên mã nguồn mở

Vào năm 1991, hệ điều hành Linux đã mang tới cho người dùng, đặc biệt là các lập trình viên một lựa chọn mới. Linux là ứng dụng được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở. 

Chính vì vậy mà Linux hoàn toàn miễn phí, người dùng có thể sử dụng chúng để thương mại mà không cần trả phí bản quyền. Đồng nghĩa với điều đó, người dùng được sử dụng toàn bộ các tính năng đặc biệt của Linux.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng OpenOffice thay cho Microsoft Office với các trình soạn thảo văn bản là Writer thay cho Word hay Calc (ứng dụng bảng tính) thay cho Excel,…

2. Ngôn ngữ lập trình PHP, Java

Trong lĩnh vực lập trình, ngôn ngữ lập trình là thành phần không thể thiếu. Là một lập trình viên, bạn không thể chỉ sử dụng một ngôn ngữ bởi sự giới hạn của chúng. Để tạo được các chức năng đa dạng hơn, các lập trình viên cần sử dụng nhiều ngôn ngữ hơn. 

Java là ngôn ngữ lập trình được tạo từ mã nguồn mởJava là ngôn ngữ lập trình được tạo từ mã nguồn mở

Java và PHP là các ngôn ngữ lập trình được tạo bởi nền tảng mở. Chúng đều miễn phí, có cấu trúc đơn giản, không giới hạn chức năng, có thư viện tài liệu chất lượng và cộng đồng người dùng vô cùng lớn. Đến nay, có hơn 85% trang web trên toàn thế giới sử dụng ngôn ngữ lập trình này. 

3. WordPress

WordPress là phần mềm trên nền tảng mã nguồn mở miễn phí được sử dụng để tạo khoảng 25% tổng số trang web trên thế giới hiện tại. Đây cũng là nền tảng được tạo từ ngôn ngữ lập trình PHP.

WordPress miễn phí và dễ dàng sử dụngWordPress miễn phí và dễ dàng sử dụng

WordPress phổ biến vì chúng là công cụ quản lý nội dung (CMS) cho website, không bắt người dùng trả phí. Được lập trình dựa vào mã nguồn mở nên WordPress có đầy đủ tính chất của một phần mềm mã nguồn mở, cụ thể như:

  • Dễ dàng sử dụng.
  • Có số lượng người sử dụng lớn.
  • Bảo mật tốt.
  • Hoạt động linh hoạt.
  • Có tính ổn định cao.
  • Chỉnh sửa trực quan,…

Bạn có thể lựa chọn WordPress để tạo dựng một website cho riêng mình mà không cần phải là lập trình viên chuyên nghiệp. Đây cũng là công cụ được hỗ trợ bởi nhiều lập trình viên giỏi. Nhờ đó, bạn có thể đặt ra những câu hỏi trong quá trình tạo website của mình để nhận được lời giải đáp từ cộng đồng. 

WordPress không chỉ dành cho những người không giỏi về công nghệ. Thực tế, đã có rất nhiều website nổi tiếng như BBC America, CNN, hay Variety được thành lập trên WordPress. 

4. Phần mềm GIMP thay thế cho Adobe Photoshop

Photoshop là một ứng dụng thiết kế nổi tiếng được xây dựng dựa trên mã nguồn đóng. Nhờ vào điều này, nhà cung cấp Photoshop có thể thu về hàng triệu USD từ phí bản quyền của người dùng. 

Phần mềm GIMP thay thế cho Adobe Photoshop

Nếu là một người mới bước chân vào nghề thiết kế công nghệ, bạn có thể cân nhắc sử dụng GIMP để sử dụng các tính năng cơ bản. GIMP miễn phí và có nhiều chức năng tương tự như CS3. Tuy nhiên, GIMP không có quá nhiều tính năng vượt trội hơn Photoshop. 

Lời kết

Bài viết trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi mã nguồn mở là gì? Vietnix hy vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn rõ ràng hơn về mã nguồn mở và có thể ứng dụng chúng hiệu quả trong công việc nhé. Chúc các bạn thành công!

Xổ số miền Bắc