Mẫu Báo Cáo Thử Việc: Những Lưu Ý Cần Biết

Sau khoảng thời gian thử việc tại công ty, mỗi nhân viên mới đều được yêu cầu tự phản ánh về toàn bộ quá trình làm việc của bản thân. Ngay cả trong những tháng đầu tiên ấy, mọi đóng góp và cảm nhận của bạn về doanh nghiệp đều cần được ghi nhận một cách nghiêm túc. Vậy đâu là loại tài liệu hỗ trợ bạn đánh giá quá trình làm việc? Câu trả lời nằm ở báo cáo thử việc. 

Một báo cáo thử việc chuẩn chỉnh sẽ mở ra khả năng hợp tác giữa bạn và doanh nghiệp trong tương lai. Hãy cùng Glints tham khảo ngay các mẫu báo cáo thử việc có sẵn và các “bí kíp” giúp việc điền thông tin không còn “khó nhằn”.

Mẫu báo cáo thử việc là gì?

Sau khi kết thúc thời hạn thử việc, người thử việc sẽ được yêu cầu soạn thảo một mẫu báo cáo kết quả thử việc. Báo cáo sẽ được gửi đến ban lãnh đạo công ty, trưởng phòng và những người có liên quan nhằm đánh giá nhiều khía cạnh trong khoảng thời gian bạn công tác tại doanh nghiệp.

Trong báo cáo ấy, người thử việc sẽ đề cập chi tiết về toàn bộ công việc được giao, cũng như kết quả và năng suất hoàn thành các công việc ấy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nêu lên ý kiến, trải nghiệm, nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành thời hạn thử việc. Qua đó, bạn cũng có thể tự trả lời một số câu hỏi như:

  • Bạn có làm tốt không? 
  • Có những khó khăn gì trong khoảng thời gian này mà bạn gặp phải? 
  • Bạn đã học được gì từ công việc này?
  • Bạn có cảm nhận được sự phù hợp giữa bạn và công việc không?

Báo cáo thử việc có quan trọng không? Tất nhiên là có rồi. Báo cáo thử việc là tài liệu chính thức, là căn cứ chủ yếu để cấp trên và các bên liên quan quyết định khả năng ký kết hợp đồng lao động với bạn trong tương lai. 

Mẫu báo cáo thử việcMẫu báo cáo thử việc

Những nội dung cần có trong báo cáo thử việc

Nếu bạn có nguyện vọng gắn bó lâu hơn với doanh nghiệp, chuẩn bị một mẫu báo cáo thử việc sơ sài về cả nội dung lẫn hình thức là điều tuyệt nhiên không nên làm. Để đảm bảo báo cáo của bạn được hoàn chỉnh, đâu là những nội dung mà cần phải bao gồm? Hãy cùng Glints tìm hiểu cách viết báo cáo thử việc ngay nhé. 

  • Địa chỉ người nhận: Tên công ty nơi người lao động thử việc.
  • Thông tin cá nhân của người lao động: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân nhân, khoảng thời gian thử việc, chức vụ, cấp trên (người trực tiếp quản lý).
  • Báo cáo kết quả thử việc: (Sau khi đã hoàn thành các thông tin cơ bản bên trên, bạn hãy dành thời gian cho phần quan trọng nhất sau đây của báo cáo thử việc nhé).
    • Các đầu việc được giao. 
    • Thời gian hoàn thành các công việc. 
    • Người giao việc và trực tiếp quản lý.
    • Kết quả đạt được (nếu kết quả công việc của bạn được đo lường bằng các chỉ số thì đừng quên viết vào nhé).
  • Tự đánh giá và nhận xét quá trình thử việc: những kinh nghiệm được rút ra, những đề xuất mang tính xây dựng cho công việc, v.v.
  • Nguyện vọng sau quá trình thử việc tại doanh nghiệp: mong muốn được tiếp tục với vị trí hiện tại/mong muốn ra đi tìm cơ hội mới. 
  • Ý kiến đánh giá của quản lý.
  • Chữ ký của người làm báo cáo và quản lý.

Mẫu báo cáo thử việc Mẫu báo cáo thử việc Báo cáo thử việc mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn bạn nghĩ

Các lưu ý trong khi viết báo cáo thử việc

báo cáo thử việc có liên hệ trực tiếp đến định hướng của bạn cùng doanh nghiệp, Glints sẽ gửi đến bạn những lưu ý và các mẹo mẫu sau để việc viết báo cáo trở nên chuyên nghiệp hơn nhé:

1. Tham khảo bảng mô tả công việc 

Bạn có thể tìm lại bảng mô tả công việc (job description) và xem xét lại các yêu cầu đã đặt ra trong quá khứ. Sau khoảng thời gian làm việc thực tế, hiệu quả và năng suất của bạn có thể sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Bảng mô tả công việc sẽ là cơ sở vững chắc giúp bạn tự đánh giá liệu mình có làm tốt việc được giao hay không. 

2. Nhấn mạnh ưu điểm của bản thân

 Trong quá trình làm việc, bạn đã tận dụng những thế mạnh nào? Những kỹ năng mới nào bạn đã học được? Bạn đã hoàn thành những khóa đào tạo hay đạt được những chứng chỉ nào? v.v.

Bạn hãy mô tả phần này chi tiết nhất có thể. Hãy cho ban lãnh đạo thấy rằng công việc này có ý nghĩa nhiều như thế nào đối với sự phát triển của bản thân bạn. 

3. Phản ánh trung thực những điểm bản thân chưa thực sự làm tốt

Ai cũng đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Trong trường hợp này, một nhân sự mới khó lòng hoàn thiện mọi kỹ năng công việc yêu cầu chỉ trong khoảng thời gian thử việc ngắn ngủi. Hãy cứ trung thực chỉ ra những khía cạnh chưa hoàn thiện và quyết tâm hoàn thiện chúng trong tương lai nhé.

4. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp và quản lý

Một số nhân viên mới có xu hướng tự “bơi” trong khi viết báo cáo thử việc. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp và quản lý là ý kiến không hề tồi. Ý kiến từ đồng nghiệp và cấp trên không những khiến báo cáo của bạn đáng tin cậy hơn, biết đâu còn gợi ý thêm nhiều thông tin mà bạn đã bỏ sót?

Đọc thêm: Cách Xây Dựng Mối Quan Hệ Đồng Nghiệp Chốn Công Sở

Các mẫu báo cáo thử việc (tiếng Anh và tiếng Việt)

Rất nhiều công ty sử dụng mẫu báo cáo thử việc riêng biệt, nhưng hầu hết đều tuân theo một cấu trúc cơ bản có sẵn. Nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng về một mẫu báo cáo thử việc hay, đừng ngần ngại tham khảo ngay các template mẫu đến từ Glints nhé!

Mẫu báo cáo thử việc số 1

Mẫu báo cáo thử việc số 2

Mẫu báo cáo thử việc tiếng Anh

Điền thông tin ngay và tải về các mẫu báo cáo thử việc hoàn toàn miễn phí!

Kết

Hi vọng các bạn đã tìm thấy nhiều thông tin bổ ích cùng bài viết. Hãy theo dõi Glints để cập nhật thêm nhiều template công việc khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Xổ số miền Bắc