Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc mới nhất năm 2023

Cuộc thi đại sứ văn hoá đọc được tổ chức nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách với các em học sinh mọi lứa tuổi, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách đối với học sinh. Dưới đây là mẫu bài viết tham khảo cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc của Luật Minh Khuê chia sẻ, cùng theo dõi nhé.

1. Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hoá đọc cấp trường

Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hoá lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hoá đọc cho bản thân hoặc cộng đồng?(nêu mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được.)

Bài làm:

Câu 1: 

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi lỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách Một lít nước mắt của tác giả Kito Ây. Cuốn sách “Một lít nước mắt” quả là một câu chuyện cảm động, sâu lắng, dựa trên nhân vật có thật là cô bé Aya người Nhật Bản mắc phải căn bệnh nan y thoái hoá tiểu não khi mới vừa tròn 15 tuổi nhưng có một nghị lực phi thường. Nhan đề cuốn sách thật giàu hình ảnh và ý nghĩa. Sau khi đọc xong cuốn sách này, cách nhìn cuộc sống của tôi đã thay đổi, tôi càng thêm trân trọng cuộc sống, càng thêm trân trọng những thứ mà mình đã và đang có được, vì những thứ mà mình có không chắc rằng tất cả đều có.

Tuổi hai mươi lăm, cái tuổi đẹp nhất đời người, cô gái xinh đẹp Aya đã ra đi vì cơn bạo bệnh, quá ngắn ngủi, đáng nhẽ cái tuổi hai mươi lăm này, Aya vẫn còn nhiều dự định cuộc sống đang dang dở, những ước mơ và hoài bão cô chưa thực hiện được, cô luôn khao khát về tình yêu và hạnh phuacs. Cô cần một hạnh phúc giống như bao người, thật sự rất cần.. Ước mơ chưa thể thực hiện mà đã ra di, một ước mơ, một niềm khát khao cháy bỏng làm nhức nhối tâm can người đọc. Có những ước mơ mới nhìn qua cảm thấy rất bình thường, nhưng có những người khao khát mãi cũng không với lấy được. Mỗi chúng ta đều có những ước mơ chuáy bỏng nồng nhiệt với những khát vọng bồi hồi tuổi trẻ và ai cũng cố gắng hoàn thành ước mơ của mình, có người ước được hạnh phúc, ước được giàu có, ước mơ được xinh đẹp nhưng đối với Aya, ước mơ lớn nhất cuộc đời cô luôn là một dấu chấm hỏi lớn “liệu con có thể kết hôn được không?”. Thoạt tưởng kết hôn với mỗi người chúng ta có vẻ quá dễ  dàng, nhưng với Aya đó là một điều xa xỉ, mười lăm năm chống chọi với căn bệnh quái ác, cuộc sống có thật sự là đang quá tàn nhẫn với cô bé? Dù vậy trong tận cùng của sự phũ phàng, tuyệt vọng, cô vẫn còn có cha mẹ yêu thương bằng cả tấm lòng, có cả Asou- một người bạn thân luôn bên cạnh cô, động viên, an ủi, khóc cùng cô những lúc khó khăn nhất. Cũng chính tình yêu thương đó đã tiếp sức cho cô tiếp tục ở lại trên thế gian nhẫn tâm này.

Cuốn sách này chỉ có thể tái hiện được một phần nào đó nỗi đau của cô nhưng nó đã làm tôi xót xa khôn xiết. Khi bị bệnh, cô ăn uống khó khăn, tay chân không thể cử động như những người bình  thường, tình yêu đến với cô rồi cũng xa cô khi biết cô bị bệnh, bạn bè ai cũng xa lánh vì sợ bị làm phiền, khi cận kề cái chết, mặt cô trở nên xấu xí, biến dạng. Có lẽ căn bệnh nghiệt ngã này đã khiến cho cô có cái nhìn sâu sắc hơn với thế giới, với những gì đang diễn ra xung quanh cô, tuy đơn sơ nhưng gần gũi , cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Và chính lúc này đây, cô đã cảm nhận được tình cảm gia đình dành cho mình, thiêng liêng và cao cả biết nhường nào.

“Ở nơi đó, có lẽ tôi sẽ không còn nước mắt nữa”, ở thế giới hiện tại cô đã khóc thật nhiều nhưng tâm hồn vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, cô ước mong thi đậu vào một trường Đại học nổi tiếng ở Nhật Bản. Nhưng có lẽ mong ước ấy mãi mãi không thể thực hiện được, cô giờ đã đi đến một thế giới khác, một thế giới không còn nước mắt nữa. Trước khi chết, cô đẫ có ước nguyện “con muốn mình được nằm giữa một rừng hoa, ba…mẹ..đừng quên con nhé.”

Cách nhìn cuộc sống của Aya thật sự rất khác biệt, bên cạnh nghị lực phi thường, Aya còn có cảm nhận khá sâu sắc về cuộc sống bên ngoài “mình muốn trở thành không khí”. Cô ấy ước ao mình có cuộc sống nhẹ nhàng êm dịu như bao người và muốn cho mọi người biết đến sự tồn tại của mình trên cuộc đời này. Vào cái ngày cô ra đi, tất cả mọi người biết đến sự tồn tại của mình trên cuộc đời này. Vào cái ngày cô ra đi, tất cả mọi người biết được câu chuyện nhật kí của cô, đều xúc động, thương tiếc đến chia buồn. Trên tay mỗi người đều cầm một bó hoa tạo thành một rừng hoa xung quanh cô Aya đầy nghị lực phi thường. Đoá hoa hướng dương mà cô đã viết trong những năm tháng cuối đời “Con biết cha mẹ luôn cầu mong một điều kì diệu sẽ đến với con.

Nhưng nếu điều kì diệu không xảy ra mong cha mẹ cũng đừng dau buồn..”và một câu nói mãi làm nghẹn ngào tâm hồn người đọc” ,”Tại sao lại là con chứ?” Có ai đọc những dòng chữ này mà không đau lòng? phải chăng tất cả là do số phận như Nguyễn Du từng nói: 

” Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt thì người phải theo

Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ, tái hiện một câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn và nghị lực phi thường. Đọc “Một lí nước mắt” để ta thêm trân trọng từng giây, từng phút trong cuộc đời này. Cuộc sống của tôi diễn ra vẫn bình thường như bao ngày, tôi vẫn cảm nhận được ánh nắng mặt trời, cát, gió, không khí.

Nhưng chỉ khác là từ khi tôi đọc cuốn sách ấy, tôi càng thêm trân trọng những điều giản dị ấy mà trước đây tôi chẳng để ý đến. Và tôi cảm ơn cuốn sách yêu dấu này đã giúp tôi nhận ra và thêm trân trọng những khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời khi còn có thể.

Câu 2: 

Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hoá đọc cho bản thân:

  • Tìm hiểu lợi ích của việc đọc sách.
  • Tìm hiểu về phương pháp đọc đúng và hiệu quả nhất.
  • Tìm đọc những cuốn sách hay tại thư viện sau đó giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng đọc.
  • Tích cực tham gia các hoạt động đọc sachs báo do nhà trường và địa phương tổ chức: ngày hội đọc sách…
  • Thường xuyên cùng các bạn tìm đến những nơi có nhiều sách để mượn đọc như: thư viện, nhà sách…
  • Tìm đọc những câu chuyện mới, cuốn sách hay để đọc và kể cho các bạn cùng nghe.
  • Giúp và hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, mượn sách và bảo quản sách.
  • Trang trí làm đẹp thư viện, làm mới bìa sách, trưng bày và giới thiệu sách cho các bạn cùng đọc
  • Thành lập câu lạc bộ đọc sách trong vi phạm vi trường và địa bàn. Thực hiện trao đổi sách với nhau để có thêm sách đọc, làm phong phú thêm lượng kiến thức. Thay vì mua một cuốn sách, đọc xong và để chúng ở góc phòng thì giờ đây bạn có thể trao đổi với những bạn khác để tìm thêm những cuốn sách khác mà không tốn tiền mua sách mới hay làm lãng phí sách.

 

2. Bài dự thi đại sứ văn hoá đọc 2021 đề 3

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện em đã đọc

Câu chuyện Rùa và Thỏ

Kết thúc câu chuyện Thỏ đã phải chịu thua Rùa. Bởi vì khinh thường Rùa nên Thỏ đã không nghiêm túc trong cuộc thi chạy, cuối cùng phải chịu thất bại. Và Rùa đã trở thành người chạy nhanh nhất bởi tính kiên trì, nhẫn nại của mình.

Viết tiếp câu chuyện

Mặc dù thắng thua đã rõ, nhưng thỏ ta không chịu khuất phục và cho rằng chỉ vì quá lơ đãng ham chơi ngủ quên nên mới bị thua rùa. Và quyết định đấu lại với Rùa vào hôm khác.

Được sự đồng ý của Rùa, vào một buổi sáng đẹp trời khi bình minh thức giấc. Thỏ đã có mặt tại nơi thi đấu đứng đợi rùa. Và trận đấu được diễn ra như đã định. Cũng như lần thi đấu trước, Rùa vẫn chăm chỉ từng bước một với những bước chân nặng nhọc tiến lên về phía trước, trong khi đó Thỏ lao như tên bắn về đích, lần này Thỏ không hề nhởn nhơ ham chơi không khinh thường Rùa mà quyết dành chiến thắng. Cuối cùng Thỏ đã về đích và thắng được Rùa.

Sau khi thất bại Rùa đã suy nghĩ rất nhiều, nếu thi đấu với Thỏ trên cạn thì rùa sẽ không bao giờ thắng được Thỏ nên quyết định thách đấu với thỏ dưới nước. rồi cuộc thi cũng diễn ra tại một hồ nước lớn trong rừng. Ban đầu khi xuất phát Thỏ cũng cố gắng chạy nhưng dưới nước không thể chạy nhanh được như trên cạn, càng ra xa Thỏ càn không thể chạy và bơi được. Khi ra đến đoạn nước sâu Thỏ đã đuối sức uống nhiều ngụm nước rất may là Rùa bơi ra kịp kêu Thỏ leo lên bờ và chở thỏ vào bờ. Thỏ đã khuất phục và chịu thua.

Thỏ và rùa bắt tay nhau cho rằng mỗi người đều có một thế mạnh riêngkhoong ai được khinh ai cả. từ đó về sau Thỏ và Rùa tiếp tục là đôi bạn thân trong rừng thương yêu giúp đỡ nhau không còn tranh thắng thua với nhau nữa.

Câu 2: Nếu được chọn làm đại sứ Văn hoá đọc em sẽ:

  • Vận động người trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.
  • Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.
  • Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.
  • Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.
  • Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc.

Một số phương pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơn

  • Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình.
  • Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thưc
  • Tuyên truyền với mọi người lợi ích của sách.
  • Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Minh Khuê về mẫu bài thi đại sứ văn hoá đọc. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn!

Xổ số miền Bắc