Muối được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm

Bột nở được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm (đặc biệt là làm bánh). Thành phần của nó gồm có ¼ baking soda, được kết hợp cùng một số loại muối axit, tinh bột ngô. Vậy, Muối được làm bột nở trong thực phẩm là muối nào? Cùng Top lời giải trả lời câu hỏi sau đây:

A. (NH4)2CO3

B. Na2CO3

C. NH4HCO3

D. NH4Cl

Trả lời:

Đáp án đúng: C. NH4HCO3

Muối được làm bột nở trong thực phẩm là NH4HCO3

NH4HCO3 còn được gọi là bột khai hay bột nở khai. Đây là hợp chất dùng trong công nghiệp thực phẩm. Hợp chất này được sản xuất bằng cách tạo ta phản ứng kết hợp giữa CO2 và Amoniac. Amoni Bicacbonat – NH4HCO3 tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng, rất dễ bay hơi, sẽ tan chảy hoàn toàn trong nhiệt độ 42 độ C.

Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở.

NH4HCO3(r) -> NH3↑ + CO2↑  +  H2O↑

Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.

Muối được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm

NH4HCO3 dễ bị phân hủy giải phóng khí nên bột khai được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm nói chung và trong sản xuất các loại bánh nướng nói riêng. Sử bụng bột khai giúp bột bánh khi nướng có thể phồng, trương nở lên, tạo độ xốp giòn cho bánh mà không sợ bị mắc mùi amoniac trong quá trình phân hủy gây mùi lạ cho bánh.

Nếu không có bột khai thì các loại bánh sẽ không tạo được độ phồng đẹp mắt. Một số ứng dụng khác của NH4HCO3 có thể kể đến như:

– Bột khai có công dụng tương tự bột nở nhưng có tác dụng tốt hơn nhiều nếu bạn muốn các loại bánh có độ tơi xốp.

– Tuy không phổ biến như muối nở và bột nở ngưng bột khai nếu sử dụng đúng cách thì bánh sẽ phồng, có độ xốp và không ảnh hưởng sức khỏe.

– Đối với các loại bánh chiên như: quẩy, bánh tiêu,… nếu muồn giòn, ngon thì bắt buộc phải dùng bột khai.

Ngoài ra, bột khai còn được góp mặt trong hợp chất chữa cháy, dược phẩm, thuốc nhuộm và chất nhuộm,…. đặc biệt là sản xuất phân bón.

>>> Xem thêm: Muối là chất khi tan trong nước phân li ra?

Câu 1: Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là

A. NH3.

B. H2O.

C. CO2.         

D. NH3, CO2, H2O.

Đáp án: D. NH3, CO2, H2O.

Giải thích:

Phương trình hóa học:

NH4HCO3 to → NH3 + CO2 + H2O

Vậy sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là NH3, H2O, CO2

Câu 2: Khi nhiệt phân: NH4NO3, NH4NO2, NH4HCO3, CaCO3, KMnO4, NaNO3, Fe(NO3)2. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hoá – khử là:

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

NH4NO3 → N2O + H2O

NH4NO2 → N2 + H2O

KMnO4 → K2MnO4  +MnO2 + O2

NaNO3 → NaNO2 + O2

Fe(NO3)2 → Fe2O3 + NO2 + O2

Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp muối NH4HCO3 và (NH4)2CO3, thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó CO2 chiếm 30% về thể tích. Tỉ lệ số mol tương ứng của NH4HCO3 và(NH4)2CO3 là:

A. 3:1

B. 1:2

C. 2:1

D. 1:1

Đáp án: C. 2:1

Muối được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm

Câu 4: Phân biệt các dung dịch sau mất nhãn: NH4HCO3, (NH4)2CO3, NaHCO3, NH4NO3, Na2CO3, HCl, H2SO4­. bằng các thuốc thử là:

A. Dung dịch Ba(OH)2

B. Dung dịch BaCl2

C. Quỳ tím

D. Cả dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch BaCl2

Đáp án: D. Cả dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch BaCl2

Giải thích:

Trích mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng:

Bước 1: Cho dd Ba(OH)2 vào các dd trên:

+ Dd xuất hiện kết tủa trắng và mùi khai là: NH4HCO3 và (NH4)2CO3 (nhóm I)

NH4HCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓+ NH3↑ + 2H2O

(NH4)2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓+ 2NH3↑ + 2H2O

+ Dd xuất hiện kết tủa trắng là: NaHCO3, Na2CO3 và H2SO4 (nhóm II)

NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + NaOH + H2O

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O

+ Dd chỉ có khí mùi khai bay lên là: NH4NO3

2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

+ Dd không có hiện tượng gì là HCl

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O

Bước 2: Lấy dd HCl đã nhận biết được đổ vào các kết tủa thu được ở dãy (II)

+ Kết tủa tan là BaCO3 => dd ban đầu là: NaHCO3 và Na2CO3 (dãy III)

+ Kết tủa không tan là BaSO4 => dd ban đầu là H2SO4

Bước 3: Cho dd BaCl2 lần lượt vào các chất ở nhóm (I), nhóm (III)

+ Nhóm I: xuất hiện kết tủa trắng là (NH4)2CO3 còn lại không có hiện tượng gì là NH4HCO3

(NH4)2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + NH4Cl

+ Nhóm II: xuất hiện kết tủa trắng là Na2CO3 còn lại không có hiện tượng gì là NaHCO3

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl

Câu 5: Thực hiện 5 thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(b) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.

(c) Đun nóng nước cứng tạm thời.

(d) Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH dư.

(đ) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: C. 4.

Giải thích:

Các phương trình phán ứng là:

 (a) 2KHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

(b) 2NH4HCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O

(c) R(HCO3)2 RCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O

(d) 2Al + 2NaOH dư + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

(đ) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑ 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4

Vậy có 4 thí nghiệm thu được cả kết tủa và khí là (a), (b), (c), (đ)

Xổ số miền Bắc