Nét đẹp con người Miền Trung và bản chất văn hóa vùng miền

Dải đất Miền Trung, nơi thường được nhắc đến với sự ví von đơn giản nhưng giàu ý nghĩa bởi sự khác biệt từ điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu cho đến con người. “Chiếc đòn gánh trĩu oằn”, “lão nông khòm lưng khó nhọc”, “khúc ruột miền trung”… hình ảnh của một dãi đất hẹp, eo thắt đến tận cùng, đầy khổ ải bởi “nắng nẻ mưa nguồn” nghèo tài nguyên và tiềm năng phát triển kinh tế. Con người Miền Trung luôn có những nét đẹp riêng, ẩn chứa những nét văn hóa hết sức độc đáo.

net-dep-con-nguoi-mien-trung-va-ban-chat-van-hoa-vung-mienDân Miền Trung

1. Xét về mặt địa lý: 

Miền Trung có diện tích khá hẹp từ Đông sang Tây, nếu quay mặt về hướng Đông, bạn sẽ thấy trước mắt người dân Trung Bộ sẽ là biển đông và phía sau lưng bạn là dãy Trường Sơn hùng vĩ. Vì vậy, người dân Miền Trung luôn hứng chịu thiên tai quanh năm.

net-dep-con-nguoi-mien-trung-va-ban-chat-van-hoa-vung-mien 2Lũ lụt năm 2013

2. Xét về điều kiện khí hậu:

Từ vị trí địa lý đó mà hạn hán, lũ lụt cho đến mưa bảo, như Hồng Xương Long thì “trời miền Trung mưa lắm bạn tình ơi” cảm nhận từ thực tế, nhạc sĩ đã hiện thực hóa thời tiết mùa Đông ở đây, do vậy chúng ta thường thấy đến mùa tháng 9,10 âm lịch sẽ là mùa lũ lụt ở Miền Trung. “Miền Trung nước lên đau lòng xa rồi người em” luôn là thời điểm mọi người con xa xứ luôn hướng về, “Miền Trung lũ lụt, suốt đêm không ngủ” như nhà thơ Phan Minh Tấn miêu tả.

net-dep-con-nguoi-mien-trung-va-ban-chat-van-hoa-vung-mien 1

3. Văn hóa người Miền Trung:

Chính những đặc điểm tự nhiên đó, đã tạo nên một nét văn hóa riêng so với các vùng miền khác của Việt Nam. Khác với Nam bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc Bộ là địa bàn tụ cư khai thác lâu đời của Người Việt. Miền Trung một thời kì dài thuộc các tiểu vương quốc Chămpa. Trước khi người Việt vào nơi này, ở đây có nền văn hóa Chămpa rạng rỡ, như một ánh hào quang hắt lên trong chiều tà. Vì vậy đặc điểm văn hóa vùng miền chủ yếu mang dấu tích của văn hóa Chăm-pa. Dọc Miền Trung vẫn còn nhiều di tích văn hóa của người Chăm. Ví như các tháp Chăm nằm rãi rác từ các tỉnh: nhóm tháp Liễu Cốc nằm ở xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhóm tháp Mẫm xã Nhơn Hậu, Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, nhóm tháp Bằng Anlàng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam…. đại diện tiêu biểu cho nét nghệ thuật kiến trúc Chăm.

Với một mặt giáp biển và một mặt giáp núi, văn hóa Miền Trung cũng chịu tác động của hai yếu tố này đã tạo nên một nét văn hóa đậm đà và đa dạng hơn. Yếu tố biển, sông, hồ, đầm phá đều ảnh hưởng đến con người nơi đây. Ngành nghề chủ yếu là làng làm nông nghiệp, và đánh bắt cá trên biển.Thể hiên ngay trong văn hóa đời thường của các bữa ăn gia đình, các món ăn được chế biết tỷ mỹ và nhiều nhất là hải sản và các sản vật từ nghề nông.

4. Tóm lại: Văn hóa người miền Trung có một nét độc đáo riêng, đậm đà bản sắc và mang sắc thái của người Việt. Chịu thương chịu khó, tinh thần đoàn kết chống chọi thiên tai, yêu thương đùm bộc lẫn nhau, để vượt lên trên tất cả khó khăn gian khổ.

Cẩm ly – Mưa chiều Miền Trung: Sáng tác: Hồng Xương Long

 

Xổ số miền Bắc