Ngành kỹ thuật phần mềm là gì ? Học ngành này cần chuẩn bị những gì ?

Ngành kỹ thuật phần mềm gắn liền với sự phát triển không ngừng của các thiết bị điện tử hiện đại. Ngày nay, ngành kỹ thuật phần mềm ngày càng được mở rộng và trở nên rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Ngành nghề này thuộc top 5 chuyên ngành HOT nhất của ngành Công nghệ Thông tin. Nếu như bạn đang có ý định thi đại học ngành này và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai thì đừng bỏ qua bài viết này. Cùng Mua Bán tìm hiểu tổng quan về ngành kỹ thuật phần mềm ngay sau đây.

Cùng tìm hiểu ngành kỹ thuật phần mềmCùng tìm hiểu ngành kỹ thuật phần mềm

Tìm hiểu ngành kỹ thuật phần mềm?

Đối với các bạn đã có sự yêu thích về lập trình thì đây chắc chắn là ngành vô cùng phù hợp. Các thuật ngữ như “ứng dụng’” “phần mềm” hay “chương trình’ đều ra đời từ việc lập trình. Ngành kỹ thuật phần mềm chuyên nghiên cứu về cách thức và quy trình hoạt động. Cũng như testing các phần mềm vi tính để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng đưa ra.

Như chúng ta đã biết, phần mềm được chúng ta sử dụng mọi lúc mọi nơi. Có thể đó chỉ là những ứng dụng cơ bản dùng cho văn phòng như Microsoft Word, Excel, Powerpoint. Rồi kể đến trình duyệt web Chrome, Firefox, Safari hay Facebook, Google search cũng đều là 1 dạng của ứng dụng. Ngoài ra các hệ điều hành phổ biến như Windows hay Linux cũng từ đó mà ra. Ngành kĩ thuật phần mềm khá rộng, phải kể đến như thiết kế chương trình, ứng dụng, website thì bạn cũng có thể chọn lập trình game cũng vô cùng thú vị.

Ngành kỹ thuật phần mềm gắn liền với rất nhiều lĩnh vực Ngành kỹ thuật phần mềm gắn liền với rất nhiều lĩnh vực

>>>Tham khảo thêm: Thiết kế đồ họa học trường nào? Cơ hội việc làm của ngành

Ngành Kỹ thuật phần mềm có tên gọi tiếng Anh là Software Engineering. Đây là một trong những ngành học thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Và hiện nay đây cũng được coi là một trong những nghề HOT nhất thuộc lĩnh vực công nghệ.

Học kỹ thuật phần mềm bạn sẽ được học về các kỹ thuật để tạo ra phần mềm, ứng dụng và chương trình. Nói một cách đơn giản hơn đó là code và các kỹ thuật có liên quan.

Ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ đào tạo ra các kỹ sư và cử nhân phần mềm. Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho sinh viên mọi kiến thức chuyên ngành. Ví dụ như: lập trình trực quan, công nghệ phần mềm, phương pháp mô hình hóa, phương pháp phát triển phần mềm hướng đối tượng. Phát triển game, ứng dụng di động, kiểm chứng phần mềm, giao tiếp người máy, quản lý dự án phát triển phần mềm. Lập trình java, lập trình trên thiết bị di động, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu. Công nghệ web và ứng dụng, xử lý song song, công nghệ Portal…

Sinh viên sẽ được học rất nhiều kiến thức và kỹ năngSinh viên sẽ được học rất nhiều kiến thức và kỹ năng

Ngành kỹ thuật phần mềm thi khối nào?

Ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ có thể xét tuyển một trong các khối thi sau:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh
  • Khối C01: Văn, Toán, Lý
  • Khối D01: Văn, Toán, tiếng Anh
  • Khối D07: Toán, Hóa, Anh
  • Khối D90: Toán, Anh, KHTN

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm vào năm 2021 của các trường đại học thấp nhất là 14 điểm và cao nhất là 27,55 điểm (với thang điểm là 30).

Top các trường đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm

Các bạn có định hướng nghề nghiệp trong tương lai liên quan đến ngành kỹ thuật phần mềm nên học trường nào là câu hỏi được nhiều quan tâm. Cùng tìm hiểu Top 5 các trường có ngành kỹ thuật phần mềm chất lượng nhất.

Trường Đại Học Bách Khoa Hà NộiTrường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

  • ĐH Bách khoa Hà Nội

    (HUST): Đây là một trong những trường ĐH kỹ thuật đa ngành hàng đầu tại Việt Nam cũng như trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường thuộc một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường ĐH kỹ thuật hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương mang tên AOTULE (Asia-Oceania Top University League on Engineering).

    Khoa 

    CNTT

    (tiền thân của Viện CNTT và Truyền thông ngày nay) – ĐH Bách khoa Hà Nội được thành lập tháng 3-1995. Tại thời điểm đó, khoa là một trong bảy khoa CNTT trọng điểm được thành lập tại Việt Nam.

  • ĐH CNTT – ĐH Quốc gia TP. HCM (UIT): Đây là trường ĐH công lập đào tạo về CNTT và truyền thông được thành lập theo QĐ số 134/2006/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của TTCP. Trường ĐH CNTT có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao. Nhằm góp phần tích cực vào sự phát triển của nền CNTT Việt Nam. Bên cạnh đó đồng thời tiến hành nghiên cứu khoa học và chuyển giao CNTT tiên tiến. Đặc biệt là các ứng dụng góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội (UET) thành lập vào năm 2004. Đây là trường ĐH thuộc top hàng đầu Việt Nam về đào tạo CNTT. Trường được thành lập trên cơ sở Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây cũng là nơi có nhiều học bổng khuyến khích sinh viên bởi trường là đối tác tin cậy của những tập đoàn lớn như Samsung, Toshiba,… Đây được coi là guồn động lực không nhỏ để thúc đẩy sinh viên nỗ lực hết mình, phấn đấu cho tương lai phía trước.

  • Khoa CNTT – ĐH KHTN, trường ĐHQG HCM: khoa CNTT được thành lập theo QĐ số 3818/GD-ĐT ngày 13/12/1994 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT. Theo đó dựa trên Bộ môn Tin học (thuộc Khoa Toán, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM). Qua hơn 25 năm, Khoa đã phát triển vững chắc và được Chính phủ bảo trợ. Hiện nay, đã trở thành một trong những khoa CNTT đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.

  • ĐH KH&CN Hà Nội (USTH): Đây là trường ĐH

    công lập đạt chuẩn quốc tế được thành lập năm 2009 trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Pháp. Thuộc 1 trong 4 trường ĐH công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT trong lộ trình lên ĐH đẳng cấp quốc tế. Điều này s

    ẽ tạo động lực mới cho sự phát triển KH&CN của Việt Nam, cũng như trở thành biểu tượng hợp tác về giáo dục đại học và nghiên cứu. Giúp thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị của Việt Nam và Pháp. Đ

    ây là một lựa chọn lý tưởng vì các bạn có thể học cử nhân CNTT và TT trong 3 năm, sau đó học thêm 2 năm thạc sĩ. Có nghĩa là gian học sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều, đồng thời tăng khả năng ngoại ngữ cũng như trau dồi thêm các các kỹ năng.

Trường Đại Học USTHTrường Đại Học USTH

Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi ngành kỹ thuật phần mềm học trường nào.

>>>Tham khảo thêm: Điều kiện chuyển ngành đại học và hướng dẫn thủ tục chuyển ngành

Chương trình đào tạo kỹ thuật phần mềm?

Sinh viên sẽ được đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên ngànhSinh viên sẽ được đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên ngành

Bậc Đại Học

Tham khảo chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm của trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQGHCM nhé. Chi tiết như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Triết học Mác – Lênin
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Giải tích
  • Đại số tuyến tính
  • Cấu trúc rời rạc
  • Xác suất thống kê
  • Nhập môn lập trình
  • Anh văn 1
  • Anh văn 2
  • Anh văn 3
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng
  • Kỹ năng nghề nghiệp
  • Pháp luật đại cương

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Các môn cơ sở nhóm ngành

  • Lập trình hướng đối tượng
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Cơ sở dữ liệu
  • Nhập môn mạng máy tính
  • Hệ điều hành
  • Giới thiệu ngành Kỹ thuật Phần mềm
  • Tổ chức và cấu trúc máy tính II 

2. Các môn cơ sở ngành

Học phần bắt buộc:

  • Lập trình trực quan
  • Nhập môn công nghệ phần mềm
  • Phương pháp PT phần mềm hướng đối tượng

Học phần tự chọn:

  • Phương pháp mô hình hóa
  • Nhập môn phát triển game
  • Nhập môn ứng dụng di động
  • Đặc tả hình thức
  • Công nghệ phần mềm chuyên sâu
  • Phát triển phần mềm mã nguồn mở
  • Giao tiếp người máy
  • Kiểm chứng phần mềm
  • Quản lý dự án phát triển phần mềm

3. Các môn học tự chọn chuyên ngành

  • Ngôn ngữ lập trình Java (1)
  • Điện toán đám mây (1)
  • Chuyên đề CSDL nâng cao (1)
  • Các phương pháp lập trình (1)
  • Phương pháp luận sáng tạo KH-CN (2)
  • Công nghệ Web và ứng dụng (2)
  • Chuyên đề E-learning (1)
  • Xử lý song song (2)
  • Công nghệ Portal (2)
  • Máy học và các công cụ (2)
  • Công nghệ .NET (2)
  • Lập trình trên TBDĐ (1)
  • Chuyên đề E-Government (1)
  • Chuyên đề E-Commerce (1)
  • Quản trị doanh nghiệp (1)
  • Nhập môn ẩn TT và ứng dụng (2)
  • Khởi nghiệp (2)
  • Khai thác dữ liệu (1)
  • Hệ hỗ trợ quyết định (2)
  • Dữ liệu lớn (1)
  • Mạng xã hội (2)
  • Một số thuật toán thông minh (2)
  • Phát triển ứng dụng VR (1)

Các môn định hướng Phát triển PM:

  • Phát triển, vận hành, bảo trì PM (1)
  • Chuyên đề các quy trình phát triển PM hiện đại (1)
  • Phân tích thiết kế hệ thống TT (1)
  • Kiến trúc phần mềm (2)
  • Kỹ thuật phân tích yêu cầu (2)
  • Chuyên đề J2EE (2)

Các môn định hướng MT ảo và game:

  • Lập trình game nâng cao (1)
  • Thiết kế game (1)
  • LT đồ họa 3 chiều với Direct 3D (1)
  • Phát triển và vận hành game (1
  • Lập trình TTNT trong game (2)
  • Lập trình game trên các TBDĐ (2)
  • Thiết kế 3D game engine (2)

III. KHỐI KIẾN THỨC TỐT NGHIỆP

  • Thực tập doanh nghiệp
  • Đồ án 1
  • Đồ án 2
  • Seminar các vấn đề hiện đại của Công nghệ Phần mềm
  • Mẫu thiết kế
  • Nguyên lý thiết kế thế giới ảo
  • Chuyên đề Mobile and Pervasive Computing 

Trang bị kiến thức tốt giúp ích cho công việc trong tương laiTrang bị kiến thức tốt giúp ích cho công việc trong tương lai

Bậc Cao Đẳng 

Chương trình đào tạo bậc cao đặng có thời gian trong 3 năm. Trên cơ sở kế thừa chương trình đào tạo bậc đại học của các trường ĐH có trình độ tiên tiến cả trong và ngoài nước. Cụ thể như sau:

 Giáo dục đại cương: 40 TC

  • GDQP và thể chất: 11 TC
  • Toán và các môn KH cơ bản: 17 TC
  • Chính trị và một số môn khác: 23 TC 

Giáo dục chuyên nghiệp: 55 TC

  • Kiến thức cơ sở ngành (24 TC): Kỹ thuật lập trình, Lập trình hướng đối tượng, Mạng máy tính, Đại cương kỹ thuật phần mềm, Cơ sở dữ liệu…
  • Kiến thức ngành (31 TC): Phân tích yêu cầu phần mềm, Đảm bảo chất lượng phần mềm, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Lập trình cơ sở dữ liệu, Công nghệ Web và dịch vụ trực tuyến…

>>>Tham khảo thêm: Công bố học phí Sư phạm Kỹ thuật năm 2022 và các thông tin về trường

Bộ môn “Hot” trong ngành kỹ thuật phần mềm

Bộ môn phát triển phần mềm

Lập trình là một phần của ngành kỹ thuật phần mềmLập trình là một phần của ngành kỹ thuật phần mềm

  • Qua bộ môn này sẽ hiểu biết được các đặc trưng chính của phần mềm. Cũng như khái niệm chu trình phần mềm và các hoạt động kỹ thuật. Nó cũng cung cấp kiến thức thực nghiệm về lựa chọn kỹ thuật, công cụ, mô hình chu trình của dự án. Và các kiến thức về độ quan trọng đảm bảo chất lượng, quản lý dự án trong việc phát triển phần mềm.
  • Chỉ rõ những đặc trưng trong việc chọn lựa kĩ thuật phát triển phền mềm. Cụ thể: hệ thống thời gian thực, hệ thống hướng CSDL, hệ thống phân tán, hệ thống hướng tri thức, hệ thống an toàn bảo mật
  • Xây dựng và phát triển các ứng dụng phục vụ KT-XH, giáo dục, y tế, quản lý DN. Các hệ thống phần mềm tích hợp tin học hóa trong tổ chức DN nhỏ và lớn. Phần mềm phục vụ SX quản lý, theo dõi qui trình QL công việc, QL dự án ở các tổ chức phát triển phần mềm
  • Kiến thức liên quan đến XD và PT ứng dụng hỗ trợ môi trường phát triển cộng tác. Phân tán không tập trung hướng đến nhu cầu phát triển khu vực và toàn cầu. Hướng đến nhu cầu điện tử hóa, với ba mô hình Chính phủ điện tử (E-Government), Thương mại điện tử (E-Commerce), Giáo dục điện tử (E-Learning)
  • Các mô hình, qui trình, các giải pháp CN mới để XD PM. và các công cụ hỗ trợ (CASE tools) Triển khai các ứng dụng cụ thể trong các DN phát triển PM, gia công PM ở các DN trong và ngoài nước.

Bộ môn môi trường ảo và phát triển game

Lập trình game cũng là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻLập trình game cũng là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ

  • Công Nghệ PM và phần mềm nhúng: Các mô hình, giải pháp, quy trình để phát triển PM nhúng.
  • Hệ điều hành nhúng và hệ điều hành thời gian thực: Cách SD và tiến đến XD các hệ điều hành sử dụng cho các TB nhúng chuyên dụng.
  • U-computing: Mô hình tính toán phổ biến trong tương lai trong đó việc xử lý TT có thể thực hiện khắp nơi thông qua các TBị thông dụng của cuộc sống hàng ngày.
  • U-commerce: Triển khai các ƯD u-commerce.
  • Tìm hiểu, chuyển giao CN XD ngôi nhà thông minh.
  • Engine development: nghiên cứu chuyên sâu các CN đồ họa 3 chiều, vật lý, âm thanh tiên tiến nhất. Với mục tiêu xây dựng hoặc cải tiến các engine phục vụ cho phát triển game. Cách thức XD game Online, Game thông minh (AI) và thế giới thực trong game (Virtual World).

Học ngành kỹ thuật phần mềm cần chuẩn bị gì?

Ngành kỹ thuật phần mềm yêu cầu phải có kiến thức về ToánNgành kỹ thuật phần mềm yêu cầu phải có kiến thức về Toán

Điều đầu tiên là cần có rất nhiều kiến thức về toán.Hầu hết các môn hay ngành trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, thì đều phải hiểu rõ và áp dụng toán để giải quyết mọi vấn đề. Bên cạnh đó việc học toán hiệu quả sẽ giúp cho bộ não rèn luyện tư duy tốt hơn.

Tiếp đến phải kể đến đó chính là môn tiếng Anh. Để mà nói thì tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật phần mềm rất khó nên cần làm quen dần và luyện tập mỗi ngày. Để có thể gắn bó và tiến xa trong ngành thì nên có khả năng đọc hiểu tốt. Bởi lẽ hầu hết các tài liệu quan trọng của ngành đều bằng tiếng Anh. Ngoài ra tại một số trường ĐH dạy thêm môn tiếng Nhật. Vì đây cũng là 1 ngôn ngữ rất hữu ích cho công việc lập trình sau tiếng Anh.

Cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém đó chính là kỹ năng tự học và tự tìm tòi. Tất cả mọi kiến thức trên giảng đường chỉ là một phần. Cần tìm hiểu công nghệ mỗi ngày, để có thể cập nhật xu hướng mới nhất để có thể làm việc trong ngành kỹ thuật phần mềm.

Tiếng Anh chuyên ngành có thể rèn luyện mỗi ngàyTiếng Anh chuyên ngành có thể rèn luyện mỗi ngày

>>>Tham khảo thêm: Học phí UEH và chính sách học bổng mới nhất năm 2022

Các vị trí công việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn trong công việcSau khi tốt nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn trong công việc

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì là câu hỏi được các bạn trẻ rất quan tâm. Một số công việc các bạn có thể làm cụ thể như sau: 

  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các PM máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các CQ, Cty, trường học…
  • Học lên các bậc cao hơn của ngành Kỹ thuật phần mềm hoặc một số ngành liên quan như Khoa học máy tính, CNTT, Hệ thống thông tin tại các cơ sở đào tạo cả trong cũng như ngoài nước.
  • Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường ĐH, CĐ. Giảng dạy các môn liên quan đến CNTT tại các trường ĐH, CĐ, THCN, dạy nghề và các trường phổ thông.
  • Nghiên cứu khoa học các lĩnh vực như công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng tại các viện nghiên cứu, trung tâm và CQ nghiên cứu của các Bộ, Ngành, trường ĐH và CĐ
  • Làm việc tại bộ phận CNTT hoặc cần ứng dụng CNTT của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
  • Làm việc trong các công ty SX, gia công phần mềm trong và ngoài nước Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin.

Thời đại công nghệ số nên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ phát triển rất nhanhThời đại công nghệ số nên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ phát triển rất nhanh

Cơ hội phát triển ngành kỹ thuật phần mềm

Nhu cầu tuyển dụng

Công nghệ thông tin đang giữ một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp cho mọi công việc trở nên tiện lợi cũng như các hoạt động kết nối trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các sản phẩm của công nghệ phần mềm có thể thấy ở khắp nọi nơi, chính vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực để phục vụ và đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ này là vô cùng to lớn.

Nhu cầu tuyển dụng ngành kỹ thuật phần mềm là rất lớnNhu cầu tuyển dụng ngành kỹ thuật phần mềm là rất lớn

Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm cũng ngày càng được rộng mở. Có thể kể đến các vị trí như kỹ sư phần mềm, chuyên viên nghiên cứu ứng dụng, tư vấn về giải pháp và xây dựng hệ thống, chuyên viên bảo trì…  Các bạn cũng có thể tự mở những dịch vụ phần mềm của riêng mình hoặc nghiên cứu phát hành các sản phẩm ứng dụng trên các thiết bị di động.

Hiện nay ở Việt Nam thì ngành kỹ thuật phần mềm là lĩnh vực rất được Nhà nước quan tâm chú trọng đầu tư. Cộng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì các bạn sinh viên học ngành kỹ thuật phần mềm yên tâm vì sẽ có nhiều lựa chọn trong tương lai.

Sẽ có nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp trong tương laiSẽ có nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp trong tương lai

Mức lương

Lương của ngành kỹ thuật phần mềm thuộc top cao của ngành CNTTLương của ngành kỹ thuật phần mềm thuộc top cao của ngành CNTT

Bạn có tò mò về mức lương ngành kỹ thuật phần mềm hay không? Hãy tham khảo ngay sau đây:

Tại Mỹ, lương trung bình của nhân viên ngành kỹ thuật phần mềm được trả 106.816 USD. Nếu có dưới 1 năm kinh nghiệm thì được trả 101.178 USD. Trong khi lương trung bình của các kỹ sư cấp cao có 6 – 9 năm kinh nghiệm sẽ là 118.898 USD.

Còn tại Việt Nam, trung bình một kỹ sư mới ra trường của ngành kỹ thuật phần mềm sẽ có mức lương khoảng 300 USD. Mức lương này có thể lên đến 1.000-2000 USD tùy vào một số ưu thế khác như ngoại ngữ, ngôn ngữ lập trình, hiệu quả công việc, có kiến thức lập trình… 

Nếu có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thì lương sẽ khá caoNếu có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thì lương sẽ khá cao

Tòm lại thì mức lương của kỹ sư ngành kỹ thuật phần mềm luôn đứng ở top cao nhất trong ngành công nghệ thông tin.

Tiềm năng phát triển

Đây là lĩnh vực rất có tiềm năng phát triểnĐây là lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển

Hiện nay, ngành kỹ thuật phần mềm là ngành nghề thu hút nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cộng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 thì chắc chắn đây sẽ là một trong những lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển. Nó sẽ mang lại đầy sự hứa hẹn cũng như thử thách cho bất kỳ ai muốn trở thành kỹ sư phần mềm trong tương lai.

Ngành kỹ thuật phần mềm rất phù hợp với các bạn mê lập trìnhNgành kỹ thuật phần mềm rất phù hợp với các bạn mê lập trình

Bài viết trên đã mang đến toàn bộ thông tin về ngành kỹ thuật phần mềm. Hy vọng đã giúp ích cho các bạn khi đang muốn tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Đừng quên đón đọc những bài viết thú vị khác trên Muaban.net nhé!

>>>Xem thêm: Học phí Tôn Đức Thắng năm 2022 là bao nhiêu? Và có những chính sách miễn giảm nào?

Nguyễn Trà My

Xổ số miền Bắc