Người dân khai báo y tế bằng app nào cũng được

Người dân khai báo y tế bằng app nào cũng được - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng kiểm tra các xe qua chốt kiểm soát bằng app khai báo – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ba phân hệ quản lý công dân liên quan đến COVID-19 gồm: phần mềm quản lý công dân vùng dịch, phần mềm quản lý công dân diện chính sách hỗ trợ COVID-19 và phần mềm quản lý công dân nghi mắc COVID-19.

Đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật

Theo thượng tá Tô Anh Dũng – phó cục trưởng C06, các phần mềm này đều có những tiện ích như kiểm duyệt chính xác thông tin qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp xác định công dân, phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống dịch, truy vết đầy đủ cả phương tiện…

Phần mềm sử dụng trên website https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc ứng dụng VN-ElD mà Bộ Công an mới triển khai, kết hợp đọc mã QR bằng camera tại các chốt kiểm dịch nhằm giảm tiếp xúc gần…

Thượng tá Dũng khẳng định các phần mềm trên đều bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật và chạy trên nền tảng dữ liệu quốc gia về dân cư để cho thông tin xác thực nhất.

Theo C06, vừa qua phần mềm quản lý công dân vùng dịch đã được ứng dụng tại TP.HCM, qua đó giúp TP xác định được những F0 tại nhà và tham gia giao thông. Đồng thời, giúp cho TP.HCM hỗ trợ công tác an sinh được đúng người, đúng đối tượng…

“Quan trọng nhất, khi ứng dụng các phần mềm trên tại TP.HCM đã giảm được ùn tắc giao thông. C06 cũng đã phối hợp với Công an TP.HCM triển khai lắp 100 camera quét mã QR, từ đó giảm được quá trình tiếp xúc gần” – thượng tá Dũng nói.

Người dân sử dụng app khai báo y tế mà họ thấy thuận tiện

Thượng tá Dũng cho biết trước khi đợt dịch COVID-19 thứ tư bùng phát, C06 đã trình bày các giải pháp liên quan đến các phần mềm hỗ trợ phòng chống dịch với Hà Nội cùng một số tỉnh thành và sau đó đã triển khai thí điểm ở TP.HCM, Quảng Ninh và Hà Nội. Tuy nhiên, việc ứng dụng giải pháp thế nào là do các địa phương chứ C06 không thể ép phải dùng phần mềm do Bộ Công an cung cấp.

Theo ông Dũng, tới đây bất kỳ đơn vị nào trên cả nước cần hỗ trợ và chia sẻ cơ sở dữ liệu trong phạm vi được phép thì C06 sẵn sàng hỗ trợ.

Đối với TP Hà Nội, thượng tá Tô Anh Dũng cho biết vừa qua C06 đã làm việc với đại diện TP để bàn về các giải pháp cấp giấy đi đường có mã QR. C06 sẵn sàng hỗ trợ về mặt giải pháp, kỹ thuật, còn việc lựa chọn giải pháp như thế nào thuộc thẩm quyền của Hà Nội.

Hiện nay, để khai báo y tế, công dân đang phải cài đặt nhiều phần mềm khác nhau của các bộ, ngành. Để thống nhất khai báo y tế, di chuyển nội địa, lãnh đạo C06 cho rằng chỉ có duy nhất ứng dụng khai báo của Bộ Công an đang chạy trên nền tảng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, do đó có tính xác thực cao nhất.

“Bộ Công an không khuyến cáo người dân nên dùng ứng dụng nào là phù hợp. Người dân thấy phần mềm khai báo y tế nào thuận tiện thì sử dụng. Điều quan trọng nhất là cho ra mã QR thống nhất, tránh “quyền anh, quyền tôi” trong quá trình thực hiện” – lãnh đạo C06 cho hay.

TP.HCM: Quét mã khai báo y tế, phát hiện 30 F0 ra đường và 2 giấy đi đường giả TP.HCM: Quét mã khai báo y tế, phát hiện 30 F0 ra đường và 2 giấy đi đường giả

TTO – Đại diện Công an TP.HCM cho biết từ ngày 23-8 đến nay, qua quét mã khai báo y tế, các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn TP đã phát hiện 30 người nhiễm COVID-19 (F0) đi ra đường và 2 trường hợp sử dụng giấy đi đường giả.