Những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản

Nền văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng. Với vị trí địa lý đặc biệt khi bao quanh hoàn toàn bởi biển và do các hòn đảo lớn ghép lại với nhau.

Nền văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng. Với vị trí địa lý đặc biệt khi bao quanh hoàn toàn bởi biển và do các hòn đảo lớn ghép lại với nhau. Nhật Bản có những lợi thế về khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, làm thiệt hại về người và của nghiêm trọng, nhưng nước Nhật đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của mình. Tất cả những điều tuyệt vời này xuất phát từ một yếu tố nội lực mạnh mẽ, đó chính là văn hoá tuyệt vời của dân tộc Nhật Bản.

Trong bài viết này, Yumijapanshop sẽ cùng các bạn tìm hiểu những nét đặc trưng của một nền văn hoá đa dạng, phong phú và giàu bản sắc dân tộc tại xứ sở đất nước mặt trời mọc.

Muc lục

Giới thiệu
1- Văn hóa trà đạo
2- Đấu vật Sumo
3- Trang phục truyền thống Kimono
4- Geisha
5- Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản(samurai)
6- Manga & Anime
7- Văn hóa giao tiếp của người Nhật
8- Rượu Sake
9- Những nét văn hóa “Độc & Lạ” khác
Kết luận

1- Văn hóa trà đạo
   Trà Đạo (茶道の文化) là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII và trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản cho đến hiện nay. Đối với người Nhật Trà Đạo có ý nghĩa rất đặc biệt, vì nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn. Người Nhật tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức Trà Đạo có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người.

   Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ : “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch” 寂】. Trong đó, “Hòa” có nghĩa là hòa bình, “Kính” có ngĩa là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, “thanh” có nghĩa là thanh tịnh, thanh khiết, còn “tịch” có nghĩa là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

   Phật giáo thường dùng thuật ngữ “ngón tay chỉ mặt trăng”. Suy rộng ra, Trà Đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà vừa ngon vừa không ngon”. Hiển nhiên, ở đây Trà Đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.

2-Đấu vật Sumo
   Sumo (相撲 sumō, nghĩa đen “đánh nhau”?) là một hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau, mang tính cạnh tranh trong đó một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc xô đối thủ xuống đất).

Từ thế kỷ thứ 8, Sumo bắt đầu như một cách để cầu mong cho mùa vụ màu mỡ và sau đó phát triển thành một trò chơi phổ biến và hiện nay là một môn thể thao điển hình, không thể thiếu của đất nước mặt trời mọc. Đấu vật Sumo còn liên quan tới nhiều phong tục, tập quán cổ xưa và được duy trì cho đến ngày nay.

3- Trang phục truyền thống Kimono
   Kimono (着物 “Trứ vật” nghĩa là “đồ để mặc”; hoặc 和服 “Hòa phục”, nghĩa là “y phục Nhật”) là loại y phục truyền thống của Nhật Bản hơn nữa nó còn được xem như một tác phẩm nghệ thuật của người Nhật. Kimono xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ 7 dưới triều đại Heian, Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, Kimono vẫn luôn giữ được nét riêng và mang giá trị này đến toàn thế giới.

   Hiện nay, Kimono rất đa dạng về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng cũng như chủng loại như: Yukata, Furisode, Tomesode, Shiromuku, Mofuku. Mỗi chủng loại Kimono sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt, đặc trưng. (Ví dụ: Furisode là trang phục dành riêng cho những bạn nữ chưa kết hôn. Nó tôn vinh nét đẹp trong sáng của các bạn nữ và được dùng trong ngày lễ Thành nhân tại Nhật.)

   Kimono thường được sử dụng vào các dịp lễ tết. Kimono dành cho phụ nữ thường có màu và hoa văn nổi bật. Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, màu tối hơn và thường được sử dụng trong lễ cưới và các buổi trà đạo.

4- Geisha
   Geisha (藝[芸]者 – Nghệ giả, nghĩa đen là “con người của nghệ thuật”) là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.

   Trong thế kỷ 18 và 19 đã có rất nhiều Geisha. Ngày nay các Geisha vẫn còn hoạt động, tuy số lượng ngày càng giảm. Chủ yếu hoạt động mạnh nhất là ở Kyoto và Tokyo (Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka ).

   Những đặc điểm để nhận biết Geisha là trang phục, dáng đi, cách trò truyện và đặc biệt là cách trang điểm đặc sắc có 1 – 0 – 2 . Geisha sẽ là người giúp vui cho du khách giải trí, thưởng thức bằng tài cầm kỳ thi họa, uống rượu và trò chuyện.

5- Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản (Samurai)
   Võ sĩ đạo (武士道) là những quy tắc đạo đức mà các võ sĩ ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân theo. Võ sĩ đạo hình thành từ thời kỳ Kamakura và hoàn chỉnh vào thời kỳ Edo. Ngày nay, từ võ sĩ đạo mang hai ý nghĩa.

   Nghĩa thứ nhất: chỉ một tư tưởng có thật vào thời trung cổ và thời cận đại của Nhật Bản. Mở rộng ra, là một võ sĩ cần phải: trung thành, hy sinh, tín nghĩa, lễ nghi, liêm sỉ, chất phác, giản dị, tiết kiệm, thượng võ, danh dự, nhân ái,…

   Nghĩa thứ hai: chỉ bản sắc của Nhật Bản thời hiện đại khi so sánh với các nước khác. Mở rộng ra, con người cần phải: trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất.

6- Manga & Anime
   Manga (漫画) là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản.

   Anime (アニメ) phát âm là a-ni-me, là từ vay mượn của tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là “phim hoạt hình”), chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất tại Nhật Bản hay với phong cách Nhật Bản. Cũng giống như phim truyền hình, nó bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau (hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu, …).

   Sự khác nhau giữa Manga và Anime là Manga đơn giản nghĩa là truyện tranh còn Anime là hoạt hình được chuyển thể từ Manga. Nếu như Manga thường được in thành tập hoặc đăng trên những tạp chí hàng tuần hay tạp chí in hai tuần một lần thì Anime lại được phát sóng trên truyền hình hay rạp chiếu phim, phát hành trên đĩa DVD.

   Ngày này, cả Anime lẫn Manga đều là 2 “tượng đài vững chắc” trong lòng độc giả. Dù đọc truyện hay là xem phim thì mỗi cái đều có những cái hay riêng vì thế hai thể loại này được đông đảo độc giả ưa thích. Với sự phổ biến của Anime và Manga, nó được phát sóng rộng rãi trên toàn thế giới và trở thành một trào lưu thu hút giới trẻ hiện nay, đặc biệt là đọc Manga theo một phong cách mới lạ.

7- Văn hóa giao tiếp của Người Nhật
   Nhật Bản và Việt Nam là hai nước phương Đông vì vậy văn hoá Nhật Bản có rất nhiều nét tương đồng với nước ta, tuy nhiên văn hoá giao tiếp của người Nhật lại có nhiều điểm khác biệt như: Cúi chào, bắt tay, giao tiếp mắt, hạn chế tiếp xúc cơ thể, trang phục, kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là “nói lời cám ơn (xin lỗi)”.

   Trong văn hóa giao tiếp có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là những nét đặc trưng của người Nhật, là cơ sở để đánh giá người đối diện, đặc biệt là trong kinh doanh. Vì vậy, để tạo được lòng tin và sự quý mến khi sinh sống trên đất nước mặt trời mọc, chúng ta hãy chú ý những nét văn hóa đặc trưng này nhé !

8- Rượu Sake
   Sake thực chất là một loại đồ uống có cồn của Nhật Bản. Quá trình sản xuất rượu sake thực sự khá độc đáo và phức tạp. Về cơ bản, lên men gạo trong vài ngày, khi đó tinh bột trong gạo sẽ chuyển hóa thành đường và cuối cùng là rượu. Tuy nhiên, đây là quy trình đã được tinh chế trong nhiều thế kỷ với các bước được rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo hương vị trọn vẹn nhất.

   Rượu sake được phân loại theo một số yếu tố sau: loại gạo, vùng sản xuất, mức độ đánh bóng của hạt gạo, cách lọc rượu và nhiều yếu tố khác.

   Các thương hiệu rượu sake nổi tiếng như: Juyondai (Yamagata), Kubota (nigata), Denshu (aomori), Hiroki (Fukushima), Midorikawa (Niigata),

   Quy tắc khi uống rượu sake ở Nhật Bản là: bạn sẽ luôn rót cho người khác chứ không bao giờ rót cho mình, và ngược lại bạn cần phải đợi người khác rót rượu cho bạn, ngay cả khi bạn đã rót rượu cho tất cả mọi người trên bàn tiệc. Đặc biệt chú ý nữa là: khi rót rượu sake, hãy nhớ đặt cả hai tay lên miệng bình, dù bình rượu có thể hơi nhỏ. Đồng thời, khi nhận ly rượu mà người khác rót cho bạn một tay cầm ly và đặt cả tay cầm ly lên lòng bàn tay còn lại.

9- Những nét văn hóa “Độc & Lạ” khác
   (1) Trước khi vào nhà, phải cởi giày quay mũi ra ngoài 
   (2) Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
   (3) Khi nhờ vả hay làm phiền ai đó, phải lập tức nói cảm ơn hoặc xin lỗi
   (4) Không nên đưa tiền bo khi ở Nhật
   (5) Ăn những món hải sản sống như: cá, mực, …
   (6) Ăn mù ramen hay Soba húp sùm sụp, phát ra âm thanh to tiếng
   (7) Bồn vệ sinh kiểu Nhật, khi sử dụng thì phải quay vào

Kết luận: Văn hóa Nhật Bản là một mô hình mẫu mực của sự kết hợp văn giữa hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội cả về vật chất và tinh thần. Xây dựng nên một đất nước Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và một con người Nhật Bản với ý chí kiên cường, tinh thần tiến thủ.

Yumijapanshop (sưu tầm)

Xổ số miền Bắc