Nội dung văn hóa và du lịch, mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và những bài học quan trọng trong

Ngày đăng: 06/10/2015, 21:26

VĂN HÓA DU LỊCHVới nhận thức thu hoạch từ môn học kết hợp tự nghiên cứu, và liên hệ thực tế . anhchị nêu nhận thức tâm đắc nhất của mình về:1. Nội dung văn hóa và du lịch , mối quan hệ giữa văn hóa – du lịch và nhữngbài học quan trọng trong thực tiễn lịch sử du lịch văn hóa2.Giải pháp “đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phát triểnhoạt động du lịch” qua khai thác các giá trị văn hóaBÀI LÀM1. Nội dung văn hóa và du lịch , mối quan hệ giữa văn hóa – du lịch và nhữngbài học quan trọng trong thực tiễn lịch sử du lịch văn hóaTheo UNESCO văn hóa là tổng thể nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ vàxúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.Bao gồm: nghệ thuật và văn chương, những lối sống,những quyền cơ bản của conngười, những hệ thống các giá trị,những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóađem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúngta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý trí có óc phê phán,và dấn thântheo một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện tự ý thứcđược bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên nhữngcông trình mới mẻ những công trình vượt trội bản thân.Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.1Văn hóa và du lịch là hai phạm trù không thể tách rời nhau được, nó bổ sung và cómối quan hệ qua lại với nhau. Trong phần này ta cần làm rõ hai khái niệm “du lịchvăn hóa” và “du lịch văn hóa” để thấy được nội dung của văn hóa và du lịch.Du lịch văn hóa hiện nay, du lịch bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng và phongphú như du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạohiểm, du lịch giáo dục, du lịch MICE (viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive(khen thưởng),Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm))… và dulịch văn hóa. Đốivới các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tếvà trong nước, cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề du lịch, du lịch văn hóa đượccoi là một trong những sản phẩm chủ đạo.Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự thamgia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống .Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắcvăn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyềnthống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiếntrúc…Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng pháttriển đa dạng hơn. Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, nângcao thể chất đơn thuần. Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu, khám phá thế giớicủa con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiên nhiên, con người, vănhóa và chính bản thân họ. Nếu như du lịch sinh thái là một loại hình du lịch ở đócon người được thỏa mãn nhu cầu khám phá tự nhiên đồng thời với việc được hòamình vào tự nhiên thì du lịch văn hóa cho người ta những hiểu biết về con ngườivà những nền văn hóa đi kèm theo, để từ đó con người xích lại gần nhau hơn, cócái nhìn về cuộc đời nhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thânái hơn.Trong quá trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăngnữa người ta vẫn cần được đáp ứng về nhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý do choloại hình du lịch văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào các loại hìnhdu lịch khác.Chung quy lại nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua dulịch, thực chất là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch,thuộc sản phẩm du lịch. Là một sản phẩm kinh doanh nên đó là sản phẩm hàng hóahay gọi đúng hơn là sản phẩm hàng hóa văn hóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặcbiệt, qua tiêu thụ không hề mất đi như những sản phẩm hàng hóa thông thườngkhác mà còn được nhân lên về mặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội.2Trong du lịch văn hóa là lấy văn hóa làm hạt nhân (gồm di tích văn hóa, sản phẩmvăn hóa, cảnh quan văn hóa, cơ sở thiết chế văn hóa, không gian văn hóa… gọichung là giá trị văn hóa) với tất cả giá trị nguyên thuỷ của nó mà linh hồn sốngchính là “ấn tượng” nó để lại trong lòng du khách thông qua những gì được tiếpcận, từ đó có thể thu nhỏ hình ảnh trong tâm thức được mang về sau cuộc hànhtrình, bên cạnh sự thoả mãn được đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ một cách tốtnhất. Đó chính là “văn hóa du lịch”. Văn hóa du lịch là một vấn đề không kémphần quan trọng trong công tác tổ chức du lịch nhưng hầu như nó ít được quan tâmnhư khi người ta bàn về “du lịch văn hóa”. Trước tiên, khái niệm này chỉ yếu tốvăn hóa trong du lịch, hoàn toàn khác với nghĩa khai thác văn hóa để phục vụ dulịch. Mà nói đến văn hóa trong du lịch thì có nhiều vấn đề liên quan cần bàn, baohàm cả thái độ ứng xử (văn hóa ứng xử) của nhà tổ chức du lịch, khách du lịch đốivới cảnh quan – môi trường (trong đó có cảnh quan – môi trường văn hóa), của nhàtổ chức du lịch đối với khách du lịch (biểu hiện thông qua thái độ, chất lượng phụcvụ, chất lượng sản phẩm du lịch cả về hình thức lẫn nội dung)…Giữa văn hóa và du lịch có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau:Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu để hìnhthành lên hoạt động du lịch). Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu để hình thànhlên hoạt động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng thụ của dukhách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể là nhữngsáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhậnbằng thị giác, xúc giác, chẳng hạn những di tích lịch sử văn hoá, những mặt hàngthủ công, các công cụ trong sinh hạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Văn hoá phivật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… Theo quanniệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn(đối lập với tài nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi rừng, hang động…) cụ thểlà: Các di tích lịch sử – văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc thù dân tộc; ẩm thực;lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín ngưỡng,tôn giáo; văn học – nghệ thuật.Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và pháttriển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điềukiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địaphương. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc,các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng vớicác thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo3tàng… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch khaithác và sử dụng. Sự khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây dựng cáckhu điểm du lịch đều phản ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài người. Chính nhữngtài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh vàphát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạtđộng du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương.Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn được biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạođức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Thực chất của mối quanhệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng (hay vaitrò của văn hoá trong phát triển kinh tế) đã được khẳng định. Nói cách khác, hànhvi kinh doanh muốn có được thành công phải được thực hiện một cách văn hoá. Cóthể gọi chung là nghệ thuật kinh doanh hay văn hoá kinh doanh.Xét ở một khía cạnh khác, mối quan hệ mật thiết này được thể hiện: nếu muốnphát triển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trườngtự nhiên và môi trường nhân văn – hai yếu tố này không tách rời). Môi trường tựnhiên như không có rác bẩn, nguồn nước sạch, không viết vẽ lên đá…môi trườngnhân văn đó là di tích được giữ gìn, cư dân, nhân viên làm việc ở nơi du lịch phảicó văn hoá, tố chất văn hoá, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh…Tri thức, thông tin xã hội, cách ứng xử, hiểu biết tâm lý du khách…là những độnglực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển du lịch.Ngược lại đối với văn hoá, du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọngtrong mối quan hệ này. Du lịch trở thành phương tiện để truyền tải và trình diễncác giá trị văn hoá của một địa phương, một dân tộc để mọi khách du lịch trongnước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia được tăngcường và mở rộng.Du lịch còn là phương tiện để đánh thức và làm trỗi dậy các giá trị văn hoá dân tộcđang bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời gian trước những biến cố của lịchsử. Đấy có thể là các công trình kiến trúc cổ, một tập quán sinh hoạt, một làn điệudân ca, một món ăn dân tộc… thể hiện trình độ mỹ thuật văn hoá, kỹ thuật của cácthời đại đã qua. Nhờ có du lịch mà các tài sản văn hoá đó được khôi phục, khaithác và tôn tạo, phục vụ cho nhu cầu được thẩm nhận những giá trị của những disản đó.4Xét ở góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địaphương tích luỹ và phát triển kinh tế – xã hội; trong đó có văn hoá. Nhờ đó các tàisản văn hoá được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các cơ sởvăn hoá và làm phong phú thêm các giá trị văn hoá đương đại. Chính vì văn hoá vàdu lịch có mối quan hệ tương tác/lẫn vào nhau như vậy nên văn hoá và du lịch không thể tách rời nhau và càng không thể đối lập nhau.Như vậy có thể xác nhận một luận điểm: du lịch là một hoạt động văn hoá mangtính tổng hợp, hay nội hàm của du lịch là văn hoá và tính văn hoá đó được thể hiệnhoặc rõ ràng hoặc ẩn hiện xuyên suốt các mặt hoạt động du lịch. Các hoạt độngchủ yếu của du lịch bao gồm: ăn, ở, du ngoạn, mua sắm, vui chơi giải trí (nhu cầunội tại của con người…) thì trong tất cả các hoạt động đó ngoài việc để làm thoảmãn nhu cầu đời sống thiết yếu của mọi thành viên trong xã hội đều mang nhữngđặc trưng văn hoá, khát vọng về văn hoá – thể hiện sự ngưỡng mộ, theo đuổi đốivới nền văn hoá của nơi khác. Du khách có thể bỏ những căn phòng với tiện nghicao cấp để được sống trong các căn nhà sàn, nhà lá đơn sơ, có thể bỏ phương tiệngiao thông hiện đại để đi thuyền độc mộc, đi xe xích lô lọc xọc trên những đườngphố cổ, có thể bỏ những món ăn quen khẩu vị để thưởng thức những món “khóchơi”, sẵn sàng tiêu tốn một khoản tiền lớn để mua đặc sản của nước khác…“Những vật mà du khách có thể nhìn thấy, ăn, sờ, cầm nắm được tuy là loại vậtchất cụ thể nhưng trong đó đều bao chứa loại văn hoá tinh thần nào đó mà dukhách đi xem, đi mua, đi ăn, điều chủ yếu nhất mà họ chọn không phải là bản thânvật chất mà ở chỗ thoả mãn nhu cầu tâm lý tìm cái mới, cái lạ, cái đẹp” . Vì thế dulịch mặc dù là một ngành kinh tế trong đó bao hàm nội dung hoạt động kinh tế,nhưng về tổng thể du lịch là một hoạt động văn hoá – một sinh hoạt văn hoá xãhội của loài người.Trở lại vấn đề du lịch văn hóa chúng ta thấy rằng, thông thường, khi nói đến dulịch văn hóa chúng ta hay chú trọng đến thế mạnh tiềm năng văn hóa, xem đó làmục tiêu khai thác. Thế nhưng chỉ có tiềm năng không thôi thì vẫn chưa đủ điềukiện để khai thác du lịch văn hóa hiệu quả. Khi tiến hành qui hoạch, đầu tư xâydựng điểm du lịch văn hóa theo mô hình lấy văn hóa làm hạt nhân thì chung quanhnó phải là một hệ thống đồng bộ được thiết lập theo phương châm “truyền thống hiện đại” về mặt văn hóa đồng thời đáp ứng mọi tiện ích tốt nhất cho du khách. Đólà hệ thống đường sá, phương tiện vận chuyển, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhàhàng với đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên nghiệp và có những kiếnthức nhất định về văn hóa địa phương cũng như sản phẩm du lịch của mình. Ngoài5ra, cũng cần chú trọng đến hệ thống siêu thị, quầy bán hàng lưu niệm với nhữngsản phẩm văn hóa đặc sắc, cơ sở vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật, đặc biệtlà nghệ thuật dân gian truyền thống kể cả nghệ thuật văn hóa ẩm thực, trò chơi dângian được tổ chức theo nhiều cách thức, thậm chí có thể cho du khách được trựctiếp tham gia vào những sinh hoạt truyền thống đó để họ cảm thấy thực sự đượchòa mình vào một không gian văn hóa sống động. Câu trả lời cho nhà tổ chức dulịch là du khách có gì để xem, để chơi một cách thích thú, hào hứng và ấn tượngsau khi đã được đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, nâng cao thể chất?Một vấn đề đáng bàn khác là vấn đề vệ sinh trong khu du lịch và hệ thống nhà vệsinh công cộng. Một số tiêu chuẩn tiện ích được xem như hành vi của văn minhnhưng rõ ràng trong đó có ý nghĩa văn hóa. Khách hàng đến từ nhiều nơi trên thếgiói mang theo những nền văn hóa khác nhau với những quan niệm, tập tục, thóiquen, tâm lý khác nhau. Đồng thời mỗi cá nhân du khách được hấp thu một nềngiáo dục và có trình độ, nhận thức khác nhau. Muốn du khách tôn trọng tập tục,văn hóa địa phương và ứng xử một cách có văn hóa với điểm du lịch trước tiên cácnhà làm du lịch phải tạo ra một cảnh quan môi trường văn hóa – văn minh. Hìnhảnh du khách xả rác, phóng uế bừa bãi ra khu du lịch không thể đổ lỗi hoàn toàncho họ. Trước tiên, phải đặt câu hỏi chúng ta đã làm gì để cải thiện tình trạng đó vàtriệt tiêu những hoàn cảnh có thể tạo điều kiện cho những hành vi thiếu văn hóa đócó cơ hội phát triển? Tức trả lời câu hỏi chúng ta đã ứng xử văn hóa với khách dulịch chưa? Hay việc cấm du khách đưa thức ăn vào khu du lịch trong khi ở đó lạiphục vụ những món ăn kém chất lượng với cái giá cắt cổ theo kiểu kinh doanh độcquyền cũng là một hình thức kinh doanh phi văn hóa. Mọi biểu hiện kém cỏi trongchất lượng hoạt động dịch vụ đều đem đến sự phiền lòng cho du khách , tạo mộttâm lý không thoải mái và đó chính là một kết quả thất bại cho du lịch.Một số biểu hiện khác được gọi là không lành mạnh hay phản văn hóa tồn tại trongmột số khu du lịch người ta gọi là hành vi phản hiệu lực. Đó là tình trạng lợi dụngdu lịch, núp bóng du lịch để hoạt động mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan, thậm chícả buôn bán trẻ em, phụ nữ…là những hành vi phạm pháp cần phải đấu tranh, ngănchặn.2. Giải pháp “đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch pháttriển hoạt động du lịch” qua khai thác các giá trị văn hóaViệc phát triển các hoạt động kinh tế du lịch đúng hướng không chỉ đem lạinguồn lợi cho du lịch, đóng góp vào sự phát triển nói chung, mà cũng chính qua6phát triển du lịch các giá trị văn hóa trở thành những sản phẩm có giá trị, bản sắcvăn hóa dân tộc được nhân lên góp phần tôn vinh đất nước và con người nướcnhà.Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố thúc đẩy và còn là hệ điều tiết chosự phát triển. Tuy văn hóa là sản phẩm của chính quá trình phát triển kinh tế,nhưng đó không phải là sản phẩm thụ động. Kinh tế nói chung, du lịch nói riêngkhông thể phát triển nếu thiếu một nền tảng văn hóa. Văn hóa ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển kinh tế dựa trên trình độ công nghệngày càng phức tạp, hiện đại.Như vậy, để phát triển du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm củangành Du lịch, hiển nhiên phải dựa trên cơ sở phát huy các tiềm năng văn hóa dântộc. Và chính sự phát triển của du lịch theo hướng này sẽ làm giàu thêm các giá trịvăn hóa nước nhà.Việt Nam là một nước có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc , đây làmột lợi thế cho việc phát triển các hoạt động du lịch. Thông qua các hoạt động dulịch thì sẽ làm cho các giá trị văn hóa càng đậm bản sắc. Cụ thể là: Việt Nam ta có một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa khá đa dạng, phongphú, cần phải tập trung bảo tồn và phát huy trong quá trình phát triển du lịch.Chẳng hạn Văn Miếu, đền Hùng, cố đô Huế, phố cổ Hội An… Đây là nguồnlực quan trọng nhất bảo đảm sự phát triển bền vững du lịch nước nhà. Tuy là quốc gia còn nghèo, nhưng với sự quan tâm của nhà nước chúng tacũng đã có được một hệ thống các nhà bảo tàng để lưu giữ, bảo quản cáchiện vật, biểu trưng cho tiến trình phát triển của dân tộc. Hiện chúng ta đãxây dựng được hệ thống bảo tàng từ trung ương xuống địa phương, nhất làhệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng cách mạng, bảotàng các lãnh tụ, danh nhân, bảo tàng các lĩnh vực chuyên ngành như cácngành văn học nghệ thuật… Đây thực sự là cơ sở rất quan trọng cho pháttriển du lịch. Sự phong phú của hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể như nhã nhạc cungđình Huế, không gian cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh,rối nước và nhiều truyền thuyết nổi tiếng đã và đang là yếu tố quan trọngcho đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Văn hóa ẩm thực của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Mỗi mùa, mỗivùng đều có các món ăn, uống đặc trưng. Các khách du lịch, kể cả trongnước và quốc tế đều có nhu cầu nghỉ ngơi và thưởng ngoạn các danh thắngcùng với thưởng thức các món ăn của mỗi vùng. Hệ thống các làng nghề truyền thống ở Việt Nam cũng khá đa dạng.7Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục:+ Các dạng hình du lịch còn nghèo nàn và đơn điệu. Việt Nam chưa có mộtkhu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như: Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa(Singapore), Bali (Inđônêsia), hay Genting (Malaysia).+ Du lịch Việt Nam chưa biết cách để làm cho du khách tiêu hết đồng tiềncuối cùng trong túi của mình. Điều này, một phần cũng bởi Du lịchViệt Nam chưa phong phú và đa dạng.+ Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch còn yếu, còn thiếu, còn chưa đượcđào tạo một cách hệ thống về năng lực quản lý cũng như chuyên môn nghiệp vụ.Trình độ giao tiếp ngoại ngữ và hiểu biết về văn hóa dân tộc còn hạn chế.+ Vấn đề vệ sinh môi trường chúng ta làm còn chưa tốt làm ảnh hưởng tớikhông khí trong lành, nguồn nước và vẻ đẹp của cảnh quan. Vì vậy đi liền với cácchế tài cần chú ý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các tầng lớp dân cư.+ Công tác an ninh, trật tự còn hạn chế, nhất là tại một số địa điểm du lịchlớn còn có hiện tượng người bán hàng chèo kéo khách, ăn xin… gây hình ảnhphản cảm.+ Một hạn chế rất lớn nữa là bộ máy quản lý du lịch nhất là trong công tácxúc tiến, quảng bá, trong thanh tra kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất làtrong bối cảnh hội nhập hiện nay.Để có được sự phát triển bền vững đối với ngành Du lịch thời gian tới mộttrong những hướng quan trọng là phải tập trung đa dạng hóa và nâng cao chấtlượng sản phẩm du lịch phát triển hoạt động du lịch qua khai thác các giá trị vănhóa như đã nói trên: Phải xây dựng chiến lược du lịch dựa trên nền tảng văn hóa. Nguyêntắc quan trọng trong chiến lược du lịch là không được vì kinh tế màbỏ qua văn hóa. Phải gắn các giá trị văn hóa vào trong các giá trị dulịch thành một thể thống nhất. Đầu tư tôn tạo và bảo tồn kết hợp khai thác hợp lý các di sản văn hóavật thể và phi vật thể. Để làm tốt việc này, cần quán triệt quan điểmxã hội hóa trong phát triển du lịch để khai thác các nguồn lực khácnhau và tạo cơ chế hài hòa để vừa bảo vệ tốt vừa tạo điều kiện chocác thành phần kinh tế tham gia khai thác các di sản dưới sự quản lýcủa nhà nước. Thực hiện đa dạng hóa các chương trình du lịch. Có thể hình thànhcác chương trình thiên về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch8khảo sát thị trường…Hoặc cũng có thể kết hợp các đặc tính này.Cùng với đa dạng hóa trong đặc trưng là đa dạng hóa thời gian theomùa và độ dài của các tuyến du lịch và cũng nên nghiên cứu tổ chứchình thức du lịch đêm, vì thực tế nhiều phong cảnh về đêm mới thấyđược vẻ đẹp. Hơn nữa trong xã hội hiên đại nhu cầu giải trí về đêmngày một tăng… Có đa dạng hóa như vậy mới đáp ứng được nhu cầuđa dạng của thị trường khách du lịch hiện nay.Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng-khách sạn hiện đại gắn với đặcđiểm và truyền thống văn hóa. Cần có hệ thống khách sạn, nhà nghỉvới các cấp độ giá cả khác nhau trong đó chú ý cách bài trí phòngnghỉ vừa hiện đại song lại khai thác được phong tục tập quán lànhmạnh của dân cư địa phương. Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hóathực đơn theo nhu cầu của khách và kết hợp với nét đặc trưng trongphong cách chế biến và thưởng ngoạn các đồ ăn, thức uống. Mở rộngvà đa dạng hóa các cửa hàng bán đồ lưu niệm sao cho phù hợp vớiđặc trưng văn hóa vùng và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.Chuyên môn hóa và phát triển các làng nghề, các ngành nghề tạohành hóa phục vụ khách du lịch. Các sản phẩm này cần tạo đượcnhững nét đặc trưng về nghệ thuật, hoặc đặc trưng theo các nét vănhóa của các vùng, miền. Chúng ta còn hạn chế trong việc thúc đẩychi tiêu của khách du lịch một phần quan trọng là do thiếu các dịchvụ và chất lượng dịch vụ hạn chế. Việc chuyên môn hóa và phát triểncác ngành nghề phục vụ sản xuất các sản phẩm phục vụ khách dulịch vừa tạo việc làm, vừa lưu giữ được khách, thúc đẩy mức chi tiêucủa khách, tạo ấn tượng cho khách đối với các chương trình du lịchvà như vậy mới thu hút sự trở lại của khách đối với thị trường du lịchViệt Nam.Đa dạng hóa nhưng phải làm khác biệt sản phẩm du lịch. Đây làhướng rất quan trọng. Vì nếu chỉ tạo ra nhiều chương trình du lịch,song nó đều tương tự nhau không chỉ đối với các chương trình trongnước mà còn đối với các chương trình của nước ngoài, chắc chắn sẽkhông hấp dẫn được khách du lịch. Cần thực hiện khác biệt cả trongsản xuất và phân phối các sản phẩm du lịch dựa trên phong tục tậpquán lành mạnh của các dân tộc.Nâng đậm nét văn hóa Việt Nam trong đa dạng hóa các chương trìnhquảng bá du lịch. Đây là việc làm cần thiết, bởi để đa dạng hóa sảnphẩm du lịch thành công không chỉ ở khâu sản xuất, chế biến sảnphẩm mà phải có sự quảng bá rộng rãi trên các thị trường mục tiêu.Ngoài các giải pháp xúc tiến thông thường nên kết hợp phát huy các9đặc trưng văn hóa Việt để xúc tiến, như thông qua các lễ hội, cácchương trình nghệ thuật dân gian, hội thi ngành nghề truyền thống…. Và một vấn đề quan trọng nữa là tạo dựng văn hóa trong tổ chức dulịch. Ngoài việc thống nhất quản lý của cơ quan quản lý nhà nướccần hình thành các tổ chức, các hiệp hội để phối hợp với nhau trongthực hiện các dịch vụ du lịch. Tránh các hiện tượng ép khách, mồichài, tranh khách…tác động xấu đến môi trường du lịch nói chung.Tóm lại, hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanhmà đó còn là hoạt động văn hóa. Vì vậy để đa dạng hóa và nâng cao chất lượngsản phẩm du lịch một trong những hướng quan trọng là phải khơi dậy-khai thácphát huy các nguồn lực văn hóa cho du lịch nước nhà. Phải gắn các giá trị văn hóavới các giá trị du lịch thành một thể thống nhất mới có thể có được sự phát triểnbền vững của du lịch.Hiện tại, tôi là sinh viên năm 3 và mong ước sau khi ra trường sẽ đượccông tác tại công ty du lịch tỉnh nhà để có thể vận dụng những kiến thức về vănhóa du lịch, du lịch văn hóa,… vào nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó mongmuốn có thể góp sức vào để nhận thấy được tình hình phát triển du lịch của tỉnhnhà cũng như đề ra, thực hiện các giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượngsản phẩm du lịch để phát triển các hoạt động du lịch phù hợp với các giá trị vănhóa để phát huy tối đa nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.Đầu tiên, là phải đánh thức tiềm năng du lịch của tỉnh nhà (trong trườnghợp nó chưa phát triển), lựa chọn những con người thật sự am hiểu về văn hóa vềdu lịch nắm được đặc trưng của vùng, đa dang hóa các loại hình du lịch: du lịchsinh thái , du lịch nghỉ dưỡng,…giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.Đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch tôn tạo các danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử văn hóa khu vui chơi giải trí. Tạo lập nhiều khu văn hóa ẩmthực dân tộc và đặc sản. Khôi phục và xây dựng có chất lượng các làng văn hóadân tộc. Tại các khu du lịch thì cần phát triển nhiều hơn hệ thống bán quà lưuniệm…Nhân viên du lich thì phải nắm bắt được động cơ và sở thích của du khách,nắm bắt được tâm lý du khách theo từng vùng, quốc gia, châu lục để phục vụkhách một cách tinh tế nhất. thấy rõ được tính chất quan trọng trong công tác đàotạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, trung thực, hiểu biết,.Phát triển thêm hệ thống dịch vụ nhà hàng khách sạn có chất lượng, đảmbảo được sự yên tĩnh cho du khách.10Đảm bảo về vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường để công tác dulịch phát triển hơn.Đối với các du lịch tư nhân thì chính quyền cũng cần quan tâm đến hoạtđộng du lịch ở đây để mỗi sản phẩm du lịch tạo ra được đảm bảo chất lượng.TÀI LIỆU THAM KHẢO11http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-giai-phap-da-dang-hoa-san-pham-dulich-tinh-lam-dong-den-nam-2015-17645/http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=193203huc.edu.vn/chi-tiet/1223/.htmlhttp://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/van-hoa-dulich/2479-duong-van-sau-van-hoa-du-lich-san-pham-cua-van-hoa-viet-nam-trongtien-trinh-hoi-nhap-toan-cau-hoa-hien-nay.htmlhttp://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15493http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/116;jsessionid=951174A5DDA0BC6F36434FC9C3ADF8ED?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=centertop&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticleview%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=13025&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=51348&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=19&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2F1161213[…]… về vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường để công tác du lịch phát triển hơn Đối với các du lịch tư nhân thì chính quyền cũng cần quan tâm đến hoạt động du lịch ở đây để mỗi sản phẩm du lịch tạo ra được đảm bảo chất lượng TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-giai-phap-da-dang-hoa-san-pham-dulich-tinh-lam-dong-den-nam-2015-17645/ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_… http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-giai-phap-da-dang-hoa-san-pham-dulich-tinh-lam-dong-den-nam-2015-17645/ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_ id=193203 huc.edu.vn/chi-tiet/1223/.html http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung -dung/ van-hoa-dulich/2479-duong-van-sau-van-hoa -du- lich-san-pham-cua-van-hoa-viet-nam-trongtien-trinh-hoi-nhap-toan-cau-hoa-hien-nay.html http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15493 http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/116;jsessionid=951174A … http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung -dung/ van-hoa-dulich/2479-duong-van-sau-van-hoa -du- lich-san-pham-cua-van-hoa-viet-nam-trongtien-trinh-hoi-nhap-toan-cau-hoa-hien-nay.html http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15493.. .Văn hóa du lịch hai phạm trù tách rời được, bổ sung có mối quan hệ qua lại với Trong phần ta cần làm rõ hai khái niệm du lịch văn hóa du lịch văn hóa để thấy nội dung văn hóa du lịch Du lịch. .. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-giai-phap-da-dang-hoa-san-pham-dulich-tinh-lam-dong-den-nam-201 5-1 7645/ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_ id=193203 huc.edu.vn/chi-tiet/1223/.html

Xổ số miền Bắc