[Phân Tích Chi Tiết] Hệ Thống Chống Sét Lan Truyền Là Gì?

Chắc hẳn các Quý khách hàng thường xuyên tìm hiểu về hệ thống chống sét thì chắc chắn đã nghe tới hệ thống chống sét lan truyền.

Vậy hệ thống chống sét lan truyền là gì? Tác dụng của nó là gì? Có cần thiết hay bắt buộc phải lắp đặt chống sét lan truyền không?

Trong bài viết này, PCCC Thành Phố Mới sẽ thông tin tin chi tiết về hệ thống chống sét lan truyền giúp bạn hiểu rõ về hệ thống này.

chong set lan truyen la gi

Phân tích chi tiết về hệ thống chống sét lan truyền là gì?

Trước khi tìm hiểu về hệ thống chống sét lan truyền thì PCCC Thành Phố Mới sẽ giải thích qua về sấm sét.

Sấm sét là mối liên quan và tác động trực tiếp đến hệ thống chống sét đánh thẳng cũng như hệ thống chống sét lan truyền.

Sấm sét là gì?

Sấm sét hay thường được gọi là sét đánh, hiện tượng chúng ta thường gặp, đặc biệt trong những mùa mưa bão hoặc khi có giông.

Đây là hiện tượng thiên nhiên, giải thích theo hướng khoa học thì khi các đám mây mang điện tích trái dấu đến gần nhau thì sẽ tạo ra sấm sét.

Sấm sét sẽ tạo ra hiện tượng phóng điện trong khí quyền xuống mặt đất, đôi khi còn xuất hiện trong các đợt phun trào núi lửa.

Sấm sét có sức công phá thuộc loại mạnh nhất, vô cùng khủng khiếp, luồng điện cực mạnh hàng trăm ngàn kV lên tới hàng triệu kV có thể phá hủy mọi thứ.

Nếu bạn thắc mắc hàng triệu kV mạnh đến mức nào thì nó mạnh gấp hàng chục gần so với luồng điện cao thế.

chong set lan truyen la gi

Đối tượng nào thường bị sét đánh?

Vậy những đối tượng nào hay thuộc tầm ngắm của sấm sét?

Thông thường thì những vật có chiều cao hơn những vật còn lại (tòa nhà cao tầng, cây to,…) sẽ thường xuyên bị sét đánh.

  • Khi sét đánh xuống thường mang theo nhiệt độ rất cao (có thể lên tới 30.000°C).
  • Các thiết bị điện, điện tử cũng có thể bị phá hủy khi gặp từ trường của sấm sét hoặc do bị sét lan truyền.
  • Chúng ta thường xuyên gặp các trường hợp công trình bị phá hỏng hay chết người do sét đánh trúng.

chong set lan truyen la gi

3 loại sét đánh hiện nay

Dựa theo tính chất sét đánh mà người ta phân sấm sét ra làm 3 loại khác nhau:

1. Sét đánh trực tiếp

Sét đánh trực tiếp là loại sét đánh thẳng vào những nơi có vị trí cao hơn bình thường so với xung quanh (cây cao, nhà cao tầng, công trình nhà máy,…).

Đây là loại sét đánh nguy hiểm nhất do vị trí đánh là thẳng trực diện nên vô cùng nguy hiểm, nếu bị đánh trúng là chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại.

Rất ít có công trình nhà cửa nào bị sét đánh trực tiếp mà không gây ra thiệt hại, tính mạng con người cũng khó có thể giữ khi bị sét đánh trực tiếp.

GIẢI PHÁP: Lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng.

► Tham khảo về dịch vụ: Lắp đặt chống sét Bình Dương

chong set lan truyen la gi

2. Sét đánh gián tiếp

Sét đánh gián tiếp (hay còn gọi là sét đánh lan truyền). Là hình thức sét đánh vào các đường dây điện, cột sắt, vật dẫn điện.

Khi bị đánh vào vật diễn điện thì sẽ lan truyền tới các thiết bị điện, điện tử có liên kết với đường dây, vật dụng này.



3. Sét đánh cảm ứng

Sét đánh cảm ứng được chia ra làm 2 loại là: Cảm ứng điện từ và cảm ứng tĩnh điện.

Sét đánh điện từ cảm ứng và tĩnh điện đều tạo ra các tia lửa nhỏ và dễ dàng gây ra chảy nổ khi tiếp xúc với các môi trường xăng dầu hoặc hóa chất nguy hiểm.

Về cơ bản thì ít ai biết đến loại sét đánh cảm ứng này vì không thể nào phân biệt được bằng mắt thường.

Về tác hại thì nó sẽ tạo ra những dòng xung điện gây nguy hiểm với các thiết bị điện tử, làm hư hỏng thiết bị.

Giải thích về sét đánh lan truyền

Trong bài viết về dịch vụ lắp đặt chống sét tại Bình Dương của PCCC Thành Phố Mới cũng đã có giải thích qua về hệ thống chống sét lan truyền.

Nếu bạn quan tâm, có thể xem tại đây: https://thietbipcccbinhduong.com/lap-dat-chong-set-tai-binh-duong/#ftoc-heading-15

Chúng tôi sẽ tiếp tục giải thích lại về chống sét lan truyền.

Vậy, sét lan truyền là gì?

Sét lan truyền (sét đánh lan truyền) là hình thức sét đánh sẽ ảnh hưởng theo đường lan truyền thay vì trực tiếp.

(Ví dụ: Sét đánh vào khu A nhưng từ khu A sang khu B có dây dẫn điện nên sét có thể đánh sang khu B theo đường lan truyền).

Khi sét đánh trực tiếp xuống, những vật sẽ nhận tác động trong bán kính 2km. Thường là những cây cối cao lớn, toà nhà cao tầng sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng của sấm sét.

Khi sét đánh trực tiếp vào các vật thể như trên, thì sấm sét có thể sẽ được lan truyền qua các đường dây điện, nước, kim loại,…

Đường lan truyền này có thể phá hỏng hệ thống đường dây điện, các thiết bị điện/điện tử có trong khu vực bị sét đánh.

Phổ biến là chúng ta thường thấy các trường hợp bị sét đánh trúng thì thiết bị tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy tính, máy giặt… trong nhà đều bị hỏng.

Đây chính là tác hại của sét đánh lan truyền, rõ ràng là không thua kém gì so với việc bị sét đánh trực tiếp.

chong set lan truyen la gi

Hệ thống chống sét lan truyền là gì?

Hệ thống chống sét lan truyền hay bộ chống sét lan truyền (hoặc thiết bị chống sét lan truyền).

Là một hệ thống/thiết bị bao gồm các module khác nhau có chức năng điều hướng tia sét không cho xâm nhập trực tiếp vào các đường dẫn thiết bị điện.

Từ đó đảm bảo an toàn cho hệ thống mạch điện, ngăn dòng sét xâm nhập trực tiếp vào các dòng điện có trong khu vực cần bảo vệ.

(Có thể hiểu đơn giản thì thiết bị chống sét tương tự như thiết bị chống giật.

Khi có tác động (thò tay và nguồn điện, bị giật điện,…) thì thiết bị chống sét thì CB sẽ tự động ngắt điện để đảm bảo an toàn.)

Thiết bị chống sét lan truyền thường được sử dụng phổ biến nhất ở các phòng điện tử, phòng server với nhiều thiết bị điện tử, tài sản có giá trị cao.

Trang bị hệ thống chống sét đánh thẳng kèm thiết bị chống sét lan truyền (x2 bảo vệ) là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện, điện tử trong nhà.

Tuy nhiên hiện nay, do thiết bị chống sét lan truyền được sản xuất để bảo vệ đa cấp nên chi phí thiết bị còn cao, cũng như chúng ta chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của chống sét lan truyền.

chong set lan truyen la gi

Cấu tạo hệ thống chống sét lan truyền

Tùy vào mỗi khu vực mà có thể lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền cho phù hợp theo nhu cầu.

Một hệ thống chống sét lan truyền cơ bản sẽ bao gồm các thiết bị sau:

  • Thiết bị chống sét lan truyền đường nguồn (cắt sét, lọc sét)
  • Thiết bị chống sét đường tín hiệu
  • Thiết bị đếm sét
  • Cáp thoát sét
  • Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất
  • Hệ thống tiếp địa (cọc tiếp địa)

Ngoài ra, còn một số thiết tùy vào mục đích:

  • Thiết bị chống sét cho mạng máy tính RJ45
  • Thiết bị chống sét cho đường tín hiệu camera, TV
  • Thiết bị đếm sét TDS-SC & công tắc báo động DAR
  • Thiết bị chống sét trên đường cáp, cáp đồng trục
  • Thiết bị chống sét trên đường tín hiệu điều khiển công nghiệp
  • Thiết bị chống sét trên đường truyền điện thoại, ADSL
  • Thiết bị chống sét trên đường truyền tốc độ cao, điện thoại

Thiết bị cắt sét và lọc sét là gì? Đây là thiết bị gì trong hệ thống chống sét lan truyền?

chong set lan truyen la gi

1. Thiết bị bị cắt sét là gì?

– Thiết bị cắt sét (tên tiếng Anh: Surge Diverters) là module được đấu nối song song với đường dân dẫn điện.

– Thiết bị này sẽ làm hãm sự tăng đột ngột của luồng xung điện và chuyển hướng luồng điện này xuống đất theo đường của hệ thống tiếp địa.

– Hiện nay, thiết bị cắt sét cho phép chịu được dòng sét lớn, tác động nhanh, có khả năng làm việc liên tục, không bị cô lập hệ thống khi xuất hiện hiện tượng quá áp.

– Hệ thống có khả cắt dòng sét cao, cắt đa xung, đặc biệt có thể phân biệt dựa theo nguyên tắc tần số, có thể giám sát thiết bị, điều kiện lắp đặt và vân hành hệ thống khá đơn giản.

– Bề ngoài của thiết bị khá nhỏ gọn, có vỏ bằng kim loại và được bọc an toàn.

2. Thiết bị lọc sét là gì?

– Thiết bị lọc sét (tên tiếng Anh: Series-Connected), đây là thiết bị được nối trực tiếp với đường dây điện.

– Nguyên lý hoạt động của thiết bị này được chia làm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn chuyển năng lượng xung sét xuống đất và hãm điện áp (tên tiếng Anh: Line side surge diverter).

2. Giai đoạn bộ lọc chậm có nhiệm vụ làm khuếch tán lương tăng vọt.

3. Giai đoạn cân bằng dòng sét giữa các đường dây phụ tải của thiết bị cắt sét.

3. Thiết bị chống sét trên đường tín hiệu là gì?

– Đây là thiết bị có nhiệm vụ tập trung bảo vệ hệ thống mạng LAN, các công truyền tín hiệu, hệ thống điều khiển trong đường dây điện.

chong set lan truyen la gi

Tại sao phải lắp đặt chống sét lan truyền?

Dưới đây là những hậu quả có thể sẽ xảy ra nếu thiếu thiết bị chống sét lan truyền.

  • Tốn chi phí thay thế và sửa chữa thiết bị điện tử bị hư hỏng
  • Tốn chi phí phục hồi dữ liệu (phòng lưu trữ dữ liệu, phòng server)
  • Phải ngưng vận hành công việc nếu nó liên quan đến mạch điện và thiết bị điện tử
  • Các công việc buôn bán, thương mại bị tạm dừng cho đến khi sửa chữa xong
  • Doanh nghiệp bị tổn thất nếu khiến khách hàng không hài lòng trong công việc

chong set lan truyen la gi

Nguyên lý hoạt động chống sét lan truyền

Module của hệ thống chống sét lan truyền bao gồm các thiết bị cắt sét và lọc sét cùng một số các phụ kiện khác.

Hiện nay, các thiết bị chống sét lan truyền này luôn được cải tiến, cho phép giảm thiểu thiệt hại lên đến 98% so với thông thường.

Nguyên lý hoạt động:

Sét đánh vào đường dây điện » Hấp thụ dòng sét » Truyền xuống đất.

Bộ thiết bị chống sét lan truyền hoạt động hoàn toàn độc lập so với hệ thống chống sét thông thường.

Nhưng vì một số lý do về tiết kiệm chi phí hoặc không tính toán kỹ càng nên họ đã lắp đặt chung đường dây, gây nên hiện tượng mất an toàn hệ thống.

Cách lắp đặt đúng là hệ thống chống sét [chống sét đánh thẳng] (lắp bên ngoài nhà). Hoặc kết hợp thêm chống sét lan truyền (lắp bên trong nhà).

chong set lan truyen la gi

Tiêu chuẩn chống sét lan truyền

TCVN 9385:2012 là tiêu chuẩn lắp đặt chống sét do Bộ xây dựng đề ra, quy định áp định bắt đối với mọi công trình chống sét.

Hiện tại, bxd chỉ có quy định lắp đặt hệ thống chống sét, những danh mục công trình bắt buộc phải lắp đặt hệ thống chống sét.

Chưa có quy định nào bắt buộc phải lắp đặt thêm bộ thiết bị chống sét lan truyền (chống sét lan truyền là phiên bản nâng cấp của hệ thống chống sét).

► Xem toàn bộ về TCVN 9385 tại bài viết này để hiểu thêm về yêu cầu chống sét, kỹ thuật chống sét liên quan,…

Việc lắp đặt hệ thống chống sét nhưng không trang bị thêm bộ chống sét lan truyền là KHÔNG VI PHẠM.

Trong TCVN 9385, khi đề cập trong phần chống sét lan truyền thì BXD chỉ nói một số từ như:

Có nguy cơ, phòng tránh, chú ý, làm giảm nguy cơ, phòng ngừa, lưu ý,… tất cả chỉ mang tính chất nhắc nhở.

Lắp đặt chống sét mà thiếu bộ chống sét lan truyền cũng giống như ngôi nhà có 2 cửa mà chỉ đóng được 1 cửa, không thể nào an toàn 100%.

Lưu ý: Bộ chống sét lan truyền có nhiều loại, dành cho nhà riêng, dành cho nhà máy, cần cân nhắc trước khi lựa chọn lắp đặt để tránh lãng phí.

Vì hệ thống không hoàn toàn bắt buộc nên đây là đánh giá từ PCCC Thành Phố Mới, lắp hay không lắp là tùy vào nhu cầu của cá nhân/doanh nghiệp.

Lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền

Để lựa chọn một hệ thống chống sét lan truyền cho phù hợp cần tuân thủ một số các quy tắc:

  • Hiểu rõ về thống điện (nguồn điện vào, nguồn điện ra, áp suất làm việc,…)
  • Lựa chọn đúng cấp thiết bị phù hợp (chống sét đường nguồn, chống sét tín hiệu,…)
  • Nguồn lực tài chính (lựa chọn một hệ thống đảm bảo hiệu quả, an toàn và chi phí tốt)

Việc quan trọng nhất cách lựa chọn đúng cấp thiết bị để sử dụng. Hiện nay, về chống sét lan truyền có 3 cấp thiết bị:

Hiện nay có 3 cấp độ dành cho hệ thống chống sét lan truyền:

Cấp 1 (Type 1: SPD)

Dành cho các nguồn điện thông thường (220v) thường được sử dụng.

Sử dụng trong nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà được bảo vệ bởi hệ thống chống sét trực tiếp.

Xung điện: 10/350 μs.

Cấp 2 (Type2: SPD)

Được dùng cho việc bảo vệ các thiết bị điện ở mức hạ thế.

Được lắp đặt trong các tủ điện, có tác dụng ngăn ngừa lan truyền quá áp trong lưới điện.

Xung điện: 8/20 μs.

Cấp 3 (Type 3: SPD)

Thiết bị chống sét lan truyền cấp 3 có dung lượng xả thấp nên phải lắp đặt bổ sung (cấp 2).

Được lắp đặt trong các vùng tải nhạy cảm, sóng điện áp (1.2/50 μs) và sóng dòng (8/20 μs).

Khi lắp đặt bộ chống sét lan truyền thì có 3 yếu tố chính cần lưu ý:

  • Điện áp: Xác định thông số điện áp lớn nhất
  • Cường độ sét: Xác định khả năng chịu lực của thiết bị
  • Đơn vị chống sét uy tín: Tư vấn, lắp đặt, quyết định gần như 100% sự an toàn của hệ thống

Giá thiết bị chống sét lan truyền

Các thiết bị chống sét lan truyền hiện nay được sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất lớn từ các quốc gia trên thế giới.

Một số hãng lớn có thể kể đến như: CITEL, Novaris, Sycom, MCG, Schneider.

Mức giá thiết bị của từng hãng sẽ là khác nhau và dành cho từng hệ thống khác nhau.

Mức giá trung bình sẽ từ 500,000₫ cho tới khoảng 50,000,000₫.

Tìm được một đơn vị dịch vụ lắp đặt uy tín sẽ được tư vấn về thiết bị phù hợp cho hệ thống của mình.

Cách lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền

Vậy, cách lắp đặt thiết bị/hệ thống chống sét lan truyền được thực hiện như thế nào?

Quy trình lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng hay lắp đặt chống sét lan truyền đều phải tuân theo quy trình TCVN.

Hiện nay, TCVN 9385:2012 là tiêu chuẩn duy nhất được áp dụng cho việc thiết kế, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống.

Đây là tiêu chuẩn Quốc gia mới nhất cho tới thời điểm hiện tại. Đầy đủ nội dung về hướng dẫn thiết kế, sơ đồ chống sét và bảo trì.

 DÒNG THỜI GIAN (1) → (2) → (3)

Thời gian ban hành
Loại văn bản
Tên văn bản
Trang thái

(1) Năm 1984
Văn bản chính
TCVN 46:1984 về chống sét cho các công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế – Thi công
Hết hiệu lực

(2) Năm 2007
Văn bản chính
TCXDVN 46:2007 về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
Hết hiệu lực

(3) Năm 2012
Văn bản chính (Chuyển đổi TCXDVN thành Tiêu Chuẩn Quốc gia)
TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
Còn hiệu lực

► Tìm hiểu thêm về chống sét: https://thietbipcccbinhduong.com/chong-set/

Thiết bị chống sét schneider là gì?

Cụm từ khóa “chống sét lan truyền schneider” được khá nhiều người dùng quan tâm và tìm kiếm.

Vậy thì schneider là gì? Đây có phải là hãng sản xuất thiết bị chống sét lan truyền không?

Đúng! schneider là tên của một công ty. Công ty Schneider Electric là một công ty chuyên quản lý năng lượng và tự động hóa cho các lĩnh vực chủ yếu về điện.

Khách hàng của Schneider là các hộ gia đình, tòa nhà, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp.

Thiết bị chống sét lan truyền schneider là một trong nhiều sản phẩm mà họ đang sản xuất.

Công ty này hiện nay đã có văn phòng làm việc tại Việt Nam, có nhà phân phối bán hàng.

Bạn có thể tham khảo trang website chính thức của Schneider Electric tại đây.

chong set lan truyen la gi

chong set lan truyen la gi

Dịch vụ lắp đặt chống sét Miền Nam

PCCC Thành Phố Mới – Nhà thầu thi công lắp đặt chống sét chuyên nghiệp uy tín tại Miền Nam.

Chuyên thi công lắp đặt/bảo trì hệ thống chống sét đánh thẳng – Chống sét lan truyền tại Bình Dương.

Nhà phân phối thiết bị chống sét – Lắp chống sét tận nơi tại BÌNH DƯƠNG – BÌNH PHƯỚC – ĐỒNG NAI.

  • Dịch vụ chống sét chuyên nghiệp với hơn >5 năm kinh nghiệm
  • Đơn vị hàng đầu phân phối, lắp đặt chống sét tại Bình Dương
  • Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản
  • Thời gian thi công nhanh, đúng tiến độ, cam kết chất lượng
  • Thiết bị chống sét nhập khẩu 100%, bảo hành đổi trả 1:1
  • Giá thành dịch vụ tốt nhất, bảo hành hệ thống trọn đời

công ty cổ phần thương mại và dịch vụ thành phố mới

Liên hệ PCCC Thành Phố Mới

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ và đặt hàng thiết bị chống sét, xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới

  • Hotline tư vấn: 0988 488 818
  • Điện thoại bàn: 0274 222 5555
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Đánh giá chất lượng






0

/

5

Your page rank:

Xổ số miền Bắc