Phần mềm quản lý phòng khám/bệnh viện

TAM KHOATAM KHOA là một trong những công ty chuyên cung cấp phần mềm giải pháp trong quản lý kế toán, quản trị doanh nghiệp và các giải pháp cho phòng khám, bệnh viện. Với đội ngũ nhân viên chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý, kế toán – tài chính và lập trình, chúng tôi theo đuổi mục tiêu tạo ra những giải pháp quản lý tổng thể trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và lĩnh vực y tế.`

Phần mềm quản lý phòng khám/bệnh viện là dòng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu quản lý doanh thu, hồ sơ bệnh án và bộ phận dược, được thiết kế với ngôn ngữ và công nghệ tiên tiến hiện tại của Microsoft (Bộ studio .net, CSDL SQL và bộ Crystal report) với những đặc điểm thiết kế sau:

  • Phục vụ yêu cầu báo cáo tổng hợp doanh thu hàng ngày, tuần, tháng quý: báo cáo tổng hợp doanh thu, báo cáo tổng hợp doanh thu theo người thu,..
  • Phục vụ yêu cầu theo dõi và quản lý hồ sơ bệnh án: Theo dõi và cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh nhân theo thời gian.
  • Phục vụ yêu cầu theo dõi và quản lý nhập, xuất tồn kho của bộ phận dược: Các báo cáo về nhập, xuất tồn theo kho, …
  • Phục vụ yêu cầu quản lý và phân quyền người dùng: quản lý truy cập cho từng người dùng (tên truy cập và mật khẩu), phân quyền đến từng chức năng, thao tác (thêm mới, chỉnh sửa, xóa, xem, in)…
  • Phục vụ yêu cầu phát triển: liên tục được nâng cấp và cập nhật những thay đổi theo quy định của Bộ y tế.
  • Phục vụ cho người dùng: giao diện thiết kế linh hoạt và dễ sử dụng, đội ngũ nhân viên tư vấn và hỗ trợ sử dụng.

Với sự cố gắng không ngừng, Phần mềm quản lý phòng khám/bệnh viện đã được sự tín nhiệm và tin dùng của các khách hàng hoạt động trong mọi lĩnh vực y tế.

I.    TỔNG QUAN MÔ HÌNH PHẦN MỀM QUẢN LÝ PHÒNG KHÁM/BỆNH VIỆN:

Phần mềm có mô hình khép kín hoàn chỉnh từ khâu nhận bệnh đến khi phát thuốc từ bộ phận dược.

Cụ thể như sau:

kt29kt29

  • Nhận bệnh:

    ghi nhận thông tin bệnh nhân, chuyển thông tin sang các bộ phận khác.

  • Thu ngân:

    Thu tiền khám bệnh. Thu tiền các dịch vụ cận lâm sàng – chọn từ phiếu chỉ định của bác sỹ. Thu tiền thuốc – Chọn từ toa thuốc nếu bệnh nhân ngoại trú – chọn từ phiếu phát thuốc nếu bệnh nhân nội trú. Kế thừa thông tin bệnh nhân từ bộ phận nhận bệnh.

  • Phiếu chỉ định cận lâm sàng:

    Ghi nhận các chỉ định cận lâm sàng bệnh nhân thực hiện. Chuyển thông tin cho thu ngân thu tiền.

  • Toa thuốc:

    Bác sỹ kê toa thuốc cho bệnh nhân. Các thông tin trên toa sẽ được chuyển cho thu ngân thu tiền (nếu là bệnh nhân ngoại trú) hoặc chuyển cho bộ phận dược phát thuốc (nếu là bệnh nhân nội trú).

  • Phát thuốc (bộ phận dược):

    Nhận các thông tin từ toa thuốc của bác sỹ để phát thuốc cho bệnh nhân. Nếu là bệnh nhân ngoại trú thì các toa thuốc phải được thu tiền mới phát được.

II.     CHI TIẾT PHẦN MỀM HOẠT ĐỘNG NHƯ SAU:

1.     Phân hệ Quản lý hệ thống:

  • Chức năng:

    khai báo các thông tin ban đầu của doanh nghiệp, quản lý và lưu trữ dữ liệu, quản lý và phân quyền người dùng

kt30kt30

2.     Phân hệ Quản lý doanh thu:

  • Chức năng:

    khai báo danh mục (dịch vụ, bác sĩ, loại bệnh, …), quản lý thông tin bệnh nhân, toa thuốc của bác sĩ và thu tiền dịch vụ, đồng thời xem các báo cáo liên quan (báo cáo nhận bệnh, báo cáo doanh thu, tổng hợp phiếu phát thuốc, …)

kt31kt31

  • Phiếu nhận bện

    h

    :

     Ghi nhận các thông tin liên quan đến bệnh nhân như:

+ Số ID: Phần mềm tự cấp phát theo công thức quy định (hoặc có thể sửa theo nhu cầu người dùng).

+ Họ tên bệnh nhân và các thông tin liên quan. + Nội dung khám. kt32kt32

  • Phiếu thu ngân:

    Thông tin chi tiết được thể hiện như sau:

+ Nhận thông tin từ bộ phận tiếp nhận bệnh.

+ Thu tiền dịch vụ khám bệnh.

+ Thu tiền các dịch vụ cận lâm sàng (CLS): Kế thừa từ phiếu chỉ định của bác sĩ (Chọn phiếu chỉ định).

+ Thu tiền thuốc: Kế thừa từ toa thuốc (Chọn phiếu thuốc bác sĩ.

+ Chuyển thông tin cho bộ phận dược để làm xác nhận phát thuốc.

+ Chuyển thông tin để lên các báo cáo về doanh thu: doanh thu theo chuyên khoa điều trị, doanh thu theo người dùng và báo cáo tổng hợp thu ngân, …

phieuthunganphieuthungan

  • In biên lai thu tiền:

             + In chi tiết: bienlaictbienlaict              + In tổng hợp: bienlaithbienlaith

  • Phiếu chỉ định của bác sĩ:

    Tạo danh mục chỉ định CLS riêng cho từng bác sỹ, tùy theo chuyên khoa của mỗi người. Tổng quan như sau:

+ Mỗi bác sỹ có nhiều nhóm nhỏ để có thể thao tác cho nhanh.

+ Trong mỗi nhóm có thể thêm hoặc bớt thuốc tùy ý.      

Thông tin khai báo trên phiếu chỉ định CLS như sau:

phieuchidinhclsphieuchidinhcls

+ Trạng thái: Chuyển thu ngân thì bộ phận thu ngân mới thấy được để thu tiền.

+ Chọn chỉ định mẫu: Sẽ liệt kê toàn bộ thông tin đã khai báo ban đầu, để bác sĩ thêm vào nhóm mà mình cần, có thể thêm nhiều nhóm cùng lúc, nếu dịch vụ chưa có trong nhóm vẫn có thể thêm.

+ Xem chỉ định trong ngày: Sẽ liệt kê lại tất cả các chỉ định CLS đã cho bệnh nhân thực hiện trong ngày, để tránh lặp lại. Sẽ không cho lưu nếu cho trùng chỉ định đã làm trước đó (chỉ trong ngày).

+ Các dịch vụ sẽ hiện giá bệnh viện bán. Giá này chỉ có tính chất tham khảo (nghĩa là bác sỹ không thể điều chỉnh giá, giá tại thời điểm bác sĩ cho chỉ định sẽ giống với giá khi thanh toán tiền).

+ Tự túc: Bệnh nhân sẽ tự thực hiện dịch vụ.

  • Toa thuốc:

toathuoctoathuoc      

Thông tin trên toa thuốc như sau:

+ Chẩn đoán được chuyển từ nhận bệnh sang toa thuốc.

+ Mã bệnh được lấy từ danh mục bệnh, nội dung có thể chỉnh sửa tùy theo trường hợp.

+ Trạng thái: Chuyển thu ngân thì bộ phận thu ngân mới thấy được để thu tiền.

+ Chọn toa thuốc mẫu: Sẽ liệt kê toàn bộ thông tin đã khai báo ban đầu, để bác sĩ thêm vào nhóm mà mình cần, có thể thêm nhiều nhóm cùng lúc, nếu thuốc chưa có trong nhóm vẫn có thể thêm vào trong lúc cho toa.

+ Xem toa thuốc trong ngày: Sẽ liệt kê lại tất cả các toa thuốc đã cho bệnh nhân trong ngày, để tránh trường hợp cho trùng thuốc. Sẽ không cho lưu nếu cho trung loại thuốc đã cho trong các toa trước đó (chỉ trong ngày).

+ Số lượng = Số lần/ 1 ngày * Số lượng/ 1 lần * Số ngày. Đối với những loại thuốc đặc biệt như chai thuốc nhỏ giọt mỗi lần thì bác sĩ vẫn có thể sửa lại số lượng cho phù hợp.

+ Tồn kho = Tồn thực tế – Các toa thuốc chưa được chọn (các toa chưa thanh toán tiền).

+ Thuốc sẽ hiện giá bệnh viện. Giá này chỉ có tính chất tham khảo (nghĩa là bác sỹ không thể điều chỉnh giá, giá tại thời điểm bác sỹ cho toa sẽ giống với giá khi thanh toán tiền).

+ Tự túc: Bệnh nhân sẽ tự mua nên không kiểm tra tồn kho, không tính tiền.

+ Thuốc ngoài danh mục: để bác sĩ gõ các thuốc mà bệnh viện không có.

  • Mẫu toa thuốc:

mautoathuocmautoathuoc

  • Phiếu phát thuốc:

    Thông tin trên Phiếu phát thuốc như sau:

+ Chọn từ toa thuốc bác sĩ: với điều kiện toa đó đã được thu tiền.

+ Hoặc bác sĩ có thể nhập thuốc trực tiếp nếu chưa kê toa.

phieuphatthuocphieuphatthuoc

  • Phiếu tính tiền thuốc:

    phieutinhtienthuocphieutinhtienthuoc

    3.    Phân hệ Quản lý thuốc, dụng cụ y tế:

  • Chức năng:

    Khai báo danh mục (thuốc, dụng cụ y tế, nhà cung cấp, …), theo dõi tổng hợp nhập xuất tồn thuốc, tính giá thuốc và các báo cáo liên quan (bảng kê phiếu nhập thuốc, sổ chi tiết theo dõi các loại thuốc, tổng hợp nhập xuất tồn, …)

phanheqltphanheqlt

4.    Phân hệ báo cáo:

  • Báo cáo nhận bệnh:

bcnhanbenhbcnhanbenh

  • Báo cáo doanh thu:

tonghopdttonghopdt

  • Phiếu thanh toán ra viện.
  • Danh sách đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh (ngoại trú, nội trú).
  • Tổng hợp nhập, xuất tồn kho.
  • Và nhiều báo cáo phục vụ cho công tác quản lý khác, …

Xổ số miền Bắc