Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer Nam Bộ

Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer Nam Bộ

1.Phát huy vai trò Phật giáo Nam tông Khmer trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam / Lý Hùng

Tóm tắt: Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (HĐKSSYN) là tổ chức chính trị – xã hội đặc thù trong giới sư sãi Khmer do Đảng ta có chủ trương thành lập, hoạt động như tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị. Nội dung và phương thức hoạt chủ yếu là tuyên truyền, vận động sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer. Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, HĐKSSYN đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống xã hội của người Khmer vùng Tây Nam bộ như: đời sống tôn giáo, đời sống văn hóa, xã hội, đời sống chính trị, đời sống kinh tế, vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer đối với thanh niên Khmer trong quá trình tu học,… tuy nhiên hoạt động của Hội ĐKSSYN vẫn còn nhiều mặt hạn chế, bất cập trong mô hình, cơ cấu tổ chức, cũng như trong nội dung hoạt động, vì thế việc củng cố kiện toàn và tái lập lại Hội ĐKSSYN các tỉnh, thành có đông sư sãi và đồng bào Phật tử Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer là hoàn toàn cần thiết, phù hợp nhu cầu nguyện vọng của sư sãi và bà con phật tử; đồng thời đáp ứng yêu cầu công tác vận động quần chúng tôn giáo nói chung, công tác vận động quần chúng Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer nói riêng.

Phật giáo Nam tông Khmer đã truyền vào cộng đồng người Khmer trên 2000 năm lịch sử. Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ hiện có 463 ngôi chùa Hệ phái Nam tông (Nam truyền Dakkhinànikaya) ở trên 15 tỉnh thành trong cả nước, chủ yếu là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho chư tăng và Phật tử dân tộc Khmer3.

Phật giáo giữ vai trò độc tôn trong đời sống cộng đồng của đồng bào Khmer, vai trò đó đã được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt động trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng phum sóc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo dân tộc, người Khmer đều dựa vào triết lý của đạo Phật. Mọi sinh hoạt lễ hội của gia đình hoặc cộng đồng dù lúc vui hay lúc buồn, đều có mời các vị sư tham gia làm lễ, đọc kinh. Việc trang trí nhà cửa, lễ đài, chùa,… hầu hết gia đình, phum sóc vùng dân tộc Khmer đều có tranh ảnh hoặc tượng của đức Phật đặt nơi trang trọng nhất

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online – 2021 – no.11 – ISSN.2734-9187

2. Vai trò của Phật giáo Nam tông với người Khmer ở Nam bộ/ Trương Thị Thạnh

Tóm tắt: “Thuật ngữ Nam tông và Bắc tông, để chỉ hướng truyền đạo. Phật giáo Nam tông là cách gọi thông thường của người Nam bộ, còn trên thông lệ quốc tế gọi là Phật giáo Theravada. Cho nên, Phật giáo Nam tông và Phật giáo Theravada là đồng nhất. Theravada có nghĩa là “tôn trọng và đi theo lời người xưa” hay “lời dạy của bậc trưởng thượng”, do đó nhiều sách còn gọi là Trưởng lão bộ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu vai trò của Phật giáo Nam tông và những giá trị cốt lõi đối với người Khmer ở Nam bộ.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online – 2016 – no.7 – ISSN.2734-9187

3. Vị trí, vai trò của phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam Bộ – Một số vấn đề đặt ra và giải pháp/Nguyễn Ngọc Quỳnh.

Tóm tắt; Triết lý Phật giáo từ lâu đã thấm sâu vào cộng đồng dân tộc Khmer. Trong cộng đồng này, mối quan hệ giữa dân tộc (người Khmer) – tôn giáo (Phật giáo Nam tông) gắn bó với nhau một cách rất tự nhiên, bền chặt. Bài viết đề cập đến vị trí và vai trò của Phật giáo Nam tông đối với đồng bào Khmer. Từ đó, nêu thực trạng và có những đề xuất kiến nghị đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của Phật giáo Nam tông Khmer và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nguồn trích: Tạp chí Mặt trận Online – 2021_ ISSN.1859-0276

4.Sự gắn kết dân tộc và tôn giáo của phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ = Ethnic and religious cohesion of Khmer Theravada Buddhism in the South / Phạm Thanh Hằng;

Tóm tắt: Phật giáo Nam Tông (PGNT) Khmer đã có mặt ở Nam Bộ từ rất sớm và gắn bó với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ. Với nhiều dấu ấn văn hóa tạo lập trên các phương diện tư tưởng, đạo đức, lối sống, ngôn ngữ… PGNT Khmer luôn giữ một vị thế quan trọng trong tâm thức của người Khmer. Bài viết tập trung khái quát về sự gắn kết văn hóa tộc người và tôn giáo của PGNT Khmer ở Nam Bộ tạo nên bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Khmer, từ đó gợi mở một số vấn đề cần quan tâm trong hoàn thiện chính sách đối với tôn giáo này.

Nguồn trích: Tạp chí  Lý luận chính trị – 2022 – no.05 – tr.106 – 112 – ISSN.0868-2771

5.Triết lý nhân sinh trong lễ hội Sen Đôn-Ta của người Khmer Nam Bộ / Võ Văn Thắng; Đinh Văn To

Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu nội dung lễ hội Sen Đôn-ta của người Khmer Nam bộ với bốn nghi lễ chính tại Chùa và tại gia đình mỗi người dân tộc Khmer: lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh), lễ cúng ông bà (Banh Sen Đôn-ta), lễ hội (Banh pchum banh) và lễ tiễn ông bà (Banh chuônh Đôn-ta), tác giả bài viết chỉ ra những giá trị triết lý nhân sinh nổi bật của người Khmer trong lễ này, đó là: tinh thần hiếu đạo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, qua đó tác giả cho rằng, cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị này nhằm làm cho đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer ngày càng phong phú và lành mạnh hơn ở hiện tại và tương lai.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Quốc tế AGU – 2019 – no.23(2) – tr.30-40 – ISSN.0866-8086

6.Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ / Lê Văn lợi

Tóm tắt: Theo số liệu Điều tra các dân tộc thiểu số ngày 1-4-2019, nước ta có khoảng 1.319.652 người Khmer (1), là cộng đồng dân tộc thiểu số cư trú tập trung đông nhất ở các tỉnh Tây Nam Bộ. Họ cư trú chủ yếu tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ… Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Khmer đã tạo dựng nên hệ giá trị văn hóa truyền thống lâu đời gắn bó mật thiết với Phật giáo Khmer Nam tông, thể hiện sự độc đáo trên nhiều lĩnh vực như: văn hóa nghệ thuật, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo…

Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật – online – 2022- no.485-ISSN.0866-8655

7.Dấu ấn của Phật giáo Nam tông trong văn hóa tinh thần truyền thống của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long / Hồ Trọng Hoài

Tóm tắt: Đồng bào Khmer sinh sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hầu hết theo Phật giáo Nam tông. Tôn giáo này hiện vẫn có những ảnh hưởng sâu sắc, nhiều mặt đến cuộc sống con người, trở thành cấu trúc bên trong, góp phần làm nên bản sắc văn hóa riêng của người Khmer. Chính vì vậy, nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Khmer nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với Phật giáo Nam tông.

Nguồn trích: Tạp chí Cộng sản – online – 2014 – ISSN 2734-9071

8.“Sống gửi, thác về” – triết lý nhân sinh tác động đến hành vi tôn giáo và hoạt động kinh tế của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay = “Sống gửi, thác về” (to live is temporary, to die is coming back) – impact of human life philosophy on religious practice and economic activities amongst Khmer ethnic people in the Mekong Delta today / Huỳnh Ngọc Thu;

Tóm tắt: Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long đa phần theo Phật giáo Nam tông, nên triết lý nhân sinh “sống gửi, thác về” được đề cập đến trong hầu hết các tôn giáo trong đó có Phật giáo Nam tông đã chi phối mọi hoạt động của họ. Song song việc tìm hiểu sự tác động của triết lý này đến đời sống, hành vi tôn giáo, bài viết phân tích hoạt động kinh tế của người Khmer dưới sự chi phối bởi yếu tố chánh nghiệp, chánh mạng để tạo ra lợi ích chân chính nhằm nuôi sống bản thân, gia đình, cũng như dùng lợi ích này để cúng dường chư tăng, hồi hướng công đức cho người thân quá cố và góp tiền làm từ thiện, xem đây như những hình thức sống tốt ở cõi tạm nhằm tạo ra nhiều quả phước để được hưởng ở kiếp sau.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh – 2021 – no.8 – tr.73-83 – ISSN.1859-0136

9.Dấu ấn văn hóa dân tộc qua tục ngữ Khmer Nam Bộ / Lê Thị Diểm Phúc

Tóm tắt: Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng tạo nên bản sắc của dân tộc mình. Nét văn hóa ấy được thể hiện qua nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của người dân, trong đó có văn học, cụ thể là tục ngữ. Qua kho tàng tục ngữ Khmer, từ những công trình được các nhà nghiên cứu trước sưu tầm, chúng ta có thể thấy dấu ấn văn hóa của người Khmer được thể hiện một cách đậm nét. Đó là văn hóa nông nghiệp, văn hóa Phật giáo và văn hóa vùng sông nước. Từ việc phân tích nội dung và tìm hiểu các hình ảnh biểu trưng được sử dụng trong tục ngữ, bài viết gợi mở dần những dấu ấn văn hóa Khmer Nam Bộ. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nền văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật – online – 2019 – no.423 – ISSN.0866-8655

10.Phật giáo Nam tông và đời sống tinh thần người Khmer vùng Mêkông / Võ Văn Dũng

 Tóm tắt: Phật giáo Nam tông Khmer tồn tại lâu bền với người Khmer vùng Mê kông là do sự hòa hợp chặt chẽ giữa triết lý nhân sinh của Phật giáo với phong tục tập quán của cộng đồng người Khmer. Đó là sự pha trộn của các hình thức tín ngưỡng nhưng tư tưởng đạo đức nhân sinh Phật giáo Nam tông Khmer vẫn là dòng chủ lưu chi phối mạnh mẽ nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Phật học – 2015 – no.6 – ISSN.2734-9187

11.Lễ đắp núi cát: từ huyền thoại đến biểu tượng văn hóa tôn giáo trong lễ tết của người Khmer Nam Bộ = The building of sand mountain ceremony: symbol of religious culture at the Khmer new year in Southern Vietnam / Sơn Chanh Đa;

Tóm tắt: Biểu tượng văn hóa là đối tượng nghiên cứu được nhiều học giả quan tâm khi tiếp cận đối với các nền văn hóa. Bài viết dựa trên lí thuyết nhân học biểu tượng hay nhân học diễn giải để phân tích giải mã ý nghĩa biểu tượng núi cát và sự liên kết biểu tượng tôn giáo với cấu trúc xã hội và tâm lí cá nhân. Lễ đắp núi cát vào ngày đầu năm mới là sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng thể hiện sự dung hòa các luồng tôn giáo trong đời sống văn hóa lễ hội truyền thống. Việc giải mã biểu tượng núi cát giúp thấy được những chân trời trí tuệ và triết lí tôn giáo ẩn mình trong lòng văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ.

Nguồn trích: Tạp chí  Khoa học (Đại học Trà Vinh) – 2022 – no.46 – tr.46-55 – ISSN.2815-6072

12.Ngôi chùa trong đời sống người Khmer vùng Tây Nam Bộ / Phùng Thị An Na; 

Tóm tắt: Ngôi chùa của người Khmer là một trong những nét đặc sắc của Phật giáo Nam tông vùng Tây Nam Bộ. Nó không chỉ là biểu tượng của Phật giáo Nam tông mà còn là biểu tượng của đời sống tinh thần của người dân Khmer. Ngôi chùa từng gắn bó với người dân Khmer như một phần “thân thể” không thể tách rời trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, hiện nay, vai trò, chức năng của ngôi chùa đã có nhiều thay đổi. Bài viết đề cập những đổi thay trong ngôi chùa Khmer, nguyên nhân của sự thay đổi đó, góp phần vào việc phát huy những giá trị tích cực của ngôi chùa đối với đời sống của đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông ở vùng Tây Nam Bộ.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam – 2015 – no.11 – tr.102-107 – ISSN.1013-4328

Tổng hợp: Lê Xuân Nga

 

Xổ số miền Bắc