Quy trình công nhận gia đình văn hoá như thế nào?

Gia đình là nhân tố hình thành nên xã hội. Việc phát triển , biểu dương những gia đình có nếp sống đẹp là việc được nhà nước rất quan tâm. Hiện nay việc biểu dương các gia đình văn hoá rất phổ biến ở nhiều địa phương. Vậy gia đình văn hoá là gì? Quy trình công nhận gia đình văn hoá như nào?

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Ad 22

Căn cứ pháp lý

Gia đình văn hóa là gì?

Được đề ra bởi Chính phủ đã nhiều năm, Gia đình văn hóa được xem như một chỉ tiêu đề ra tại chính các tổ dân cư, phường, xã để thúc đẩy việc hình thành lối sống văn minh, đạo đức ngay tại cấp địa phương nhỏ lẻ và cao hơn nữa là hình thành các thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa,….Với những gia đình đạt các chỉ tiêu được đưa ra để xem xét thì sẽ được chứng nhận là gia đình văn hóa và có bằng khen trao về từng nhà.

Xây dựng gia đình văn hóa là gì?

Xây dựng gia đình văn hóa từ lâu đã là một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn trong các huyện, thị xã, thành phố với nhau. Để xây dựng gia đình văn hóa thì mỗi cá nhân trong một gia đình phải sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, bài trừ những hiện tượng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Đặc biệt mỗi người cần thực hiện các nếp sống văn minh, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, làm những việc trong khả năng của mình để giúp ích cho gia đình, cộng đồng xung quanh.
Xây dựng gia đình văn hóa không phải là việc chạy theo những lối sống mới, tân thời và bỏ quên những giá trị cũ. Xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống từ bao năm nay, đi đôi với việc  tiếp thu có nhận thức những phong trào, những xu hướng mới có chất lượng và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội.

Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là một danh hiệu nhiều gia đình luôn thi đua và mong muốn hướng đến. Để trở thành một Gia đình văn hóa và được chứng nhận là một Gia đình văn hóa thì cần đạt những tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn của gia đình văn hoá gồm có:

Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc

  • Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp, không có người mắc các tệ nạn xã hội
  • Thực hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành
  • Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên
  • Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh.

Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

  • Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
  • Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hoá nơi công cộng
  • Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương.

Thực hiện kế hoạch hoá gia đình

  • Mỗi cặp vợ chồng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình.
    Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giầu chính đáng
    Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm

Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư

  • Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn
  • Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư
  • Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia.

Ngoài ra thì để đạt danh hiệu Gia đình văn hóa cấp cao hơn do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương công nhận thì còn phải đạt đủ thêm những tiêu chuẩn khác do Ủy ban nhân dân ở đó đưa ra nữa.

Quy trình công nhận gia đình văn hoá Quy trình công nhận gia đình văn hoá

Ý nghĩa của Gia đình văn hóa

Có thể nói gia đình hạt nhân là những tế bào nhỏ bé để hình thành nên một xã hội, một cộng đồng lớn. Gia đình có vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp đến việc xây dựng và ảnh hưởng không nhỏ đến từng cá nhân. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người sống có ý thức, có đạo đức và có cống hiến cho xã hội.
Gia đình văn hóa được đề ra để mỗi thành viên trong gia đình có sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động, thay đổi trong tư duy và nhận thức để sống tốt hơn và có ích hơn. Từ đó xã hội mới ổn định và phát triển được.
Xã hội nào cũng được tạo nên từ tập hợp nhiều gia đình mà trong đó là các cá nhân. Xây dựng gia đình văn hóa với nếp sống lành mạnh sẽ tạo ra những con người chuẩn mực, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Ngoài ra xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc làm giúp phát triển truyền thống tốt đẹp của gia đình, gìn giữ bản sắc của các làng xóm.

Quy trình công nhận gia đình văn hoá

Trình tự thực hiện

–       Bước 1:   Hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng ấp (tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư, bình bầu gia đình văn hóa.

–       Bước 2:   Trưởng Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã) đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm (căn cứ vào biên bản họp bình xét ở khu dân cư) hoặc “Gia đình văn hóa” ba (03) năm (căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm) và gửi hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã, từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến  11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).

–       Bước 3:   Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

+              Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ có ghi rõ thời gian tiếp nhận và thời gian hẹn trả kết quả trao cho người nộp;

+              Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

–       Bước 4:    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa”.

–       Bước 5:   Trưởng Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đề nghị căn cứ ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã, từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã

 Thành phần, số lượng hồ sơ:

–              Thành phần hồ sơ:

+              Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”;

+              Biên bản họp bình xét ở khu dân cư, kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa” (có từ 60% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị).

–              Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

 Thời hạn giải quyết:  Năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ Gia đình.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

–              Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

–              Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận hoặc văn bản trả lời, có nêu rõ lý do chưa công nhận..

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

–              Mẫu Giấy công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” (theo Mẫu số 01 Phụ lục Thông tư số 12 /2011/TT-BVHTTDL)

Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: 

–              Điều kiện 1:

+              Hộ gia đình công dân Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Việt Nam;

–              Điều kiện 2:

+              Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:

·               Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;

·               Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;

·               Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không

mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;

·               Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.

+              Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:

·               Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;

·               Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;

·               Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;

·               Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.

+               Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:

·               Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

·               Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;

·               Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.

–              Điều kiện 2:

+              Thời gian xây dựng “Gia đình văn hóa” là một (01) năm (công nhận lần đầu); ba (03) năm (công nhận lại).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Quy trình công nhận gia đình văn hoá. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự;  công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, xin xác nhận tình trạng hôn nhân …. hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan thực hiện thủ tục công nhận gia đình văn hoá là?

  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
–              Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
–              Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

Hồ sơ công nhận gia đình văn hoá bao gồm?

     Thành phần, số lượng hồ sơ:
–              Thành phần hồ sơ:
+              Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
+              Biên bản họp bình xét ở khu dân cư, kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa” (có từ 60% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị).
–              Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Điều kiện để công nhận gia đình văn hoá là?

 –  Điều kiện 1:
+              Hộ gia đình công dân Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Việt Nam;
–              Điều kiện 2:
+              Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
·               Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
·               Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
·               Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không
 
mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
·               Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
+              Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
·               Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
·               Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;
·               Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
·               Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.
+               Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:
·               Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
·               Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;
·               Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao

5/5 – (2 bình chọn)

Xổ số miền Bắc