SRAM Với Các Bộ Truyền Động Groupset Bắt Đầu Từ X & Eagle

SRAM có cách đặt tên các dòng sản phẩm gây rối nảo nhất hiện nay, họ đặt tên theo từng loại và mỗi loại chia ra nhiều model phân biệt bằng chữ X & Eagle và thêm nhiều chữ X hơn nữa.

So với cách đặt tên của SRAM thì cách đặt tên của Shimano vẫn đơn giản và dễ hiểu hơn nhiều. VD như khi nói đến M6100, chúng ta sẽ biết nó là thuộc dòng Deore, và đời nó cao hơn M6000 cũng như M610.

Còn với SRAM, chúng ta sẽ có 1 đống X, từ X3 tới X9, sau đó có XO, XX, rồi GX, NX, SX, rất nhiều X . Mình nghĩ rằng Brand Name Marketing của SRAM 1 là có niềm đam mê với việc giải nghiệm tìm X.

Lịch Sử Của SRAM

So với Shimano có đúng 100 năm tuổi phát triển thì SRAM còn khá trẻ (chỉ hơn 30 năm). SRAM được thành lập tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ vào năm 1987. Năm 1988 công ty ra đời sản phẩm đầu tiên là tay bấm với công nghệ Grip Shift (or twist shift) cho xe Road. Năm 1991 công nghệ này được áp dụng trên các dòng group MTB của hãng.

Lịch sử của SRAM

Năm 1990 công ty SRAM chỉ với 3 năm tuổi thành lập đã khởi kiện Shimano, công ty sản xuất phụ tùng xe đạp lớn nhất bấy giờ, vì hành động ép giá các nhà sản xuất OEM khác (đại loại là Shimano quy định các nhà sản xuất OEM chỉ được mức lợi nhuận 10%).

Năm 1991 thì SRAM nhận được 1 thỏa thuận ngầm gì đó từ Shimano (tòa không công bố) và chấm dứt vụ kiện. Chiến thắng (dù không được công nhận chính thức) của SRAM giúp các nhà sản xuất nhỏ cũng như OEM trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng phụ kiện xe đạp dành được quyền cạnh tranh cũng như lợi nhuận tốt hơn. Theo 1 số tin đồn thì kha khá kỹ sư của Shimano đã nhảy qua SRAM sau vụ này.

Từ 1 công ty non trẻ SRAM phát triển rất nhanh và trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Shimano trong các dòng group dành cho MTB, SRAM với tư duy nhanh nhạy cũng như dám thay đổi mạnh mẽ đã phát triển những bộ group có thiết kế đẹp và công nghệ đi trước Shimano nhiều.

Shimano vẫn là 1 công ty Nhật với quan điểm cứng nhắc và chậm chạp thay đổi  SRAM đã ra những bộ group 1×12 từ lâu rồi mà Shimano giờ mới bắt đầu ra. Cách đây 1,2 năm thì cứ xe MTB là auto chơi group SRAM, vì chỉ có SRAM mới có 1×12), thiết kế của SRAM mình đánh giá hơn hẳn Shimano, hiệu năng cũng hơn, chỉ có trâu bò thì ko bằng Shimano thôi.

Từ 1 công ty nhỏ, SRAM đã tiến hành thâu tóm sát nhập 1 loạt các công ty sản xuất phụ tùng xe khác và mở rộng số lượng sản phẩm của mình, trong khi Shimano vẫn trung thành với bộ group.

  • 1997: SRAM mua lại Sachs Bicycle Components, 1 công ty cơ khí chuyên sản xuất các bộ phận như líp, dĩa của Đức
  • 2002: SRAM mua lại RockShox, hãng chuyên làm phuộc nhún
  • 2004: SRAM mua lại Avid, hãng chuyên làm thắng
  • 2004: SRAM mua lại Truvativ, hãng chuyên sản xuất ghidong, potang, cốt yên, giò dĩa, trục giữa
  • 2007: SRAM mua lại ZIPP, hãng chuyên sản xuất bánh xe đạp
  • 2011: SRAM mua lại Quarq, hãng chuyên làm các sản phẩm điện tử trên xe đạp

Hiện nay nếu chơi group MTB thì bạn gần như chỉ có 2 sự lựa chọn: SRAM hoặc Shimano, trong đó thì các dòng cao cấp và cận cao cấp thì SRAM gần như chiến thắng tuyệt đối, Shimano chỉ mới bắt đầu le lói phản công lại với các dòng x1xx gần đây.

Các bộ group của SRAM không kèm theo bộ thắng, bạn cần sử dụng bộ thắng của một hãng thứ 3.

Các Dòng Groupset Của SRAM

Thay vì đặt tên cho từng dòng như Shimano: Alvio, Deore, SLX, XT …. SRAM đặt tên theo từng loại, và mỗi loại chia ra nhiều model phân biệt bằng chữ X, và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rối não khi có quá nhiều X: X3 thì thấp hơn X4, X4 thì thấp hơn X5, tương tự cho đến X9, mọi thứ dễ hiểu cho đến đây.

Nhưng sau đó chúng ta lại có X1, ủa vậy X1 là nó bét bảng, hay đầu bảng? Sau đó chúng ta lại có XX1, ủa vậy XX1 cao hơn hay thấp hơn X1. Rồi chúng ta lại có X0, chúng ta lại có X0 Eagle, XX1 Eagle, sau đó lại có SX, NX, GX, trong tương lai có thể có XXX ko biết chừng.

Và đọc mã thì chúng ta cũng ko thể nào biết là cái X9 đó là đời năm nào, X9 năm 2021 nó có khác gì X9 mình xài năm 2014 ko. Nếu nói cách đặt tên của Shimano nó rối như chúng ta vẫn phân biệt và hiểu được, còn cách đặt tên của SRAM nó gây lú như một đống thẩm cẩm vậy.

Group Phổ Thông

SRAM X3

X3 là dòng thấp nhất của SRAM, và nó cũng ko thật sự là 1 bộ group đầy đủ. SRAM chỉ cung cấp 4 món là: 2 tay bấm, sang dĩa và cùi đề sau. Giò dĩa, sên, líp quý khách hãy mua hãng khác, Shimano chẳng hạn Bộ group này tương thích với giò 3 dĩa và líp 6/7/8 speed.

SRAM X4

X4, thậm chí còn thảm hơn cả X3, chỉ có mỗi tay bấm và cùi đề sau. Còn lại quý khách tự lo. Bộ tay bấm cùi đề này tương thích với líp 7/8/9 speed.

SRAM X5

Bộ X5 này có thêm giò dĩa, nhưng cũng vẫn ko gồm líp và sên, giò X5 có thể tùy chọn 2/3 dĩa, còn tay bấm và cùi đề hỗ trợ líp 10 speed.

SRAM X7

Bộ X7 đã đầy đủ hơn nhưng sên vẫn phải mua ngoài.

Group Trail

SRAM X9

Đây là mã X9 của SRAM, nhưng cái mã X9 trên con Cannodale 1 giò mình xài khi xưa không giống thế này, nên không biết X9 mình xài là bản nào còn X9 này là bản nào, chịu Dòng X9 của SRAM này ngang với SLX của Shimano.

Với chung 1 quan điểm, đó là có những công nghệ mới của các dòng cao, nhưng giá vẫn rẻ (cắt giảm về trọng lượng, vật liệu, độ chế tác… ). Đáng tiếc là hiện nay X9 đã ngừng sản xuất X9 là dòng group với tùy chọn 2 hoặc 3 dĩa, cùng với líp 10s, líp tối đa có thể lên 36t.

SRAM SX & SX Eagle

SX và SX Eagle hiện là dòng 1×11 và 1×12 rẻ nhất của SRAM. Vậy SX với SX Eagle khác nhau chỗ nào?

  • SX : 1×11 – Líp 11 Speed
  • SX Eagle : 1×12 – Líp 12 Speed
  • Cả 2 loại đều dùng cối HG

SRAM NX & NX Eagle

NX là dòng cao cấp hơn của SX, cũng chia ra 2 phiên bản NX và NX Eagle.

  • NX : 1×11 – Líp 11 Speed
  • NX Eagle : 1×12 – Líp 12 Speed
  • Cả 2 loại đều dùng cối HG

SRAM GX / GX Eagle / GX Eagle AXS

Tiếp đến chúng ta có dòng GX, dòng này cận cao cấp của SRAM, và dòng GX lại chia ra làm 3 loại nữa.

  • GX : 1×11 hoặc 2×11- Dùng cối HG
  • GX Eagle : 1×12 – Dùng cối XD
  • GX Eagle AXS: 1×12 (Group điện) – Dùng cối XD
  • Cối XD là chuẩn mới do SRAM tự phát triển riêng

SRAM X0

X0 từng là bộ group cao cấp nhất của SRAM với các bộ phận được chế tạo bằng sợi carbon. Tuy nhiên hiện nay nó đã lỗi thời với cấu hình 3×10 hoặc 2×10 ko còn mấy ai sử dụng trên những bộ group cao cấp.

Group Enduro

SRAM X1

X1 là phiên bản giá rẻ nhất trong dòng Enduro của SRAM, nó có đủ các thông số tương tự như X01 hoặc XX1, tuy nhiên trọng lượng nặng hơn vì sử dụng vật liệu nhôm nhiều hơn là carbon như 2 dòng cao cấp kia X1 là bộ truyền động 1×11 và hiện nay gần như đã bị thay thế bằng các dòng GX.

SRAM X01 / X01 Eagle / X01 Eagle AXS

Dòng X01 là dòng cao hơn X1 và cũng chia ra các phiên bản X01/ X01 Eagle / X01 Eagle AXS

  • X01: 1×11 – Líp 11 Speed
  • X01 Eagle: 1×12 – Líp 12 Speed
  • X01 Eagle AXS: 1×12 (Group điện) – Líp 12 Speed

Group Cross – Country

SRAM XX

Trước khi có dòng 1×11 thì SRAM XX là dòng cao cấp nhất của SRAM với cấu hình 2×10 sử dụng nhiều vật liệu cao cấp như carbon và titan để giảm trọng lượng của bộ group Tuy nhiên cấu hình của XX đã lỗi thời nên đã được ngừng sản xuất.

SRAM XX1

Đây từng là bộ group 1×11 cao cấp nhất của SRAM, được ra đời từ năm 2012. Đến nay thì nó cũng đã ngừng sản xuất.

SRAM XX1 Eagle

SRAM XX1 Eagle hiện nay là dòng group cao cấp nhất của SRAM trong dòng Cross-Country, các dòng group XX1 Eagle được phủ lớp mạ titanium nitride màu vàng giúp tăng độ bền cũng như độ nổi của bộ group. Ngoài ra sợi carbon cũng dc sử dụng trong cùi đề, tay bấm để giảm trọng lượng bộ group.

  • XX1 Eagle: 1×12 – Líp 12 Speed
  • Dùng cối XD

SRAM XX1 Eagle AXS

SRAM XX1 Eagle AXS là phiên bản group điện của dòng XX1.

Group Downhill

SRAM GX DH

Là bản GX nhưng dành cho dowhill, và bộ group này chỉ có 3 món như hình, các phần thiếu quý khách tự trang bị, bộ này chỉ có hỗ trợ líp 7 speed.

SRAM X01 DH

Model cao cấp nhất trong dòng Downhill của SRAM, và cũng chỉ gồm 5 món như hình. Bộ group có thể sử dụng được líp 7 đến 10 speed với cối XD chuẩn mới của SRAM.

Group E-MTB

SRAM EX1

SRAM có 1 dòng group dành riêng cho các chiếc E-MTB là SRAM EX1 (E-MTB và E-Bike là 2 dòng xe hoàn toàn khác nhau).

Một chiếc E-MTB nó có lực kéo rất mạnh khi sử dụng động cơ điện để chạy offroad, do đó bộ group SRAM EX1 là 1 bộ 1×8 được chế tạo chuyên chịu lực kéo của động cơ điện.

Nguồn: Tổng hợp, Batshop

Xổ số miền Bắc