Sau khi nghỉ việc có được làm cho công ty đối thủ không?

Sau khi nghỉ việc có được làm cho công ty đối thủ không? Để bảo hộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, một số công ty đã bắt người lao động ký cam kết sau khi nghỉ việc thì không được làm cho công ty đối thủ. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có đúng pháp luật không.

Sau khi nghỉ việc có được làm cho công ty đối thủ không

Sau khi nghỉ việc có được làm cho công ty đối thủ không

Quyền của người lao động và người sử dụng lao động

Người lao động

Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì phía người sử dụng lao động có bí mật kinh doanh sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
  • Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
  • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.”. Theo đó, người sử dụng lao động có thể lập bản cam kết đối với người lao động về việc giữ bí mật kinh doanh.

Mặc khác, các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

  • Bí mật về nhân thân;
  • Bí mật về quản lý nhà nước;
  • Bí mật về quốc phòng, an ninh;
  • Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó cũng như đáp ứng điều kiện được được bảo hộ của bí mật kinh doanh. Điều này có nghĩa nếu đáp ứng đủ điều kiện vừa nêu thì bí mật kinh doanh được mặc nhiên bảo hộ và không cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Quyền được bảo hộ bí mật kinh doanh

Quyền được bảo hộ bí mật kinh doanh

Người sử dụng lao động

Theo khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 thì “Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết”. Như vậy, người lao động có thể song song làm việc cho nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp đối thủ của nhau nếu vẫn đảm bảo đáp ứng được nội dung cam kết trong hợp đồng lao động.

Ngoài ra, việc người lao động có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc còn được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, cụ thể tại khoản 1 Điều 35 quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”.

Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có trái pháp luật không

Người sử dụng lao động có thể lập các cam kết với nội dung về không tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, việc cam kết, thỏa thuận sau khi kết thúc hợp đồng lao động, người lao động không được làm việc cho công ty đối thủ là nội dung vi phạm khoản 1 Điều 35  Hiến pháp 2013. Do đó, mọi cam kết với nội dung trái Hiến pháp, pháp luật đều sẽ bị vô hiệu.

Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ

Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ

Người lao động vi phạm cam kết bí mật kinh doanh

Bồi thường theo cam kết

Nếu trong cam kết giữ bí mật kinh các bên có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại thì khi này, người lao động vi phạm cam kết sẽ phải bồi thường theo như thỏa thuận trong cam kết. Người sử dụng lao động có thể khởi kiện ra tòa án yêu cần người lao động vi phạm cam kết bồi thường thiệt hại.

Chế tài xử phạt xâm phạm bí mật kinh doanh

Nếu xâm phạm tới bí mật kinh doanh, ngoài bồi thường theo thỏa thuận trong cam kết giữ bí mật kinh doanh thì người lao động còn có thể bị xử phạt theo Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh như sau:

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

  • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là bài viết tư vấn về các vấn đề pháp lý về người lao động sau khi nghỉ việc có được làm cho công ty đối thủ không cũng như việc bảo hộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

Scores: 5 (42 votes)

Thank for your voting!

Xổ số miền Bắc