So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh – Luật Hùng Sơn

Bạn đang muốn thành lập công ty nhưng đang phân vân chưa biết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào. Bài viết này Luật Hùng Sơn thực hiện so sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh. Việc so sánh sẽ giúp bạn đối chiếu và tìm ra được những ưu nhược điểm của mỗi loại hình công ty từ đó lựa chọn được loại hình công ty phù hợp

Quảng cáo

1. Điểm giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh:  

Những điểm giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh gồm:

– Đều là loại hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, hoạt động nhằm: thứ nhất vì mục đích kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, thứ hai có số lượng thành viên nhiều, thứ ba có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Để xác lập tư cách là thành viên, thì cả hai loại hình công ty này đều có những đặc điểm tương tự như nhau: thành lập công ty, nhận chuyển nhượng phần vốn góp, nhận cho tặng, nhận thừa kế, nhận thanh toán nợ. Để chấm dứt tư cách là thành viên: chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cho tặng, thanh toán nợ,hoặc thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, hoặc thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản.

– Cổ đông phổ thông của công ty cổ phần và thành viên góp vốn của công ty hợp danh được tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.

so sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh
so sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh

2. Điểm khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh:

 

Công ty hợp danh

 

Công ty cổ phần

 

Khái niệm và Đặc điểm

 

– Đối tượng thành lập: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, thành viên góp vốn có thể  là tổ chức hoặc cá nhân

– Số lượng thành viên: Ít nhất là  2 thành viên hợp danh  và có thể có thành viên góp vốn

Đặc trưng của công ty đối nhân.

– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

–  Chế độ trách nhiệm: vô hạn

Đối tượng thành lập : Có thể là tổ chức hoặc cá nhân

–  Số lượng thành viên : Ít nhất là 3

– Đặc trưng của công ty đối vốn.

– Có quyền phát hành chứng khoán.

– Chế độ trách nhiệm: hữu hạn

Chấm dứt tư cách thành viên

– Ngoài việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cho tặng, thanh toán nợ,hoặc thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, hoặc thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản  bán, để chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong công ty hợp danh còn có: tự nguyện rút vốn khỏi công ty; mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án tuyên bố mất tích; bị khai trừ khỏi công ty; các điều lệ khác do công ty quy định.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên:

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp

+ Thành viên hợp danh không được làm chủ Doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên  hợp danh còn lại.

+Lợi nhuận: Được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận tại điều lệ công ty

+ Thành viên hợp danh có quyền rút vốn nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh muốn rút vốn phải thông báo ít nhất trong vòng 6 tháng; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính đã được thông qua.

+ Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

 

+ Không hạn chế

 

 

+ Lợi nhuận: Được nhận cổ tức theo kết quả kinh doanh, với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

+ Không được rút vốn, trừ trường hợp được công ty khác hoặc người khác mua lại, trường hợp cổ đông phổ thông rút vốn trái với quy định thì khi đó Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật phải liên đới cùng nhau chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút

Cơ cấu tổ chức quản lý

– Hội đồng thành viên: có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên: có thể triệu tập họp  Hội đồng thành viên  khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch  Hội đồng thành viên  không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó được phép triệu tập họp  Hội đồng thành viên .

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

– Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông.

– Hội đồng quản trị công ty cổ phần là cơ quan nắm thực quyền quản lý toàn bộ công ty, được bầu ra từ  Đại hội đồng cổ đông  theo nguyên tắc bầu dồn phiếu.  Hội đồng quản trị  gồm ít nhất 3 thành viên và nhiều nhất là 11 thành viên nếu điều lệ công ty không quy định khác.

– Ban kiểm soát đc  Đại hội đồng cổ đông  bầu dồn phiếu. Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông thì phải có Ban kiểm soát. Ban kiểm soát có từ 3-5 thành viên.

Vốn và chế độ tài chính

– Liên đới chịu trách nhiệm khi không trả hết nợ bằng tài sản cty

– Nghĩa vụ thuế: ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của pháp luật.

-Có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo qui định của pháp luật và Điều lệ công ty) để huy động vốn

 

-Chế độ tài chính: chào bán, chuyển nhượng cổ phần, mua lại cổ phần

 – Không phải đóng thuế cổ tức trên tổng số lợi nhuận thu được, hay tránh được việc bị đánh thuế hai lần.

 

– Huy động thêm vốn góp từ các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

 

3. Ưu và nhược điểm của 2 loại hình doanh nghiệp này:  

Việc so sánh và tìm ra ưu nhược điểm giữa hai loại hình công ty là cách tốt nhất để lựa chọn loại hình phù hợp nhất với mô hình kinh doanh. Dưới đây là tổng hợp ưu nhược điểm của công ty cổ phần và công ty hợp danh.

3.1 Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần:

Ưu điểm của công ty cổ phần:

– Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn. Tức là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp. Vậy cho nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần cũng rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, các ngành nghề.

– Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần vì thế mà hết sức linh hoạt, tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

– Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần cũng rất cao.  Nhất là nhờ vào việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Ngoài ra, Công ty cổ phần cũng có thể phát hành trái phiếu. Đây là điểm riêng có đặc biệt của công ty cổ phần.

– Chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là một việc tương đối dễ dàng. Vì thế mà phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng. Ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền thu mua cổ phiếu của Công ty cổ phần. (Lưu ý với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

Nhược điểm của công ty cổ phần

– Việc quản lý và điều hành một Công ty cổ phần rất phức tạp. Thứ nhất là do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, trong đó có nhiều người không hề quen biết nhau. Thứ hai là có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.

Quảng cáo

– Khả năng bảo mật về kinh doanh và tài chính bị hạn chế nhiều do công ty phải công khai và báo cáo minh bạch với các cổ đông thành viên.

– Việc kiểm soát người gia nhập công ty hay thu mua cổ phần sẽ khó khăn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

3.2 Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm của công ty hợp danh

– Công ty hợp danh là việc kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do có chế độ liên đới về việc chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh, Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng và đối tác kinh doanh,…

– Việc điều hành cũng như là quản lý công ty không quá mức phức tạp, bởi có số lượng các thành viên khá ít và họ đều là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng lẫn nhau.

– Các thành viên hợp danh đều là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín trong nghề cao, từ đó mà tạo được sự tin cậy cho đối tác, khách hàng,…

– Một thuận lợi lớn cho các công ty doanh nghiệp đó là việc ngân hàng sẽ dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn, bởi có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.

– Với ưu điểm cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ dàng hơn trong việc quản lý. Điều này được cho là rất thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhược điểm của công ty hợp danh

– Do có chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh từ đó mà cũng rất là cao.

– Tuy có cho mình tư cách pháp nhân nhưng Công ty hợp danh lại không được phép phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế ít nhiều. Khi đó các thành viên sẽ phải tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới để gia tăng giá trị vốn.

– Bất kì thành viên hợp danh nào khi rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty hợp danh, được phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên đó xóa bỏ tư cách thành viên hợp danh của mình.

– Công ty hợp danh thực sự không có sự phân biệt rõ ràng nào giữa tài sản của công ty và tài sản cá nhân.

Qua bài so sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh trên đây, Luật Hùng Sơn hy vọng có thể giúp bạn đưa ra được lựa chọn cho loại hình công ty phù hợp nhất. Nếu còn thắc mắc về loại hình công ty và cần lời giải đáp bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19006518 của Luật Hùng Sơn để được tư vấn. 

Vui lòng đánh giá!

Xổ số miền Bắc