So sánh máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha – Thiết Bị Điện

Trong điện áp, định nghĩa về máy biến áp không còn xa lạ với những ai chuyên về điện. Trong đó có 2 loại máy biến áp thường gặp là máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha. 

Vậy 2 loại máy biến áp này có gì đặc biệt, có gì khác nhau và nên sử dụng loại máy biến áp nào hơn? Cùng Halana theo dõi bài viết này ngay nhé!

Máy biến áp 1 pha là gì?

Máy biến áp 1 pha là thiết bị tĩnh điện có công dụng sử dụng nhằm biến đổi điện áp của dòng xoay chiều một pha từ cấp này sang cấp khác mà vẫn giữ được tần số. 

Máy  biến áp 1 pha

Máy biến áp 1 pha cũng là thiết bị điện dùng để thay đổi chiều dòng điện cảm ứng có hiệu điện thế ở mức nhỏ, rơi vào khoảng 280-400V. 

Máy biến áp này cũng thường được sử dụng trong hệ thống mạng lưới điện dân sinh. Việc thay đổi dòng điện tại đây có khả năng làm tăng hay giảm điện áp để nhằm phù hợp với các thiết bị điện của người dân. 

Máy biến áp 3 pha là gì?

Máy biến áp 3 pha là thiết bị điện từ tĩnh được thiết kế nhằm truyền tải năng lượng hoặc đưa tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện với điều kiện giữ nguyên mức tần số thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. 

Máy biến áp 3 pha có vai trò quan trọng trong hệ thống truyền tải điện năng, được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp và trạm biến áp. 

Máy biến áp 3 pha

Máy biến áp 3 pha cũng có chức năng tương tự  như các loại máy biến áp thông thường, nhưng có độ phức tạo cao hơn về cấu tạo máy. Có thể nói rằng, máy biến áp 3 pha là sự kết hợp của 3 cái máy biến áp 1 pha và hệ thống dây phía trong sẽ được nối lại theo một quy luật thống nhất nhất định. 

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy cắt không khí

So sánh máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha

Có nhiều cơ sở để so sánh về máy biến áp 1 pha và 3 pha. Ở mục này, chúng ta sẽ so sánh dựa trên 3 tiêu chí: cấu tạo máy, nguyên lý hoạt động và ứng dụng sử dụng máy trong thực tế.

So sánh máy biến áp 1 pha và 3 pha

So sánh cấu tạo máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha

Cấu tạo
Máy biến áp 1 pha
Máy biến áp 3 pha

Lõi thép biến áp

Lõi thép làm từ các lá thép kỹ thuật điện, ghép tạo thành một khối tạm gọi tắt là Silic. Lõi thép dùng dẫn từ cho máy biến áp, ảnh hưởng chất lượng của máy.

Lõi thép cũng cấu tạo từ Silic nhưng có 3 trụ từ để quấn dây đồng hoặc dây nhôm và gông từ nhằm khép kín hệ thống mạch từ

Dây quấn

Dây quấn bằng đồng hoặc nhôm làm bằng dây điện từ quấn quanh lõi thép có tác dụng cảm ứng điện từ, dẫn điện. 

Dây quấn bằng đồng hoặc nhôm nhưng thường được dùng bằng đồng, giá cao hơn nhưng chất lượng tốt hơn. 

Vỏ máy

Cấu tạo bằng sắt, nhôm, nhựa

Vỏ máy biến áp và tản nhiệt là bộ phận quan trọng. Vỏ máy có tản nhiệt giúp an toàn và duy trì tuổi thọ máy biến áp 3 pha. Vỏ máy thường được làm từ 3 nguyên liệu là sắt, thép, nhôm để tản nhiệt tốt hơn. 

So sánh nguyên lý hoạt động máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha

Máy biến áp 1 pha
Máy biến áp 3 pha

Máy hoạt động theo 2 nguyên lý cơ bản. Trong đó nguyên lý đầu sẽ là máy tạo ra từ trường khi dòng điện đi qua dây dẫn. Nguyên lý thứ 2 là khi dòng điện biến thiên trong cuộn dây dẫn sẽ xảy ra hiện tượng cảm ứng điện từ và dẫn điện.

Nguyên lý hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Dòng điện sẽ xuất hiện trong cuộn dây nối với hiệu điện thế ở mức sơ cấp cùng từ trường biến thiên ở phần lõi sắt cuộn dây. Từ đó, từ trường này tạo ra hiệu điện thế dạng thứ cấp cho hiệu quả dẫn tới biến đổi điện áp.

So sánh ứng dụng máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha

Máy biến áp 1 pha
Máy biến áp 3 pha

Ứng dụng sử dụng tại các hộ gia đình, văn phòng hay công ty quy mô nhỏ

Ứng dụng tại các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất có nhu cầu công suất lượng điện lớn

Nên sử dụng máy biến áp nào?

Tùy theo ưu điểm của từng loại máy biến áp và nhu cầu sử dụng của bạn mà bạn sẽ nên chọn loại máy biến áp phù hợp. Trong đó, có thể kể tới một số so sánh về ưu điểm của máy biến áp 3 pha so với 1 pha như sau:

  • Tiết kiệm chi phí: Máy biến áp 3 pha có giá rẻ hơn 1 pha

  • Trọng lượng nhẹ hơn: Máy biến áp 3 pha có trọng lượng nhỏ hơn, kích thước bé hơn và tiết kiệm không gian hơn.

  • Hiệu suất cao hơn: Máy biến áp 3 pha thực hiện các chức năng hiệu quả và cho nhiều năng lượng hơn

  • Dễ lắp đặt: Máy biến áp 3 pha có sẵn dây điện và dễ cài đặt, nên quá trình lắp đặt đơn giản hơn

  • Dễ vận chuyển: So về công suất và di chuyển thì máy biến áp 3 pha bằng 3 máy 1 pha, vậy nên máy 3 pha nhẹ hơn, dễ di chuyển hơn. 

Tuy nhiên, nhược điểm là vì có 3 cuộn lõi dây, nên nếu 1 trong 3 cuộn bị hỏng, máy biến áp 3 pha cũng không thể hoạt động. Chi phí sửa chữa cũng tốn kém hơn so với 1 pha. 

Dựa vào những thông tin trên, mặc dù máy 1 pha có thể thay thế sử dụng máy biến áp 3 pha nhưng lại không phù hợp mạng điện lớn, vậy nên bạn có thể cân nhắc, nếu lắp đặt trong hộ gia đình thì nên dùng máy biến áp 1 pha, còn trong quy mô lớn hơn thì nên dùng 3 pha. 

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về đèn báo cháy

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ thông tin hữu ích về hai loại máy biến áp 1 phamáy biến áp 3 pha. Hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động và cân nhắc chọn lựa loại máy phù hợp với nhu cầu cá nhân. Theo dõi Thiết Bị Điện để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Xổ số miền Bắc