Sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây?

Văn hoá phương Đông và phương Tây sẽ có những sự khác biệt cơ bản. Bài viết dưới đây công ty Luật Minh Khuê sẽ cung cấp đến quý khách hàng nội dung: Sự khác biệt giữa văn hoá Phương Đông và phương Tây:

1. Những nét đặc trưng của văn hoá phương Đông

Phương Đông là nơi xuất hiện sớm các nền văn hoá – văn minh mà tiêu biểu là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Arập. Các nền văn hoá – văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với các dòng sông – nơi con người có thể “bám” vào đó để sinh tồn. Với khởi nguồn và điều kiện ra đời như vậy, văn hoá truyền thống phương Đông có một số đặc điểm tiêu biểu, khác với văn hoá phương Tây.

– Văn hoá phương Đông mang nặng tính chất nông nghiệp – nông thôn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, mang tính chất loại hình.

– Về tư tưởng triết học và phương thức tư duy, phương Đông thiên về “chủ toàn” và tổng hợp.

– Trong quan hệ giữa người với người, văn hoá phương Đông nặng về tính cộng đồng và cách ứng xử tình cảm, mềm dẻo.

– Trong quan hệ ứng xử với thiên nhiên, phương Đông nghiêng về hoà đồng, thuận tự nhiên.

– Về phương thức sống, văn hoá truyền thống phương Đông trọng tĩnh, hướng nội và khép kín. Đồng thời với những mặt tích cực, văn hoá truyền thống phương Đông cũng có những mặt hạn chế, khiếm khuyết. Trong xu hướng hội nhập hiện nay, những mặt hạn chế của văn hoá phương Đông cần được khắc phục càng nhanh càng tốt. Sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản và sự bứt phá ngoạn mục của những con rồng châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Công, Đài Loan đã phần nào minh chứng cho sự thành công của phương Đông trong quá trình khắc phục những yếu tố tiêu cực và hoà nhập nhanh vào thế giới hiện đại.

Phương Đông là nơi có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Vì vậy, ngay từ khi có xã hội loài người, nơi đây đã từng là khu vực sinh tồn của bầy người nguyên thuỷ. Rồi theo sự phát triển của lịch sử, ở phương Đông dần dần xuất hiện công xã thị tộc, bộ lạc và sau đó là các nhà nước.Văn hoá phương Đông rất rộng lớn về quy mô, lãnh thổ, rất đa dạng về màu sắc và có sự tồn tại rất lâu dài về mặt lịch sử. Cụ thể:

– Văn hoá phương Đông mang đậm tính chất nông nghiệp – nông thôn: Xã hội phương Đông là xã hội nông nghiệp. Nền sản xuất cổ truyền của các xã hội phương Đông về cơ bản đều là nền sản xuất nông nghiệp.

– Điều kiện địa lí tự nhiên của các quốc gia phương Đông nói chung đều thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp gắn chặt với các quốc gia phương Đông, và đó là cơ sở tạo ra loại hình văn hoá gốc nông nghiệp, tạo ra bản sắc nông nghiệp – nông thôn của văn hoá phương Đông.

– Tính chất nông nghiệp – nông thôn được thể hiện ở rất nhiều bình diện văn hoá và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của các nền văn hoá phương Đông. Những biểu hiện của tính chất nông nghiệp – nông thôn của văn hoá phương Đông rất đa dạng.

– Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình nông dân cùng canh tác trên một cánh đồng, ruộng đất nhà này tiếp giáp ruộng đất nhà kia.

Như vậy, văn hóa phương Đông được hình thành từ rất sớm. Và có thể coi là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Từ những tộc người sinh sống tại đây, họ di cư đến những nơi khác nhau. Và dần hình thành nên các quốc gia riêng biệt. Trong đó bao gồm các nền văn minh là: nền văn minh Trung Hoa, văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ và văn minh Lưỡng Hà.

2. Những nét đặc trưng của văn hoá phương Tây

Văn hóa phương Tây là di sản của các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, hệ thống niềm tin, chế độ chính trị và tạo tác cụ thể và công nghệ có nguồn gốc hoặc liên kết với châu Âu.Nền văn minh phương Tây hình thành từ đầu thiên niên kỉ I TCN ở các khu vực ven biển Địa Trung Hải. Đất đai khá cằn cỗi nhưng rất đa dạng về khoáng sản. Tộc người Anglo Saxon chính là nhân tố đầu tiên để hình thàn nên người da trắng về sau. Văn hóa phương Tây thay đổi qua nhiều giai đoạn thời gian như là Phục Hưng, Cải cách kháng cách, Thời kỳ khai sáng và được lan rộng vào thời kỳ chủ nghĩa thực dân.

Văn hóa phương Tây được đặc trưng bởi một loạt các chủ đề và truyền thống nghệ thuật, triết học, văn học và pháp lý; di sản của nhiều dân tộc châu Âu.Hy Lạp cổ đại được coi là nơi sản sinh ra nhiều yếu tố của văn hóa phương Tây, với hệ thống chính phủ dân chủ đầu tiên trên thế giới và những tiến bộ lớn trong triết học, khoa học và toán học. Hy Lạp được theo sau bởi Rome, nơi có những đóng góp quan trọng trong luật pháp, chính phủ, kỹ thuật và tổ chức chính trị. Kitô giáo thời trung cổ đã tạo ra trường đại học hiện đại, hệ thống bệnh viện, kinh tế khoa học, luật tự nhiên và nhiều sáng kiến khác trên khắp tất cả các lĩnh vực trí tuệ.

Mỗi quốc gia phương tây có nét riêng biệt và độc đáo trong phong cách kiến trúc. Nhưng tổng thể đều có sự hài hòa, cân đối và đầy tính nghệ thuật. Mỹ thuật phương tây có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nhiều giai đoạn khác nhau. Phương tây có nhiều trường phái nghệ thuật khác nhau với nhiều họa sĩ tên tuổi tạo và tác phẩm nổi tiếng thế giới. Có thể nói mỹ thuật phương tây là 1 trong những trường phái ảnh hưởng lớn nhất tới nền mỹ thuật thế giới.

3. Sự khác biệt giữa văn hoá Phương Đông và phương Tây

Từ những nét đặc trưng của văn hóa phương Đông và phương Tây, ta có thể nhận thấy một số điểm khác biệt giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây như sau:

– Thứ nhất, về văn hoá đời sống:

+ Cách chào hỏi: Các nước phương Tây rất tôn trọng sự bình đẳng nên cách chào hỏi của họ khá thoải mái. Họ thường bắt tay nhau bình thường giữa nam và nữ. Văn hóa chào hỏi ở phương Đông thì khá quy tắc nề nếp trong việc chào hỏi,đàn ông và phụ nữ gặp nhau thì vái chào, nghiêng mình, sau này thì bắt tay chứ không có ôm hôn, hành động ôm hôn chỉ dành cho những người đang yêu nhau hoặc vợ chồng.

+ Văn hóa phương Tây là cách sống tự lập. Còn người phương Đông hướng đến việc dựa vào nhau để tạo nên thể đoàn kết.

+ Trong giao tiếp, người phương Tây thích đi thẳng vào vấn đề, nói đúng trọng tâm và thẳng thắn trong suy nghĩ. Người phương Đông tế nhị, thích nói vòng vo, nói tránh nói giảm để không làm mất lòng người khác.

+ Phương Tây ăn mặc khá thoải mái; Còn ở phương Đông thì ăn mặc kín đáo, những trang phục thiếu vải, hoặc khỏa thân được xem là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và giá trị con người, đặc biệt là phụ nữ;

+ Phương Tây – họ ăn uống đơn giản để tiết kiệm thời gian. Các mối quan hệ rành mạch, rõ ràng, thể hiện rõ cảm xúc của bản thân và nói lên điều mình muốn. Người phương Đông thường né tránh bộc lộ cảm xúc.

– Về văn hoá Luật pháp:

+ Văn hóa phương Đông đề cao tính tự do, dân chủ, không cần phải quá đặt nặng tiêu chí kính trên nhường dưới, ngôi xưng tương đồng, thái độ lịch sự như nhau đều được. Văn hóa phương Đông đặt nặng tính lễ nghi, tín ngưỡng và đạo lý, phảo biết tôn trọng người lớn tuổi, người có địa vị.

+ Người phương Tây luôn tôn trọng giờ giấc, đả bảo đúng giờ hẹn. Người phương Đông thường trễ giờ;

+ Người phương Tây luôn ưu tiên cho cá nhân, đặt bản thân lên đầu tiên. Trong khi đó, người phương Đông lại ưu tiên nhiều hơn cho gia đình và đặc biệt là người lớn tuổi;

+ Người phương Tây luôn tuân thủ những văn hóa nơi đông người như không hút thuốc, nói năng lịch sự, nhã nhặn. Còn người phương Đông lại thường ít khi tuân thủ những quy tắc này, một số người còn cố tình nói to ở chốn đông người để thể hiện uy quyền.

Nói tóm lại, Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây thể hiện rất cụ thể và chi tiết qua văn hoá, đời sống hằng ngày, luật pháp và lối sống, cách cư xử của họ. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Minh Khuê muốn gửi tưới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!

Xổ số miền Bắc