Sự thật khi tắt các ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại

12695

Nhiều người cho rằng tắt bớt các ứng dụng chạy ngầm không cần thiết có thể tiết kiệm không gian luu trữ, tiết kiệm pin, giúp thiết bị hoạt động nhanh và ổn định hơn. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại, việc tắt các ứng dụng chạy ngầm trên smarphone là một thói quen sai lầm bạn cần phải thay đổi.

Sự thật về việc tắt các ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại

Apple đã từng công bố về việc tắt các ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại hoàn toàn không giúp cho thiết bị chạy nhanh hơn hay giải phóng bộ nhớ. Android cũng cho biết những điều tương tự: khi ta loại bỏ một tác vụ nào đó, hệ thống sẽ tự động thực hiện nó trở lại. Những nhà sản xuất smartphone này đều có cùng chung quan điểm là người dùng không nên tắt các ứng dụng chạy ngầm mà cứ để yên hungg trong máy. Hầu hết các dòng smartphone hiện này đều có thể quản lý tốt những ứng dụng chạy ngầm, tất cả chúng đều được đóng băng và hầu như không làm hao tốn dung lượng bộ nhớ hay pin của thiết bị. Tắt chúng chỉ khiến cho máy chạy chậm hơn mỗi khi khởi động lại.

Cụ thể của lý giải này là hệ thống smartphone được phân chia là 5 khu vực khác nhau dành cho các ứng dụng:

1. Khu vực dành cho các ứng dụng không chạy.

2. Khu vực dành cho các ứng dụng đang chạy và đang hiển thị trên màn hình (game, Facebook, trình duyệt web…vv…)

3. Khu vực dành cho các ứng dụng đang được tạm dừng, là những app đang hiển thị trên màn hình nhưng không phát sinh thao tác sử dụng. Chẳng hạn như bạn mở Facebook nhưng lại không dùng và để đó cho đến khi màn hình tắt.

4. Khu vực dành cho các ứng dụng chạy nền (app không hiển thị trên màn hình nhưng vẫn đang hoạt động như email, app mạng xã hội, app chat…)

5. Khu vực dành cho các ứng dụng chạy nền đã bị đóng băng (không hiển thị trên màn hình và không hoạt động). Đây là nơi lưu trữ để máy có thể mở chúng ra nhanh nhất khi cần.

Sự thật về việc tắt các ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại

Như vậy, cho dù bạn có tắt các ứng dụng chạy ngầm thì chúng vẫn không giúp bạn tiết kiệm hay giải phóng bộ nhớ máy. Việc quản lý bộ nhớ là dựa vào cơ chế của hệ thống máy. Các thuật toán sẽ tự động đóng các ứng dụng chạy nền, khi thiết bị cần nhiều bộ nhớ hơn hoặc các ứng dụng này đang tiêu tốn pin nhiều hơn. Trong khi đó các ứng dụng đang bị đóng băng có thể khởi chạy lại nhanh hơn so với việc bị tắt hoàn toàn. Nó giống như việc bạn khởi động lại một chiếc máy tính từ chế độ Sleep sẽ nhanh hơn việc khởi động lại từ chế độ tắt hoàn toàn.

Chính việc khởi động lại các ứng dụng từ chế độ tắt hoàn toàn khiến cho thiết bị của bạn chậm hơn, do các dữ liệu của ứng dụng phải được nạp lại vào RAM từ bộ nhớ trong của thiết bị. Điều đó cũng khiến cho thiết bị phải tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

Có những cách khác để tiết kiệm pin và không gian lưu trữ trên máy hiệu quả, bạn có thể tham khảo trong các bài viết mà Kaspersky Proguide đã chia sẻ mục Kinh nghiệm thủ thuật nhé!.

Xuân Dung 

Xổ số miền Bắc