Tăng đánh giá tốt – Xóa đánh giá xấu trên Shopee? Bằng cách nào? – Thanh Thịnh Bùi: Giúp bạn thành công với Bán hàng online
Nếu như bạn đã đọc qua một số bài viết của mình về sàn TMĐT Shopee có thể biết số lượng và chất lượng các lượt đánh giá của khách hàng chính là tiêu chí quan trọng giúp shop bạn:
Và hôm nay, ngay trong bài viết này, mình sẽ gửi đến các bạn thông tin quan trọng về cách “Tăng đánh giá tốt – Hạn chế đánh giá xấu trên Shopee”.
Như thường lệ, nếu sau khi đọc xong bài viết của mình, bạn vẫn còn thắc mắc thì đừng ngại để lại một dòng bình luận bên dưới. Mình sẽ nhanh chóng tổng hợp các câu hỏi và gửi đến bạn câu trả lời chi tiết trong thời gian sớm nhất.
“Một loạt các bài viết về sàn Thương mại Điện tử sẽ được team mình cập nhật trong thời gian sắp tới. Đừng quên theo dõi và ủng hộ các bài viết của team mình nhé!”
Giờ thì hãy tập trung cùng mình nào!
Mục lục bài viết
Đánh giá trên Shopee là gì?
Đánh giá (review) nói chung là trường hợp một người đã mua, sử dụng, trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ của một bên cung cấp, sau đó để lại nhận xét chủ quan, khách quan của họ cho những người mua sau.
Việc đánh giá thường mang tính trung thực do xuất phát từ việc họ “đã trải nghiệm & cảm thấy”. Vì vậy nên việc đánh giá thường không có dự tính Pr hay quảng cáo.
Đánh giá trên Shopee là một hành động kết thúc cho một quá trình mua hàng. Tất nhiên việc mua hàng có thể lặp lại nếu như sản phẩm/ dịch vụ thật sự chất lượng và mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Tại sao mình gọi là cái kết?
Vì quy trình để bạn có thể để lại đánh giá trên Shopee diễn ra như sau:
Đặt hàng -> (Thanh toán) -> Giao hàng -> Nhận hàng -> (Thanh toán) -> Đánh giá
Chỉ khi bạn thanh toán và đơn hàng được giao thành công, khi đó bộ phận của Shopee sẽ gửi cho bạn một thông về việc khuyến khích để lại đánh giá.
Tại sao bạn cần quan tâm đến đánh giá trên Shopee?
Như mình đã nêu ở phần đầu
Số lượng và chất lượng của mỗi đánh giá trên Shopee sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc bạn tạo được bao nhiêu % độ tin tưởng sản phẩm cho khách hàng – khi họ đang có ý định mua.
Thực tế, ngay bản thân mình và bạn bè mình đều sẽ chọn những shop có lượt mua cao, có đánh giá và là đánh giá 5 sao nhiều.
Shopee có 2 dạng đánh giá
Và đó, chính là bằng chứng chính xác nhất mà người mua hàng cần thấy trước khi đi đánh bước mua hàng.
Đánh giá giúp trở thành shop yêu thích
Shop yêu thích sẽ tạo cơ hội cho bạn được ưu tiên hiển thị ở top đầu khi người mua tìm kiếm một sản phẩm nào đó có liên quan.
Đánh giá tạo cơ hội gia nhập Shopee Mall
Chắc chắn khi gia nhập Shopee Mall shop của bạn sẽ trở nên uy tín hơn rất nhiều. Bởi các sản phẩm được hiển thị ở gian hàng Shopee Mall đều được xét duyệt dựa trên những tiêu chí đánh giá chất lượng về sản phẩm, về dịch vụ,…
Live Trainings
Nếu bạn là người từng mua hàng trên sàn TMĐT Shopee hoặc có ý định liên kết bán hàng trên Shopee chắc hẳn đã từng thấy qua dòng chữ Shopee Mall với nền đỏ đặc trưng.
nhập
shopee mall
Tăng đánh giá tốt – Xóa đánh giá xấu trên Shopee
Đây chính là phần trọng tâm mà mình nghĩ bạn nên tập trung theo dõi. Vì ở phần này mình chủ yếu sẽ trình bày những kinh nghiệm thực tế mà mình-đã-làm và tất nhiên đã-thành-công.
Tăng đánh giá tốt trên Shopee
Tập trung vào sản phẩm
Tất nhiên không có một khách hàng nào muốn nhận được sản phẩm không đúng mô tả, kém chất lượng.
Vì vậy mình nghĩ bạn nên bắt đầu từ sản phẩm, hay viết mô tả sản phẩm đúng như sản phẩm thực tế bên ngoài.
- Về chất liệu
- Về mẫu mã
- Về cách sử dụng
- …
Và đừng quên trước khi gửi sản phẩm đến khách hàng, hãy kiểm tra lại một lần nữa xem có đúng với sản phẩm khách đặt hàng không.
Tuyệt đối đừng nhầm lẫn sản phẩm này của khách kia và ngược lại.
Bạn biết đấy, nếu gửi sai sản phẩm hoặc sản phẩm không đúng mô tả lại tốn công sức trả hàng về, gửi hàng đi,…
Tập trung vào dịch vụ
Dịch vụ mình muốn bạn tập trung chính là dịch vụ tư vấn và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Dù cho bán hàng online hay bán hàng offline, bạn đều nên quan tâm và liên tục cải thiện yếu tố dịch vụ.
Bởi điều mà khách hàng hiện đại ngày nay mua không chỉ có sản phẩm, mà là cảm giác được quan tâm, cảm giác nhận được tư vấn nhiệt tình.
Hãy cố gắng phản hồi, giải đáp những thắc mắc của khách hàng một cách nhanh nhất.
Vì biết đâu trong lúc bạn không check tin nhắn thì bạn đã mất đi một khách hàng?
Tập trung vào khâu đóng gói hàng
Mình thấy có một cách khá hay mà nhiều shop kinh doanh online hiện nay hay làm, chính là …
Tạo một phong cách riêng bằng cách gói hàng trong hộp đứng riêng có in tên shop, hotline
Để lại một lá thư cảm ơn nhỏ nhắn, xinh xắn kèm với dòng note đại loại “Nếu tiện, anh/chị có thể để lại một vài dòng đánh giá cho shop mình không ạ? Đó sẽ là một động lực lớn để tụi mình liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn nữa sản phẩm”
Để lại giấy hướng dẫn sử dụng
Để lại giấy bảo hành (nếu có)
Xóa đánh giá xấu trên Shopee
Không phải 100% đánh giá xấu trên các gian hàng online đều là trải nghiệm thật. Trong kinh doanh không khỏi tránh được các trường hợp cạnh tranh, tự mua hàng rồi tự đánh giá xấu từ đối thủ,…
Vì vậy, có thể bạn sẽ hạn chế được các đánh giá xấu, chứ không thể xóa đánh giá xấu trên Shopee hoàn toàn.
Bạn có thể chứng minh chất lượng nhiều hơn thông quá các đánh giá công tâm, khách quan và mang tính thực tế từ khách hàng thực sự sử dụng và trải nghiệm sản phẩm.
Hãy tận dụng những cách mình nêu ở phần tăng đánh giá tốt để nhận được mỗi ngày nhiều hơn nữa những đánh giá chất lượng của khách hàng.
Nếu chẳng may …
Đây chỉ là trường hợp mình giả định
Vì một lý do sự cố ngoài ý muốn nào đó mà khi sản phẩm được giao tới tay khách hàng bị móp méo, bị vỡ, ngoại hình bị tác động. Có thể do quá trình vận chuyển, có thể do bị đánh trái,…
Khách hàng chưa hiểu nguyên nhân
Khách hàng để lại đánh giá không tốt trên Shopee về shop kinh doanh của bạn
Lúc này bạn hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, xin hình thực tế của khách khi nhận được sản phẩm không hoàn chỉnh. Hãy đặt bạn thân vào vị trí khách hàng và cố gắng thuyết phục, hòa giải để câu chuyện mua hàng trở nên tốt đẹp hơn.
Và, trên hết hãy lấy nhiều điều tốt đẹp che đi những điều còn hạn chế (tất nhiên phải đảm bảo có sự cải thiện) đẩy tất cả những đánh giá xấu trên Shopee đến trang 100, 200 luôn.
Lúc này mình nghĩ ít khách hàng nào bấm đến tận cùng đánh giá những trang xa như vậy để đọc lại review đâu ^^!
“Sản phẩm bị khóa hoặc bị xóa trên Shopee? Đâu là nguyên nhân”
Tóm lại
Tóm lại là dù câu chuyện bán hàng online hay offline bạn cũng cần liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm, bán hàng bằng cái tâm, đặt vị trí của bản thân vào tâm thế của người đi mua hàng.
Khi này, shop của bạn chắc chắn sẽ liên tục nhận được đánh giá tốt trên Shopee thôi.
Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!