Thay đổi cách đánh giá năng lực học sinh bằng dự án môn học thú vị

Tham gia các dự án thực hành thực tế thay vì làm bài kiểm tra, học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn nhờ trải nghiệm nhiều hoạt động vui vẻ, thú vị.

Bài kiểm tra giữ vai trò quan trọng trong đánh giá năng lực học tập của học sinh, giúp thầy cô hiểu được khả năng của từng em, từ đó xây dựng phương pháp học phù hợp hơn. Tuy nhiên trước áp lực điểm số, các bài kiểm tra thường vô tình khiến học sinh khó ghi nhớ và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả.

Hiểu rõ vấn đề trên, Trường THPT FPT Đà Nẵng đã chuyển đổi hình thức làm bài kiểm tra với một số bộ môn để giảm tải áp lực học tập cho học sinh.

Cụ thể, học sinh có thể xây dựng mô hình kỳ quan trong lịch sử khi học bài về các kỳ quan thế giới; hay thực hiện các dự án nhỏ như lắp ráp mô hình Dream House, làm báo tường hay video giới thiệu dự án. Sau đó, sản phẩm sẽ được thuyết trình và phản biện trước lớp và giáo viên bộ môn.

Điểm của mỗi bài tập như thế sẽ được thay thế cho kiểm tra giữa kỳ. Điều này giúp các em tiết kiệm thời gian học lý thuyết khô khan, có thêm nhiều khoảnh khắc vui vẻ bên bạn bè và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Mới đây, Tổ xã hội của Trường THPT FPT Đà Nẵng đã triển khai nhiều dự án Văn học thú vị và ý nghĩa. Thông qua các dự án “Thư gửi tuổi 18” của Ngữ văn khối 12, hay “Phép màu hạnh phúc” – Ngữ văn khối 11, bài tập và những sản phẩm các bạn trình bày trở nên sinh động hơn bao giờ hết, khiến thầy cô không khỏi bất ngờ.

Bằng tất cả những thấu hiểu, dự án Ngữ Văn “Thư gửi tuổi 18” của tổ Xã hội đến với các em học sinh khối 12 trường THPT FPT tựa thanh âm trong trẻo, giúp các em khẽ mở cửa tương lai. Bắt kịp sự thay đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo về định hướng dạy học Ngữ Văn – Định hướng và phát triển năng lực người học theo 4 kĩ năng: Đọc-Viết-Nói-Nghe, nhóm Ngữ văn 12 đã định hướng HS thực hiện ở tuần 1: TÔI “ĐỌC” THẾ GIỚI. Cụ thể, ở tuần này các em sẽ đọc các cuốn sách mang tính định hướng về tương lai như: “Tôi, Tương lai và thế giới”, “Mở cửa tương lai”,… của tác giả Nguyễn Phi Vân. Hoặc HS có thể xem các bài giảng của T.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu về tuổi 18. Và sản phẩm tuần 1 đó là: Bài review về sách/ bài giảng mà HS tiếp cận được. Những sản phẩm chính là nền tảng cơ sở giúp HS định hướng cụ thể hơn cho sản phẩm cuối cùng tuần 4.

314955228_171251192174809_4804833242308790834_n

Nào hãy cùng nhìn lại những sản phẩm sáng tạo của các bạn học sinh trường F dưới loạt hình ảnh dưới đây: 

2E1A0002 2E1A0027 2E1A0046 2E1A0069 2E1A0145 2E1A0096 2E1A9628 2E1A9724 2E1A9696 2E1A9983 2E1A9889 DSCF9452 2E1A9839 2E1A9884

Hay dự án “Phép màu của hạnh phúc” – Ngữ văn 11. Thông qua dự án lần này, các em học sinh đã và đang trên chặng hành trình nỗ lực hoàn thiện bản thân sẽ có những nhận thức đúng đắn về hạnh phúc của chính mình, giúp các em có thêm nhiều cơ hội, sự sáng tạo trong việc trải lòng và chạm tới đích đến của chân – thiện – mĩ trong tâm hồn. Qua đó, dự án sẽ đem đến nguồn cảm hứng giúp lan tỏa tình yêu thương bởi hạnh phúc là đích đến của mỗi chúng ta và hành trình tìm kiếm hạnh phúc của mỗi người cũng chính là hành trình khám phá chính bản thân mình, trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống để nhìn đời với đôi mắt đầy thiện lành.

317612210_175539388412656_2370854029769098402_n

317980562_175539378412657_4757279858712217331_n317088473_175539458412649_7302672870093193875_n

317447059_175539421745986_8950293356324883784_n

Bên cạnh đó, Tổ xã hội của trường cũng tạo một fanpage độc đáo mang tên “Tổ Xã hội Fschool Đà Nẵng”. Đây cũng là nơi các lưu giữ những khoảnh khắc học tập, vui chơi đáng nhớ tại trường. Bên cạnh đó, những sản phẩm thuyết trình cũng được đăng tải lên fanpage và thu hút được sự quan tâm từ học sinh, bạn bè và thầy cô.

Cô Kim Thúy, giáo viên dạy Văn tại Trường THPT FPT Đà Nẵng chia sẻ: “ Học Văn không đơn thuần chỉ là học các kiến thức, mà còn mang những các kiến thức ấy đến sát thực tiễn hơn. Với mục đích đem đến sự gần gũi và hứng thú cho học sinh, phương pháp dạy học theo dự án thông qua bài tập thực hành, dự án thú vị sẽ giúp các em dễ dàng nắm bắt và tiếp thu hơn”.

Theo cô Thúy, kiến thức là do học sinh tự khám phá và trải nghiệm. Các em sẽ tăng hứng thú tìm hiểu thông qua các dự án thực hành, tận dụng cả 4 kỹ năng “Nghe – Nói – Đọc – Viết” khi làm bài tập. Phương pháp này cũng giúp các em ghi nhớ lâu và sâu hơn so với học thuộc lòng.

Với phương pháp giảng dạy và đánh giá năng lực học sinh bằng dự án thú vị, giáo viên tại trường không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn tạo điều kiện để học sinh khám phá, học hỏi kiến thức thông qua các bài tập thực hành mới mẻ.

Việc học tập sẽ nặng nề nếu không có phương pháp học đúng đắn. Phương pháp đánh giá không khéo sẽ trở thành áp lực lớn cho học sinh mỗi khi đến kỳ thi hay kiểm tra. Phương pháp học tập nên được phát triển thông qua những trải nghiệm thú vị, bên cạnh tiếp thu kiến thức, học sinh sẽ được phát triển toàn diện giác quan về nghe, nhìn, cảm nhận…

Xổ số miền Bắc